Chương 7

“Anh chưa định gì hết cả. Để xem tình hình thế nào cái đã.”
K. đã trả lời tôi như vậy trong cuộc nói chuyện điện thoại lần thứ hai của chúng tôi sau ngày tôi về Hà Nội, khi tôi nhắc lại câu hỏi muôn thuở của mình: “Anh định bao giờ thì về nước?”
Lần nói chuyện đầu tiên, lúc tôi mới về được một tuần, K. vẫn còn bảo anh sẽ cố về sau một, hai tháng nữa. Một tháng trôi qua, bây giờ, đến cả một cái thời hạn anh cũng không thể xác định nổi. Giọng anh đầy vẻ mệt mỏi và thiếu tin tưởng đến nỗi tôi không dám gặng hỏi gì thêm. Mà có hỏi nữa thì cũng vô ích. K. vẫn tránh nói về chuyện làm ăn của mình như thường lệ. Chỉ nói đi nói lại là anh rất nhớ tôi. Rồi anh hỏi tôi đã quen được với cuộc sống ở trong nước chưa, đã nghĩ đến chuyện thử đi xin việc làm chưa?
Rời máy điện thoại, tôi ngồi lặng hồi lâu, nước mắt chỉ chực trào ra. Tôi đã hy vọng biết bao nhiêu vào cú điện thoại này. Tôi cứ đinh ninh rằng K. gọi điện để báo cho tôi biết ngày giờ anh về nước. Thế mà giờ đây thậm chí anh không còn dám hứa hẹn bất cứ điều gì. Tình hình ngày càng xấu hơn, hay trước kia nó đã xấu như vậy rồi, mà K. cứ hứa bừa để giữ tôi ở lại? Một linh cảm đen tối ập đến bóp nghẹt tim tôi. Lần đầu tiên kể từ ngày cầm trên tay tấm vé máy bay về Hà Nội, tôi tự hỏi liệu quyết định về nước của mình lúc đó có vội vàng quá không?
Dù thế nào đi nữa thì bây giờ cũng không thể nghĩ đến chuyện trở lại Matxcơva được. Chỉ còn cách duy nhất là ổn định dần cuộc sống ở Hà Nội trong lúc chờ đợi K. về.
Một tháng sau ngày về nước, tôi bắt đầu tính chuyện đi xin việc. Lúc mới về, nhiều người xui tôi là cứ nghỉ ngơi vài tháng cho bõ tám năm đèn sách nhọc nhằn, chứ làm việc thì còn làm cả đời, đi đâu mà vội. Nhưng chỉ nghỉ được hai ba tuần, đi thăm họ hàng bạn bè một lượt xong, tôi đã bắt đầu cảm thấy buồn chán. Nửa năm ngồi đợi K. ở Matxcơva đã làm tôi ngấy đến tận cổ cuộc sống ăn không ngồi rồi. Thêm nữa, nhìn bạn bè nhiều người về nước trước tôi cả năm mà giờ vẫn cứ lông bông chưa có việc làm, tôi đâm ra sốt ruột, nghĩ mình cần phải nhanh chân, chứ không lại rơi vào cảnh trâu chậm uống nước đục.
Tôi bắt đầu bằng việc đi tìm hiểu tình hình, lên một danh sách các cơ quan cần đến những ngành nghề gần gũi với chuyên môn của tôi. Sơ bộ ban đầu, có khoảng hơn một chục cơ quan như vậy đóng trên địa bàn Hà Nội hoặc các vùng lân cận. Tôi đánh số theo thứ tự ưu tiên, đứng đầu là những cơ quan mà tôi thích nhất, đến cuối bảng thì là những nơi không thật phù hợp với ngành học của tôi, nhưng nếu không kiếm được chỗ khác thì làm việc ở đó cũng tạm được.
Tuy đã đi học ở nước ngoài tám năm, tôi vẫn có đủ kiến thức thực tế để hiểu rằng nếu tự dưng lại tò tò vác mặt đến xin việc ở một cơ quan không có quan hệ quen biết gì, thì chắc chắn người ta sẽ nhìn mình như nhìn người từ hành tinh khác rơi xuống. Vì vậy, bước tiếp theo của tôi là mở cuộc điều tra trong tất cả bà con họ hàng xa gần lẫn bạn bè người quen thân sơ, xem có người nào dính dáng dây mơ rễ má gì đến những cơ quan mà tôi đang nhòm ngó không.
Thật là một công việc mò kim đáy bể. Hai bố con tôi ngồi bàn bạc suốt cả buổi tối mà không tìm ra được một ai có thể giúp tôi xin việc. Cả họ nhà tôi xưa nay chẳng có ai học ngành tâm lý bao giờ. Bố tôi là kỹ sư, làm việc ở một Viện khoa học kỹ thuật. Mẹ tôi khi còn sống cũng là kỹ sư, làm việc ở một nhà máy.Tóm lại là phạm vi quan hệ của bố mẹ tôi hoàn toàn không có liên quan gì đến lĩnh vực ngành nghề của tôi.
Tình hình khả quan hẳn lên khi bố con tôi đi tham khảo ý kiến họ hàng. Chú tôi cho biết rằng một bà làm việc cùng phòng với chú có ông chồng vốn là viện phó của viện B (cơ quan đứng thứ hai trong danh sách của tôi), nay đã về hưu. Cô tôi thì nhớ ra được rằng mẹ của anh bạn rất thân của cậu em họ tôi (tức là con trai đầu của cô tôi) là giảng viên đại học, dạy chính ở khoa C (đứng thứ ba trong danh sách của tôi). Bà bác ruột (chị ruột của mẹ tôi) lại cung cấp thêm rằng cô em chồng của bác có ông chồng làm việc ở cơ quan E (đứng thứ năm trong danh sách ), ông này vừa mới về hưu cách đây có vài tháng.
Vậy là trước mắt tôi đã có con đường tiếp cận đến ba cơ quan. Tôi đành từ bỏ mơ ước về Viện A, cơ quan mà tôi xếp số một trong danh sách, vì không tìm được người quen nào ở đó. Bù lại, tôi có thể tự coi mình là người tốt số, nếu xin được vào làm việc ở một trong ba cơ quan B, C và E.
Sau khi được ông chú, bà cô và bà bác dẫn đi thăm hỏi, trình diện (và quà cáp) ở ba nơi cần thiết, tôi đã có trong tay hai lá thư giới thiệu, lời lẽ rất nhiệt tình, làm vũ khí phòng thân để đến Viện B và cơ quan E. Riêng cô Châu, mẹ của anh bạn cậu em họ tôi thì lại còn nhiệt tình hơn một bậc: cô hẹn ngày đích thân dắt tôi đến trường để yết kiến ông trưởng khoa C.
Viện B là nơi mà tôi chọn để mở màn chiến dịch đi xin việc của mình.
Chẳng cần học tâm lý cũng phải biết rằng ấn tượng đầu tiên là hết sức quan trọng. Vì vậy, buổi sáng hôm ấy, tôi mất hơn nửa tiếng đồng hồ để lựa áo chọn quần. Tiêu chuẩn là trang nhã mà không già, tươi trẻ mà không lòe loẹt, diện nhưng không được phô trương quá làm cho người ta ghét, giản dị nhưng không được nhếch nhác để người ta có thể coi thường... Toàn bộ kho quần áo của tôi đem ở Nga về bị bới tung ra nhưng tôi không thể tìm được cái gì khả dĩ đáp ứng được những yêu cầu trên. Cuối cùng tôi đành phải cắn răng khoác vào người mình một bộ, nhủ thầm rằng nếu mình biết cách thì lụa sẽ đẹp vì người.
Tiếp đó, mục trang điểm mà mọi khi tôi chỉ mất có mười phút là xong, lần nàng nào thằng nấy đều rặt một phường lừa đảo...
Cuối cùng, tôi cũng rủ được Cécile đến buổi dạ hội mà Rita đã báo cho biết. Cécile đồng ý đi chỉ vì chiều tôi, không nỡ để tôi phải đi một mình. Thêm nữa, đây lại là một buổi dạ hội từ thiện...
Buổi dạ hội thu hút được khá nhiều người, cả Pháp lẫn Việt. Người Việt thì đủ thành phần, còn người Pháp thì chủ yếu là giới bác sĩ, nhân viên y tế, sinh viên y khoa (điều này về sau tôi biết là do nghe Tr. nói (anh ở trong ban tổ chức), chứ lúc ấy tất nhiên tôi không nhận diện ra được bác sĩ nào, vì ở đây không có ai mặc blouse trắng cả).
Sau khi ăn hai cái nem rán, vài miếng tôm chiên bọc bột, mặt Cécile đã bớt đi vẻ u sầu. Người cô bắt đầu hơi nhún nhảy đung đưa theo điệu nhạc, tuy vậy cô vẫn chỉ đứng ngoài nhìn thôi chứ chưa bước chân vào sàn nhảy.
Tôi chạy đi mua hai cốc nước quả cho tôi và Cécile, lúc quay lại thì thấy cô đang nói chuyện sôi nổi với một anh chàng tóc nâu, đeo kính cận. Nhìn qua thì thấy nhan sắc chàng này chẳng có gì đặc biệt, nhưng thật may là mặt anh ta hình như trông không giống phường lừa đảo, không làm cho Cécile ngán đến tận cổ. Bằng chứng là đôi mắt của Cécile không những không lúc nào rời người đối thoại ra, mà còn chuyển từ u sầu sang đong đưa, lúng liếng.
Đưa cốc nước cho Cécile xong, tôi tế nhị đứng tránh xa ra một quãng. Lãng đi một tí, uống chưa xong cốc nước thì tôi đã nhìn thấy Cécile yểu điệu áp sát người vào chàng trai trong một điệu slow tình tứ từ lúc nào không biết.
Chẳng còn cô bạn đứng cùng để tán chuyện, tôi bèn bỏ ra ngoài hít thở khí trời cho thoáng.
Đêm đầu xuân có vị ngọt ngào của một que kem làm bằng nhiều loại trái cây hỗn hợp. Không khí se lạnh và phảng phất mùi hoa. Tôi bỗng nhận thấy cách mình mấy bước chân có một bụi tử đinh hương nở hoa tím ngắt. “ Xiren! Sao mới đầu tháng tư mà đã có xiren rồi nhỉ?”, tôi thầm nghĩ, bước lại gần và chợt nhận ra rằng cho đến giờ mình vẫn chưa biết tên tiếng Pháp của loại hoa này. Đối với tôi, nó vẫn chỉ là xiren, loài hoa mà cứ mỗi độ xuân về lại rạo rực phủ khắp quả đồi của thời sinh viên của tôi. Có lẽ vì ở đây ấm hơn nên xiren nở sớm. Ở Matxcơva, tháng năm mới là tháng của xiren.
Đang định thưởng thức hương hoa thì bất chợt có mùi thuốc lá xộc vào mũi. Tôi nhăn mặt, khịt mũi, phẩy tay xua đi cái mùi khó chịu đó rồi đưa mắt nhìn quanh để tìm thủ phạm, nhưng trong ánh sáng mờ mờ tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài rặng hoa xiren tím một màu bí ẩn. Không muốn tiếp tục bị khói thuốc lá đầu độc, tôi bèn quay gót bước vào nhà.
- Tôi dập điếu thuốc rồi đó, chị khỏi cần đi tránh khói thuốc nữa nhen, - anh đột ngột bước ra từ phía sau rặng cây, nói bằng một giọng bình thản thoáng một nụ cười, như là đã quen nhau từ lâu lắm.
Tr. bước vào đời tôi bất ngờ như vậy. Với anh, tôi đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Buổi tối hôm ấy, lúc tôi đang đứng nói chuyện với Tr. thì Cecile khoác tay cậu bạn mới chạy ập đến, bảo: “Đừng đợi mình nhé, mình có việc phải đi chỗ khác”. Trước khi lao vút đi, cô còn liếc mắt nhìn Tr. một cái rồi mỉm cười ranh mãnh với tôi (ra ý bảo: “Hai chúng mình tối nay đều trúng quả!”). Cecile đi một lát thì tôi cũng muốn về, tuy buổi dạ hội chưa kết thúc. Tr. bảo để anh lái xe đưa tôi về. Tôi từ chối. Tr. cũng không nài, anh chỉ ghi cho tôi số điện thoại của anh và nói “hy vọng có dịp gặp lại”. Phân vân một lát rồi tôi cũng ghi cho anh số điện thoại của tôi.
Tôi ra gần đến bến xe buýt thì thấy một chuyến xe đang rời bến. Đuổi theo không kịp nữa, tôi nhìn bảng giờ xe chạy mà chán nản cả người: vào cái giờ khuya này số chuyến xe bị giảm đi, phải nửa tiếng nữa mới có thêm chuyến khác. Bến xe vắng tanh không một bóng người. Tôi đứng co ro chưa được năm phút thì bất ngờ có một chiếc ôtô đỗ xịch ngay trước mặt. Tr. thò đầu ra, cười bảo: “Giờ này đợi xe buýt thì lâu lắm. Lên đây tôi chở về luôn đi. Tiện đường thôi, đừng ngại.” Thấy tôi còn ngần ngừ, anh dọa: “Chỗ này ban đêm không an toàn đâu.” Lý lẽ sau cùng này của Tr. quả là có sức thuyết phục: chẳng đợi anh mời thêm, tôi cun cút chui ngay vào xe của anh.
Mấy ngày sau, một buổi tối Tr. gọi điện thoại cho tôi. Sau khi trao đổi vài câu xã giao, tôi hơi bất ngờ khi nghe anh hỏi tôi đã ăn tối chưa, nếu chưa, anh muốn rủ tôi đi ăn để giới thiệu cho tôi một tiệm ăn Việt Nam hay lắm (“Có đủ các món Bắc do đầu bếp người Bắc nấu”, Tr. nhấn mạnh). Bất ngờ với cả chính mình, tôi đồng ý ngay và hỏi anh là phải gặp nhau ở đâu, vào lúc mấy giờ. “Ở trước cổng nhà L.C., ngay bây giờ”, Tr. đáp. Tôi vội chạy ra cửa sổ nhìn xuống đường: Tr. bước ra từ chiếc ôtô đỗ ở lề đường, một tay cầm điện thoại, tay kia giơ lên vẫy tôi, mỉm cười.
Quãng hai tháng sau đó, một buổi chiều chủ nhật, khi chúng tôi đi dạo bên bờ sông Garonne, đang nói chuyện linh tinh thì bất ngờ, không rào trước đón sau gì hết, Tr. bảo rằng anh yêu tôi và muốn cưới tôi.
- Nhưng anh đã biết gì về em đâu mà muốn cưới em, - tôi nói, cảm thấy tim mình như nhảy dựng lên.
- Anh biết về em nhiều hơn em tưởng, - Tr. trả lời.
- Anh mới quen em hai tháng nay, làm sao mà biết nhiều được, - tôi phản đối.
- Cũng đã đủ để tin rằng chúng mình rất hợp nhau, - Tr. nói hết sức tự tin.
- Nhưng em thì chưa biết về anh đủ để có thể tin được như thế, - tôi bảo.
- Vậy em muốn biết gì thì cứ hỏi, anh sẵn sàng trả lời, - Tr. cười đáp. - Hỏi cung nhiều lắm thì cũng một buổi là khai xong hết chứ mấy.
Sau đây là những đoạn trích từ cuộc “hỏi cung”.
- Sao đến giờ anh vẫn sống một mình? Trước đây, đã có lúc nào anh định lấy vợ chưa?
- Anh muốn lấy vợ sớm lắm (cười), từ lúc chưa đến hai mươi tuổi, dạo còn ở Sài Gòn, nhưng không thành. Sau đó, cách đây ba năm thì có cô định lấy anh, nhưng rồi cũng không thành nốt (lại cười). Bây giờ là lần thứ ba, quá tam ba bận chắc phải xong (cả hai chúng tôi cùng cười, rồi tôi bảo: “Anh đừng có nói trước mà bước không qua đấy”).
- Anh kể cho em nghe về lần đầu của anh đi. Vì sao lại không thành?
- Vì gia đình anh quyết định rời Việt Nam. Anh nhất quyết đi vì ở Sài Gòn lúc đó anh không thấy có tương lai. Cô ấy là bạn học của anh. Anh muốn cô ấy đi cùng nhưng cô ấy không thể đi được. Ba cô ấy còn trong trại cải tạo, má thì bệnh nặng, cô ấy có bốn đứa em nhỏ. Anh phải đi một mình, hẹn nếu ổn định được thì sẽ tìm cách quay lại đón. Nhưng sự đời đâu có đơn giản như mình mong muốn. Cô ấy đợi anh năm năm rồi đi lấy chồng. Anh nghe nói... – Tr. đột ngột dừng giữa câu, rút một điếu thuốc ra châm lửa hút. Rồi có lẽ sực nhớ rằng tôi sợ mùi khói thuốc, anh lại vội dụi điếu thuốc, vứt đi.
- Chắc là chị ấy buồn lắm, - tôi nói, tự nhiên thấy thương người con gái xa lạ ấy đến thắt cả lòng. Hẳn là chị cũng đã ngóng chờ anh như tôi từng ngóng chờ K.
Tr. khẽ thở dài, không nói gì, nhưng tôi đọc được trên gương mặt anh câu trả lời: “Anh cũng buồn lắm.”
- Còn lần thứ hai? – tôi hỏi tiếp.
- Lần thứ hai thì không có gì thật đáng nói, - Tr. trả lời. - Đó là hồi anh ở Paris. Anh đi làm rồi, còn cô ấy vẫn là sinh viên. Đã có lúc nghĩ đến chuyện cưới, đã sống với nhau một thời gian, nhưng càng ngày càng thấy là tính tình không hợp, cứ cãi nhau hoài thôi. Sau hết chịu nổi nên quyết định chia tay. Cô ấy có ngay bồ khác, còn anh thì rời Paris xuống đây.
- Vậy mà anh bảo là “không có gì thật đáng nói”. Anh phải chạy trốn khỏi Paris tức là cũng sâu sắc lắm rồi.
- Không có chuyện “chạy trốn” đâu. Anh chuyển đến đây hoàn toàn là vì công việc. Ở Paris anh chưa có công việc ổn định, lại phải làm việc như bác sĩ đa khoa, trong khi anh tốt nghiệp chuyên khoa nhi. Chỗ làm việc của anh ở đây tốt hơn hẳn, được nhận là anh đi liền.
- Anh yêu nghề lắm phải không? Bác sĩ nhi khoa là một nghề hay thật đấy. Hồi trước, cũng có dạo em mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho trẻ con.
- Bây giờ thì anh thích nghề này, nhưng thực ra hồi đầu anh học ngành y cái chính là vì chiều má anh thôi. Người Việt mình cỡ tuổi má anh ở đây, không biết sao ai cũng chỉ muốn con mình làm bác sĩ. Đối với mấy ông bà già thì không có nghề gì oai hơn là bác sĩ hết. Má anh cứ nói hoài, anh thấy cũng được nên nghe theo. Chớ còn trước đó, anh lại thích theo nghề khác.
- Nghề gì vậy? – tôi tò mò hỏi.
- Nghề kiến trúc. Hồi xưa anh thích làm kiến trúc sư lắm. Đến giờ, thỉnh thoảng vẫn thấy hơi tiếc, - Tr. thú nhận.
Có một cái gì đó nhói lên trong tim tôi. Trong chốc lát, tôi tưởng như lại nhìn thấy K. đứng bên tôi, say sưa nói về ngành kiến trúc của mình. Nhưng bề ngoài Tr. không giống K., hoàn toàn không giống. Vóc người anh tầm thước, hơi gầy chứ không cao to như K., da ngăm ngăm đen, nụ cười lúc nào cũng thoáng vẻ tinh nghịch. Có lẽ, cái gây ấn tượng nhất đối với tôi là giọng nói của anh. Tôi không ngờ con trai Sài Gòn lại có giọng nói hay đến vậy: trầm, nam tính nhưng lại khá nhẹ nhàng, ấm áp, tình cảm nhưng không hề suồng sã, tóm lại là một giọng nói trời cho để gây lòng tin ngay phút ban đầu ở người đối thoại ( chính xác hơn là ở người đối thoại thuộc nữ giới).
- Nghề kiến trúc à? Vậy chắc là anh thích vẽ lắm nhỉ? – tôi lại hỏi.
- Hồi xưa anh cũng ham vẽ, nhưng từ khi học y thì bỏ. Bây giờ chắc không cầm nổi cây cọ nữa rồi, - Tr. cười
Sau này, Tr. phàn nàn rằng anh đã bị tôi “tra tấn” về mặt tâm lý một cách hết sức “dã man”, vì sau khi anh đã thành khẩn khai báo hết mọi tội lỗi rồi mà tôi vẫn còn bắt anh phải sống trong trạng thái căng thẳng chờ đợi bản án mất gần hai tháng.
Điều này Tr. tố lên như vậy sau ngày cưới của chúng tôi (để kể khổ và đòi bồi thường thiệt hại!), chứ còn trong chính thời gian chờ đợi đó, tôi không hề nhận thấy anh “căng thẳng” bao giờ. Lần nào gặp nhau anh cũng có thái độ bình thản với nụ cười tinh nghịch cố hữu. Chỉ có cái buổi tối quyết định ấy, khi anh đến rủ tôi đi xem phim và tôi bảo: “Để hôm khác đi xem phim được không anh? Tối nay, em có chuyện muốn nói với anh”, thì Tr. có vẻ hơi bối rối, nhưng anh trấn tĩnh lại ngay và cười đáp: “Em đã quyết định rồi phải không? Vậy thì em cứ tuyên án đi, anh nghe đây.” “Em muốn kể cho anh nghe một chuyện...một chuyện ngày xưa của em. Em nghĩ là anh nên biết, nếu anh vẫn muốn cưới em.” “Gì mà trang trọng vậy? Mà anh có yêu cầu em phải cung khai lý lịch hồi nào đâu?”, Tr. đùa, nhưng mắt thoáng vẻ lo ngại. “Chính vì anh không yêu cầu nên em mới càng thấy là phải kể cho anh biết, nếu không, em cảm thấy trong lòng không thanh thản”, tôi bảo.
Tr. ngồi xuống đi văng, cạnh tôi, và tôi bắt đầu kể cho anh nghe câu chuyện của tôi và K., từ cái thời hạnh phúc ở Matxcơva đến những ngày chờ đợi tuyệt vọng ở Hà Nội. Tôi kể rằng suốt năm năm trời tôi không thể hình dung được cuộc đời của mình thiếu K., rằng tôi đã sống với K. một thời gian và cứ đinh ninh rằng sẽ sống với K. cả đời, rằng tôi chỉ thực sự đoạn tuyệt với giấc mơ này khi rời Hà Nội ra đi...Khi dừng lời, tôi nhận ra đầu mình đã tựa vào vai Tr. từ lúc nào không biết. Anh vòng tay ôm tôi thật dịu dàng và nói khẽ: “Anh hy vọng là sống với anh em sẽ được hạnh phúc.” “Em tin chắc là như vậy. Em tin điều đó ngay từ hôm anh nói là anh muốn cưới em”, tôi bảo. “Vậy sao em không nói với anh ngay từ hôm đó? Sao cứ bắt anh đợi hoài vậy? Em muốn thử thách anh à?” “ Không phải thế đâu. Cái chính là vì sống với anh có nghĩa là phải ở lại Pháp cả đời, mà em thì không hiểu mình có chịu đựng nổi cuộc sống lưu vong không. Em khác anh. Em còn bố, còn em trai ở Hà Nội. Em thương bố em lắm. Mẹ em mất vì trúng bom từ hồi hai chị em em còn bé xíu, bố em ở vậy nuôi bọn em bao nhiêu năm trời...”, tôi nói và bật khóc. Tr. khẽ xiết lại vòng tay, ôm tôi chặt hơn, rồi anh lấy mùi soa lau nước mắt cho tôi và bảo:”Bố em sẽ hiểu. Nhất định bố em sẽ hiểu. Mà em vẫn có thể đi về Hà Nội thăm bố được chớ.”
Tôi viết thư cho em trai trước khi viết thư cho bố. D. lúc đó đã học xong ở Đức và mới trở về Hà Nội được ít lâu. Tôi hỏi ý kiến D. và nhờ nó làm “công tác tư tưởng” cho bố trước. Nhớ đến mảnh giấy ghi những lời dặn dò của bố cách đây hơn mười năm, khi tôi rời Hà Nội lần đầu để đi học ở Nga, nước mắt tôi trào ra, tôi lần lữa mãi vì không có đủ can đảm để viết thư cho bố.
“Tất nhiên là bố sẽ buồn, nhưng nếu chị thực sự yêu anh Tr. thì em tin là bố sẽ không phản đối đâu. Chị đã hai chín tuổi rồi, chắc chắn là bố không muốn làm lỡ hạnh phúc của chị. Nếu vì thương bố mà chị bỏ anh Tr. về đây để rồi lại khổ sở thì chắc bố còn buồn hơn. Đến bây giờ mà nhắc lại cái hồi chị ở Nga về đi xin việc làm mãi chẳng ra sao, bố vẫn còn thương lắm...”, D. viết.
“Con đã suy nghĩ kỹ chưa?” Bố tôi hỏi đi hỏi lại mấy lần câu đó, cả trong lá thư trả lời tôi lẫn trong lần tôi gọi điện thoại về Hà Nội để nói chuyện với bố. Bố bảo rằng nếu tôi đã quyết thì bố cũng không ngăn cản, điều mong muốn duy nhất của bố là tôi hạnh phúc. Nhưng bố tôi chỉ sợ là tôi quyết định vội vàng, sợ tôi không hợp với Tr., vì anh và tôi sinh ra, lớn lên trong những môi trường quá khác nhau.
Chẳng riêng gì bố tôi, mà ngay cả T.H., cô bạn thân nhất của tôi cũng nghĩ thế. Khi tôi nói chuyện này với T.H. qua điện thoai, giọng cô bạn không giấu được vẻ băn khoăn.
- Mày đã suy nghĩ kỹ chưa? Mày mới sang đây chưa lâu nên không biết, chứ tao ở đây lâu rồi tao biết. Dân Việt kiều di tản cũng phức tạp lắm C. ạ, họ nghĩ không giống mình, có những người không ưa du học sinh đâu, thậm chí có khi chỉ nghe mình nói giọng Hà Nội là họ đã ghét, - T.H. nói.
- Tao không định lấy “dân Việt kiều di tản” chung chung, tao lấy một người cụ thể. Anh Tr. có thể có chuyện nghĩ không giống tao, nhưng chẳng bao giờ bắt tao phải nghĩ giống anh ấy cả. Mà cái chuyện “ghét giọng Hà Nội” chắc cũng tùy người thôi, chứ anh Tr. anh ấy lại bảo rằng giọng con gái Hà Nội trong trẻo, thanh thoát, dễ thương đấy chứ, - tôi đáp.
- Khi mới yêu nhau nhiều khi không nhận thấy đâu. Với lại, ông ấy là một chuyện, còn gia đình ông ấy nữa chứ...
- Này, sao tự nhiên mày lại thành bà già kỹ tính thế? - tôi sốt ruột kêu lên. – Mày với Pascal thì sao nào? Tây với ta còn hiểu nhau được, chả lẽ người trong một nước lại không hiểu nổi nhau.
- Ấy, tây với ta cũng có lúc không hiểu nhau đấy, nhưng cái quan trọng là còn muốn hiểu, chứ người cùng một nước nhiều khi lại khăng khăng không muốn hiểu nhau đâu C. ạ. Nói thế thôi chứ cũng tùy người, tao có quen vài người giới ấy mà thấy cũng dễ chịu lắm. Mày dẫn hắn đến cho tao xem mặt đi, có khi gặp rồi tao lại đâm ra mê mẩn tâm thần như mày ấy chứ, - T.H. cười hì hì, đấu dịu.
Tr. không cần mất nhiều thời gian để làm “mê mẩn tâm thần” cô bạn của tôi. T.H. lập tức có thiện cảm với anh ngày từ lần đầu tiên gặp mặt. Sau cuộc gặp gỡ đó, T.H. bảo tôi: “Bây giờ thì tao hiểu sao mày lại mê hắn. Mà sao ông này có giọng nói hay thế nhỉ?” Tôi cười tủm tỉm: “Tao biết mà. Nghe giọng nói đó là mày phải đầu hàng ngay, đố dám nghĩ xấu gì nữa nhé.”
Tr. cũng hy vọng là sau khi gặp mặt tôi, mẹ anh sẽ phải “đầu hàng”. Mẹ anh sống ở Paris cùng em gái anh, anh chỉ mới nói chuyện với bà qua điện thoại. Nghe con trai bảo định lấy vợ, bà mừng bao nhiêu, thì khi biết lý lịch cô con dâu tương lai bà bực bội bấy nhiêu. Nhưng Tr. không nhụt chí, anh bảo rằng mẹ anh phản đối chỉ vì những định kiến vốn có từ lâu đối với dân Bắc, rằng những định kiến ấy chắc chắn sẽ tiêu tan khi mẹ anh gặp tôi. Trong con mắt si tình của Tr., tôi xinh đẹp, dịu dàng. Anh lạc quan, cứ tưởng rằng mẹ anh cũng sẽ nhìn tôi với con mắt như anh. Tôi thì thiếu kinh nghiệm, thừa tự tin, nên cũng không lo lắng lắm. Tôi vẫn nhớ hồi còn ở Hà Nội, không ít bậc cha mẹ có con trai đến tuổi lấy vợ coi tôi là con dâu lý tưởng (xinh vừa phải, vẻ mặt dáng điệu rất “con nhà”!). Bạn của bố tôi có khối người đòi “giấm” tôi làm con dâu. Khi tôi ở Nga về đến trình diện bố mẹ K., tôi đã được bố mẹ anh yêu quý ngay như con đẻ, mẹ anh cứ mong ngóng anh về để cưới tôi cho nhanh.
Nhưng tiêu chuẩn “con dâu lý tưởng” của mẹ Tr. có lẽ không giống các bậc phụ huynh ở Hà Nội. Buổi ra mắt của tôi ở nhà anh là một thất bại ê chề. Mẹ Tr. thậm chí gần như không thèm nhìn mặt tôi nữa, bà sầm sầm bỏ ngay sang phòng khác khi Tr. vừa dắt tôi bước vào nhà, để mặc cho H., em gái Tr., tiếp bọn tôi. Không khí hết sức gượng gạo. H. luống cuống không biết cư xử thế nào cho phải: thương anh, muốn tỏ ra lịch sự với khách, nhưng lại sợ mẹ. Tr. vẫn cố tỏ ra bình thản, nhưng nhìn mắt anh tôi biết anh bực lắm. Ngồi được năm phút, tôi dứt khoát đứng dậy ra về. Tr. cũng đứng dậy theo tôi. H. không giữ, nhưng mẹ Tr. đột nhiên từ phòng bên cạnh bước ra nói bằng một giọng lạnh lùng: “Thằng Tr. ở lại đây má bảo!” Tr. trả lời bằng một giọng cũng lạnh lùng không kém: “Để bữa khác. Hôm nay con mắc bận.” Rồi không để mẹ anh kịp nói gì thêm, anh kéo tay tôi đi luôn. Chúng tôi đi thẳng ra ga, lên tàu về thành phố của mình.
Ngồi trên tàu, Tr. bảo rằng dù mẹ anh muốn hay không thì anh vẫn cứ cưới tôi, anh đã ba mươi mốt tuổi rồi, mẹ anh không thể quyết định cuộc đời anh thay anh được. Anh vẫn tin rằng mẹ anh thực chất rất thương con, nên thấy chúng tôi hạnh phúc thì bà sẽ hiểu. Rồi anh thú nhận là còn chưa kể với tôi một lý do đã góp phần làm cho mẹ anh có thái độ dữ dội đến thế: hóa ra, bà cũng đã “giấm” sẵn cho mình một cô con dâu lý tưởng. Đó là một cô gái người Sài Gòn di tản như Tr. Hai gia đình quen nhau, muốn thông gia lắm, nhưng khổ nỗi là cả hai bên đương sự lại đều không có cùng ý muốn ấy với các bậc tiền bối. Mẹ Tr. chủ trương “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” nên ra sức tổ chức những cuộc gặp gỡ “tình cờ” giữa cậu con trai và cô con dâu mơ ước của mình. Trong lúc bà đang hy vọng tràn trề (hay là hão huyền, theo lời Tr.) thì anh gặp tôi. Tôi trở thành người phải hứng chịu trách nhiệm về c>
Tôi cầm lấy cái thư bảo bối của mình và lẽo đẽo theo đuôi ông viện trưởng. Đi được một đoạn trong hành lang thì thấy một người đàn ông bước từ một căn phòng ra, khép cửa lại rồi bước đi. Ông ta không nhìn thấy chúng tôi. Ông viện trưởng gọi:
- Này, Công!
- Dạ, anh gọi em ạ? - người đàn ông quay lại, cười rất nhũn nhặn.
- Có cô này muốn xin về làm việc ở đây. Cậu xem tình hình thế nào thì nói cho cô ấy biết. Có thủ tục gì cần làm thì hướng dẫn người ta, - ông viện trưởng nói, rồi vừa định quay đi thì ông sực nhớ, bèn nói tiếp:
- Cô ấy có cái thư giới thiệu, cậu đọc kỹ xem trong thư nói gì.
- Dạ, vâng, em sẽ giải quyết ngay chuyện này, - ông Công nói, vẫn với nụ cười nhũn nhặn trên môi. Rồi ông ta quay sang tôi, bảo:
- Bây giờ hết giờ làm việc buổi sáng rồi. Cô về nhà nghỉ ngơi rồi đầu giờ buổi chiều quay lại đây, ta nói chuyện.
Đúng hai giờ chiều, tôi có mặt ở trước cửa phòng ông Công. Cửa đóng im ỉm. Tôi thử gõ nhẹ hai tiếng, rồi lại ba tiếng tiếp theo mạnh hơn. Không có ai trả lời. Tôi bèn kiên tâm đứng đợi.
Lần đợi này may mắn hơn buổi sáng. Quãng hai giờ rưỡi, khi chân tôi mới bắt đầu mỏi chứ chưa kịp tê cứng, thì ông Công xuất hiện.
- À, cô đến rồi đấy à, vào đây, - ông Công vừa nói, vừa mở cửa phòng bước vào.
Tôi vào theo, đang lựa lời để nói thì cán bộ tổ chức đã nhanh nhẹn bảo:
- Thư giới thiệu của cô đâu, đưa tôi xem nào.
Tôi vội vã đưa ngay bảo bối. Ông Công vừa cầm phong bì vừa hỏi:
- Ai viết cho cô thư này?
- Dạ, bác Bình, trước là viện phó ở đây ạ, - rút kinh nghiệm hai lần trước, tôi khai tuồn tuột ra ngay để tránh câu hỏi “Bình nào?”
- À, à..., - cán bộ tổ chức gật gù. Rồi ông gập luôn cái thư vừa mới lấy ra chưa kịp xem, nhét lại vào phong bì và lắc đầu bảo:
- Ông Bình về hưu lâu rồi, thành ra quên hết cả nguyên tắc làm việc. Lẽ ra ông ấy phải giới thiệu cô lên Bộ, Bộ có giới thiệu xuống thì chúng tôi mới nghiên cứu xem có phù hợp với Viện không, có thể nhận được không. Nói thật với cô, hiện giờ chúng tôi cũng không có biên chế đâu. Biên chế là ở trên Bộ dội xuống, mà muốn làm hợp đồng để đợi biên chế thì cũng phải do Bộ quyết định mới được. Tóm lại là cô phải lên Bộ cái đã. Lấy được cái giấy giới thiệu của Bộ xuống đây, thì chúng tôi sẽ nhận hồ sơ của cô và xem xét.
Rồi ông Công đưa trả lại tôi lá thư. Tôi chẳng còn biết nói gì nữa, đành chào một câu và lủi thủi đi ra.
Mấy ngày sau, tôi đi lên Bộ, đương nhiên là phải được trang bị bằng một lá thư giới thiệu, cũng của bác Bình. Chú tôi đã lóc cóc đến nhà bác nói khó thêm lần nữa. Nể đồng nghiệp của vợ lắm, bác Bình mới viết thêm cho một lá thư, dài chỉ bằng nửa thư trước, độ nhiệt tình cũng giảm đi một nửa. Nhưng tôi đã có kinh nghiệm là nội dung dài ngắn ra sao không quan trọng, người ta đâu có thời giờ đọc hết lá thư. Cái chính là có tên người nhận ở ngoài phong bì, để tôi còn có chỗ mà bấu víu.
Người mà bác Bình có nhã ý gửi gắm tôi trên Bộ là một bà trông tuổi chắc cũng sắp về hưu đến nơi. Tôi phải mất thời gian giải thích khá dài dòng bà mới hiểu bác Bình của tôi là ai. Có điều đáng mừng là sau khi hiểu ra, bà bèn mở thư ra đọc rất chăm chú. Đáng mừng hơn nữa là đọc xong bà còn đăm chiêu suy nghĩ một lúc (chứng tỏ có sự quan tâm!). Rồi bà hỏi tôi:
- Hồ sơ của cô chuyển lên Bộ lâu chưa?
Tôi vội rút ngay tập hồ sơ của mình ra và nói:
- Cháu chưa nộp hồ sơ. Cháu nộp ngay bây giờ có được không ạ?
Bà bạn bác Bình xua tay, có vẻ ngán ngẩm vì sự thiếu hiểu biết của tôi:
- Không, là tôi nói hồ sơ do Viện chuyển lên ấy chứ, cái quan trọng là phải có ý kiến của Viện.
- Ở Viện người ta bảo cháu là phải có Bộ giới thiệu xuống thì người ta mới nhận hồ sơ.
- Ai bảo cô mà linh tinh thế? Viện có chuyển hồ sơ lên thì Bộ mới căn cứ vào đó mà xem xét được chứ.
- Vậy bác có thế cấp cho cháu một cái giấy giới thiệu xuống Viện, để cháu được nộp hồ sơ ở Viện không ạ?- tôi năn nỉ.
- Không có nguyên tắc làm việc nào như thế cả, - bạn bác Bình trả lời. – Làm thế rồi người ta lại bảo là trên áp đặt dưới. Cô cứ về nộp hồ sơ ở Viện đi. Khi nào Viện chuyển lên Bộ thì tôi sẽ cố giúp cô ở trên này. Nhưng đầu tiên phải ở cấp Viện cái đã. - Rồi bà đổi giọng rất thân mật: - Bảo bác Bình viết cho cái thư đến Viện. Bác ấy vốn là người của Viện, dễ quá còn gì.
- Bác Bình đã viết thư cho cháu đến Viện rồi, nhưng người ta bảo phải có Bộ giới thiệu mới được, - nhớ đến ông Công, tôi cố lèo nhèo.
Nhưng bà bạn bác Bình tỏ ra không muốn tiếp tục câu chuyện nữa. “Bao giờ hồ sơ của cô chuyển từ Viện lên đây thì báo cho tôi biết”, bà nói rồi đứng dậy đích thân đưa tôi ra khỏi phòng.
Hôm sau, tôi nhẫn nhục vác mặt đến viện B lần nữa để trình bày với ông Công ý kiến của “Bộ”. “ Bộ nào bảo cô mà linh tinh thế, - ông Công nói. – Nguyên tắc làm việc xưa nay vẫn thể, Viện cứ thế mà làm. Bộ muốn thay đổi thì gửi công văn xuống đây. Trong khi chưa có gì thay đổi, thì cứ phải có giấy giới thiệu của Bộ chúng tôi mới nhận hồ sơ của cô được.” Vẻ mặt và giọng điệu của ông Công đanh thép đến nỗi tôi đâm ra nghi ngờ, không hiểu cái Bộ của ông và Bộ của bà bạn bác Bình có phải là một không nữa.
Biết là có lên Bộ lần nữa cũng chẳng ích gì, tôi bèn ngậm ngùi gạch viện B ra khỏi danh sách của mình. Cũng không buồn lắm, vì tôi vẫn còn hai niềm hy vọng nữa. Ở khoa C và cơ quan E, tình hình có vẻ tươi sáng hơn hẳn.
Ông trưởng khoa C là một người vui tính và gần gũi quần chúng. Khi cô Châu dẫn tôi đến yết kiến ông, đang đi lên cầu thang thì tôi nghe thấy một tiếng cười sảng khoái từ tầng trên vọng xuống. “Ông ấy đã ở trên khoa rồi đấy”, cô Châu vui vẻ bảo. Đi gần đến cánh cửa phòng có biển đề “Ban Chủ nhiệm khoa C” thì lại được nghe thêm một tràng cười nữa, rộn rã hơn, hào hùng hơn, không đơn lẻ như lần trước mà được nhiều chất giọng khác nhau cùng hòa nhịp. Trong phòng chủ nhiệm khoa như vậy là đang có nhiều người. Tôi ngần ngại bước chậm lại. Cô Châu bảo: “Vào đi, đừng sợ”. Rồi chẳng gõ cửa gì hết, cô đẩy cửa bước vào luôn. Tôi líu ríu đi theo cô. Trong phòng có bốn người (vậy mà lúc nghe tiếng cười tôi lại cứ tưởng phải có ít ra là chục giọng), một bà và ba ông. Tôi và cô Châu vào, mọi người quay ra nhìn, vẻ mặt ai cũng như đang cười dở chuyện gì hay lắm. “Xin lỗi, các vị họp ban chủ nhiệm khoa đấy à?”, cô Châu hỏi. “Xong từ nãy rồi, ngồi nói chuyện thôi”, ông to béo đeo kính vừa cười vừa trả lời. Cô Châu quay lại chỉ tôi (đang đứng rúm ró trong một góc ), bảo: “Đây là L.C. mà hôm trước tôi đã nói qua với anh rồi đấy”. “À, L.C. đấy hả?”, ông to béo (chính là trưởng khoa) thân mật nói rồi vồn vã đứng lên bắt tay tôi và mời tôi ngồi xuống. Ba người kia ý tứ cáo lui. Cô Châu bảo: “L.C. ngồi nói chuyện với chú Thành nhé, cô có việc đi chỗ này một chút.” Tôi vừa đáp “vâng ạ” thì trưởng khoa đã cười ròn rã và bảo: “Gọi “anh” thôi. Sắp thành đồng nghiệp ở đây rồi, gọi là “chú” nó bất bình đẳng, khó làm việc ra.” Câu đầu của trưởng khoa làm tôi hơi hoảng (vì tôi chưa từng gọi ai quãng ngoài năm chục như ông là anh), nhưng câu sau của ông làm cho tôi sướng râm ran, vì vậy tôi quyết định liều mình gọi ông là “anh” cho đúng lệ làng.
Trưởng khoa và tôi ngồi trò chuyện đến hơn một tiếng đồng hồ. Đúng hơn, người nói chủ yếu là trưởng khoa. Tôi chỉ nghe, trả lời, và đưa đẩy vài câu phụ họa. Hóa ra trước đây ông đã từng làm nghiên cứu sinh ở Matxcơva, ở chính trường mà tôi học. Thành thử, bao nhiêu kỷ niệm tuổi trẻ được dịp tuôn ra. Bao nhiêu người quen chung, từ các giáo sư đến bà giữ thư viện, được dịp nhắc đến. Ôn chuyện cũ chán chê rồi thì trưởng khoa cũng sực nhớ đến mục đích cuộc yết kiến này, ông bèn hỏi tôi về đề tài luận án tốt nghiệp và hướng nghiên cứu của tôi, tóm lại là về các vấn đề chuyên môn. Rồi ông hỏi tôi có mang theo hồ sơ và luận án của tôi không? Tôi sướng rơn, đưa ngay cho trưởng khoa đủ mọi thứ mà ông yêu cầu. Trưởng khoa bảo sẽ nghiên cứu kỹ những thứ này và hẹn tôi mười ngày nữa thì quay lại để biết trả lời của khoa.
Câu trả lời của trưởng khoa C sau đó mười hôm làm cho tôi mất ngủ ít nhất là một đêm vì sung sướng. Ngành chuyên môn và trình độ của tôi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của khoa C, khoa sẽ ủng hộ tôi nếu có biên chế, anh trưởng khoa tuyên bố rõ ràng như vậy (đến lần gặp thứ hai này, tôi đã gọi được trưởng khoa bằng “anh” một cách rất trơn tru). Thêm nữa, anh trưởng khoa còn cho biết rằng theo một nguồn tin khá chắc chắn thì Bộ sắp cho trường một vài chỉ tiêu biên chế năm nay, trong đó khoa C nhất định sẽ được một suất. Bây giờ, tôi chỉ còn việc mang hồ sơ lên nộp ở phòng tổ chức của trường, đợi xét duyệt, khi trường hỏi ý kiến thì khoa sẽ trả lời ủng hộ ngay lập tức. Vốn đã có kinh nghiệm về cán bộ tổ chức, tôi bèn xin ngay anh trưởng khoa một cái giấy giới thiệu để lên phòng tổ chức của trường. “Cần gì giấy giới thiệu, - trưởng khoa gạt đi. - Em cứ bảo là anh Thành đồng ý nhận rồi, anh Thành nói em lên nộp hồ sơ ở đây, thế là được.” “Thì anh cứ cho em một cái giấy giới thiệu để đề phòng gặp người khó tính, có mất gì đâu”, tôi nói bằng một giọng thân mật không kém gì trưởng khoa. “Cô này kỹ tính nhỉ, - trưởng khoa cười hề hề bảo. – Thôi được, ngồi đây đợi tí rồi anh viết giấy giới thiệu cho.” Nói rồi, trưởng khoa lục tung các ngăn kéo, lôi ra một quyển vở, xé một mảnh giấy và ngồi hý hoáy viết. Xong, anh đưa cho tôi và hỏi: “Thế này được chưa?”
Nhìn mảnh giấy xé nham nhở với vài dòng chữ viết tay loằng ngoằng, tôi hơi ngạc nhiên. “Khoa mình không có mẫu giấy giới thiệu in sẵn, không có dấu má gì hả anh?”, tôi hỏi. “Cô này tây du lâu nên quan liêu quá, - trưởng khoa cười rộ lên. - Lại còn đòi khoa phải có mẫu giấy in sẵn với lại dấu má nữa cơ chứ! Này, em về năm nay là khoa mình đã hiện đại hóa lên nhiều rồi đấy, chứ năm ngoái thì đến cái điện thoại cũng chẳng có đâu, khoa mới đặt điện thoại được hơn nửa năm nay thôi em ạ.”
Kể ra một cái khoa lớn của một trường đại học lớn nằm ở ngay thủ đô mà lại giản dị thế thì cũng lạ. Nhưng tôi chẳng lấy đó làm điều. Thậm chí tôi còn mong rằng phòng tổ chức của trường cũng xuề xòa, giản dị, dễ gần như thế để mọi việc của tôi trót lọt.
Trái lại với mong đợi của tôi, ở phòng tổ chức của trường không có ai cười cả. Khi tôi bước vào, có ba người ngồi ở trong phòng. Ngồi trong cùng là một ông già mặt mũi nghiêm trang, tiếp đó là một bàn để trống, hai bàn gần cửa ra vào thì có một cô còn khá trẻ và một bà cỡ trung niên. Mặt cô trẻ có vẻ bất cần, mặt bà trung niên thì đầy mệt mỏi. Tôi hắng giọng đánh tiếng, bà trung niên ngẩng đầu lên hỏi tôi đến có việc gì.
- Em đến nộp hồ sơ để xin làm việc ở đây ạ. Em xin về khoa C, anh Thành trưởng khoa đã nhận rồi, anh ấy bảo em mang hồ sơ lên đây để trường xét duyệt. Giấy giới thiệu của anh Thành đây ạ, - đã dày kinh nghiệm nên tôi nói luôn một lèo rồi đưa tờ giấy của anh trưởng khoa ra (mép giấy đã được tôi cắt lại tối hôm trước nên không còn lem nhem nữa).
Bà trung niên uể oải cầm lấy tác phẩm của thủ trưởng tương lai của tôi, nhìn qua, rồi đứng dậy lấy một tờ giấy khác đưa cho tôi và bảo:
- Cô điền tờ giấy này đi
Đó là một mẫu giấy in sẵn, chỉ có vài mục đơn giản: tên tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, ngành nghề, nguyện vọng... Tôi viết ngoáy một cái là xong rồi đưa lại cho bà trung niên. Bà lơ đãng nhét vào một ngăn kéo rồi không nói gì thêm nữa.
- Còn hồ sơ thì em phải nộp ở đâu hả chị? - tôi vội hỏi.
- Hồ sơ đầy đủ thì bây giời bố không cho. Bố bảo bố ốm thường thôi, chị thì lại có con nhỏ, nói chị chỉ thêm lo chứ chẳng được việc gì. Em cũng không ngờ bố ốm nặng thế.
- Bố bị bệnh gì vậy?
- Bệnh tim.
- Sao lại thế được nhỉ? Từ trước đến giờ bố có bị bệnh tim bao giờ đâu?
- Hơn một năm nay bố không được khỏe như trước nữa đâu. Bố hay kêu mệt. Em nghĩ có lẽ bố đã có vấn đề về tim rồi, nhưng bố cứ chủ quan. Cũng tại em nữa, em cũng chủ quan nốt...
Hơn một năm nay... Có nghĩa là từ khi tôi lấy chồng...
Kể từ ngày hôm đó, tôi biết rằng gánh nặng này sẽ đi theo tôi suốt cả cuộc đời. Nó ám ảnh tôi trong những đêm không ngủ, nó bất chợt hiện ra mọi lúc mọi nơi: khi hạnh phúc bên chồng con, lúc lẩn tránh tất cả để co lại với nỗi đau của riêng mình... Không bao giờ tôi có thể xóa bỏ nổi mặc cảm rằng bố tôi mắc bệnh tim là do tôi, là do quá đau buồn về việc tôi lấy Tr. và ở lại Pháp.
Trong lễ tang bố tôi, tôi nhìn thấy bố mẹ K. Hai ông bà đến nói với tôi vài câu chia buồn. K. không có mặt ở đó. Tôi nghĩ chắc là anh vẫn còn ở Ba Lan. Nhưng tôi không muốn hỏi bố mẹ anh về chuyện này, bây giờ không phải lúc. Vả lại, chuyện ấy có gì quan trọng với tôi nữa đâu?
Sau tang lễ một tuần, tôi rời Hà Nội. Dọc đường ra sân bay, tôi nhìn những phố xá thân quen với cặp mắt vô hồn, tự hỏi chẳng biết có khi nào trở lại đây nữa không? Tôi có còn gì ở Hà Nội nữa đâu ngoài những kỷ niệm đau buồn. Ở đây, tôi đã mất tất cả: mẹ, bố, một tình yêu đầu đời, những hy vọng về một hạnh phúc tương lai bình dị... Tự nhiên, trong lòng tôi trào lên cảm giác oán giận thành phố chôn rau cắt rốn của mình. Một sự oán giận bất công, vô lý, tôi biết vậy. Nhưng con tim đau đớn có bao giờ chịu lắng nghe tiếng nói của lý trí.
Ba tháng sau ngày bố tôi mất, D. sang Đức dự một hội nghị khoa học rồi ở lại đó luôn. D. kiếm được việc làm ra tiền rất khá ở Đức, lại có người yêu đang học đại học ở đây, nên chẳng muốn về Hà Nội nữa. D. bảo tôi là đáng lẽ nó đã ở lại Đức ngay từ khi học xong, chỉ vì thương bố mà về.
Tôi gọi điện thoại sang Đức cho D., hỏi thăm việc giải quyết tình hình nhà cửa. Nói chuyện một lát, tự nhiên D. sực nhớ ra:
- Chết thật! Nhiều việc quá nên em quên mất. Anh K. dặn đi dặn lại em là chuyển lời chia buồn đến chị đấy.
- Em gặp anh K. ở đâu? - tôi bàng hoàng hỏi.
- Ở nhà mình. Chị quay lại Pháp được một hôm thì anh ấy đến. Anh ấy bảo là đi công tác trong Nam ra, biết tin là anh ấy đến ngay. Không được gặp chị, anh ấy buồn lắm.
- Anh K. về Hà Nội từ lúc nào vậy?
- Lâu rồi. Sau khi em về nước quãng nửa năm.
- Anh ấy sống thế nào, em có biết không? – tôi ngập ngừng hỏi.
- Hình như cũng vất vả. Chạy hết chỗ này đến chỗ khác. Khi em sang đây thì nghe nói anh ấy đang định lập công ty cùng với mấy ông bạn hay sao ấy, chẳng biết có khá hơn được không.
Do dự một lát rồi D. nói thêm:
- Chị biết không, anh K. vẫn chưa lấy vợ.
Nhiều năm sau đó, thỉnh thoảng tôi vẫn được biết tin tức của K. qua em trai tôi. Ở Berlin, tình cờ D. lại làm việc cùng chỗ với S., bạn khá thân của K. từ hồi học phổ thông (tôi đã từng gặp S. dạo ở Mat xcơva, lúc đó anh đang học ở Đức, sang Nga chơi với K. trong kỳ nghỉ). Chính là qua S. mà vài năm sau tôi biết được tin K. lấy vợ. Một cô gái trẻ mà anh quen ở trong nước, không phải là người đã sống với anh ở Ba Lan.
Chuyện gì đã xảy ra khiến K. từ Ba Lan về nước một mình? Tại sao suốt thời gian ở Ba Lan anh nhất quyết không viết thư cho tôi? Anh có nghĩ đến tôi không khi quyết định về nước? Anh biết tin tôi lấy chồng từ khi ở Ba Lan hay đến lúc về Hà Nội mới hay?
Quá nhiều câu hỏi không có câu trả lời chất chứa trong đầu tôi. Tôi tự nhủ rằng mình và K. đều đã có hạnh phúc riêng, chẳng còn gì để phải vương vấn về nhau nữa. Vậy mà đôi khi những câu hỏi ấy vẫn cứ ập về. Tôi không sao gạt khỏi hẳn đầu mình những ý nghĩ về K. được.