Tên cướp

Tên cướp

 Lúc ấy đã hơn bốn giờ sáng.
 Phương giật mình tỉnh dậy và thoáng thấy một bóng người vụt qua cửa sổ thông ra phía hông nhà. Không tin ở mắt mình, ả gái điếm cấu khẽ vô sườn gã tình nhơn đang nằm bên cạnh.
 Theo phản xạ tự nhiên, tên Thạc quờ tay xuống dưới gối, bật khoá an toàn khẩu K59. Xung quanh vắng ngắt, hai đứa nghe rõ cả tiếng lá mận rụng xao xác lăn trên trên mặt sân láng xi măng.
 Tên tướng cướp biểu:
 - Đúng là thần hồn nát thần tính. Mà sợ ai chớ? Có động anh dọt lẹ xuống kinh. Còn mình em, chẳng ai làm gì nổi đâu!
 Rồi hắn nói tiếp:
 - À, nghe em biểu đã có bầu, anh thấy mừng hết biết. Mấy bữa nữa, em về lo cho má anh đi. Chịu hẳn chưa?
 - Sao lại không? Bộ anh tưởng em ưa cái nghề mạt ấy mãi sao?
 - Ờ, ờ... Riêng số tiền anh giấu ở...
  Hắn ghé vô tai ả gái điếm thì thầm tiếp:
 - Chừng đó cũng chỉ đủ nuôi má, em và đứa bé trong vòng ba năm thôi. Hay là để  anh thưa với má cho em mở một cái tiệm cà phê. Dư sống qua ngày đó!
 - Ừa, em nghe anh! Phương ôm chặt lấy Thạc, hổn hển nói.
 Dúi mặt vô ngực tình nhơn một lát, tên cướp quay sang, giục:
 - Thề đi!
  Ả gái điếm nhổm dậy:
 - Em thề. Nếu em làm sai, ra đường sẽ bị xe...
  Sợ xui, Thạc vội đưa tay lên bịt miệng ả lại:
 - Thôi, thôi! Đừng thề nữa! Anh sợ!
 - Anh đã biết sợ? Ả gái điếm ngạc nhiên hỏi.
  Tên cướp trả lời ráo hoảnh:
 - Đúng thế! Lần đầu tiên trong đời anh thấy sợ. Có lẽ vì yêu mà anh biết sợ chăng? Mà thôi, sắp sáng rồi. Anh đi đây!
 Nói xong, tên cướp rời khỏi giường đến bên cạnh cái tủ để mặc quần áo. Hắn chưa kịp quay lại chỗ nằm để lấy khẩu súng, nhét vô bụng trước khi rời khỏi điểm ăn ở bí mật với người tình như mọi bận thì cánh cửa chính bật mở. Nhanh như chớp, người vừa lọt vô phòng đã chắn ngang lấy đầu giường. Anh ta hơi nghiêng mình, hạ thấp người xuống, rút nhanh khẩu súng đã lên đạn mà Thạc vẫn giấu ở dưới gối và đút nó vô túi quần. Trong khi làm những việc đó, mắt anh vẫn nhìn xoáy vô mặt tên cướp. Thạc không bỏ chạy mà hất hàm, hỏi:
 - Ai chỉ cho anh Vận biết tôi ở đây?
 - Má anh đó. Má thương tôi mà.
 - Vậy anh Vận muốn gì?
 - Trước hết tôi đến đây để nói chuyện phải quấy với anh đã!
 - Được! Thế thì mời anh ngồi!
 Tên cướp nói và quăng cho ả gái điếm bộ quần áo:
 - Mặc vô rồi đi đi! Chúng tôi có những chuyện của đàn ông cần nói riêng với nhau!
  Vận cũng biểu:
 - Anh ấy nói đúng. Chị nên đi đi!
 Bây giờ trong phòng chỉ còn đại úy cảnh sát hình sự Vận và tên cướp. Thạc lạnh lùng nói:
 - Anh đã có súng trong tay. Nhưng tôi chẳng sợ. Tôi chết là cùng. Còn bắt sống tôi thì hơi khó. Tôi giỏi võ hơn anh nhiều, đúng không?
 - Chưa hẳn như vậy - Vận nháy mắt, cười - Anh đã đụng tôi hồi nào mà hay tay nghề ai cao ai thấp. Nếu anh không từ chối, tôi hẹn sẽ tỉ thí với anh như  hai thằng đàn ông võ hiệp sau khi anh mãn hạn tù.
 - Tội tôi lãnh án cả chục năm là cái chắc. Làm gì có chuyện đấu với nhau nữa?
 - Thôi được, ta sẽ đấu trong một dịp hội thao do trại giam tổ chức vậy. Tôi hứa sẽ giữ lời và làm được việc này. Coi như xong, được chưa?
 - Được! Bây giờ anh muốn gì? Thạc nóng ruột hỏi.
 Vận nói khẽ:
 - Lẽ ra tôi đã bắt được anh không dưới ba lần. Lần thứ nhất thấy anh đang khóc lóc và hứa với má anh là anh sẽ bỏ nghề, tôi đã rút êm vì lo bà cụ bịnh nặng không chịu nổi cảnh đứa con trai duy nhứt bị công an còng. Lần thứ  hai, anh xuất hiện ở nhà tên cu Đen hôm nó bị té xe chết trong lúc bị công an truy bắt. Vì nghĩa tử  là nghĩa tận, tôi không nỡ không cho anh làm bổn phận với bạn hữu. Còn lần thứ  ba, tôi có thể bắt anh rất dễ trong những lần anh đến với Phương. Biết anh có ý định kéo cô ta khỏi vũng bùn của kiếp giang hồ, tôi đã để anh thành một người cha...
  Tên cướp run run:
 - Tôi đã nhận được tất cả các bức thư anh gửi cho tôi qua đàn em. Tôi rất lấy làm tiếc khi biết rằng, vì không ra lệnh bắt tôi trong những hoàn cảnh có lợi cho cảnh sát, anh đã bị cấp trên khiển trách nặng. Về phía tôi, tôi cũng không muốn vì tôi mà nhiều đàn em sẽ bị rơi vào vòng lao lí nữa. Tôi chỉ sợ...
 Vận hạ thấp giọng:
 - Anh cứ nói ra đi. Có gì giúp được, tôi sẽ cố!
 - Tôi chỉ sợ lúc tôi vô tù, má tôi và con tôi sẽ cực, Phương lại phải quay về nghề cũ.
 - Anh khỏi lo việc này. Nhất định chúng tôi sẽ tìm ra cách nào đó để giúp đỡ gia đình anh.
 - Vậy ra- Thạc nhìn nhanh vô mắt đại úy Vận thăm dò- Bữa nay anh tới đây chỉ có một mình?
  Vận cười:
 - Đúng thế. Bởi tôi đã nghe hết chuyện anh và Phương nói với nhau. Tôi tin anh sẽ làm theo lời khuyên của tôi!
 - Anh không nghĩ tôi sẽ giết anh saa nào nó cũng dẻo mồm dẻo mép khen ngon lắm, ngon lắm bà ạ. Vụng chèo khéo chống, nó cứ lanh cha lanh chanh, gắp sấn gắp sổ bỏ thức ăn vào bát tôi. Tôi bực lắm, gắp trở lại, thì nó lại cười hì hì bảo nó là nàng dâu thương mẹ chồng nhất. Con với cái, tôi đang tính xin vào nhà dưỡng lão cho khuất mắt chúng nó. À mà tôi phải về thôi, chuyện dạy dâu con nói cả tháng cũng chả hết.
 Bà với giỏ trầu cau, ngoắc quai nón vào khuỷu tay.
 - Rảnh bà lại sang chơi nhớ - Bà Tư nói với theo.
 Bà nội mới ra tới giữa sân thì chị Dương chở thằng Lương tới chơi. Chị dựng xe, bế thằng  bé hai tuổi xuống, dắt nó tới trước mặt bà:
 - Con ạ, ạ hai cụ đi...
 Trên đường đi, thằng bé đòi ăn kem nhưng chị Dương không cho nên nó vẫn còn giận. Nó nhăn mặt, vùng vằng:
 - Ứ ạ!
 - Hỗn! - Bà bảo.
 - Ứ hỗn!
 Rồi nó lăn ra đất ăn vạ:
 - Kem, ăn kem, đi ăn kem kia. Hu hu...
 Chị Dương dỗ ngọt:
 - Con ạ cụ đi rồi cụ cho đi ăn kem.
 - Kem, ăn kem, hu hu... 
 Thằng bé lồm cồm bò dậy. Nó hướng đôi mắt đẫm nước về phía cụ chờ đợi. Tôi đoán thế nào bà nội tôi cũng chiều lòng thằng chắt qúy. Nhưng tôi đã lầm. Thay vì bế nó lên dỗ dành, bà tôi đột nhiên đưa tay đẩy thằng bé ra xa:
 - Con cháu còn chẳng ăn ai, huống hồ chắt với chít!
 Thằng bé khóc thét lên.
 - Đội chúng nó lên đầu thế này thì hư hết. Lúc đó mới trắng mắt ra hả!
 Chị Dương tím mặt, sợ dẹt cả mắt...
Ôi bà nội tôi!
Ngày xưa, khi tôi đỗ đại học, bà thưởng năm chục. Năm ấy anh Trương thi trượt tốt nghiệp bổ túc văn hóa vẫn được một trăm. Bà bảo thưởng anh đá bóng giỏi. Cũng vậy, các em họ tôi ai cũng được bà thưởng với những lí do rất đặc biệt. Cái Huyền thì được thưởng vì chăm tắm hơn trước. Cái Thoa đã bớt đái dầm. Thằng Tri chóng lớn. Vô lý như thằng Được, quấy mẹ nó như ranh, khóc oe oe cả ngày mà cũng được nhận thưởng. Thưởng cái gì?
- Vì nó khóc rất to. Khóc dai thế tức là phổi nó khỏe, sau này thế nào nó cũng được làm thầy giáo cho mà xem. Chả thưởng cho nó lúc này thì còn chờ tới lúc nào nữa?
Còn bây giờ, hình như bà không mấy bận tâm đến chuyện ai vui ai buồn nữa? Liệu bà có biết tôi và chị Dương đang buồn? Không phải vì thằng Lương bị đau? Mà vì một điều khác!  
 Tôi đã đọc ở đâu đó, trẻ con là những thiên thần nơi trần thế. Tâm hồn non tơ, tinh khiết của chúng mới bắt đầu hé mở đón nhận những bụi bặm của cuộc sống. Còn người già, chìm trong cả núi ký ức, họ không hề biết tạo hóa đang quay ngược thời gian, giúp cho họ trẻ lại ngoài ý muốn.
 Tôi còn được nghe người ta nói, người già hay cả nghĩ trước mọi sự quan tâm. Nó làm họ ý thức rõ hơn mình đã thừa ra. Vì vậy, họ thường làm mếch lòng những người xung quanh. Để sự quyến luyến kia nhờ đó mà vơi dần đi? Để được thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng mà không hề tiếc nuối gì? Điều này thực sự là một niềm an ủi lớn đối với tôi. Nhờ nó mà tôi cắt nghĩa được những cách ứng xử lạ lùng của bà nội. Tôi hiểu vì sao chẳng ai nỡ giận mà chỉ cố gắng làm đẹp lòng bà. 
Từ tối hôm ấy bà nội tôi bệnh nặng, cả nhà phải luân phiên nhau vào bệnh viện chăm sóc bà. Trong những ngày ấy, khi nằm bên cạnh bà, không hiểu sao tôi đã mơ thấy một giấc mơ thật kỳ lạ. Trên  nền trời tháng giêng lất phất mưa bụi giăng trắng xóa, tôi thoáng thấy bóng bà chập chờn giữa bao nhiêu là yếm thắm, áo mớ bảy mớ ba và những dải thắt lưng xanh biếc. Nét mặt bà tôi tươi như hoa, sáng rỡ lên trong đám hội làng Thượng…

 Cùng với tiếng “này” hả hê,  Bụi đẩy mạnh chiếc xe xích lô thân thuộc về phía trước. Bị hất mạnh đột ngột, chiếc xe chổng hai bánh lên trời, lật ngược, rối lăn tùm xuống kinh Tẻ. Sau đấy, anh quay đầu, chạy một mạch về nhà, đưa tấm vé số cho vợ. Sung sướng tột độ, anh ngửa cổ, dốc ngược  xị rượu vô miệng...
 Liên chạy ra phố, đi đọ vé. Chừng mười phút sau, chị lử khử trở về, mặt cau có, miệng xì xì:
 - Rõ là trông gà hoá cuốc? Chỉ trúng an ủi thôi ông mãnh ạ. Vậy mà đã rầm rầm cả lên! Người ta đang tới đầy nhà xin tiền kia kìa!
 Đúng vậy. Trong chuếnh choáng hơi men, Bụi vẫn nhìn rõ những gương mặt của những người thân. Đông nhất là lũ cháu...
 Cầm tấm vé số Liên vừa trao lại, Bụi vụt chạy ra quầy số ông Ba Tam ở đường Xóm Chiếu đổi lấy tiền. Những ba trăm ngàn! Dẫu chưa đổi đời, nhưng cũng là một món tiền to! Đối với anh, đó quả là  một món tiền trong mơ...
 Không chần chừ một giây, Bụi xỉa tiền, đưa cho Liên một trăm ngàn, biểu sắm lấy một đôi bông tai vàng mười tám.  Số còn lại, anh biếu bà ngoại, má vợ, cho các em, các cháu mỗi người năm ngàn ăn quà vặt! Ăn khoai, ăn hủ tiếu, chẳng dư một chầu no sao!
 Hôm sau, Bụi biểu Liên nghỉ một buổi hàng, đưa cả nhà đi ăn cơm tiệm bình dân cho bõ tiếng vừa trúng số. Tới bữa chiều, do hứng khởi, Bụi kêu quá số tiền mình có ba chục ngàn. Không có tiền trả, Liên đành bấm bụng, đến tiệm vàng Kim Hiếu bán đôi bông mới sắm, lỗ mất mười lăm ngàn. Bụi chắc lưỡi:
 - Thôi thì cho hết luôn!
 Vậy là vợ chồng, con cái được hưởng thêm một ngày vui vẻ nữa!
 Ngày huy hoàng vụt qua như bóng nắng. Phải quay lại với đời thường thôi! Ngao ngán, Bụi thất thểu lội xuống kinh Tẻ, lặn hụp một hồi, vớt chiếc xích lô lên. Hên quá, chiếc xe tuy bị bám đầy bùn nhưng vẫn còn nguyên! Nước lạnh khiến Bụi nổi cả da gà; anh rùng mình, chợt nghĩ:
 - Giả tỉ có kẻ nào đó đã vớt cái xe lên đem bán đi rồi, không biết vợ chồng, con cái mình sẽ sinh nhai bằng cách nào a?
Ờ, mà trong cuộc đời cát bụi này có bao nhiêu kẻ ngu nhỉ? Bụi ngu hay khôn? Liệu từ cái ngu này, có cái khôn nào đang lấp ló nảy mầm không?
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Bình Bắc
Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: Mars đưa lên
vào ngày: 28 tháng 8 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả ĐẤT VUÔNG TRÒN Mùa hoa điệp vàng Thao thức nỗi niềm quê Tro bụi