Dịch giả : Lê Kim
Chương 41
Chính bị bắt, Nguyễn Bình xúc động
Phai cứu Chính bất cứ giá nào



































Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Tết Đinh Hợi (1947) chưa được mấy ngày thì tin dữ bay ra bưng: Chính Heo đã bị bắt. Tin này làm bàng hoàng mọi người. Ban công tác số 1 là niềm hãnh diện của kháng chiến. Đó là nắm đấm của nhãn dân yêu nước trong vùng tạm chiếm đã từng giáng những cú thôi sơn vào đầu não quân thù khiến cho chúng hoang mang. Nguyễn Đinh Chính là con chim đầu đàn của Ban công tác số 1.
- Chính Heo bị bắt trong trường hợp nào? Anh Ba hỏi.
Liên lạc thành báo cáo:
- Để cho đồng bào nội thành ăn Tết trong tinh thần tự do độc lập, Ban công tác số 1 quyết định đánh lớn, làm nhiều vụ cho Tây và Việt gian “ê càng” bỏ thói ruồng bó làm tiền dân chúng. Phải gây nhiều tiếng nổ diệt ác trừ gian cho bà con lên tinh thần. Tết Đinh. Hợi phải vui hơn Tét Bính Tuất (46) là năm Tây đang thắng thế đẩy lui bộ đội và cơ quan Nanh Bộ chạy tới mũi Cà Mau. Rất tiếc là trong việc vận chuyển súng đạn vô nội thành, vài nơi bị lộ và đường giao liên bị nghẽn. Chính Heo vẫn cho các tổ nổ súng trừ gian. Đêm giao thừa các bót cảnh sát ở Cầu Kiệu (Phú Nhuận), cầu Mạc Mahon (cầu Công Lý), cầu Bông, cầu Thị Nghè đều bị anh em ném lựu đạn và rải truyền đơn. Một số chiến sĩ bị bắt và lựu đạn ta chế không nổ. Phải vô bưng xin thêm súng đạn và lựu đạn. Đích thân Chính Heo đi để báo cáo rõ về tác hại của nạn thiếu lựu đạn trong các trận đánh ở nội thành. Anh tin rằng anh Ba sẽ không tiếc một thứ gì với anh em công tác thành...
Anh Ba gạt nhưng nói:
- Đồng chí đi ngay vô đề, đừng dài dòng. Trong tình huống nào Chính Heo bị bắt?
- Ra tới Bà Quẹo, anh Chính gặp em Hiệp bị thương ở đùi. Vết thương làm độc, phải mổ ngay. Hiệp mới mười bốn, là đội viên trẻ nhất của Ban công tác số 1 Hiệp và anh trai tên là Hoàng, mười sáu tuổi, là con của ông chủ tiệm đồ da ở đường D' Espagne (Lê Thánh Tôn) chiến đấu rất hăng. Hoàng đã ném lựu đạn làm què thằng thực dân già Béziat, chủ tịch Hội đồng tư vấn Nam Kỳ. Chính Heo tạm hoãn chuyến ra bưng để đưa em Hiệp về nội thành chăm sóc vết thương đã nhiễm trùng. Gởi Hiệp tại một nhà cơ sở, anh Chính đi tìm Mạnh thường quân xin tiền mua thuốc cho Hiệp. Không may anh bị bắt tại Phú Nhuận. Ngày đó là mùng sáu Tết. Bắt được Chính Heo, Tây và Việt gian reo hò tở mở. Chúng đã từng treo giá cái đầu Chính Heo khá cao.
Anh Ba cau mày:
- Phải giải cứu cho Chinh Heo. Với bất cứ giá nào. Các đồng chí đã có kế hoạch gì?
- Đã kiếm luật sư cho anh Chính. Ông Ngô Sách Vinh nhận cãi cho anh Chính không lấy thù lao...
Anh Ba gật:
- Nên liên lạc với nhóm Văn hoá Mác xít - Groupe culturel du Marxisme, báo Les Lendemains và các tổ chức tiến bộ trong thành. Phải gõ cửa tất cả những nơi ta có thể tranh thủ được...
Một lúc sau anh Ba lại nói:
- Đó là về mặt công khai hợp pháp. Nhưng quan trụng hơn hết là mặt bí mật làm sao tổ chức đường dây vượt ngục. Hãy nghiên cứu hệ thống ông cống thành phố. Có thể có đường dây chạy dưới khu vực Khám Lớn...
Mắt liên lạc thành sáng rực lên:
- Một ý hay. Vượt ngục theo ống cống. Nhưng làm sao có hoạ đồ hệ thống cống ngầm Sài Gòn?
- Hãy liên lạc với Sở vệ sinh toà đô chính. Cống ngầm Sài Gòn không quy mô như bên Pháp, nếu các đồng chí có xem bọ phim Les misérables thì thấy Jean Valjean lội bì bõm trong ống cống giải thoát cho anh sinh viên, người yêu của Cosette. Cống Sài Gòn không lớn rộng như vậy, nhưng cũng có thể giúp chúng ta đột nhập nội thành. Các đồng chí cố gắng tìm hoạ đồ đem về đây, ta sẽ nghĩ ra kế hoạch...
Thời gian thấm thoắt trôi, Chính Heo đã bị đưa ra toà kết án tử hình. Báo chí Sài Gòn đều có đăng.
Vài hôm sau liên lạc đem báo thành vô khu. Anh Ba đọc hết tất cả các báo nói về vụ xử ngày 10-10-1947.
Chánh án kêu tối đa: tử hình. Anh Ba lộ vẻ thất vọng vì không tìm ra cách giải thoát cho Chính Heo.
Mấy tuần sau liên lạc thành đem ra bản sao một bức thư Chính Heo viết trong tù. Đây là bức thư gởi Cụ Hổ mà Chính Heo đã tự cắt tay lấy máu ra viết.
Thư chỉ chép có một đoạn:
Thưa Cha, Đến nay con sa vào tay địch, con nắm chắc cái chết trong thời kỳ chúng tra tấn con trong bót Catinat. Rồi chúng đưa con qua Khám Lớn. Con biết chúng sẽ két án tử hình, nên tìm mọi cách vượt ngục.
Tổ chức rất khoa học nhưng không gặp thời cơ. Ra toà ngày 10-10-1947, con bị chúng tuyên án tử hình.
Con chống án và trong phiên xử sau, con sẽ đọc một bản điều trần “Mémoire de défense” vạch mặt bọn xam lăng cướp nước mà vỗ ngực xưng văn minh đi khai hoá nước người...
Ngày 19-5-1948 toà án binh Sài Gòn lại đem tử tội Nguyễn Đình Chính ra xử. Đây là ngày Chính Heo mong đợi. Anh đã chuẩn bị xong bản điều trần lên án bọn thực dân. Bản thảo của anh được anh em tù trí thức như sinh viên trường thuốc Hoàng Xuân Bình, nhà báo Vũ Tùng gọt dũa thêm. Lại được luật sư Ngô Sách Vĩnh chấp bút về ngôn ngữ luật pháp.
Chính Heo đọc rất hùng hồn, bọn Tây hoàn toàn bất ngờ trước bản lĩnh của Nguyễn Đình Chính. Trước vành móng ngựa kẻ tử tội biến thành quan toà dõng dạc lên án cả một chế độ thực dân từ trên xuống dưới.
Báo chí Sài Gòn chỉ loan tin tử tội đọc bản tự bào chữa trước toà, không dám nêu rõ các điểm lớn về nội dung.
Đến khi tử tội bị đày ra Côn Đảo có vài tù nhân Khám Lớn được phóng thích nhảy ra khu. Họ cho biết nội dung bản điều trần của Nguyễn Đình Chính trước toà án binh Sài gòn: đây là một bản án chế độ thực dân. Vô đầu Chính Heo không nhìn nhận tính hợp pháp của phiên toà bởi vì năm 1945 Pháp đã nhục nhã đầu hàng quân đội Nhật. Chủ quyền của Pháp chấm dứt từ khi Bảo Đại thoái vị với lời tuyên bố lịch sử: “Trẫm thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước bị trị”. Thứ hai Chính Heo bác lời buộc tội làm mất tinh thần chiến đấu của quân đội và gây nguy hiểm cho quốc phòng. Điếu đó vô nghĩa. Thứ ba Chính Heo khẳng định nhưng gì tôi làm, tất cả nghiêng người yêu nước của bất cứ quốc gia nào cũng phải làm. Tôi đã hành động hết sức sáng suốt bình tĩnh. Và bây giờ trong móng vuốt của các ông, tôi sẽ cho các ông thấy tôi có đủ bản lĩnh đón lấy cái chết vinh quang cho Tổ quốc cũng như nhà thơ Corneille đã viết: “Mourir pour le pays est ùn si diglle soạt ét qưon brigllerait en foule une si belle mort”.
Tất cả anh em trong khu đều hãnh diện trước hào khí của Nguyễn Đình Chính. Đúng là con cháu Trần Bình Trọng đã xem thường cái chết nhẹ như mảnh lông hồng. Lời thề “Thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc” của người xưa đã được con cháu lặp lại với lời lẽ khác nhưng tinh thần bất khuất vẫn như nhau.
Tuy đau buồn, anh Ba Bình rất hãnh diện có một người em “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Nguyễn Đình Chính. Chính Heo đã làm vang danh Ban công tác Thành.