Chương 9

Dịch giả : Lê Kim
Chương 1
Nguyên bản tiếng Pháp “Nous étions à Dien Bien Phu”,
Nhà xuất bản Presses de la Cité

    
uổi vỡ lòng
Ngày 11 tháng 5 năm 1953, tôi đang đóng quân ở Tây Đức thì nhận được công điện: “Pouget được làm sĩ quan tùy tùng của Tổng chỉ huy Đông Dương”
Từ đó trở đi, tôi được theo tướng Navarre trong các chuyến đi công tác liên tục tại Đông Dương. Tôi được ngồi ngay bên cạnh tướng quân trên máy bay và trong xe ô tô. Trong phòng họp báo cáo tình hình chiến sự có một chiếc ghế dành riêng cho tôi, đặt sát cửa ra vào. Cánh cửa được khép kín ngay sau lưng tôi bên ngoài có treo biển “Họp bàn chiến sự. Tuyệt mật”.
Trong những buổi chiêu đãi chính thức, tôi được báo trước một chỗ ngồi. Nhiều khi vô tình tôi được nghe những lời tướng Navarre bộc lộ từ đáy lòng.
Tôi được cất giữ những hồ sơ mật ngoài bìa ghi rõ “tuyệt đối dành riêng cho Genechef” (tức tổng tư lệnh, viết tắt).
Tại Sài Gòn, tôi sống ngay trong cơ quan Tổng chỉ huy của tướng Navarre. Bàn giấy của tôi trấn ngay phía cửa ra vào. Tướng Navarre cùng ăn cơm với tôi trên một chiếc bàn, giáp mặt nhau.
Giữa đám đông nhân viên các cục, các ban, tôi là người gần gũi tướng quân nhất, có thể nhận xét vị tổng chỉ huy khi ông ngồi lặng lẽ một mình. Tôi cũng là người được chứng kiến một cách bất lực và thầm lặng tất cả những nỗ lực của tướng quân trong công tác miệt mài. Tôi đã theo dõi trên khuôn mặt Đại tướng một khuôn mặt hoàn toàn bộc lộ không cần che đậy trước mắt tôi tất cả cuộc đẩu tranh riêng tư chống lại sự hoài nghi và lo lắng, mà khi đứng trước mặt công chúng ông đã phải che giấu dưới nụ cười làm ra vẻ tin tưởng và những câu chù lạc quan trong những bản thông báo do ông soạn thảo.
Chúng tôi rời Paris đi Tokyo trong cuộc hành trình tới Viễn Đông trên chiếc máy bay mang tên Constellation vào hồi 22 giờ 30 phút cất cánh từ sân bay Orly. Chuyến bay chở rất ít hành khách và chỉ có hai người đáp xuống Sài Gòn là tướng Henri Navarre và viên sĩ quan tùy tùng là tôi.
Tướng Henri Navarre mới chỉ được biết tin được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương được chín ngày. Trong suốt một tuần, ông phải bù đầu rối bận vì những cuộc thăm hỏi tìm hiểu tình hình, nghe những lời khuyên do chính tướng quân yêu cầu hoặc bắt buộc phải nghe. Chỉ tới lúc trên máy bay, tướng quân mới được rảnh rang thoát khỏi những cuộc đón tiếp bạn bè, những người đến cầu cạnh và nhũng cú điện thoại thăm hỏi. Trong máy bay tướng quân ngồi trầm lặng, đầu ngoẹo về một phía, hai ngón của bàn tay phai chống vào má, một động tác quen thuộc giúp ông tập trung tư tưởng.
Bất chợt cô chiêu đãi viên bằng một giọng ngọt ngào báo tin máy bay đang vượt qua đỉnh Núi Trắng. Lúc đó, tướng quân mới chợt bừng tỉnh cơn suy nghĩ. Ông bắt đầu nói chuyện với tôi, nhưng vẫn cứ như nói một mình.
- Số mình thật lắm chuyện bất ngờ. Từ ngày tốt nghiệp trường Cao đẳng quân sự Saint Cyr, sự nghiệp của mình toàn hướng về các chiến trường Đức và châu Âu. Đúng là mình cũng có tham gia các chiến dịch ở Syrie và Ma rốc, nhưng chủ yếu vẫn là ở Alsace và ở Đức. Làm đủ mọi việc: quân báo, tham mưu rồi chánh văn phòng lực lượng Pháp chiếm đóng Tây Đức. Mình đã tưởng sẽ yên vị giữ mãi chức Tổng tham mưu trưởng lục quân khối NATO khu vực Trung Âu.
Thế mà đùng một cái lại được chọn làm Tổng chỉ huy ở Viễn Đông. Quả là không tưởng tượng nổi.
Mình đang được các đồng minh ở châu Âu hiểu rõ và tín nhiệm. Mình cũng đang say mê làn sương mù sông Rhin, cái giá băng vùng châu thổ miền Bắc, vẻ nên thơ của khu rừng Đen trên đất Đức… Thế mà nay lại phải cầm quân trong cái nóng bỏng ở Sài Gòn.
Rồi tướng quân lắc đầu như muốn lộ vẻ khó thông và nói:
- Có lẽ, đến chín mươi phần trăm là mình sẽ ngã gục ở đó mất.
Nói xong câu đó, Đại tướng xoay người nhìn thẳng vào tôi. Thì ra không phải ngài suy tưởng một mình mà là nói chuyện với tôi. Do đó, tôi mới dám hỏi lại:
- Vậy thì, thưa Đại tướng, tại sao ngài lại chấp nhận sang Đôó xe tăng thì cách thức đào hào tiến công lại quá chậm, không hợp thời. Nhưng Bigeard không hiểu điều đó, ông vẫn tin tưởng vào hiệu quả của chiến hào và đã áp dụng. Ông cũng cho đào “theo kiểu Việt Minh” một hào giao thông tiếp cận từ Eliane 4, qua bãi “yên ngựa” nằm giữa hai quả đồi, tới cách vị trí địch khoảng ba mươi mét.
Ngày 9 tháng 4, Castries vừa mới nhận được một đại đội mới toanh thuộc tiểu đoàn dù lê dương số 2 và đang đợi các đại đội tiếp theo từ Hà Nội gửi tới, đã bật đèn xanh cho Bigeard tiến hành “can thiệp”.
Trước khi xuất phát, Bigeard chọn hai phó chỉ huy tiểu đoàn là trung úy Trapp và trung úy Lepage, mỗi người nắm khoảng một trăm lính dù vừa Pháp vừa Việt trộn lẫn với nhau. Bigeard được ưu tiên sử dụng tất cả lực lượng pháo, liên lạc trực tiếp với hai đại đội, cối 120 và tất cả các khẩu cối 81 báo điểm ném bom với các máy bay trợ chiến ngay từ lúc mặt trời mọc đã lượn trên vòm trời Điện Biên Phủ. Tất cả các vũ khí có thể bắn tới Eliane 1 đều nhằm sẵn và sẵn sàng nhả đạn khi có lệnh.
Ngày 10 tháng 4, đích thân Bigeard từ lúc trời chưa sáng đã có mặt trên đỉnh Eliane 4, đối mặt với mục tiêu. Bigeard nói: “Đây là chiếc ghế bành của nhạc trưởng”. Ông cho đặt tới bay máy điện đàm ở chung quanh ghế. Chỉ cần giơ tay là nắm được một chiếc micro và có thể gọi hết máy này đến máy khác để truyền lệnh.
Kế hoạch tiến công được tính toán chi ly đến từng phút. Từng người đều đã được phân công rõ trách nhiệm, nhưng “nhạc trưởng” Bigeard muốn có mặt tại đây để phối hợp mọi hành động, để “bắt nhịp”, tăng giảm nhịp điệu tùy theo cảm hứng của mình.
Cuộc phản kích bắt đầu đúng 5 giờ 30 phút sáng bằng một loạt pháo bắn chuẩn bị. Những khẩu đội pháo 10 ở phân khu Trung tâm và tám nòng pháo ở Isabelle thuộc phân khu Nam đều nhịp nhàng dội xuống Eliane 1 mà Việt Minh đang chiếm giữ. Những khẩu pháo 155 không bắn thẳng được vì hầm pháo nông, không có chỗ cho pháo giật lùi khi đạn nổ. Constantin chỉ huy pháo liền cho những khẩu đội 155 bắn tới những căn cứ hoả lực của Việt Minh cách đó 1.500 mét. Cối 120 giã giò vào núi Giả và núi Hói đầu.
6 giờ đúng. “Nhạc trưởng” cho ngừng pháo, cối. Trên trời xuất hiện những máy bay trợ chiến.
Từ chiếc gậy nhạc trưởng, Bigeard hạ lệnh cho trung úy Trapp:
- Hervé của Bruno, chơi đi!
- Bruno của Hervé, báo cáo nghe rõ?
Pháo ngừng bặt một lát đủ để cho binh lính Việt Minh vừa mới nhô đầu khỏi chiến hào thì lính của trung úy ập tới. Việt Minh vẫn còn ở trong chiến hào nhưng do bị tiến công bất ngờ nên việc tổ chức chống trả có phần lộn xộn. Đó là lúc Bigeard tung thêm đơn vị của Lepage vào cuộc chiến. Cùng đi với đại đội này còn có một đội công binh và một đội lính trang bị súng phun lửa quét cháy mặt đồi.
Phản ứng của Việt Minh rất mãnh liệt, biểu lộ sự tức giận và cả sự bực mình vì thế nên thiếu bình tĩnh. Những loạt pháo và cả máy bay Hellcat của hải quân bay tới ném bom phá được cửa mở vào đội ngũ dầy đặc của bộ đội Việt Minh.
Dù sao, phía Pháp cũng đã bị nhiều thương vong. Trước khi trời tối, Bigeard đã phải cho các đại đội tiến công của Trapp và Lepage rút, thay bằng những đại đội mới, vừa mới nhảy dù xuống của Bréchignac, do hai đại úy Charles và Minaud chỉ huy.
Đến đêm, cuộc phản kích của Việt Minh lại càng quyết liệt. Ba tiểu đoàn liên tiếp từng đợt xông lên Eliane 1. Đến nửa đêm, cả Charles và Minaud đều bị thương nặng. Lính dù thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn dù thuộc địa số 1 phải tự động chiến đấu trong hố cá nhân hoặc tụ tập thành từng nhóm nhỏ. Việt Minh lại tăng thêm quân chiến đấu.
Tại Eliane 4, Bigeard đã thu gom các đại đội dự trữ tại các trung tâm để thành lập lực lượng phản kích mới. Tiểu đoàn dù lê dương số 1 góp Martin và Brandon, mỗi người mang theo năm mươi lính, tổng cộng là một trăm người. Đây là những đơn vị xuất phát đầu tiên, họ vừa đi vừa hát.
Tiến theo hai đại đội này là lính dù người Việt của tiểu đoàn dù số 5 do Bottella chỉ huy, cuối cùng là đại đội 7 thuộc tiểu đoàn dù lê dương số 2. Đây là đơn vị vừa mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ được hai mươi bốn giờ. Đại úy chỉ huy Delafond bị chết ngay khi mới tới. Trung úy Lecour Grandmaison được cử lên thay. Cả Delafond lẫn Grandmaison đều chưa biết gì về Điện Biên Phủ. Họ chỉ mới được nhìn thấy trận đánh giành lại Eliane 1 vào buổi sáng và nghe thấy những tiếng hát của những đơn vị vừa mới xuất trận đang lao vào cuộc chiến đấu. Khi trèo lên đỉnh đồi Eliane 1, họ mới chỉ là những quan sát viên.
Hai đại đội của Bréchignac sau một đêm chiến đấu chỉ còn lại tám mươi người sống sót. Đất trên đồi đã hàng trăm lần bị hàng ngàn đạn pháo cày xới tan hoang. Binh lính đã phải đào hố cá nhân để trú ẩn trong đám đất nát vụn như tro. Những đạn cối 120 cắm sâu vào lớp đất mềm nhuyễn này rồi mới nổ làm sập cả vách chiến hào. Phải dùng xẻng xúc nhanh đất để cứu những người bị lấp vùi phía dưới.
Suốt hai mươi ngày, hai đại đội của tiểu đoàn dù lê dương và tiểu đoàn dù thuộc địa cố giữ mỏm đồi đáng nguyền rủa này. Cứ bốn mươi tám giờ lại phải một lần thay quân. Những cuộc thay quân này đều phải tiến hành vào ban đêm dưới đạn cối của Việt Minh bắn liên tục và rất chính xác.
Clédic nói với Périou:
- Việt Minh nghe được những cuộc nói chuyện của chúng ta qua máy vô tuyến điện thoại nên biết rõ thời điểm và hành trình thay quân.
- Dĩ nhiên, ngày mai ta sẽ nói chuyện với nhau bằng tiếng Bretagne của xứ sở quê hương.
Cả hai người đều sinh ra ở Bretagne, miền Bắc nước Pháp.
Từ đó trở đi, những cuộc thay quân của tiểu đoàn 2 trung đoàn dù thuộc địa số 1 không xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Riêng Bréchignac khi nghe qua điện đài thứ ngôn ngữ khác lạ cứ tưởng là Việt Minh vừa mới thành lập một tổ điện báo mới báo tin bằng một thứ ngôn ngữ nào đó của ch Từ đó, cộng sản sẽ có thể thâm nhập vào Thái Lan mà không gặp khó khăn trở ngại nào. Chính phủ Bang Kok sẽ có thể sụp đổ như một toà lâu đài làm bằng những quân bài, trước sức ép của cộng sản. Chính phủ Campuchia cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến hậu quả là công cuộc bình định ở Việt nam sẽ lại bị đảo lộn.
Đặt trường hợp việc bảo vệ Thượng Lào được bảo đảm chắc chắn, thì phải… hướng các nỗ lực vào vùng đồng bằng Bắc kỳ. Trên thực tế, dù cho người ta có nói hay viết gì đi nữa thì vùng đồng bằng này vẫn chưa bao giờ được bình định hoàn toàn. Năm 1951 đã có nhận định rằng đây là một vùng bị mọt ruỗng không chỉ riêng về mặt chính trị, mà còn cả về mặt quân sự. Bởi vì Việt Minh đã có thể huy động đa số trai tráng trong vùng vào du kích, trang bị vũ khí cho họ. Trong khu vục do ta phụ trách dù càn đi quét lại liên tục kết quả vẫn là số không. Trong vòng một năm qua, về mặt chính trị thì con số những thôn xóm do ta thật sự kiểm soát thường xuyên, chưa được chọn 12%”.
Cuối cùng, Thống chế kết luận:
- Ông đừng tự huyễn hoặc mình. Chiến dịch 1953-1954 sẽ khó khăn đấy. Trước hết ông cần phải tránh giao tranh với Việt Minh ở vùng đồng bằng bằng đủ mọi cách. Mặc dù trong khu vực này ta có ưu thế hơn Việt Minh về máy bay, pháo binh, xe bọc thép, Việt Minh vẫn có điều kiện thuận lợi hơn. Đó là vì, đồng bằng Bắc kỳ hiện nay đang bị các đơn vị bộ đội địa phương Việt Minh làm cho mọt ruỗng. Những đơn vị tại chỗ này có thể làm tê liệt hậu phương của chúng ta, nhằm hỗ trợ cho chủ lực Việt Minh từ bên ngoài, đang sung sức, nguyên vẹn, lại được Trung Quốc giúp đỡ trang bị sẽ tiến công mạnh mẽ vào quân Pháp. Ông phải tìm cách giành lại thế chủ động. Từ ngày tướng De Lattre qua đời, ta không còn giữ được thế chủ động nữa. Ông cũng sẽ phải giành lại thế tiến công vì tiến công là biện pháp tốt nhất để phòng ngự…
Tướng Navarre và tôi tiếp tục đi dạo rồi dừng lại trước một quầy hàng trong sân bay. Một người Italy đứng trong quầy đang rao bán các khăn quàng dệt bằng tơ lụa. Anh ta tận dụng tất cả vốn liếng ngoại ngữ, cố mời chúng tôi mua hàng. Vì tâm trí đang còn đặt vào nhiều chuyện khác, chúng tôi bất giác bị thu hút vào lời mời của anh ta. Tay tôi sờ vào các khăn voan trong khi tướng Navarre vẫn tiếp tục câu chuyện; ông cho biết vài hôm sau thì ông nhận được lời mời của Tổng thống tới điện Elysée theo nghi lễ khá đầy đủ đã ấn định trong những chương trình tiếp khách của Tổng thống Vincent Auriol. Tổng thống nói với tướng Navarre:
- Hội đồng bộ trưởng trong phiên họp cuối cùng đã quyết định cử tướng quân làm Tổng tư lệnh Đông Dương; việc đề cử này đã trình lên tôi là Tổng thống khối Liên hiệp Pháp. Tôi đã đồng ý với Thủ tướng cho tướng quân đi Đông Dương khảo sát tình hình soạn báo cáo trình Chính phủ về các biện pháp thích ứng nhằm phục hồi sức mạnh cho Đông Dương. Tướng quân sẽ trực tiếp báo cáo với tôi sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Liền sau đó Tổng thống chuyển giọng, nói với tướng Navarre một cách thân mật theo ngôn ngữ xứ Languedoc:
- À! Tướng quân này? Tôi biết rất rõ cụ thân sinh ra tướng quân. Cụ là giáo sư Navarre, thầy học của tôi đấy! Thật tình, càng tưởng nhớ tới cụ, tôi càng sung sướng và tự hào được trao nhiệm vụ này cho tướng quân.
Làm sao từ chối được nhiệm vụ vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm? Tất nhiên một vị tổng tư lệnh không chấp hành mệnh lệnh máy móc như một thiếu úy. Nhưng, làm sao từ chối được một sứ mệnh mà tất cả mọi người đều nói là mạo hiểm, nhưng danh dự cá nhân lại thúc giục phải chấp nhận? Làm sao từ chối được khi các bộ trưởng, các nguyên soái, thủ tướng, tổng thống đều mời chào thúc ép, buộc phải chấp nhận.
Cũng như làm thế nào từ chối được lời mời của người bán khăn quàng. cứ nài ép mua chiếc khăn mà mình không thích?
- Đây là một chức năng trang điểm cho quý bà, quý cô, quý tiểu thư, mời các ngài mua tặng vợ con hoặc bạn tình (kèm theo một cái nháy mắt và một nụ cười tinh quái). Xin các quý vị mua ngay cho. Giá rẻ. Tôi nói thật giá. Chỉ có một ngàn Franc. Tôi cam đoan phu nhân ở nhà sẽ hài lòng. Hoặc cứ để lại cho tôi địa chỉ. Tôi sẽ gửi đến tận nơi. Khăn rất hợp thời trang. Đúng mốt Paris cũng như Roma…
Cả tướng Navarre và tôi đều mua mỗi người một chiếc khăn quàng. Sau đó, tôi đã quên phắt người bán hàng thì cũng là lúc tôi nhận được thư của vợ. Cô vợ tôi cảm ơn chồng vì đã mua tặng chiếc khăn nhưng cũng nói rất thật là chiếc khăn nom rất lố lăng nên không bao giờ cô quàng cả!
Trong cuộc hành trình tiến đến chiến trường Đông Dương Sài Gòn đối với tướng Navarre chỉ là một chặng dừng chân nóng nực và nghẹt thở có những bữa tiệc chiêu đãi và những buổi lễ chào đón nghi thức, được ấn định trong thời gian biểu tính toán chi li đến từng phút. Tướng quân không bộc lộ ra ngoài một nét gì tỏ vẻ sốt ruột, nhưng rõ ràng trong lòng ông bực bội vì đã làm ông mất thời giờ.
Vẻ hào nhoáng trong bọ lễ phục của những tên lính gác các dinh thự, vẻ xa hoa lộng lẫy trong phòng làm việc và phòng tiếp khách vẻ trịnh trọng quá đáng của các nhà ngoại giao Pháp và nét nhăn nhó khó hiểu trên gương mặt Thủ hiến Sài Gòn Nguyễn Văn Tâm, tất cả mọi vật mọi người đều không nói lên được một điều gì có liên quan đến cuộc chiến tranh mà tướng quân sẽ phải đảm đương.
Chúng tôi nghỉ tại trụ sở làm việc cũ của tướng Salan. Đó là một biệt thự to lớn, kiến trúc theo kiểu thuộc địa có hàng hiên và nhiều cột chống, mà trước đó tướng Leclere đã trưng thu, đặt đại bản doanh.
Vừa rảnh việc là tướng Navarre rút ngay về phòng riêng. Cuộc hành trình đi Hà Nội được ấn định vào tám giờ sáng ngày hôm sau.
Còn tôi, tôi rất yêu thành phố Sài Gòn. Tôi yêu cái dáng vẻ đường bệ của những công sở và những đại lộ. Tôi yêu cái náo nhiệt của cuộc sống sôi động tại Chợ Lớn. Tôi yêu những mái nhà tranh ở ngoại thành và ở thị trấn Gia Định mà tôi đã từng sống trong những tháng đầu tiên khi tôi đặt chân tới đây lần trước. Tôi đã đi xuyên qua thành phố trong đoàn công xa có hàng rào lính cưỡi mô tô bảo vệ, đi qua đại lộ nào đó mà lần này tôi không nhận ra được nữa.
Vì vậy, ngay sau khi vừa tới Sài Gòn cùng với tướng Navarre, khi ông lui vào phòng riêng của mình thì tôi vội trút bỏ bộ quân phục, mặc chiếc quần dân sự, áo sơ mi trắng - đó là trang phục của “chủ đồn điền” - rồi bước qua cổng sắt có lính gác đêm đang hé mở, đi nhanh ra đường phố mang tên tướng De Gaulle.
Khu phố hành chính chìm trong những vòm lá cây rậm rạp mọc trong vườn, được bố trí bên trong những con đường ngang dọc đều đặn như bàn cờ đang trở nên tĩnh mịch vì trời đã tối khuya. Trên những vỉa hè rộng và dài, những người đi bộ đã thưa thớt. Tới một nơi có con đường đất nhỏ chạy ngoằn ngoèo trên đám cỏ dại, một người phu xe vắng khách đang ngồi trong bóng tối. Nhìn thấy tôi, anh chỉ vào chiếc đệm trắng của chiếc xích lô, ra hiệu mời chào. Tôi đồng ý và nói bằng tiếng Việt:
- Di vé, mao len?(1)
Những tiếng này, tôi vẫn thường xuyên nghe thấy trên đường phố có xe kéo, nhớ lại không khó khăn gì. Nhưng phát âm theo kiểu Pháp và phát đi từ cổ họng cửa những người Âu, đã trở thành méo mó, không thật chính xác. Phải có thêm địa điểm và thời điểm mới thật rõ nghĩa.
- Di vé, mao lên?
Người phu xe đáp ứng theo cử chỉ, điệu bộ, thái độ của khách ngồi trên chiếc xe đẩy bằng xe đạp. Hẳn anh ta đang đoán nghĩ đây là một ông sĩ quan Tây, diện bộ đồ của chủ đồn điền. Vẻ mặt trắng trẻo, hồng hào thế này thì hẳn là từ bên Pháp mới đến. Nhưng vẻ nhàn nhã lại như mách bảo rằng ông ta đã sang đây lần thứ hai rồi. Ông ta không cho địa chỉ nơi cần đến. Có nghĩa là muốn đi dạo mát. Hẳn là một khách sộp, hào phóng hơn các bà đầm da trắng ngồi trên xe với đồ đạc hành lý nặng nề mà cò kè từng một hai đồng. Ông ta nói “đi nhanh lên” nhưng có vẻ như chẳng vội gì cả.
Người phu xe đội nón nở nụ cười tiếp nhận câu nói của tôi. Anh đạp từ từ theo con đường thẳng trước mặt. Trên đường phố vẫn còn vang lên tiếng gõ lách cách của người bán phở đêm. Bóng lá hàng cây me có quả rất chua mọc hai bên đường che lấp cả ánh đèn điện thành phố. Thỉnh thoảng, người phu xe lại rẽ ngoặt theo góc thước thợ vào một đường phố khác, những đường phố đã từng được mang tên các nhà truyền giáo như Pellerin hoặc các vị đô đốc trở thành thống đốc của thời chinh phục thuộc địa như Richaud. Tới một công viên, chúng tôi nghe thấy ở cuối đường phố văng vẳng tiếng đàn, tiếng hát, tiếng kêu, tiếng cười rú của đàn bà bị kích thích. Người phu xe nói bằng một thứ tiếng Pháp ngô ngọng:
- Tôi biết chỗ có con gái xinh lắm. Tốt lắm!
- Không! Để tôi yên.
Người xích lô dừng chân trên bàn đạp. Tôi ra hiệu dừng xe trước một gánh phở rong. Lúc mới chập tối, tôi được dự cùng với tướng Navarre bữa tiệc chiêu đãi toàn các món ăn nấu theo kiểu Pháp. Nhưng tôi chỉ nhấm nháp qua loa vì hoàn toàn không hợp với khí hậu Sài Gòn. Bây giờ tôi cảm thấy đói bụng.
Tôi ngồi chen lẫn với đám bồi bếp đã hết giờ phục vụ tại các dinh thự người Âu, và đám phu xe xích lô đêm ăn một bát phở nóng, rưới thêm nước mắm và điểm thêm ớt màu đỏ. Mùi vị không đâu có được của phở Sài Gòn, thịt bò được ninh rất lâu trong những chiếc nồi cổ lỗ sĩ đến hàng trăm năm, được coi là món ăn thích thú của dân địa phương.
Tôi lại được ngửi thấy mùi mồ hôi, mùi cá khô và ẩm trên da thịt những người dân lao động, đồng thời lại được cảm nhận vẻ duyên dáng và tinh tế, vẻ châm biếm lộ liễu hoặc kín đáo vẻ căm giận hoặc yêu mến mà họ che giấu dưới vẻ bẽn lẽn.
Sau khi thưởng thức xong món phở tôi bước lên xích lô và lúc đó tôi lại hồi tưởng đến một kỷ niệm cũ, mặc kệ người phu xe muốn đưa đi đâu cũng được. Xe đã tới phố Mayer, trên đường đi Đa Kao, một khu phố dài có nhiều căn hộ giống nhau ở hai bên đường mỗi hộ có hai hoặc ba phòng, tiếp nối theo chiều sâu của gian nhà phía trước mặt là khu vườn nhỏ, phía sau cùng là bãi đất bùn lầy dùng làm sân. Tôi có một người bạn cũ tên là Diệu, ở căn hộ trước kia mang biển số 114. Nếu anh ta còn ở đây thì chắc giờ này vẫn còn thức vì gần như anh ta chẳng ngủ đêm bao giờ. Cánh cổng gỗ vẫn còn mở to như thường lệ.
Tôi đi qua khu vườn nhỏ, rộng vài mét, rồi đẩy cửa ra vào. Gian phòng hẹp như xưa, gần như chỉ có một chiếc sập gụ đã sẫm màu và nhẵn bóng. Phía giữa sập đặt một bàn đèn thuốc phiện, hai bên là hai mảnh chiếu cói. Diệu đứng sát tường nhà hầu như không nhìn thấy vì anh mặc bộ đồ đen, nói vọng ra:
- Vào đi, đại úy tôi đang chờ ông.
Lúc này tôi mới nhìn thấy gương mặt anh dưới ánh sáng ngọn đèn thuốc phiện. Đôi mắt anh sau cặp kính gọng kim loại lóe lên niềm vui: anh thích thú được gặp lại tôi hay được bất ngờ tìm thấy tôi? Tôi quen biết Diệu từ năm 1948.
Tôi được biết ít nhiều về cuộc đời anh, ghi trong hồ sơ cảnh sát. Dần dà, chúng tôi trở thành đôi bạn ràng buộc với nhau bằng những sợi dây liên hệ không đàng hoàng chỉ gặp nhau vào lúc tối đêm, hai bên cùng giữ bí mật cho nhau trong sự tin cậy lẫn nhau.
Diệu được gọi là “nhà hiền triết” không phải vì anh có văn bằng triết học mà là do những nhận xét khôn ngoan ít khi bộc lộ ra ngoài. Tôi được biết, sau khi anh được giải thoát khỏi nhà tù Nhật Bản vào năm 1945, hầu như anh không bao giờ bước chân ra khỏi căn hộ của mình ở phố Mayer. Anh đọc rất ít, hầu như không bao giờ hỏi người khác, chỉ ngủ ban ngày, thức ban đêm vậy mà không hiểu sao biết rất rõ tình hình Sài Gòn từ trong các dinh thự đến những nếp nhà tranh. Những tin tức thu lượm được, anh giữ riêng cho mình, thỉnh thoảng cũng trao đổi với một người bạn thân nhằm phát biểu một quan niệm về một lĩnh vực chính trị nào đó hoặc một dự đoán về một chiến dịch quân sự. Nhưng Diệu không làm nghề tình báo gián điệp vì anh coi đó là một nghề nguy hiểm, phù phiếm và thô bạo. Nhà hiền triết này chỉ ăn một bát cơm với mười gam ma túy đủ để giữ thăng bằng nhịp sống và bán lại cho bè bạn vài điếu thuốc phiện hảo hạng trị giá vài đồng bạc còm giá rẻ. Khách hàng của anh phần lớn là các sĩ quan lính thủy từ những tàu chiến đậu trên sông Sài Gòn tìm đến. Vài ông chủ đồn điền người Pháp cũng biết địa chỉ của anh.
Thỉnh thoảng lại có một người Việt nam đến nằm trên sập nhà anh, hầu như bất động, không nói câu gì. Đây là một nơi tạm nghỉ giao tranh, một nơi nương náu, trú ẩn như trong các nhà thờ thời Trung Cổ. Việt Minh lên án ma túy rất nghiêm khắc hơn là đạo lý Phương Tây. Nhưng tại đây, người nào cũng chỉ chìm đắm trong giấc mơ của người đó, không làm phiền người bên cạnh.
Trong gian phòng này người ta thường bắt gập một trung tá hải quân Pháp ngồi đọc một tập thơ. Còn người viết nằm trên sập cứ việc hút thuốc, chẳng suy nghĩ gì cả. Sáng sớm hôm sau, xe xích-lô lại tới, chở khách hút đi các ngả khác nhau.
Năm 1950, tôi đã qua một đêm cuối cùng tại Sài Gòn với Diệu trong gian phòng này. Lần này gặp anh, tôi hỏi:
- Ông đang chờ tôi à? Sao ông biết được rằng tôi đã trở lại đây?
Diệu nở nụ cười rạng rỡ của một người như vừa tìm được của giấu kỹ:
- Anh đến bằng máy bay buổi trưa nay đúng không? Tướng Navarre thấy Sài Gòn thế nào? Chắc ông khổ vì nắng nóng. Phòng tiếp tân ở chỗ ông rất nóng vòi nước tắm hoa sen lại gặp trục trặc. Anh có muốn dùng một hai điếu thuốc phiện không? Tôi rất vui sướng được tự tay chuẩn bị mồi thuốc cho anh.
Diệu nói tiếng Pháp rất thạo, bằng một âm điệu thánh thót như hát của những người An nam cộng với ngữ điệu miền Tây Nam nước Pháp là nơi đã từng là phiên dịch trong xưởng thuốc súng ở Angoulême, hồi chiến tranh 1914-1918.
Trong khi chúng tôi nằm dài trên chiến chiếu, Diệu tiếp tục nói:
16.000 binh lính đã lần lượt đóng tại tập đoàn cứ điểm nhưng không có đường ra. Ngoài những binh lính đã chết trận, còn có từ hai đến ba ngàn lính bị thương. Cũng chưa tính đến chết trận tại các điểm tựa chưa có thống kê chính xác có thể tới mấy ngàn. Rồi cuối cùng là những lính đào ngũ, những lính đang sống chui rúc tại các “hố chuột” dọc sông Nậm Rốm. Nếu gộp tất cả lại thì tổng cộng vẫn là 16.000 binh sĩ.
Tướng Castries không chỉ nhìn vào các con số ông không muốn nghĩ tới nỗi mệt nhọc của những con người đang kiệt sức vì đã chiến đấu liên tục tới nay đã bốn mươi nhăm ngày căng thẳng, không được nghỉ ngơi thư giãn. Trong khi đó những tin tức bên ngoài không mang lại nguồn động viên nào. Kế hoạch Vautourt của Mỹ nhằm cứu nguy cho Điện Biên Phủ, Castries hoàn toàn không được biết và Navarre cũng không muốn báo cho Castries biết.
Vào giờ phút này không còn trông mong gì được về sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dương. Hy vọng về một nền hoà bình đang nẩy nở tại Geneve đã cắt đứt mọi sự can thiệp từ bên ngoài.
Từ phía Lào, cuộc hành quân Condor mà báo chí bình luận là sẽ giải vây cho Điện Biên Phủ đang tiến triển bình thường. Dẫn đầu cuộc hành quân là tiểu đoàn dù số 1 lính Lào đã đến thung lũng nhỏ cách Mường Khoa ba mươi kilômét và cách Điện Biên Phủ ba ngày đường. Nhưng, tướng De Castries cho rằng kế hoạch Condor chỉ như một bàn tay cứu người chết đuối ngoài tầm với, không thể tiếp nhận được những binh lính từ Điện Biên Phủ rút chạy khỏi thảm hoạ. Nhưng ông vẫn giữ kín không nói với ai, trừ đại tá Pazzis là tham mưu trưởng, về ý định chọc thủng vòng vây Bộ chỉ huy tại Hà Nội đã chỉ thị cho tướng De Castries nghiên cứu kỹ kế hoạch mang tên Albatros này. Đây là một hành động vô nghĩa, một hành động tuyệt vọng một cách tự sát để tránh chết ngay tại chỗ.
Chỉ còn lại có Hội nghị Geneve. Điều kỳ diệu có thể sẽ đến từ Geneve. Những nhà ngoại giao đầu tiên tới dự hội nghị đã bắt đầu đến ở những toà biệt thự thanh bình chung quanh hồ, và còn có cả mùa mưa nữa. Phải cố giữ đến mùa mưa. Những cơn dông đã bắt đầu xuất hiện mỗi ngày một nhiều, càng ngày càng mạnh. Bùn lầy đang ngập ngụa khắp các chiến hào.
Vài giờ trước đợt tổng tiến công của Việt Minh, tướng De Castries và các đại tá vẫn chưa nghĩ là sẽ bại trận và còn nổi nóng đối với những kẻ hoài nghi, dao động.
Castries viết điện gửi Cogny: “Số phận Binh đoàn tác chiến Tây Bắc sẽ định đoạt trước ngày 10 tháng 5 tùy theo việc huấn luyện nhảy dù tăng viện”.
Chương cuối cùng
Đã đến ngày 1 tháng 5, ngày đầu tiên của tháng Trinh nữ và của những bông hồng, ngày Quốc tế lao động, ngày hội của cuộc đời. Ở châu Âu, ngày 1 tháng 5 đem lại lời hứa của niềm hy vọng, mang đến tia nắng ấm đầu tiên của mặt trời tuổi trẻ, làm nẩy nở những mầm non của cuộc sông.
Còn đối với những người lính đang trấn giữ Điện Biên Phủ, ngày 1 tháng 5 năm 1954 mặt trời vẫn già cỗi từ hàng tỉ năm ánh sáng, đang làm ngột ngạt những người lính đội mũ sắt. Tại nghĩa trang của tập đoàn cứ điểm đã bỏ hoang từ ngày bị vây chặt phải chôn xác chết ngay tại chỗ ở bất cứ nơi nào vì không thể đưa ra chỗ tập trung, cỏ dại vẫn cứ mọc đã nở hoa màu trắng và xanh. Trên đồi A1, nơi đặt cứ điểm Eliane 2, ngay cạnh lối đi độc đạo có một hàng cây phượng vĩ to cao vẫn còn đứng vững, mặc dù những cành trước kia có chim sáo làm tổ nay găm đầy mảnh đạn, những chùm hoa màu đỏ thắm cũng đã bắt đầu nở. Chỉ có những dãy đồi là hoàn toàn trụi cây cỏ nom như những chiếc đầu trọc bị bom đạn cháy đen. Trong đồi, những binh lính chui rúc như sâu bộ vẫn đang chất đống để được sống sót. Trên cánh đồng, những vết loang lổ như bệnh phong ghi lại những chứng tích các điểm tựa đã bị mất.
Cuộc sống tại Eliane 2 cũng chẳng hơn gì chị em sinh đôi với nó là Eliane 1. Binh lính vẫn phải đối mặt với bộ đội Việt Minh rất linh hoạt đang tích cực cải tạo trận địa, rình bắn tỉa những người lính gác mơ màng hoặc đãng trí. Trong những ngày gần đây, ngày nào ở Điện Biên Phủ cũng có mưa. Nước mưa làm cho những giao thông hào dài tổng cộng 450 kilômét phủ đầy bùn đặc quánh. Vài ngày nữa, có thể một tuần hoặc vài tuần nữa, mưa sẽ chặn đứng các hoạt động tiến công. Có tin, ông Phạm Văn Đồng, Phó thủ tướng của Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã lên đường đi dự Hội nghị Geneve, có rẽ qua Bắc Kinh và Matxcơva. Vấn đề hoà bình sẽ được đưa ra thảo luận cùng trong lúc diễn ra những trận mưa lớn. Tuy nhiên, nếu đến giờ phút ngừng bắn vẫn giữ được lòng chảo Điện Biên Phủ thì xứ Thái đã bị mọt ruỗng nhưng then cửa vào Lào vẫn được khoá chặt.
Năm giờ chiều ngày 1 tháng 5, pháo Việt Minh lại bắt đầu bắn chuẩn bị cho những cuộc tiến công… Sáng ngày 2 tháng 5, qua kênh vô tuyến mật Z.13, trung tá Seguin Pazzis từ sở chỉ huy Điện Biên Phủ báo cáo trực tiếp bằng miệng về Tổng hành dinh Hà Nội vì không còn thời gian viết và chuyến thành mật mã nữa: “Khu vực Trung tâm đã bị mất Eliane 1, Dominique 3, Huguette 5. Ở phân khu Nam, Isabelle 5 cũng đã bị mất nhưng đang tổ chức phản công để giành lại. Tất cả các điểm tựa đều bị Việt Minh tiến đánh với quân số áp đảo. Tất cả pháo binh địch đều tập trung bắn vào các cụm pháo và cối của quân ta. Không còn một đơn, vị dụ bị nào nữa. Chúng tôi đang ngăn chặn Việt Minh bằng cách đào các đường hào giữa các điểm tựa với trận địa Việt Minh ở mặt phía Tây. Tướng Castries đề nghị thêm một tiểu đoàn tăng viện nữa nhảy dù xuống ngay trong đêm mai”.
Nhưng ở Hà Nội, tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 đang phải chờ suốt một tháng nay mà chưa cất cánh được. Chúng tôi (tức Jean Pouget, sĩ quan tùy tùng của tướng Navarre và số sĩ quan văn phòng đến phút cuối cùng đã phải dốc hết cho chiến trường Điện Biên Phủ), đang chờ đợi nhưng không sốt ruột. Những người chuẩn bị lên đường đi Điện Biên Phủ như chúng tôi đang tập trung tại các sân bay vùng châu thổ sông Hồng. Ban ngày, bộ tư lệnh chiến trường đồng bằng sử dụng chúng tôi vào việc càn quét ngăn những xóm làng đang bị Việt Minh thâm nhập. Đến đêm, chúng tôi lại tập trung canh gác chung quanh những chiếc máy bay trong bãi đậu, chờ đến phiên cất cánh, ngước mắt nhìn những chiếc Dakota đang chở các đơn vị khác lên đường đi Điện Biên Phủ trước chúng tôi. Những lính dù tự nguyện (tức chưa có bằng tốt nghiệp nhảy dù) đến sân bay bằng xe tải. Trên sân bay, các huấn luyện viên nhảy dù đeo dù vào người giúp họ. Từng người một, những thân hình méo mó, biến dạng vì đeo dù nhảy, ba lô ở cả trước ngực và sau lưng, lần lượt leo lên máy bay, ngồi vào những hàng ghế dài bằng sắt, trong khoảng tối om và nóng ruột chờ đợi. Phải may mắn lắm mới có thể nhảy được ngay trong chuyến bay đầu tiên. Đã nhiều lần, máy bay chưa tới được vùng trời Điện Biên Phủ đã phải quay trở về, hoặc đã bay tới Điện Biên Phủ, lượn vài vòng trên trời rồi lại quay về với toàn bộ số quân vì không nhảy xuống được. Và thế là lại phải chờ đợi thêm một ngày nữa. Hai trung úy Walter và Poinsignon đã mất ba ngày bay từ Paris đến Hà Nội, nhưng phải chờ mười ngày đêm mới có thể tới Điện Biên Phủ.
Ngày chủ nhật, mùng 2 tháng 5 năm 1954, chúng tôi được tự do. Từ lúc mới rạng đông, mọi người đã cởi bộ quân phục rằn ri ngụy trang bằng vải cứng quyện chặt lớp mồ hôi, thay bằng chiếc quần ủi thẳng nếp và chiếc áo sơ mi vải mỏng. Các hạ sĩ quan kiểm tra lại giấy phép ra ngoài doanh trại.
Tôi cùng dự với lính dù người Việt buổi cầu kinh tại một nhà thờ ở Gia Lâm. Trong khi chờ đến giờ ăn trưa, tôi đến văn phòng hậu cứ của tiểu đoàn đặt trong một toà nhà xây theo kiểu cũ của thuộc địa Pháp, trong giờ phút này vẫn còn giữ được luồng hơi mát mẻ của ban đêm. Tôi vốn yêu thích sự tĩnh mịch, vắng vẻ. Vòm trời xanh ngắt, rất cao, những cơn dông thường chỉ xuất hiện vào buổi chiều. ánh sáng từ khe cửa chớp lọt vào phòng làm việc thật trong lành, mang mầu sắc của không khí Provence, miền Nam nước Pháp.
Khi trung úy sĩ quan bước vào phòng cũng là lúc tôi vừa mới ngẩng đầu lên khỏi trang thư đang viết gửi cho một người bạn thân ở rất xa.
Trung úy không để cho tôi kịp trở về từ Hà Nội mà báo tin luôn:
- Báo cáo đại úy. Tôi vừa nhận được điện từ ban tham mưu. Tối nay, tiểu đoàn sẽ nhảy xuống Điện Biên Phủ.
Mọi việc chuẩn bị được hoàn tất trước giờ ăn trưa. Đại đội 2 xuất phát đầu tiên. Đại đội của tôi có thể lên đường ngay trong đêm nay hoặc đêm mai. Để kịp báo tin cho các sĩ quan đang được phép ra khỏi doanh trại, liên lạc phải chạy tới các tiệm cà phê, cửa hàng ăn, nhà ở của các linh mục tuyên úy; quán rượu ở ngoại ô và những ổ gái điếm công khai hoặc bí mật. Việc tập hợp điểm danh trong quân phục nhảy dù được báo trước vào lúc 17 giờ. Như vậy tôi vẫn còn 5 tiếng đồng hồ nữa để “giết thời giờ”. Tôi đến ăn trưa tại nhà ăn của Ban tham mưu tiền phương, gồm một nhóm các sĩ quan tham mưu từ Tổng hành dinh tại Sài Gòn được biệt phái ra Hà Nội để liên lạc chặt chẽ hơn với chiến trường Điện Biên Phủ. Ở nhà ăn này, thức ăn ngon, khăn trải bàn sạch sẽ và được tự do nói chuyện thoải mái.
Từ ngày 13 tháng 3, tướng Bodet là phó của Tổng chỉ huy Navarre ở luôn tại Hà Nội làm việc cùng với các sĩ quan biệt phái tới Tổng hành dinh tiền phương. Ông cũng ăn với các sĩ quan cấp dưới tại nhà ăn chung đặt tại một biệt thự tiện nghi trong khu hành chính. Tôi là người bước vào phòng ăn đầu tiên. Trong lúc chờ đợi, tôi chơi một ván bài, không phải để cầu may vì tôi không mê tín dị đoan mà chỉ để giải trí.
Thiếu tá Jacquelot dẫn đầu một nhóm sĩ quan vừa tới. Ông là người có thâm niên cao nhất và cũng là người đứng đầu cơ quan Tổng hành dinh tiền phương, vóc dáng đẹp với đôi mắt kính trên gò mũi quý tộc lộ rõ vẻ trí thức, nói năng lịch sự với mọi người.
Trung úy Ferrandi phụ trách phòng tình báo quân sự đã làm việc nhiều năm tại Cục quân báo ở Sài Gòn. Mặc dù là một sĩ quan sơ cấp nhưng do làm việc lâu năm trong ngành, hiểu biết rộng, nên Ferrandi được mọi người đặc biệt coi trọng. Anh hiểu rõ Việt Minh về tất cả mọi điều cần biết và có thể còn hơn thế nữa. Anh đã từng bỏ ra nhiều giờ ngồi cặm cụi nghiên cứu tính cách từng nhân vật chủ chốt ở phía bên kia, sục tìm quá khứ, soi mói tâm hồn họ. Anh sống độc thân ở Sài Gòn nhưng có một người “con gái” Việt luôn ở bên cạnh, cho anh ăn cơm cùng với nước mắm và thỉnh thoảng lại thắp hương trên bàn thờ có pho tượng Phật bằng đồng, cầu mong cho Việt Minh… thắng trận.
Chúng tôi bắt đầu ngồi vào bàn ăn khi tướng Bodet tới. Cặp mắt ông thâm quầng vì thiếu ngủ, trên cằm và má lởm chởm những mảng râu chưa cạo nhẵn. Thực đơn đã được tay đầu bếp người Hoa sắp xếp cẩn thận, đúng là một bữa ăn ngày chủ nhật, có thịt bê bọc bột mì là món ăn rất hiếm ở Đông Dương, gà giò nấu với kem, cơm trộn mỡ béo, rau xà lách, pho mát và nhiều món đệm. Ferrandi ngồi trước một đĩa thịt gà trống nấu với rượu nhỏ vẫn còn gây ấn tượng vì đã ăn cơm bằng đũa. Nhưng anh ăn có vẻ không ngon lành, nét mặt vàng võ vì những ngày phục vụ quá lâu, cặp mắt đen vẫn sáng. Giờ đây, tôi đã quên hình ảnh của những nhân vật khác cùng ăn với tôi hôm đó nhưng vẫn còn nhớ câu chuyện trao đổi giữa Jacquelot, Ferrandi và tướng Bodet. Từ năm mươi ngày nay, ba người này đã theo dõi tình hình Điện Biên Phủ từng giờ một. Trong đêm cuối cùng, họ cũng đã như ngồi canh bên cạnh giường kẻ hấp hối và câu chuyện giữa họ với nhau dĩ nhiên là bàn đến chuyện làm lễ tang.
Tướng Bodet nói:
- Tướng Navarre báo tin sẽ tới sân bay Bạch Mai vào hồi 16 giờ. Tôi sẽ ra đón.
Người hầu bàn mang tới một chiếc khay tròn, trên có đặt một đĩa kem to màu trắng, có trộn những miếng thịt gà. Tôi vừa mới ăn xong món thịt bê bọc bột và cơn đau dạ dày từ nhiều giờ trước vẫn không ngừng hành hạ tôi. Trong khi đó, Jacquelot vừa xiên dĩa vào món ăn, vừa nói như để trả lời tướng Bodet:
- Tôi đã soạn xong bản báo cáo tóm tắt tình hình đêm qua và sáng nay tại Điện Biên Phủ để trình lên ngài Tổng chỉ huy.
- Cuộc phản kích ở Isabelle thế nào?
- Báo cáo cuối cùng cho bi Nội nghênh đón Tổng tư lệnh Navarre theo đúng nghi lễ đã tiến hành tại Sài Gòn. Chỉ khác một điều, binh sĩ không mặc lễ phục. Cũng không phải là đội Cảnh vệ mà toàn là lính chiến đấu, thắt lưng đeo đầy băng đạn, súng sẵn sàng nhả đạn. Chỉ nhìn thấy vài bộ lễ phục màu trắng trong số các quan chức dân sự người Việt..
Đoàn xe chúng tôi xuyên qua sân bay, trên con đường đầy bụi, hai bên có những bốt gác rào kẽm gai những lô cốt tua tủa nòng súng tự động. Chung quanh lô cốt là những binh lính cởi trần, mặc quần cộc đang tắm nắng, bình thản chẳng quan tâm gì đến đoàn công xa đi qua trước mặt.
Vào đến trung tâm thành phố, trên những đại lộ trồng cây toả bóng mát chúng tôi bắt gặp những chiếc xe taxi phủ đầy bụi. Hà Nội là thủ đô của chiến tranh Đông Dương. Cuộc sống chợ búa, buôn bán lùi sâu trong những phố nhỏ có người Hoa sinh sống làm ăn, hoặc chỉ thể hiện trong những tủ kính phố Paul Bert.
Đoàn xe đua chúng tôi tới khu hành chính của Pháp gồm một loạt biệt thự xây theo kiểu thuộc địa có những công viên rợp bóng cây xanh. Đây là một quần thể do tướng De Lattre trước kia có sáng kiến quy hoạch nhằm làm cho Hà Nội có vị trí tương xứng với tầm vóc. Tuy nhiên, dinh Toàn quyền cũ trước kia gọi là lâu đài Puccini thường dùng làm dinh thự của các quan cai trị hàng đầu của Pháp ở Đông Dương, nay đã trao lại cho Thủ hiến Nguyễn Văn Trị, khâm sai đại thần, gọi là món quà của nước Pháp tặng Nhà nước Việt nam của Bảo Đại.
Vì vậy, ông Letourneau sáng nay mở tiệc chiêu đãi chào mừng Tổng tư lệnh mới đến tại trụ sở cơ quan đại sứ quán Pháp. Bữa cơm được dọn trong phòng ăn nhỏ hẹp. Khách mời không nhiều, dĩ nhiên có mặt tướng Salan đang giữ chức quyền Tổng tư lệnh, tướng Allard Tổng tham mưu trưởng, tướng Linarès Tư lệnh chiến trường Bắc bộ, cuối cùng là hai tướng Dodelier và Cogny tư lệnh các chiến trường.
Tháng 5 là tháng nóng nhất. Chúng tôi uống nước giải khát có đá, đựng trong những chiếc cốc dài do các chủ khách sạn người Hoa dọn tiệc mang đến.
Đại úy Saint Julien đã từng là sĩ quan tùy tùng của Thống chế De Lattre, nay chuyển sang làm thư ký riêng cho Bộ trưởng Letourneau, giữ nguyên một bộ đồ ăn “theo kiểu Pháp” trong ngôi nhà này.
Linarès cùng đến với Salan. Mọi người đã quen thuộc với dáng cao cao kiểu quí tộc của ông.
Từ hơn hai năm nay ông đã đáp máy bay, hoặc ngồi trên xe Jeep, hoặc đi bộ bằng đôi chân dài của người sĩ quan pháo thủ, tới thăm các đồn bốt, khen thưởng trấn an, cổ vũ các binh lính chiến đấu suốt từ Lai Châu tới Phát Diệm. Các bác sĩ buộc ông nghỉ ngơi nhưng ông từ chối. Sau những chuyến đi vất vả này người ta thường nhìn thấy ông xuất hiện ban đêm trong bộ đồ thường phục của chủ đồn điền, tại các hộp đêm có ca sĩ và gái điếm trong thành phố, chăm chú lắng nghe giọng hát của một cô gái lai Âu. Vì tướng Navarre là bạn học cùng một khoá tốt nghiệp với tướng Linarès nên Linarès đã ôm chặt lấy vai Navarre, gọi Tổng tư lệnh bằng tên nhỏ một cách thân mật:
- Ôi! Anh bạn Henri thân mến! Mình nghe tín cậu đang chỉ huy ở Fontainebleau cơ mà? Sang cái đất chết tiệt này làm gì?
- Mình cũng đã từng ngạc nhiên như cậu đấy!
Tướng Navarre kể lại vắn tắt câu chuyện được chỉ định sang Đông Dương như thế nào.
Trong khi đó, tướng Salan, sau khi trao đổi vài câu với Bộ trưởng Letourneau, tỏ ve hoàn toàn hờ hững không muốn nghe tướng Navarre nói. Còn Linarès thì ngồi vắt vẻo ngay trên tay vịn của chiếc ghế bành rộng rãi mà tướng Navarre đang ngồi, chăm chú lắng nghe người bạn cùng khoá, rồi hỏi lại:
- Nhưng mà cậu sang đây có một mình thì xoay sở thế quái nào được. Cậu đã biết, bọn mình chuồn hết cả rồi. Không phải chỉ có Salan với mình, mà cả các tham mưu trưởng Allard và Dulac với hầu hết các trưởng ban. Điều đó cũng bình thường và đã được dự kiến từ trước vì bọn mình đã sang đây cùng với De Lattre. Nhiệm kỳ đã kéo dài tới ba mươi mốt tháng, có người tới ba mươi ba tháng. thế là đủ bào mòn một con người rồi quá niên hạn được ấn định rồi. Này anh bạn già? Cậu đã biết rõ rồi đấy, mình không có nhiều thời gian để tổ chức một bộ máy mới. Tướng Valluy là người nghĩ rằng sẽ được chỉ định, có khuyên mình chọn Bodet làm phó và Gambiez làm tham mưu trưởng. Vài ngày nữa họ sẽ tới đây Bodet thì được rồi. Hắn là một phi công đứng đắn, đã biết rõ đất nước này. Còn Gambiez làm tham mưu trưởng thì cần phải suy tính lại. Hắn không thể thay Allard được đâu. Nghe này hồi De Lattre mới đến Hà Nội, Gambiez đã là tham mưu trưởng rồi. Vừa nhìn thấy Gambiez, ông vua “Jean” đã nói ngay: “Sao? Anh làm gì ở đâu? Tham mưu trưởng cơ à? Này ông cố đạo, nghe tôi nói đây? Với cái mồm cha cố của anh tôi sẽ cử anh đi Bùi Chu. Phát Diệm chỉ huy ở đó. Nếu trong vòng ba tháng anh không làm tròn nhiệm vụ, tôi sẽ tống khứ anh. Mười lăm ngày sau Gambiez phải rời khỏi chức tham mưu trưởng để đi Phát Diệm…
Tướng Navarre không nói gì. Tướng Linarès hỏi tiếp bằng một giọng nghiêm chỉnh:
- Thế ai sẽ thay tôi làm Tư lệnh Bắc kỳ?
Tướng Navarre cũng nghiêm chỉnh đáp lại:
- Tôi hy vọng là anh đã dự kiến người thay thế rồi. Còn nếu anh để tôi tự quyết định thì tôi cũng khó tìm chọn được nhiều người. Ở Paris, hình như không ai còn thích hợp được với chức vụ tổng tham mưu trương chiến trường Đông Dương. Còn ở đây thì người nào yên vị người ấy rồi. Langlade, Leblanc, Bondis không thể rời khỏi các chiến trường hiện đang phụ trách. Ở Lào cũng đang thiếu người chỉ huy. Còn ở Bắc kỳ sau anh chỉ còn có Cogny, nhưng mới chỉ là thiếu tướng và hãy còn quá trẻ để chỉ huy một trăm hai lăm ngàn quân.
Linarès chăm chú nghe không nói chen ngang. Chờ Navarre nói hết ông mới nhìn thẳng vào Navarre, nói khẽ nhưng rất rành rọt bòi vì ông vẫn có thói quen bộc lộ thẳng thừng quan điểm của mình:
- Đừng! Henri! Đừng chọn Cogny. Nó là một thằng tồi. Hãy hỏi Salan xem.
Nhưng Salan lộ rõ vẻ không muốn bắt chuyện. Ông ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành lơ đãng nhìn về phía công viên bên ngoài. Tôi có cảm giác thái độ đó làm tướng Navarre phật ý. Ông nói với tướng Linarès:
- Thế đấy? Các anh ra đi, bỏ lại tất cả các vị trí trống rỗng, không có người phụ trách. Thế rồi. anh lại khuyên tôi không nên sử dụng một con người đang cần để phụ trách một vị trí chỉ huy rất khẩn thiết, một con người thích ứng và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, cũng không tiến cử cho tôi người nào.
Linarès đứng lên đi ra bàn rượu, rót một cốc Whisky nhẹ và vẫn không trả lời. Navarre tiếp tục nói:
- Vài phút nữa Cogny sẽ tới đây. Tôi không biết anh ta nhưng qua lời Bộ trưởng Letourneau thì Cogny là một chỉ huy năng nổ. Vả lại Cogny tình nguyện ở lại thêm một nhiệm kỳ. Nếu anh không giới thiệu cho tôi một người nào khác, hoặc ở đây hoặc ở Pháp thì khi gặp Cogny tôi sẽ báo tin sẽ giao chiến trường Bắc kỳ cho anh ta chỉ huy.
Salan tiếp tục mơ màng. Linarès tiếp tục uống tùng ngụm nhỏ. Letourneau chen vào câu chuyện bằng một giọng nói vui vẻ và một nụ cười làm dịu bầu không khí:
- Tướng Linarès bao giờ cũng nói những câu gay gắt hợp với tính khí chiến đấu của ông. Nhưng mà thôi, thưa các ngài theo tôi thì tướng Cogny đúng là có một. Vài điều đáng chê trách nhưng dù sao đây cũng là một vị tướng có khả năng.
Câu chuyện về Cogny kết thúc. Tướng Navarre quay sang phía tôi, nói:
- Anh ra cổng đón tướng Cogny rồi dẫn vào phòng làm việc của tôi.
Tướng Cogny đã gặp tướng Navarre. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai người. Sau khi gặp nhau xong, tôi thấy cả hai người đều tươi cười vui vẻ bước ra khỏi phòng làm việc. Tróng Cogny mặc bộ quân phục mùa hè bằng vai kaki, quần cộc, áo sơ mi ngắn tay, cầm trong tay chiếc mũ mềm gắn phù hiệu pháo binh và chiếc gậy chống to tướng.
Khi bước ra cửa phòng làm việc trước khi tới ngưỡng cửa phòng khách trong đó có đội ngũ của ê-kíp De Lattre vẫn đang ngồi nói chuyện, tướng Cogny dừng lại và nói to với tướng Navarre, cốt để mọi người cùng nghe thấy:
- Thưa Đại tướng, xin đa tạ ngài đã tin cậy tôi. Tôi xin đảm bảo ngài sẽ không hối tiếc sau khi trao nhiệm vụ này cho tôi.
Ngày 25, tướng Cogny dọn lên Hà Nội. Sau khi được tướng Allard báo tin đã gửi điện về Paris để có quyết định của Bộ Quốc phòng Pháp, tướng Cogny đáp lại bằng một giọng rắn rỏi:
- Tôi đồng ý ở lại tiếp tục công tác. Nhưng phải được đền bù xứng đáng.
Cuộc mặc cả công xá đã xong. Trong phòng làm việc quét vôi màu đỏ mà trước kia tướng Salan đặt bàn giấy tại một nhánh của dinh thự mang tên Norodom ở Sài gòn, tướng Allard tự tay thảo một bức điện gửi Chính phủ Pháp đề nghị nâng thiếu tướng Cogny lên cấp trung tướng.
Tướng Navarre và tôi ở lại Hà Nội cho tới ngày 24 tháng 5. Tiết trời quả thật rất nóng và ẩm.
Trong phòng tôi, hơi ẩm thoát ra từ vách tường và cả gạch lát sàn. Thi thoảng có những cơn dông ập đến nhưng cũng không giải phóng được hết sự nóng nực. Sau những buổi tiếp khách đến chào và làm việc chính thức ngay từ ngày đầu mới tới, lúc này tướng Navarre bắt đầu rảnh rỗi. Sau khi được tướng Salan cho biết sẽ bàn giao công tác tại Sài Gòn chứ không phải ở đây tướng Navarre quyết định đi thăm một số nơi tìm hiểu một số địa phương và tiếp xúc với các sĩ quan ở đó. Khu tự trị Tây Bắc (gọi tắt là Zano hoặc thượng du) và Bắc L&agrành phố. Chúng tôi được những xe tô cam nhông phủ bạt đưa đến tận chỗ máy bay đậu để tránh bị ướt. Chúng tôi không nhìn thấy ai bộc lộ thái độ như những người đang còn sống, trừ những nhân viên phi hành phụ trách việc thả dù không nói một câu nào và những phi công tránh né không nhìn chúng tôi.
Máy bay lượn rất cao trên thung lũng lòng chảo. Trong khoảng máy bay tất cả đèn điện đều bị tắt. Chỉ còn một luồng ánh sáng màu xanh nhạt hắt ra từ những bảng điều khiển trong buồng lái, soi chiếu gương mặt tổ lái. Chúng tôi đứng trong khoảng thành hàng dọc, người này đằng sau người khác. Qua cửa mở để chuẩn bị nhảy dù, tôi ngắm nhìn Điện Biên Phủ, chỉ thấy một hình chữ thập màu đỏ sáng rực trên nền đen, đánh dấu bãi nhảy và hướng thả dù. Khu vực nhảy dài khoảng mười giây đồng hồ bay. Đợt thứ nhất có mười người nhảy với điều kiện là người thứ nhất không chần chừ do dự.
Máy bay nhào xuống đất với độ cao khoảng 300 mét vừa tầm nhảy dù, hướng theo đường dọc của hình chữ thập. Người hướng dẫn đặt tay lên vai tôi. Đó là một dấu hiệu chuẩn bị sẵn sàng. Anh nhắc tôi:
- Hãy cẩn thận quan sát, khi nào thấy dấu hiệu đầu chữ T ở ngay dưới máy bay lúc đó mới nhảy. Đừng để ý đến tín hiệu bật đèn xanh trong khoang lái, vì bọn phi công không có kinh nghiệm bằng chúng tôi đâu.
Cùng trong lúc đó, tất cả các loại súng phòng không của Việt Minh bố trí chung quanh thung lũng lòng chảo đồng loạt nhả đạn. Để có thể thả dù đúng địa điểm, máy bay vẫn cứ phải giữ nguyên hướng bay. Những luồng đạn vút lên cao về phía chúng tôi. Ánh đèn xanh trong khoảng máy bay cùng một lúc với tiếng chuông reo. Nhìn xuống đất, vạch đỏ hình chữ thập trôi dần về phía trước đã ở ngay dưới mũi máy bay theo chiều thẳng đứng.
Đáng lẽ phải hô khẩu hiệu “Go” rất ngắn gọn theo điều lệnh nhằm thúc giục lính dù nhảy xuống ngay lập tức thì người hướng dẫn lại nói với tôi bằng một giọng như nói chuyện:
- Nhảy xuống đi, thưa đại úy!
Tôi lao ra khỏi cửa máy bay, trôi lơ lửng trong luồng không khí ấm áp, không cảm thấy đau dạ dày mà ngược lại thấy rất dễ chịu. Tôi muốn được kéo dài tình trạng này tới hàng ngàn giây đồng hồ để tận hưởng cảm giác bồng bềnh tràn ngập tâm hồn như làn gió đang thổi phồng cánh dù trong trắng của tôi, khiến tôi tự hào vì đã chế ngự được sự sợ hãi và hưởng thụ được sự vuốt vẻ của trời đêm trên da thịt. Tôi đã chạm đất mà không nhìn thấy đất. Chung quanh chỉ có những tiếng nổ của đạn pháo rực ánh lửa lung linh. Tôi lăn một vòng trên địa hình gồ ghề rồi cởi bỏ dù, tìm ngay thấy sở chỉ huy không khó khăn lắm.
Lúc này đã quá nửa đêm. Đại tá Langlais đang ngồi ở tận cuối gian hầm, đằng sau một cái bàn gỗ, trên đặt lộn xộn đủ mọi thứ như một quầy hàng trong chợ: những chiếc cả uống nước đủ mọi kiểu, một ấm cà phê, hai chai rượu đã cạn, những mẩu giấy lau miệng, những đồ hộp thức ăn đã mở tung, một bánh sô-cô-la và một khẩu súng ngắn.
Người ông gầy gò, rất gầy, để lộ cả xương sườn cũng như vẻ mặt hốc hác. Giỏng nói, ánh mắt, thái độ, cử chỉ đều biểu lộ sự kiệt sức và cả suy nhược thần kinh.
Tôi nhận ra ngay vóc dáng lực sĩ của Bigeard. Ông đang đứng sát vách hầm, nói chuyện qua một máy bộ đàm. Bigeard không thay đổi mấy tuy có gầy đi chút ít. Ông nói với tôi:
- Đợi đến sáng rõ thì tập hợp đại đội của anh lại. Rồi đi sang Eliane 3. Anh chỉ huy việc phòng ngự ở Eliane 3 nhưng cũng phải sẵn sàng để tham gia phản kích giành lại Eliane 2. Trong lúc chờ sáng, hãy ngủ đi một lát.
Tôi không ngủ mà thảo luận các chi tiết nhiệm vụ với các sĩ quan tham mưu. Khoảng hơn hai giờ sáng tôi đến gian hầm lớn, nơi đặt bộ tư lệnh Binh đoàn tác chiến Tây Bắc, gọi tắt là GONO.
Đại tá Seguin Pazzis tiếp đón tôi với vẻ lịch sự vốn có và nụ cười hóm hỉnh. Mặc dù vẻ ngoài như vậy, ông vẫn giữ ở bên trong tính kiêu hãnh của một con ngựa chiến thuần chủng so với các đồng cấp trong đội quân thuộc địa. Tôi biết ông từ lâu, hồi ông đang làm huấn luyện viên giảng dạy cho chúng tôi tại trường Cao đẳng quân sự Saint Cyr. Ở đây ông không đi đôi ủng Saumur bóng nhoáng nữa mà là đi đất, những ngón chân quý tộc dính đầy bùn bám chặt lấy nền đất dính và trơn. Ông chỉ tay lên bản đồ, mô tả vắn tắt cho tôi tình hình mặt trận. Từ góc hầm một loa phóng thanh đang lên tiếng rè rè. Có ai đó từ đầu bên kia đang gọi:
- Yêu cầu tăng viện gấp. Tôi nhắc lại là tình hình rất phức tạp. Chúng tôi bị tiến công đồng loạt từ khắp mọi phía. Việt Minh đã bám chân được ở nhiều nơi. Tăng viện gấp. Hết!
Có tiếng trả lời lạnh lùng vang lên trong loa:
- Rõ rồi. Tôi sẽ làm mọi việc cần thiết.
Pazzis nói với tôi:
- Đó là Huguette 4 đấy. Chúng tôi đã đoán trước cuộc tiến công này. Trong cứ điểm có một đại đội dù, do Luciani chỉ huy, với tám chục lính dù lê dương và vài lính Ma-rốc.
Tướng Castries bước vào hầm. Dưới ánh sáng bóng đèn điện treo trên trần, nom ông già đi tới mười tuổi so với hồi tháng 3 năm nay. Những nét hốc hác trên mặt ghi rõ ông bị mất ngủ và căng thẳng thần kinh, đi lại phải chống gậy, nhưng là một chiếc gậy của các tay chơi cá ngựa mà ông vung vẩy theo kiểu trưởng giả học làm sang. Ông chống tay lên đầu gậy để rút chân ra khỏi bùn và nói với tôi:
- Thế nào? Cậu cũng lên đây cơ à?
Rồi ông quay luôn sang phía đại tá Pazzis, hất hàm về phía loa phóng thanh nói:
- Huguette 4 đấy phải không?
- Vâng, thưa tướng quân. Việt Minh đã chọc thủng được lớp phòng ngự mặt phía Bắc.
- Pháo binh đâu?
- Pháo đã bắn rất trúng. Nhưng các cỗ pháo đặt ở Isabelle cũng đang bị Việt Minh bắn trả ác liệt.
- Bigeard biết chưa?
- Đã. Nhưng không còn lực lượng dự bị nữa. Chỉ có một trung đội lính Ma-rốc đang cố đến tăng viện cho cứ điểm.
Tướng Castries quay sang nhìn tôi, như muốn tôi là người làm chứng vì tôi là người từ phía trên, ở Hà Nội, tôi phải biết ý định của cấp trên. Ông nói:
- Cậu thấy không? Nhưng còn ở Hà Nội thì thế nào? Họ nghĩ rằng chúng tôi còn có thể giữ được bao lâu nữa.
Quả thật, tôi chẳng hiểu biết gì về những ý định của Bộ tổng chỉ huy và những điều tôi biết về số phận của Điện Biên Phủ, tôi không thể nói ra với tướng De Castries được. Nhiều sĩ quan đã kéo đến đang chờ tôi trả lời. Tôi nói:
- “Họ” nghĩ rằng chỉ cần chúng ta giữ được vài ngày nữa thôi cũng đủ. Việt Minh gặp tổn thất lớn sẽ bỏ cuộc..
Tôi nhận rõ vẻ bi quan trong đám người đứng nghe. Hy vọng Việt Minh bỏ cuộc đã được cấp trên làm lóe sáng lên từ sáu tháng nay rồi, mọi người đều mong mỏi từng ngày nhưng Việt Minh chưa bao giờ có vẻ đứt hơi. Tôi vội nói tiếp:
- So với ngày 13 tháng 3, tình hình hiện nay có nhiều điểm khác trước. Những trận mưa đang cản trở hoạt động, làm chậm lại cuộc tiến công của Việt Minh (tôi nhìn thấy vài người gật đầu, có vẻ tán thành). Nhưng cuộc thảo luận đang diễn ra tại Geneve. Một hiệp định ngừng bắn có thể được ký kết vài ngày nữa, thậm chí vài giờ nữa.
Lần này, tôi nhìn thấy mọi cặp mắt đều bộc lộ vẻ đồng ý. Tướng Castries nói:
- Geneve ư? Ừ! Phải (ông nhắc lại như muốn nhận thức rõ). Geneve? Cũng có thể…
Trong loa phóng thanh lại vang lên tiếng gọi bằng một giọng cất cao, nói rất nhanh, lộ rõ vẻ kinh hoàng như muốn giấu đi nỗi sợ hãi.
- Huguette 4 gọi đây. Đại úy Luciani đã bị thương vào đầu. Chúng tôi chỉ còn khoảng một chục người đang bảo vệ sở chỉ huy. Chúng tôi chờ viện binh. Quân tăng viện đâu? Việt Minh đang tiến công… Tôi đã nghe rõ tiếng Việt Minh đang tiến vào chiến hào. Về phía tôi… Quân Việt đây rồi? Ôi? IIi?
Người đang nói là một trung úy thuộc trung đoàn bộ binh Ma-rốc số 4. Câu sau cùng anh nói như kêu thét, thật sự là một tiếng kêu lúc sắp chết làm tất cả chúng tôi đều bật dậy, đứng thẳng người.
Tiếng loa im bặt. Một lát sau mới lại vang lên tiếng nói của anh lính phụ trách điện đài của sở chỉ huy trung tâm gọi bắt liên lạc với Huguette 4 một cách máy móc như là để làm tròn nhiệm vụ:
- Huguette 4 đâu, Huguette 4 đâu? GONO gọi đây! Nghe rõ trả lời. Nghe rõ trả lời…
Tướng Castries lại nói với tôi:
- Cậu nhìn thấy chưa? Một cứ điểm vừa sụp đổ. Không làm gì được nữa. Miếng da lừa đang co lại.
Luồng ánh sáng đầu tiên của ban ngày có vẻ xám xịt và bẩn. Tôi đã tìm gặp được rất nhanh những binh lính thuộc đại đội của tôi trong các hố hào xung quanh sở chỉ huy trung tâm. Thiếu một trung đội vì hai máy bay đã phải quay về nửa chừng. Tôi tập hợp quân và tiến hành điểm danh trong các chiến hào của tiểu đoàn dù thuộc địa số 8 tại cứ điểm Epervier. Trời vẫn mưa. Những giọt nước mưa ấm và nhầy nhụa như giọt mồ hôi.
Để tới được Eliane 3 chúng tôi phải đi mất từ năm đến sâu tiếng đồng hồ theo những hào giao thông chật hẹp lầy lội, có đoạn nước ngập tới bụng.
Việt Minh đang theo dõi cuộc hành quân của chúng tôi bằng ống nhòm. Thỉnh thoảng chúng tôi lại nhận được một loạt đạn pháo bắn vào đường hào và cả đạn trọng liên bắn đi từ mỏm núi trọc mà Việt Minh đã chiếm được.
Trong các hầm trú ẩn của Eliane 3 còn đọng lại tới ba trăm lính bị thương, nằm chật các hầm hố.
Lính của đại đội tôi đứng trong chiến hào nhìn những chiếc dù thả lạc đang rơi xuống trận địa Việt Minh. Một cơn dông ập xuống lúc nửa đêm. Nước từ nóc hầm tràn xuống như suối chảy. Nhìn ra ngoài trời tối mù mịt không thấy gì cả. Sáng thứ tư ngày 4 tháng 5, mưa vẫn tiếp tục rơi. Một trận mưa chậm rãi, không giận dữ nhưng kéo dài như vô tận. Bất chấp cơn dông và đạn pháo cao xạ, đêm qua không quân vẫn tiếp tục thả dù tăng viện. Thêm 74 binh lính được đưa đến Eliane 3 cùng với trung úy Julien.
Đại úy Penduff cũng dẫn theo một phần trung đội của tiểu đoàn bộ. Một liên lạc viên chạy đến đưa cho tôi một mệnh lệnh do Bigeard ký tên: “Đến ngay Elian 2 (trên đồi A1) thay quân cho tiểu đoàn thuộc bán lữ đoàn lê dương 13. Anh được chỉ định chỉ huy cử điểm với hai đại đội thuộc tiểu đoàn dù thuộc địa số 1”. Đồng thời, ngay lúc đó cùng xuất hiện một đài đội lính Ma-rốc do đại úy Nicod đến thay đại đội của tôi, làm nhiệm vụ trấn giữ Eliane 3.
Tôi đi theo đường hào giao thông dẫn lên đỉnh đồi, đi rất chậm vì bùn dính đến tận đùi, mỗi bước tiến lên đều phải lấy sức. Lúc tôi tới cây phượng vĩ cổ thụ ở chân đồi thì đã 11 giờ trưa. Dù sao tôi cũng vượt được những thước đất cuối cùng bằng cách chạy được vào vị trí chỉ huy: thở hổn hển, đúng lúc một loạt đạn cối ập xuống. Đại úy Coutant đón tôi bằng một nụ cười và nói:
- Tại Eliane 2 (trên đồi A1) này, không lúc nào ngừng bắn cả.
Anh có một bộ mặt tròn, trầm lặng của một người bố, hoàn toàn khác với những bộ mặt vênh váo của lính lê dương thường mô tả trên báo chí, phim ảnh và trong những bài viết của Editn Piaf.
Anh từ Tổng hành dinh đặt tại Sài Gòn ra công tác ngắn hạn ngoài này, với thời gian được ấn định là 48 giờ là tới Điện Biên Phủ vào ngày 12 tháng 3 trong chuyến bay cuối cùng vì hôm sau đã là trận đánh. Anh không thể quay về được nữa, đành nhận chức vụ chỉ huy tiểu đoàn bộ binh số 1… Phó của anh là đại úy Georges, người nhỏ bé, cũng là một sĩ quan cùng bay với anh trong chuyến bay cuối cùng Hà Nội - Điện Biên Phủ.
Tôi đi chậm chạp một vòng chung quanh điểm tựa. Các chiến hào và công trình phòng ngự đều đổ nát như những di tích hoang tàn. Mái hầm, vách trần, các lỗ châu mai đều phải gia cố thêm bằng các vật liệu chắp vá hỗn độn như: Giường sắt, tủ sắt lấy ở cơ quan hậu cần, những nòng pháo bị hỏng sản xuất từ Tiệp Khắc, Trung Qude; từ nơi đóng quân bí mật ở Phú Thọ, giữa hai con sông Hồng và sông Thao tiến vào xứ Thái, đập đổ hệ thống đồn bốt nho bé làm nhiệm vụ bình định của Pháp, như những lâu đài bằng cát biển sụp đổ dưới lớp sóng.
Tướng Salan lúc đó đã bị “bất ngờ một nửa” vì tính chất mãnh liệt của cuộc tiến công này. Trước mặt các nhà báo tướng Navarre đã tuyên bố về “phòng tuyến sông Đà” nhưng thật lòng chẳng tin tưởng gì về các phòng tuyến này. Vì vậy ông đã phải vội vã xây dựng thêm một cứ điểm phòng ngù chung quanh đường băng có thể cho phép các máy bay vận tải loại Dakota hạ cánh. Tập đoàn cứ điểm này được gọi là căn cứ lục - không quân Nà Sản, là nơi tập trung các đơn vị nhỏ bị thất lạc trong rừng rậm và được tăng cường thêm bằng những đơn vị từ đồng bằng sông Hồng đưa tới bằng máy bay.
Cứ điểm Nà Sản nằm liền trục đường giao thông số 41, có thể ngăn cản không cho các đoàn xe vận tải chở hàng tiếp viện của Trung Quốc qua lại trên đường từ Tuần Giáo đến Điện Biên. Là thủ phủ của xứ Thái, thị xã Lai Châu cũng được tăng thêm lực lượng phòng thủ. Các vị trí phòng ngự vành ngoài đều được củng cố thêm. Suy cho cùng vị trí này chưa thật vững chắc lắm nhưng dù sao cũng đủ làm cho đối phương phải ngần ngại tiến công. Có thể, tướng Giáp cũng hiểu Lai Châu nằm quá xa tầm với, còn Nà Sản ở ngay ven đường. Vì vậy, đã thử tiến công Nà Sản nhưng đã không thành công.
Vì vậy, trước khi mùa mùa bắt đầu, lại bùng nổ giai đoạn thứ hai của chiến dịch, hướng về phía Thượng Lào. Cùng trong lúc làm một con đường mới từ Tạ Khoa đi Sơn La, tránh con đường 41 ra; Việt Minh đã chuẩn bị các căn cú xuất phát từ Mộc Châu và Điện Biên Phủ. Từ bảy năm nay Việt nam vẫn đang ủng hộ giúp đỡ một Chính phủ dân chủ của Pathet Lào đứng đầu là Hoàng thân Souphanuvông. Đây là lúc Việt Minh cần phải bám chân trên một mảnh đất Lào để thúc đẩy cách mạng Lào tiến triển.
Với hướng tiến công mới này, Nà Sản không trở ngại lắm đối với Việt Minh. Chỉ cần bao vây, vô hiệu hoá Nà Sản là đủ. Còn Lai châu thì ở mãi đầu cùng xứ Thái. Đèo Văn Long đứng đầu lực lượng thân Pháp hiện nay không dũng cảm bằng Đèo Văn Tri đã từng làm tướng giặc và là ông nội của Đèo Văn Long.
Từ tháng 4 năm 1952, các đoàn quân Việt Minh hầu như xuất phát cùng một lúc trên hai tuyến đường lên Tây Bắc. Từ Điện Biên Phủ những tiểu đoàn chủ lực được bộ đội địa phương đi trước dẫn đường tiến theo con đường phía Bắc. Trước của ngõ thung lũng Nậm Hu: cứ điểm Mường Khoa cố chống cự được vài tuần, quá mức chờ đợi. Nhưng trên đường từ Mường Khoa đến sát Luang Prabang, Việt Minh hầu như chỉ gặp khó khăn về vận chuyển tiếp tế.
Từ năm 1952, lúc mới chi là thiếu uý, Salan đã đóng quân trong vùng này nên ông hỏi rất rõ những con đường mòn ở đâu. Trong cuộc tiến quân của Việt Minh năm 1953, tướng Salan lúc đó là quyền chỉ huy Trưởng tư lệnh Đông Dương quyết định lui quân về tập trung tại kinh đô Vương quốc Lào được bảo vệ bằng hai trăm kilômét rừng rậm vây quanh. Mùa mưa đang tới. Trong bẩy mươi ngôi chùa ở Luang Prabang, khói hương bay nghi ngút để cầu mưa. Tổng tư lệnh Salan (2) đi thị sát các công trình phỏng ngự rồi nói chuyện rất lâu với một vị sư già mắt đã mù nhưng vẫn còn sáng suốt, có thể đoán được tương lai hậu vận. Sau đó, tướng quân ra đi, có vẻ yên tâm.
Trên tuyến đường tiến công từ hướng Nam hoạt động của Việt Minh có thể gây nhiều rủi ro nguy hiểm lâu dài. Những chiếc xe tô vận tải Molotova do Liên xô sản xuất có thể đi được đến tận Mộc Châu. Vị trí phòng ngự đầu tiên của Pháp đặt tại Sầm Nưa là một tỉnh lỵ. Trung tá Maxim Maieplate chỉ huy một doanh trại có một nghìn bẩy trăm quân, phần lớn thuộc quân địa phương.
Nhưng không ai hiểu rằng Sầm Nưa khó có thể chống lại một cuộc tiến công của Việt Minh.
Tháng 2 năm 1953. Thống chế Juin là Tổng thanh tra quân đội đã lên thăm các công trình phòng ngự Sầm Nưa. Trước vẻ bi quan của Thống chế Juin, tướng Salan đưa ra phương án nếu Việt Minh tiến công thì sẽ rút ngay khỏi Sầm Nưa để bảo toàn lực lượng. Công việc bảo vệ Viêng Chăn được tổ chức tại Cánh đồng Chum gần Xiêng Khoảng cách Viêng Chăn một trăm năm mươi kilômét. Bộ tộc Mèo ở đây đều nằm dưới quyền một tộc trưởng tên là Tu Bi làm nghề buôn thuốc phiện. Trên cao nguyên này có một đường băng cất cánh, hạ cánh cho loại máy bay Dakota, nằm giữa cứ điểm phòng ngự kiên cố.
Cuộc rút bỏ Sầm Nưa đối với Pháp là một cuộc rút lui thất bại, nhưng đã được dù liệu từ trước. Ngày 12 tháng 4 khi những đơn vị xung kích đầu tiên của Việt Minh còn cách Sầm Nưa hai ngày đường đi bộ, Salan đã ra lệnh di tản Sầm Nưa ngay lập tức.
Trong đêm đen được soi sáng bởi những đám cháy phát đi từ những tiếng nổ phá huy các kho tàng, trung tá Maxim Maìeplate với đôi chân ngắn của mình dẫn đầu các đại đội tháo chạy.
Tám ngày sau chỉ còn lại được khoảng hai trăm hai mươi người tả tơi hỗn độn kéo về Cánh đồng Chum. Số còn lại: vừa mới chạm trán với các đơn vị bộ đội địa phương của Việt Minh hoạt động trong dẫy núi Mương Sơn đã vội chạy vào rừng rồi tan biến hết. Nhiều tuần sau, những người của Tu Bi đã thu nhặt được khá nhiều sĩ quan Pháp bị rơi rụng chạy vào các bản Mông hoặc lạc trên đỉnh núi. Riêng Maleplate bị liệt vào danh sách mất tích.
Một tháng sau khi phát động chiến dịch Thượng Lào, tướng Giáp đã chiếm được Xiêng Khoảng nhưng không đủ sức để đánh chiếm hoặc bao vây Cánh đồng Chum. Trong lưu vục sông Nậm Hu, bộ đội Việt Minh cũng dừng lại trước tuyến phòng ngự Luang Prabang.
Như vậy là Salan đã có phương án đúng. Sau khi rút khỏi Sầm Nưa, Salan đã làm cho tuyến đường vận chuyển tiếp tế của Việt Minh kéo dài trên mấy trăm kilômét đường rừng núi. Ban tham mưu của Salan đã trở nên già dặn khi viết “Quãng đường xa mà Việt Minh phải hành quân trên địa hình rùng núi này đòi hỏi phải mất tám ngày đi bộ. Nêu trung bình mỗi dân công mang theo từ hai muơi đến hai mươi nhăm ki lô gạo một người, thì suốt dọc đường họ đã ăn hết mười lăm kilô, chỉ còn lại mỗi người từ sáu đến chín ki lô gạo tiếp tế cho bộ đội. Có thể từ đó suy ra số dân công cần phải huy động”.
Tướng Salan hồi đó còn dựa vào một đồng minh nữa là thời tiết. Ông viết “Trong phương án phòng ngự, ban chỉ huy Pháp đã tính đến mùa mưa và cho rằng Việt Minh sẽ buộc phải rút quân chậm nhất vào những ngày đầu tháng 5”.
Lúc tướng Navarre và tôi bay trên vùng trời này đã là ngày 21 tháng 5 năm 1953. Trong chuyến bay về Hà Nội, chiếc Dakota chở chúng tôi đã cẩn thận bay cao để đảm bảo an toàn. Trong khoang lái, tướng Navarre vẫn trầm ngâm suy nghĩ. Vùng rùng rậm ông bay qua đang ẩm ướt vì những trận mùa đầu mùa. Việt Minh đã bắt đầu hướng về phía trung du để lại những cán bộ chính trị lại vùng thượng du để làm công tác dân vận gieo mầm và bí mật ủ men trong suốt mùa mưa.
Cù điểm Nà Sản nằm trên đường 41 giữa hai tuyến tiến công của Việt Minh, trở thành một tên lính gác vô tích sự.
Tướng Navarre đã rút ra được nhiều kết luận từ niềm suy tư của mình. Ông nhận định việc rút quân khỏi Sầm Nưa là một bằng chứng cụ thể, nói lên rằng ta không thể tiến hành được một cuộc vận-động-chiến trong địa hình rừng núi. Những đơn vị quân đội của chúng ta, cho dù đó là những binh lính người địa phương đi nữa, cũng quá nặng nề, có thói quen ăn uống theo đồ hộp mang sẵn trong người, đi giầy vừa với bàn chân, hành quân phải dùng xe ôtô, tác chiến phải có hoả lực yểm trợ. Trong khi đó, các tiểu đoàn chủ lực Việt Minh đã có bảy năm trong nghề. Họ đi chân đất, ăn hai bát cơm một bữa, thức ăn là măng rừng, tiến công vào ban đêm. Tướng Navarre buộc phải thừa nhận, biện pháp duy nhất để bảo vệ không gian chiếm lĩnh là phải áp dụng chiến lược “con nhím”, tổ chức các cứ điểm phòng ngự thật kiên cố để tự bảo vệ. Chiến lược “con nhím” co mình lại để phòng ngự không mang lại chiến thắng nhưng cũng đảm bảo được sự tồn tại để chở thời cơ. Phải chăng, một phần là phải lo bảo toàn lực lượng theo kiểu “con nhím”?
Những diễn biến thời cuộc vẫn bám chặt suy tư của tướng Navarre.
Khi về đến sân bay Bạch Mai, tướng Navarre được báo cáo, đã tìm thấy trung tá Maleplate còn sống trong một bản Mông. Một chiến máy bay được lệnh đi đón Maleplate, đưa về Hà Nội.
Trong trụ sở làm việc của tướng Salan hiện vẫn giữ chức Tổng tư lệnh, chưa bàn giao cho tướng Navarre, những người thân cận rất ít.
Salan không có ai tâm sự, ngoài vợ ông và vài nhà sư già trông nom những ngôi chùa nghi ngút khói hương. Lúc này, ông rất khó nghĩ vì không thể đối xử với Maleplate theo lôgic thông thường và duy nhất. Ông phải áp dụng biện pháp như thế nào đối với Maleplate đây? Maxim Maleplate là một đòng đội của ông từ thời thanh niên và người ta thường rỉ tai nhau thầm thì rằng Salan với Maleplate là bạn đường theo cùng một phe phái.
Người lính già thuộc lực lượng bộ binh thuộc địa Maleplate quả là một dân quê có sức khỏe nên đã sống sót được suốt một tháng trong rừng rậm mà không mất tinh thần. Nhưng Maleplate vẫn phải chịu trách nhiệm về sự hoảng loạn trong cuộc lui quân đã làm tan rã toàn đơn vị do ông chỉ huy.
Dư luận hồi đó đã bàn tán rùm beng về chuyện này. Khi dư luận vừa mới tạm lắng xuống thì người chịu trách nhiệm là Maleplate lại vụt xuất hiện trở lại, có thể sẽ thức tỉnh những lời phê bình chỉ trích, có nguy cơ tổn hại đến Salan trong những ngày cuối ng gần 11 giờ đêm, quả mìn lớn đã nổ.
Trước tiên, tôi cảm thấy một luồng sóng chấn động lan đi từ phía sườn đồi, đất rung chuyển, rồi một tiếng nổ lớn át cả mọi tiếng động khác. Sau tiếng nổ, dư âm còn vang vọng vài giây trong lòng đất.
Đỉnh đồi bị vỡ như đã bị lột mất mũ đội. Các vị trí của đại đội 2 không còn nữa. Từ lỗ hổng này Việt Minh vọt lên chiếm các điểm ở miệng phễu trên đỉnh đồi. Phải ít lâu sau, tôi mới nhận thức được tình hình. Ở mặt phía Tây, Julien vẫn còn chặn địch. Ở mặt Nam, một trung đội dưới sự chỉ huy của thiếu úy Paul vẫn còn tại chỗ. Ở mặt Bắc, Nectoux vẫn giữ vững. Chúng tôi đã phản kích ở mặt phía Đông với một trung đội của đại đội 3.
Khi tôi quay về hầm chỉ huy đã 3 giờ sáng. Tôi gọi về sở chỉ huy trung tâm; không thấy trả lời.
Nhưng qua loa phóng thanh tôi nghe thấy tiếng trung tá Bréchignac đang nói với các đại đội. Đến lượt Elian 4 cũng đã bị tiến công. Tôi gọi về sở chỉ huy binh đoàn lê dương nói chuyện với thiếu tá Vadot:
- Eliane 2 nói đây! Việt Minh đã ngừng tiến công. Pháo bắn thưa thớt. Tôi chỉ còn 35 lính đủ sức chiến đấu. Vài băng đạn súng máy và một quả lựu đạn. Nếu có thêm một đại đội tăng viện, tôi có thể đương đầu được với đợt tiến công sắp tới.
- Này, anh bạn! Nên biết điều một chút. Tôi đào đâu ra một đại đội đưa cho anh bây giờ. Không còn gì hết.
- Trong tình huống như thế này. Tôi xin phép được cùng với số binh lính còn lại chọc vòng vây, rút sang Eliane 3.
- Ồ. Không được. Các anh phải giữ nguyên vị trí. Trước hết, anh là lính dù, anh phải chiến đấu đến cùng, ít nhất cũng đến khi trời sáng.
- Rõ! Đối với tôi thì cũng là xong rồi.
Tôi bắn ba phát đạn các-bin vào cỗ máy thu phát. Bên ngoài, cảnh vật vẫn hiện rõ dưới pháo sáng. Đỉnh đồi A1 nơi đặt cứ điểm Eliane 2 vẫn còn bốc khói, cứ mỗi phút lại nhận được một hoặc hai quả đạn pháo bắn cầm chừng. Những binh lính còn sống sót của đại đội dù thuộc địa số 3 ngồi túm tụm với nhau, ba người hoặc bốn người một hố. Giờ phút kích động vì cuộc chiến đã chấm dứt. Bây giờ mọi người đều lộ rõ vẻ kiệt sức, trống rỗng, bị đánh gục.
Tôi ngồi trên bờ đất mềm của miệng hố vừa bị mìn nổ, như miệng núi lửa, nhìn những đốm lửa tung lên từ những quả đạn pháo bắn vào khu Trung tâm và các vị trí pháo binh. Trên sườn đồi mặt phía Đông, tôi nhìn thấy những chiến hào Việt Minh cách chỗ tôi khoảng năm mươi mét. Từ dưới chiến hào, Việt Minh vọt lên rất đông đi theo hàng dọc trên bờ hào rồi toả đi rất nhanh trên mặt đất, từng tổ ba hoặc bốn người. Tôi có cảm giác hình như đã mở chốt quả lựu đạn, chỉ chờ cơ hội tốt nhất thì sử dụng.
Việt Minh rất đông. Tôi chỉ còn khoảng ba hoặc bốn chục binh lính nhưng không còn đạn. Không chần chừ, tôi ra lệnh cho trung úy Fesselet rút về khu vực trung tâm với tất cả những ai còn đi được. Có lẽ đến mai sẽ tổ chức được những đại đội phản kích từ những đám binh lính thoát khỏi vòng vây.
Trung úy Julien ở lại bên cạnh tôi. Với chúng tôi không còn gì để làm nữa. Chúng tôi chạy đến các vị trí ở mặt phía Bắc do Nectoux trấn giữ. Các chiến hào đều vắng lặng. Tất cả đều đã bị chết trận, trừ một vài người bị thương đã bị Việt Minh mang đi.
Tôi cảm thấy bàn tay phải giữ chặt quả lựu đạn tê cóng như bị chuột rút. Quả lựu đạn đã rút chốt an toàn. Tôi đã nghĩ đến chuyện mở những ngón tay. Rồi đếm đến năm. Dễ thôi. Tôi bắt đầu đếm đến ba thì ném quả lựu đạn về phía đám bộ đội đang xông đến cách tôi khoảng 5 mét.
Lúc tôi tỉnh dậy thì thấy có một gương mặt cúi xuống, nói với tôi một cách hiền từ:
- Anh đã bị Quân đội nhân dân Việt nam bắt làm tù binh. Đừng sợ. Đối với các anh chiến tranh đã chấm dứt. Anh sẽ được chăm sóc tốt do chính sách khoan hồng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong lúc hai người lính dẫn tôi về trại tù binh, tôi ngước nhìn lên vòm trời. Mặt trời chưa lên tới đỉnh. Đến 11 giờ 30 phút ngày 7 tháng 5 thì tất cả các vị trí ở phía Đông sông Nậm Rốm đều bị đánh chiếm. Sau khi mất Eliane 2 được coi như chiếc chìa khoá của toàn bộ hệ thống (trên đồi A1) cuộc chiến đấu phòng ngự ở Điện Biên Phủ đã bị sụp đổ.
Tại các cứ điểm Isabelle phía Nam Mường Thanh còn có tới 2.000 quả đạn pháo, nhưng chỉ có một khẩu pháo có thể sử dụng được.
Từ hai hoặc ba ngày trước, Castries, Langlais, Bigeard đã nghĩ đến một kế hoạch rút lui mang mật danh Albatros. Đó là mưu đồ thực hiện vào phút cuối cùng, cố chạy sang Lào. Ba người bàn kín với nhau y như một âm mưu vụng trộm.
Bréchignac, Tourret, Bottella, Guiraud đều là người trong cuộc. Còn những người khác đang cùng với đám binh lính bí thương bám giữ trận địa thì không biết gì cả vì họ sẽ phải ở lại. Nhưng mãi đến ngày 7 tháng 5, từ Castries đến Langlais và Bigeard đều không ai dám khởi sự, thực hiện kế hoạch này. Lần cuối cùng họ gặp nhau để bàn về những cơ may của cuộc tháo chạy là vào lúc buổi trưa. Bigeard có thể xuất phát lúc nửa đêm rút theo hướng Tây Nam, lủi vào vùng rừng núi để thoát thân. Nhưng Langlais không đảm bảo có đủ sức để đi bộ hai tiếng đồng hồ mà không gục ngã.
Đến quá trưa thì họ đã bị đánh bại. Khu trung tâm chỉ còn lại một mẩu đất cuối cùng khoảng 500 m2 nằm lọt thỏm giữa dòng sông và cứ điểm Claudine 4, Huguette 2 và Junon, trong đó còn có tới từ 3.000 đến 4.000 lính bị thương, khoảng 3.000 đến 4.000 lính đào ngũ đang chui rúc tại các hầm hố như đàn chuột. Lính chiến đấu thật sự chỉ còn lại 1.000 đã kiệt sức, rối loạn và không còn đạn dược.
Castries liếc nhìn đồng hồ đeo tay. Đã 16 giờ 15 phút. Ở Sài Gòn và Hà Nội lúc này đã hết giờ nghỉ trưa. Ông cầm ống nói, bảo nhân viên phụ trách điện đài:
- Cho tôi nói chuyện với Hà Nội.
Trong lúc này không còn một cứ điểm nào có thể tổ chức phòng ngự được nữa. Đợt xung phong sắp tới của Việt Minh có thể đánh thẳng vào khu Trung tâm. Tiếng chuông reo. Nhân viên phụ trách điện đài nói:
- Báo cáo thiếu tướng, đã liên lạc với Hà Nội. Xin tướng quân cứ nói chậm chạp để nghe cho rõ.
Cơn dông ập xuống thung lũng nhỏ, nơi đặt trại tù binh số 1, đã chấm dứt. Bầu không khí hiện nay khá mát. Ngồi trong trại, chúng tôi nghe rõ tiếng dòng sông chảy ào ào do nước lũ và cả tiếng ngáy của ông già người Tày say thuốc lào đang nằm ngủ trong lán dùng làm nơi tạm giữ tù binh. Anh lính tù binh Ysquierdo đọc to bản thông báo cuối cùng về trận Điện Biên Phủ vừa được phát tới tay các tù binh:
- Vào hồi 5 giờ chiều nay, ngày 7 tháng 5 năm 1954…
Hết

Xem Tiếp: ----