Dịch giả : Lê Kim
Chương 43
Ra bưng chơi may gặp Nguyễn Bình
Trần Nam Hưng quyết định đi Khu





































Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Trong số 50 nhân viên đơn vị quân y có cái tên Hôpital d'évacuation Motorisé 415của Pháp từ Đức qua Đông Dương chỉ có một người Việt Nam duy nhất: lieutenánt médecin Trần Nam Hưng. Anh Ba Hưng là dân Chợ Giữa, Mỹ Tho tốt nghiệp y khoa bác sĩ Hà Nội khoá 1935-1943. Đơn vị anh gọi tắt là HEM chiếm nhà thương Chợ Rẫy làm trụ sở. Nhân viên hai phần ba là phụ nữ. Những y tá, cứu thương, thuộc hai tổ chức: Croix Rouge (Chữ Thập Đỏ) và AFAT (Auxiliares Féminins de l'armée de Terre tức nữ trợ tá Quân đội).
Anh Ba Hưng là bác sĩ mới ra trường, hãy còn trẻ lại đẹp trai nên các cô đầm non rất có cảm tình. Có ba nàng bám sát anh, một cô đầm gốc Nga trong Hội Chữ Thập Đỏ, một cô AFAT và một vợ tên quan ba. Về sau anh Ba Hưng mới biết ngoài tình cảm trai gái, các cô này còn có nhiệm vụ theo dõi anh để báo cáo với cấp trên vì anh bị nghi có cảm tình với kháng chiến. Tại sao anh bị nghi? Lúc đó trung uý quân y Hưng được giao công việc khám bịnh và phát thuốc cho bịnh nhân. Thấy dân quá nghèo túng, anh Ba cho họ rất nhiều thuốc. Vì chuyện phân phối thuốc hào hiệp đó mà Tây “đuổi” anh Ba Hưng. Để thay đổi không khí, anh tính ra bưng tìm hiểu kháng chiến mà anh đã nghe được nhiều giai thoại. Anh đến nhà luật sư Bùi Thị Cẩm là vợ của luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần đang ở trong bưng. Chị Cẩm nói:
- Mai có liên lạc đi An Phú Đông, chỗ anh Thuần, anh có muốn vô thăm anh Thuần thì đi.
Buồn ngủ gặp chiếu manh, Ba Hưng chụp ngay:
- Cho tôi đi chơi!
Vô khu gặp hai anh trí thức quen: Phạm Ngọc Thuần và Nguyễn Ngọc Bích, Ba Hưng bắt đầu khoái không khí bưng biền. Anh định trở về thì anh Thuần rủ qua Vườn Thơm gặp Nguyễn Bình:
- Sắp tới sẽ thành lập Uỷ ban Kháng chiến Hành Chánh Nam Bộ, anh em mình nên cố gắng tham gia.
Ba Hưng theo bạn qua Vườn Thơm. Lần đầu tiên anh gặp Nguyễn Bình mà từ lâu anh đã nghe danh. Vị tư lệnh Khu Bảy hết sức ân cần với anh em trí thức trong thành. Biết bác sĩ Trần Nam Hưng chỉ vô chiến khu cho biết và sắp sửa trở về thành: anh Ba cấp cho anh một giấy giới thiệu: “Bác sĩ Trần Nam Hưng có chuyện cần gặp tôi. Liên lạc nên giúp đỡ bác sĩ”.
Về thành, bác sĩ Hưng mở phòng mạch ở đường Follcault (Nguyễn Phi Khanh), Đa kao. Làm ăn cũng khá, nhưng cuộc sống nhung lụa ở thành không hấp dẫn bằng sinh hoạt hào hùng trong chiến khu nên chín tháng sau Ba Hưng lại trở vô bưng. Lần này thì di thiệt chứ không phải vô bằng cho biết như lần trước.
Anh Ba Hưng được anh Thuần tiếp đón nồng nhiệt. Anh Thuần vừa được giữ chức Phó Chủ Tịch Uỷ ban Kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ. Khu trưởng khu 7 Nguyễn Bình cũng hoan nghênh ngày tái ngộ người trí thức đã trăn trở chọn con đường tiến thủ. Ngành quân y đang là một ngành cần thiết trong kháng chiến. Các đơn vị đang cần y tá, bác sĩ.
Anh Ba đình giao cho anh Ba Hưng trọng trách mở một khoá đào tạo cứu thương cấp tốc 15 ngày. Sau đó lại mở một khoá y tá trong ba tháng. Trong khoá này anh Ba dạy săn sóc vết thương theo phương pháp mới được áp dụng trong đệ nhị thế chiến. Anh tạm gọi là gọi là phương pháp HEM. Trước đây vết thương được rửa và rắc thuốc hằng ngày, còn theo cách điển trị mới thì rắc trụ sinh, băng lại, ba ngày sau mới tháo băng. Thường thì khi tháo băng, vết thương đã kéo da non. Điều đáng nhớ của khoá này là sáng bế giảng, có trung tướng chủ toạ, chiều máy bay lên ném bom. Nhờ sơ tán ngay nên không ai bị thương. Khoá này mở tại Ba Thu, giữa Đồng Tháp Mười. Đồng trống không có cây cao, máy bay tha hồ rà sát đất.
Đó cũng là lần đầu anh Ba Hưng thấy sức mạnh cỉla không quân Pháp ở Khu Tám.
Sau ngày lễ Thương Binh 27-7-1948, quân y viện 2 đã cất xong tại một giồng gần Ba Thu. Giồng này không biết tên trong vùng gọi là gì nhưng anh em bộ đội gọi là Giồng Nhà Thương vì mới mở nhà thương tại đây. Anh Ba Bình giao nhà thương này cho anh Ba Hưng. Lúc đó bác sĩ Hồ Văn Huê phụ trách Quân Y viện khu 7 ở Cần Giờ. Bác sĩ Hoa coi bịnh xá của Trung đoàn 308.
Gọi là quân y viện 2 nghe rất xôm nhưng đây chỉ là trại cột tràm mái lá, giường chỏng đóng bằng tre trải đệm bàng. Bác sĩ và bệnh nhân ở chung trại chỉ cách một tấm vách lá. Có một kỷ niệm khó quên trong những ngày đầu phụ trách quán y viện ở Giồng Nhà Thương giữa năm 1947 này. Có hai thương binh được đưa tới: anh Nên thuộc trung đoàn 300 và anh Hoàng thuộc trung đoàn 305. Cả hai đều bị thương gãy xương ở tay. Anh Ba Hưng điều trị theo phương pháp HEM, rửa vết thương, rắc thuốc bột Sunfamit (trụ sinh) để năm ngày mới mở băng ra. Hai anh Nên và Hoàng không biết cách điều trị mới lạ này, cứ thắc mắc vì sao bác sĩ không ngó ngàng gì tới vết thương trong năm ngày. Không rõ ai nói cho hai anh biết bác sĩ Hưng là quan hai thầy thuốc trong nhà binh Pháp, chỉ mới ra bưng có mấy tháng. Thế là hai anh nhìn anh Ba Hưng với cặp mắt nghi ngờ: “phải chăng tay này của địch chui vô hàng ngĩl kháng chiến để ám hại chiến sĩ!”. Những lời thì thầm đó thấu tới tai anh Ba Hưng. Anh giải thích phương pháp điều trị mới, nhưng không ai tin vì các nơi khác, thầy thuốc và y tá thay băng mỗi ngày cho bệnh nhân. Không ai nói trước mặt, nhưng sau lưng nhiều người chửi lén: “đã làm biếng lại còn nói dóc”. Anh Ba Hưng rất khổ tâm về thái độ không thán thiện của anh em thương binh. Có đêm anh ngủ không yên vì sợ một kẻ quá khích nào đó lén sang buồng anh “thích khách”. Hai bên chỉ cách nhau vách lá mỏng manh, sơ sài.
Rất may cho anh là những lời xì xào nghi kị đó thấu tới anh Ba Bình. Và một sáng nọ, anh Ba chống xuồng tới quân y viện 2. Thật là bất ngờ, mọi người xôn xao nhưng anh Ba khoát tay nói: “Cứ làm việc bình thường. Tôi chỉ ghé một chút thôi”. Lúc đó anh Ba Hưng đang tháo băng cho hai anh Nên và Hoàng.
Hai anh nhăn mặt lộ vẻ khó chịu vì mùi hôi bốc lên từ vết thương băng đã hơn ba ngày. Nhưng cuộn băng vừa tháo hết thì cả thầy thuốc lẫn thương binh đều reo lên mừng rỡ:
- Lành rồi!
- Kéo da non rồi! Xương đã ráp cứng.
Anh Ba Bình bước tới nhìn kỹ vết thương đã kéo da non của hai anh Nên và Hoàng. Anh gật gù nói với anh Ba Hưng:
- Trước đây tôi có nghe bác sĩ nói về phương pháp băng bó của Pháp trong đệ nhị thế chiến. Này mới thấy tận mắt. Kỳ diệu thật! Tên phương pháp là gì vậy?
- HEM, tức Hospital d'évachation Motorise.
Anh Ba Bình gật gù quay lại hai anh thương binh:
- Tôi có nghe lời phàn nàn của hai anh về giám đốc Quân y viện 2. Cho nên sáng nay tôi gác công việc để qua đây điều tra tại chỗ. Kết quả cho thấy là hai anh hơi vội vàng trong việc phê phán...
Hai anh Nên và Hoàng ấp úng xin lỗi bác sĩ Hưng. Trong khi đó, anh Ba Bình gọi anh Nguyễn Đức Hinh từ dưới xuống lên, nói:
- Chụp bác sĩ Hưng và hai anh thương binh này một bức ảnh kỷ niệm đánh dấu ngày thành công đầu tiên của Quân y viện.
Nguyễn Đức Hinh là nhà thơ kiêm nhiếp ảnh. Ra bưng, anh được anh Ba Bình khai thác một tài năng mới: đánh giặc. Dù vậy anh Hinh vẫn không rời cái máy Zeiss I Rón thân thương. Anh mở máy mời anh Ba Hưng và hai anh Nên, Hoàng ngồi trên giường chụp một bức. Xong rồi anh Ba Hưng mời anh Phạm Ngọc Thuần cùng chụp với ba anh một “pose” làm kỷ niệm.
Vài ngày sau liên lạc đem qua một bao thư trong đó có các bức ảnh rọi lớn với mấy chữ đề tặng của Trung tướng Nguyễn Bình. Bức ảnh đó anh Ba Hưng giữ kỹ như gia bảo: “Nếu ra khu không gặp Nguyễn Bình thì mình đã trở về thành ngay từ đầu”.