Dịch giả : Lê Kim
Chương 6
Ra Côn Đảo, Phương Thảo chuyển hướng
Bị thanh trừng, mắt hỏng một con

 
Tù Quốc dân Đảng được giam chung một dãy dài. Đôi bạn Liệu, Thảo được ở chung một salle (phòng). Nhất nhất Thảo đều noi theo Liệu. Nhà báo kiêm nhà văn đã tỏ ra xứng đáng là đàn anh của Thảo. Là cánh Tây học nhưng Liệu cũng thâm Nho rộng Hán nhờ lúc thiếu thời cũng bỏ bụng ba chữ thánh hiền. Cái vốn “Tam Tự Kinh” đó lại đóng một vai trò quan trọng trong việc nhồi nặn tâm hồn kẻ sĩ: “uy vũ bất năng khuất, phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di”. Trong tù Trần Huy Liệu vẫn ung dung như lúc làm báo viết văn ở Sài Gòn. Với thầy chú, cặp rằn anh rất lịch sự nhưng không khúm núm. Với miếng ăn anh rất tự trọng, không vì cái gọi là “đệ nhất tứ khoái” địch tung ra mà tách riêng, xa rời tập thể. Nhờ có Liệu mà Thảo nương theo, không ngả nghiêng trước cuồng phong bão tố.
Vài tháng sau lại có thêm một chuyến tù Quốc dân đảng ra đảo. Căng tù thêm đông thêm vui. Trong số bạn tù mới có anh người Bắc to cao vạm vỡ. Anh ít học nhưng hơn các bạn tù ở đức hạnh. Những chuyện nặng nhọc như khiêng vác ai cũng ngại. anh xung phong. Chuyện săn sóc tù bịnh truyền nhiễm, ho lao, tù hủi ai cũng gớm, anh tình nguyện. Trong một vụ tranh đấu đòi cải thiện chế độ lao tù, Táy đàn áp mạnh: huy động thầy chú dùng “ma trắc” đánh đập tù túi bụi. Lập tức anh nông dân này xông tới, đưa tấm lưng “ba vừng” ra đón đỡ đòn cho anh em tiểu tư sản thành thị. Xong trận khủng bố, lưng anh nông dân bầm tím những vết roi gân bò và “ma trắc”, nhiều mảng da tróc ra để lòi bầy nhầy. Thảo cùng anh em hết lòng chăm sóc người dũng sĩ đáng yêu này. Anh tìm hiểu:
- Anh tên gì, quê ở đâu?
- Độ. Trần Xuân Độ, quê Hải Phòng.
Thảo mừng rỡ xiết tay: “Tôi cũng sống ở Hải Phòng đây. Tha phương ngộ cố tri. Còn gì vui bằng”. Độ lớn hơn Thảo chừng mười tuổi, tánh trầm lặng, khiêm tốn: chỉ nói khi thật cần thiết. Thảo hỏi tới đâu Độ nói tới đó. Ông bị kết án chung thân và có vẻ cam phận. Nhưng Thảo đã đánh giá lầm ông Độ. Tâm hồn người nông dân ít nói này là một đáy biển có nhiều lượn sóng ngầm. Lúc các vết thương kéo da non. sáng nào ông cũng tình nguyện quét lá bàng ngoài sân.
Thảo tò mò tình nguyện theo và được biết vì sao ông Độ khoái quét lá bàng.
Bagne 2 (trại 2) gồm hai dãy khám dài đối diện nhau, cách một sân rộng. Bên này ngó thấy bên kia.
Bên này là tù Quốc dân đảng, bên kia là tù Cộng sản. Khi quét lá bằng, tù hai căng có thể trao đổi vài câu là không sợ thầy chú hay bạn tù cùng căng nghe được.
Đi quét lá bàng ngoài sân: Thảo và Độ thường nói chuyện với anh em bên cộng sản, tìm hiểu tình hình bên đó để xem căng nào “dễ thở” hơn. Anh bạn tù cộng sản cười:
- Từ chánh trị thì Cộng sản hay Quốc dân đảng gì, Tây cũng coi là tù hết nó chỉ phân biệt tù chính trị với tù thường phạm. Bagne 2 mình đây tương đối “dễ thở” hơn bagne 1 là nhờ anh em mình biết tổ chức biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, người mạnh làm choàng người yếu, người biết chữ dạy người không biết, người chánh trị cao dạy người chánh trị thấp. Hột muối cắn làm đôi...
Đó là chuyện lạ đối với Thảo. Ở dãy anh làm gì có chuyện đó. Ở tù mà còn phân biệt giai cấp. Anh thấy chuyện lạ đời: ăn cơm có người hầu, người quạt. Hỏi Liệu mới biết đó là nhóm Đại Việt quan lại, cũng theo chủ nghĩa tam dân nhưng phần lớn là quan lại hoặc con ông cháu cha, làm cách mệnh mà chưa bỏ được thói quen ăn trên ngồi trốc.
Những khám phá về căng bên kia Thảo đều thì thầm cho Liệu biết. Thế là vài ngày sau Liệu tập hợp một số anh em trẻ trong salle lại nói chuyện tình hình “nghe đỡ buồn”. Tất nhiên trong số này có Thảo. Anh kéo theo ông Độ là người rất ham học. Với tài kể chuyện hấp dẫn, Liệu thu hút hầu hết anh em trong salle. Một số anh em khác salle cũng tham gia. Không khí căng có phần sinh động hơn trước.
Theo gợi ý của Liệu, Thảo cũng mở lớp dạy văn hoá, vì có văn hoá- học chánh trị mới dễ hiểu hơn. Không biết năm châu bốn biển thì làm sao hiển được tình hình thế giới!...
Ông Độ tuy lớn hơn Thảo gần một con giáp nhưng ông vẫn chịu khó ngồi học một người non trẻ hơn mình. Có người chế nhạo, ông Độ cười: “Nó nhỏ mà nó giỏi, còn mình lớn mà mình dốt, hễ dốt thì phải học. Tự ái là dốt suốt đời”.
Một hôm người quét lá bàng căng bên kia cho biết: “Tối nay có diễn kịch mừng ngày lễ quốc tế lao động Một tháng Năm”. Thế là bộ ba Liệu, Thảo, Độ lén qua bên kia xem văn nghệ. Núp bên ngoài mà xem. Càng lén lút càng say mê, như ăn vụng bao giờ cũng ngon. Trong tù mà sân khấu cũng có sơn thuỷ như các gánh hát ngoài đời. Đào kép cũng son phấn hia mão, gươm dáo, không thiếu thứ gì. Thảo rất mê cô đào trong vở tuồng đêm ấy. Ở tù lâu quá, mắt không thấy đàn bà, huống chi đây là đàn bà đẹp, môi son má phấn, đi đứng yểu điệu.
Từ đó mỗi khi nghe căng bên kia có diễn kịch là Thảo trốn qua xem. Đêm nào có “cô đào” trên sân khấu là Thảo vui thú làm. Lòng mến mộ trẻ con đó không qua được cặp mặt tinh đời của Liệu. Có hôm Liệu nói đùa: “Coi chừng cô đào đó là cộng sản”. Thảo thành thật tâm tình: “Tại sao lại phân biệt như vậy? Tôi chỉ thấy hai bên có một nét đẹp chung: lòng yêu nước. Còn đi sau thêm về chánh kiến thì tôi không đủ trình độ như anh. Với tôi thì lòng yêu nước là đỉnh cao của con người. Tây bắt chúng ta đày ra hải đảo này là vì chúng sợ lòng yêu nước của chúng ta, còn phân biệt cộng sản với quốc dâu đảng là chuyện thứ yếu”
Liệu im lặng khá lâu dường như chìm trong suy nghĩ. Hôm sau Liệu kéo Thảo ra chỗ vắng nói nhỏ:
- Lâu nay mình suy nghĩ nhiều về cộng sản và quốc dân đảng. Mình nhận ra điều này: Cộng sản là một phong trào quốc tế, còn quốc dàn đảng nằm trong phạm vi quốc gia. Xu thế cách mạng hiện nay mở rộng ra các nước ngoài tìm đồng minh để có thêm sức mạnh chống đế quốc thực dân. Quan niệm bế quan toả cảng các triều vua Nguyễn đã lạc hậu lỗi thời rồi. Ra đây, được gần các anh em cộng sản mình nên học hỏi thêm.
Thảo góp ý:
- Anh học nhiều hiểu rộng thấy xa, còn tôi thì chỉ thấy sinh hoạt bên kia dân chủ hơn, tiến bộ hơn, vui vẻ hơn...
Độ chừng nhận thấy như vậy. Và còn có một số người cũng đồng tình với bộ ba này.
Không chỉ có bộ ba Liệu, Thảo, Độ hướng tầm mắt về căng bên kia mà còn có vài nhóm khác như nhóm anh Tưởng Dân Bảo cũng xung phong quét lá bàng để bí mật tiếp xúc anh em bên kia.
Được tôi rèn trong lò lửa cách mạng. Thảo thấy mình có ít nhiều tiến bộ, nhưng Liệu mới là người hăng hái trong hoạt động chuyển hướng. Từ tam dân anh chuyển sang quốc tế vô sản. Những cuộc nói chuyện trong salle, anh nói rõ xu thế ấy.
Một hôm ông Độ cho Thảo một tin quan trọng. Những người cầm đầu căng Quốc dân đảng đã thấy sự chuyển hướng của nhóm Trần Hny Liệu. Họ quyết định lập ban thanh trừng bọn phản đảng. Độ khuyên Thảo nên ăn nói thận trọng. Thảo báo ngay cho Liệu, nhưng Liệu vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình như trước. Đúng Liệu là một tay tuyên truyền trong máu, không có gì có thể ngăn chặn tài hùng biện của anh được. Thế rồi chuyện phải đến đã đến; vào nửa đêm trong lúc cả salle chìm trong giấc ngủ, một bóng đen di động. Hắn thủ một lưỡi dao “con chó” đã mài bén như dao cạo. Đã rình rập tư trước, hắn mò đến nơi “tên phản động” nằm. Nhanh như chớp, hắn quỳ xuống, choàng chân ngồi lên ngực nạn nhân, tay trái nắm đầu, tay mặt lia dao cắt cổ. Nạn nhân chỉ kịp kêu lên một tiếng, máu chảy đỏ cả ngực... Tiếng kêu ấy đã cứu nạn nhân: thầy chú gác đêm nghe động bám đèn pin chạy tới. Hung thủ vội vàng bỏ con mồi chạy thoát thân. Cả salle giật mình thức giấc. Họ phát hiện người bạn tù bị cắt cổ đang quằn quại, máu me đầy mình. Lập tức nạn nhân được đưa đi cấp cứu. Nạn nhân cuộc thanh trừng đầu tiên năm đó là nhà báo kiêm nhà văn Trần Huy Liệu. Rất may vết thương không sâu và được điều trị kịp thời. Mọi người trong salle vui mừng được biết nhà báo họ Trần đã thoát chết đồng thời nguyền rủa bọn chủ trương giết người không cùng một chánh kiến với mình.
Dù bị lên án, bọn quá khích vẫn tiếp tục “thanh toán mấy tên phản Đảng”. Nạn nhân thứ hai cũng bị cắt cổ vào nửa đêm. Và cũng rất may là thầy chú tới kịp hung thủ bỏ chạy và nạn nhân được cấp cứu kịp thời. Không chết nhưng mang vết sẹo to ở cổ như nhắc nhở mọi người phải hết sức cảnh giác khi quyết định gia nhập một Đảng nào đó. Nạn nhân này là Tưởng Dân Bảo. Cũng là người miền Bắc.
Hai vụ cắt cổ xảy ra trong vòng một tuần khiến cả dãy lo sợ. Nạn nhân thứ ba sẽ là ai đây? Thảo nghĩ thấm: “Mình là cái bóng của anh Liệu. Chúng đã nhắm vào anh Liệu thì chắc chắn không bỏ sót mình. Phải đề phòng và cẩn thận”. Nhiều đêm anh thức suốt luôn luôn nằm trong thế thủ, hễ thấy động là tấn công ngay. Anh rất mê bóng đá và nhớ một huấn luyện viên đã chủ trương “công là thủ hay nhất”. Nhưng thức ròng rã ba đêm mà kẻ “thi hành kỷ luật” không dẫn xác tới. Đến hôm thủ tư thì quá mỏi mòn, vừa đặt lưng xuống là ngủ vùi như chết. Kẻ thi hành kỷ luật như một tay thợ săn lành nghề, biết lúc nào giăng lưới, lúc nào buông tên. Và lần này hắn không dùng dao con chó mà đùng bàn chải đánh răng. Bản án thi hành cho Nguyễn Phương Thảo không phải là tử hình mà “lấy một tròng mắt” tên phản đảng.
Trong bóng đêm một bóng ma xuất hiện. Đến bên Thảo, bóng đen nhằm ngay mắt đâm mạnh bàn chải xuống. Thảo rú lên một tiếng làm cả salle náo động.
Hung thủ nhanh chân biến mất. Thầy chú đưa Thảo tới bịnh xá. Dù được chăm sóc tận tình, con mắt trái đã hỏng. Đành phải chịu tật suốt đời.
Lạ lùng thay, mất một mắt mà từ đó Thảo thấy mình sáng hơn trước. Sáng ở thuật đối nhân xử thế, sáng ở thuật gạn đục khơi trong. Anh đã trả một giá rất đắt khi chọn Đảng. Chủ nghĩa tam dân rất đẹp với tôn chỉ độc lập tự do, hạnh phúc là đỉnh cao của dân tộc, dân quyền, dân sinh, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu suông để mê hoặc thiên hạ, còn bọn cầm đầu thì chỉ theo mục đích hèn hạ là vinh thân phì gia và không ngần ngại thủ tiêu những đồng đảng khác chính kiến. Anh nhất định phải học người xưa ở điểm quay lưỡi bẩy lần trước khi nói. Chọn Đảng chính trị cũng phải động não bẩy lần trước khi quyết định.
Từ bịnh xá trở về bagne 2, Nguyễn Phương Thảo đã biến thành người khác về nhân dạng cũng như về tâm hồn. Trước kia, Thảo đẹp trai với đôi mắt sáng rỡ, tánh tình hồn nhiên: bây giờ xấu xí chột mắt u uất trầm ngâm kiệm lời.
Anh thất vọng về quốc dân đảng đã cướp đi của anh một con mắt nhưng anh không trách người đã đưa anh vào Đảng này. Trần Huy Liệu cũng là nạn nhân của những cụm mỹ từ “tam dân, dân tộc độc lập dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Cái sẹo to nơi cổ là một tấm biển cảnh giác “đừng mắc bẫy những mỹ từ trống rỗng”. Hãy nhớ mãi câu nói: “thùng rỗng khua to” để thận trọng trong mọi nhận xét người và việc.
Năm 1935, tù Côn Đảo được trục xuất về nguyên quán, bộ ba Liệu, Thảo, Độ trả xong bản án năm năm tù được “quy hồi cố hương”.