Chương 3

"Vườn Lê" vắng vẻ.
Chỉ có tiếng gió ru qua cành. Mùa này hoa cúc nở rộ tỏa hương thơm ngát, lá rụng đầy sân, nhưng khung cảnh vắng như một vườn hoang. Hình như không có bóng người, nhưng lại không phải, thật sự có một bóng người, dáng gầy như liễu, chiếc váy xanh rộng, đứng bất động trong lùm cây. Đấy là Bội Hoàng. Bội Hoàng với bao nhiêu tâm sự ngổn ngang.
Với cách phục sức, với bao nhiêu tiện nghi sẵn có, nhìn từ ngoài ai cũng cho Bội Hoàng là một cô gái hạnh phúc, một cô gái đẹp, giàu có. Chỉ cần đánh tiếng là bất cứ món gì Hoàng cũng có thể có, nhưng mà không hiểu sao Hoàng lại không vui. Chưa bao giờ Hoàng có được một niềm vui trọn vẹn.
Có lẽ vì cuộc sống.
Nhưng Bội Hoàng đã có cuộc sống cô độc ngay từ thuở nhỏ. Mẹ chết sớm, Hoàng thiếu hẳn tình mẫu tử. Hoàng chỉ biết có ông anh lúc nào cũng lạnh lùng và bà vú nghiêm khắc. Còn cha thì gần như không tiếp cận được, bạn bè cũng không. Hoàng giống như một cánh cò cô độc không hợp quần. Không, không phải, Hoàng cũng muốn có bạn bè lắm chứ. Trông thấy chúng bạn đùa giỡn vô tư, Hoàng muốn tham gia, nhưng lại mặc cảm, thế là Hoàng chờ đợi rủ rê, nhưng chẳng ai hiểu Hoàng... Hoàng chỉ còn biết làm ra vẻ như lạnh lùng, như bất cần, cao ngạo và đối kháng. Kết quả là càng lúc bạn bè càng tránh xa, Hoàng càng cô độc hơn.
Mẹ mất sớm. Hình bóng của mẹ chỉ là cái gì mông lung không thực. Hoàng nghe nói có mẹ cuộc đời hẳn hạnh phúc hơn. Hoàng nhìn thấy gia đình những người khác, mẹ chăm sóc cho con từng ly từng tý. Không phải chỉ có con người mà ngay như loài vật, có mẹ cũng sung sướng biết chừng nào. Những con gà mái bảo vệ con trước móng vuốt diều hâu. Những cảnh chim mẹ tìm mồi cho con khiến Hoàng cảm động, nhưng những cái đó lại làm cho Hoàng cảm thấy mình càng cô độc hơn. Hoàng còn nhớ rõ, biết rõ Hoàng không hề có tuổi thơ. Ngay từ nhỏ Hoàng đã biết quá nhiều thứ. Phải chăng đó chính là cái làm Hoàng già trước tuổi? Đã đánh mất tuổi xuân?
Cũng có lẽ vì trưởng thành quá sớm, đối với cha - người cha có dáng dấp đẹp trai xuất chúng, chững chạc – Hoàng lại có cái tình cảm vượt quá mức độ tình cha con bình thường. Hoàng gần như kiểm soát mọi điều liên hệ đến cha: thư từ, nhật ký, rồi những hành vi nào của cha mà Hoàng kiểm soát được. Hoàng còn ganh tị cả với bạn bè của cha nhất là với phái nữ. Hoàng như sợ các bà đó rồi sẽ cướp đi cha mình. Có một lần ông Lê Chí Huấn mở dạ tiệc trong Vườn Lê, khách khứa đến đông đủ, một bà khách trẻ đẹp vì quá thân mật với ông Huấn đã bị Hoàng lớn tiếng thóa mạ. Kết quả bà khách giận dữ bỏ về. Hoàng bị cha đánh. Từ đó tình cảm giữa hai cha con như không còn. Ông Huấn có thể vì bận việc kinh doanh, cũng có thể vì cái chuyện không hay đó đã không còn về mở tiệc ở Vườn Lê. Và cũng từ đó, ông ít khi về nhà.
Mất tình cha, Bội Hoàng càng trở nên trầm mặc hơn. Ông anh Bội Quân lạnh lùng cũng chẳng giúp ích được gì cho Hoàng. Rồi Hoàng lên đại học và gặp Trúc Phượng.
Không thể phủ nhận một điều, cái hồn nhiên, hiền lành vui vẻ của Phượng đã ảnh hưởng rất nhiều đến Hoàng. Nụ cười của Phượng, đôi lúc cũng khiến băng tan trên trái tim Hoàng. Và Hoàng bắt đầu biết cười, Hoàng không còn là cô công chúa ngủ trong rừng nữa. Hoàng coi Phượng như tri kỷ, Hoàng bắt đầu hòa hợp với cuộc đời... mãi cho đến lúc Lê Văn xuất hiện.
Lê Văn, cái anh chàng đẹp trai đa tài. Phải chăng đấy là định mệnh? Lần đầu tiên nhìn thấy Văn là tim Hoàng đập mạnh, máu trong người như nóng hẳn lên, nóng đến độ Hoàng không kềm chế được cảm xúc trong lòng. Rồi lần gặp thứ hai bên hồ phun nước, Văn đã xúc phạm Hoàng... Hoàng nhận thấy Văn cũng cao ngạo chẳng kém nàng. Nhưng chính điều đó lại khiến Hoàng nghĩ đến Văn nhiều hơn. Và bản chất độc tài làm Hoàng muốn chiếm hữu lấy Văn, chiếm hữu một cách độc quyền. Và điều này Hoàng lại thấy quá mong manh, nhất là sau cái hôm rủ Văn và Trúc Phượng đến Vườn Lê. Linh tính cho Hoàng thấy, nàng không phải là địch thủ của Phượng. Trong khi Lê Văn? Lê Văn lại như một chú cá mình trơn, Hoàng không làm sao có cách giữ chàng cho mình được, điều đó khiến Hoàng bứt rứt.
Hoàng chợt buông tiếng thở dài. Tiếng động làm giật mình chú chim đậu trên cành gần đấy, nó tung cánh bay đi. Hoàng vuốt vuốt mái tóc dài. Rồi một ngày nào đó, Hoàng sẽ như chú chim kia... cũng sẽ bay đi thật xa để quên lãng chăng?
Trời đã chớm lạnh, Hoàng kéo cao cổ áo. Chợt nhiên phát hiện anh Bội Quân cũng ra đây từ bao giờ. Anh ấy đang nhìn Hoàng với ánh mắt nghỉ ngợi.
Hoàng lên tiếng:
- Anh đi tìm em đấy à?
Quân bước tới cởi chiếc áo ngoài ra, khoác lên vai em.
- Trời chiều đầy sương, em đứng ở đây làm gì?
Hoàng nhìn xuống:
- Em sẽ vào nhà ngay.
Bội Quân đi cạnh em:
- Bội Hoàng, lúc gần đây hình như em có tâm sự gì, anh thấy em không được vui.
- Đâu có đâu anh. - Bội Hoàng vội vã nói – Cái không khí mùa thu làm cho em cảm hoài. Em sợ nhất mùa lá rụng vì nó buồn thảm làm sao đấy.
Bội Quân yên lặng, đương nhiên là Quân đâu có tin, Quân nói:
- Cha mới về đến.
- Vậy à? – Hoàng có vẻ bình thản – Lâu lâu cũng phải về nhà một lần mới phải.
Đến trước cửa vào nhà, Quân chợt dừng lại.
- Hình như em hơi có thành kiến với cha, phải không? – Quân hỏi rồi nói – Nhưng em phải nhớ là... cha dù gì cũng là cha của chúng mình.
Ông Huấn quay lại nhìn Phượng với nụ cười thú vị:
- Sao cô biết nhiều thứ về tôi thế?
Trúc Phượng đỏ mặt:
- Bội Hoàng nói cho tôi nghe nhiều chuyện có liên hệ đến bác, tôi nghĩ là... nhưng tôi cũng không tin là bác hoàn toàn như vậy.
Ông Huấn lắc đầu.
- Bội Hoàng nhiều lúc hình dung tôi hơi quá lố. Nhưng cũng có phần sự thật, vì cô biết đấy. Khi con người cảm thấy cô đơn, trống vắng thì họ thường hay quơ quào, lăn xả, tìm kiếm bất cứ một cái gì để lấp đầy cái nỗi cô đơn đó.
- Tôi không tin như vậy là đúng. – Trúc Phượng phản kháng - Những việc làm vô nghĩa không bao giờ lấp đầy được khoảng trống cô đơn mà trái lại nó chỉ làm cho con người trụy lạc, sa sút tình cảm hơn... Vì vậy cách tốt nhất là phải đi tìm niềm tin.
- Tìm niềm tin bằng cách nào?
- Chẳng hạn như đến giáo đường chẳng hạn.
- Đến giáo đường à? – Ông Huấn chợt cười lớn - Nếu tôi còn ở tuổi đôi mươi, tôi sẽ làm theo lời cô, đằng này tôi đã bốn mươi lăm tuổi rồi. Có nhiều thứ tôi biết còn hơn cả mấy ông linh mục.
- Không, ông lầm rồi. – Trúc Phượng nghiêm chỉnh nói - Vấn đề ở đây khôang phải là tuổi tác, mà là làm thế nào để chúng ta lấp đầy được cái khoảng trống cô đơn kia.
Ông Huấn không cười nữa, ông nhìn Phượng một cách tò mò, và Phượng thấy Quân giống ông Huấn nhất là đôi mắt. Cái ánh mắt sâu thẳm như đáy giếng.
- Trúc Phượng, cô làm tôi hơi rối rắm. Tôi không hiểu cô định nói gì, nhưng điều cô nói cũng có lý.
Trúc Phượng lắc đầu:
- Tôi biết là ông hiểu, nhưng ông không muốn thừa nhận thôi, đúng không?
- Cô có vẻ khá thông minh. – Ông Huấn cười nói – Tôi đã đánh giá cô hơi thấp.
- Không phải là ông đánh giá thấp tôi, mà là ông xem thường bọn tuổi trẻ chúng tôi.
Phượng nói. Và họ đã đi xa khỏi "Vườn Lê" lúc nào không hay. Bây giờ thì không còn đường lộ nữa mà đã đến bờ ruộng. Con đường rất hẹp, ông Huấn đi trước và Trúc Phượng phía sau. Có nhiều khoảng khá lầy lội ông Huấn phải phụ nắm tay Phượng nhảy qua. Và câu chuyện giữa hai người như không có khoảng cách.
- Tình cảm giữa Lê Văn và Bội Hoàng tốt chứ?
Ông Huấn đột ngột hỏi làm Phượng lúng túng.
- Dạ... tôi cũng không rõ.
- Tại sao lại không, khi mọi người lại học chung một lớp?
Phượng vội nói:
- Dạ... vì họ không thừa nhận. Với lại bạn bè cũng không có quyền khẳng định cái gì mình chưa biết đích xác.
Ông Huấn thăm dò:
- Cậu Lê Văn có cái dáng dấp khá hấp dẫn đấy chứ?
- Phải nói là tùy. - Phượng đáp – Đâu phải là với tất cả con gái đâu?
Ông Huấn gật đầu, nói chuyện với Phượng khá thú vị. Cô gái có vẻ trưởng thành hơn cái tuổi cô ta đang có... Đấy lại là một cô gái nhạy bén mặc dù hơi bảo thủ. Trong xã hội, với cái môi trường giao tế hiện nay, phần lớn phụ nữ mà ông tiếp xúc đều là những con người già dặn sỏi đời. Trúc Phượng là một cô gái đặc biệt giống như một cánh hoa trên đồng cỏ nội tinh khiết trong lành, như cái không khí hiện nay giữa hai người.
- Cô nói tùy là sao? Chẳng hạn như Lê Văn chỉ có thể thu hút được Bội Hoàng thôi, phải không?
- Tôi không thể khẳng định điều đó, nhưng ít ra Lê Văn không phải là đối tượng của tôi. Vì người đàn ông mà tôi ưa thích phải là người trưởng thành một chút, biết nhiều sự đời... Nói khác đi phải có tính cách đàn ông.
- Vậy à? không biết là cô nói chơi cho vui hay cô định đùa với lửa thật.
- Tôi không đùa. Ông cũng biết đấy. Mỗi người con gái lớn lên đều có ước mơ, có một mộng tưởng. Và cái ước mơ đó có thể đẹp xấu, tốt đẹp hay đau khổ. Tùy theo từng ý niệm của họ.
- Vậy à?
- Ông cho là tôi không đúng ư?
- Đúng, đúng chứ? – Ông Huấn vội gật đầu nói – Nhưng ước mơ thường có những hậu quả khác nhau. Sự lệch lạc có thể đưa đến đau khổ.
- Ông đã từng vỡ mộng chưa?
Phượng thăm dò, ông Huấn cười:
- Có thể là có mà cũng có thể là không, tôi cũng không nhớ.
- Tôi biết. Vỡ mộng là chuyện cực kỳ đau khổ, và ông đã giấu tôi. Ông né tránh cả chính mình.
Ông Huấn thở ra:
- Cô Phượng, cô có vẻ nhìn đời lý tưởng quá...
Rồi ông lẳng lặng bỏ đi, ông bước nhanh đến độ Phượng không theo kịp. Qua khỏi bờ ruộng là đến sân phơi thóc của nông dân, Phượng đuổi theo.
- Ban nãy tôi làm ông buồn phải không?
- Không, cô nói đúng, có lúc tôi trốn lánh cả chính mình. Bởi vì thú thật tôi đã có một ước mơ nhưng nó đã đến thật nhanh và cũng tàn đi thật sớm.
Phượng khoát tay.
- Thôi ông đừng nói gì cả, tôi hứa với ông là sẽ không tò mò thêm, tôi biết ông rất khó chịu, đúng không? Vậy thì cho xin lỗi nhé?
Ông Huấn cảm động, vòng tay qua vai Phượng, ông nói:
- Ồ, Trúc Phượng, cô rõ là cô gái dễ thương, không ai giận cô được.
Cái hành động của ông Huấn làm Phượng thấy choáng. Cái hơi thở đàn ông có mùi thuốc lá, mùi rượu và cả mùi nước hoa. Đây là người đàn ông thuộc típ ăn chơi. Phượng biết vậy mà vẫn thấy như chao đảo.
Một luồng gió mát thổi qua làm Phượng tỉnh táo, nàng đỏ mặt gỡ tay ông Huấn ra nói:
- Thôi để quay về Vườn Lê.
- Đúng đấy về là vừa – Ông Huấn nói – Đã gần bốn giờ rồi. Chúng ta đã đi khá xa.
- Bốn giờ rồi à? - Phượng kêu lên - Chết chửa, anh Bội Quân đợi tôi ở trạm xe buýt từ ba giờ.
Ông Huấn giục:
- Vậy thì phải nhanh chóng ra trạm xe. Bội Quân nó giữ lời lắm, chờ không có, nó sẽ mãi đứng chờ thôi.
- Vậy à?
Lời của ông Huấn càng làm cho Phượng bất an.
Và khi cả hai ra đến trạm xe, rõ là Bội Quân đang đứng tựa một bên cột chờ. Anh chàng có vẻ bình thản, chỉ thay đổi sắc mặt khi thấy Phượng và ông Huấn xuất hiện cùng lúc.
- Ồ cha!
Quân chỉ kêu lên rồi ngưng lại, ông Huấn phải giải thích:
- Cha đi dạo trên đường mòn thì gặp Phượng, Phượng nói là con chờ cô ấy ở trạm xe nên cha vội đưa cô ta ra đây. Thôi hai người nói chuyện nhé. Cha còn đi một chút nữa mới về.
Rồi ông Huấn nhìn Phượng với nụ cười, sau đấy mới bỏ đi về phía lộ. Quân nhìn theo rồi quay qua Phượng.
- Phượng cũng quen biết cha tôi à?
Trúc Phượng không nhìn Quân, nói:
- Tôi lầm lũi bước, suýt chạm vào người ông ấy, lúc đầu tưởng chỉ là người nhà của anh, sau đó mới biết là cha anh. Tôi đã đến trễ để anh chờ, thật có lỗi.
Phượng nói và không đá động gì đến chuyện mình đã đi dạo với ông Huấn. Quân đáp:
- Chỉ cần Phượng đến đây, còn cái chuyện sớm muộn không thành vấn đề.
Cả hai đi về Vườn Lê, Quân chợt nói:
- Ban nãy Lê Văn cũng có đến.
- Vậy à?
Phượng thờ ơ. Cái thái độ của Phượng làm Quân ngạc nhiên, lúc trước mỗi lần nói đến Lê Văn, Phượng có vẻ căng thẳng làm sao đấy. Vậy mà bây giờ... thái độ lại đổi khác. Quân nói thêm:
- Lúc gần đây Lê Văn thường ghé qua lắm. Hôm nay nghe Bội Hoàng nói là sẽ đi xem phim với Lê Văn, tôi tưởng là cậu ấy sẽ không đến, không ngờ...
Phượng cắt ngang:
- Đến đông thì càng vui chớ sao anh lại không mừng? Hình như cha anh ít về đây lắm?
Quân nói:
- Có nhiều lúc càng đông người ta lại càng thấy cô đơn. Phượng có cái cảm giác đó bao giờ chưa?
- Chưa.
Cửa Vườn Lê mở rộng, Phượng và Quân bước vào. Không hiểu sao hôm nay Phượng lại rất vui.
- Tối nay có lẽ cha anh sẽ ở lại nhà?
Quân lắc đầu.
- Không, cha tôi nói là ở nhà buồn quá, nên lúc nào cũng đi.
Phượng cười:
- Ông ấy khác hẳn anh. Mới nhìn không tin là ông ta đã trên bốn mươi tuổi.
- Vì vậy nhiều cô bạn của ông ấy trông già hơn cả ổng.
Quân nói. Phượng yên lặng. Cả hai bước vào cửa đã nghe tiếng cười của Lê Văn vọng ra.
Trông thấy Trúc Phượng, Lê Văn vội đứng bật dậy.
- Ồ! Trúc Phượng cũng đến nữa à?
Bội Hoàng lại có vẻ không vui.
- Anh Quân rủ Phượng đến đấy ư?
Trúc Phượng cười, cảm thấy thái độ của Hoàng trẻ con thế nào đấy.
- Đâu phải, đến xem hai người đến đâu rồi.
Lê Văn cười:
- Vậy là Phượng cũng biết tôi đến đây?
- Vâng, mà biết anh đến rất thường xuyên nữa.
Trúc Phượng nói làm Bội Hoàng đỏ mặt. Bội Quân vội chen vào:
- Tôi mời Phượng đến xem cảnh quýt chín ở vườn sau đấy.
Mọi người yên lặng. Phượng kéo ghế ngồi xuống. Bước vào nhà, không hiểu sao Phượng thấy thất vọng. Phải chăng vì sự thiếu vắng của ông Huấn?
Để phá tan cái không khí ngỡ ngàng, Quân đề nghị:
- Bây giờ mình ra sau vườn xem quýt nhé?
Nhưng Phượng nói:
- Còn mệt quá, nghỉ một chút đi.
Quân ngồi xuống cạnh.
- Nếu mệt thì khỏi đi cũng được.
Phượng liếc nhanh về phía Quân, chợt thấy hối hận, nhưng Phượng cũng chỉ ngồi yên. Lê Văn thấy Phượng ngồi khá xa, nói:
- Sao Phượng không lại đây nói chuyện chơi?
Phượng cười:
- Sợ quấy rầy hai người.
- Sao có chuyện đó - Bội Hoàng đỏ mặt nói – Lúc này Phượng có vẻ nói nhiều quá. Đừng quên chúng ta là bạn bè nhé.
Trúc Phượng cười:
- Biết nói cũng không nói lại đâu. Các người tới hai người lận mà.
Lê Văn chỉ Quân:
- Thế bên Phượng thì sao?
Bội Quân có vẻ khó chịu:
- Nói chơi cũng có mức độ thôi nhé!
Bội Hoàng vội can thiệp:
- Anh Quân!
Lê Văn lắc đầu nói:
- Nói chơi cũng không biết, vậy thì làm sao có bạn gái được?
Bội Quân tái mặt:
- Đó là chuyện riêng của tôi, đâu cần cậu.
- Đương nhiên là không cần tôi, nhưng mà...
Ngay lúc đó cửa mở, Phượng nói:
- Cha anh về rồi kìa.
Và quả thật ông Huấn đang bước vào, cái không khí căng thẳng biến mất ngay, nhưng không ai nói với ai tiếng nàoeight:10px;'>
- Vậy à?
Rồi xe buýt đến. Trúc Phượng vừa định leo lên xe. Quân chợt nắm lấy tay Phượng:
- Cô rồi sẽ quay lại đây lần nữa không?
Phượng đáp bừa:
- Chắc có.
- Vậy thì cảm ơn.
Rồi Quân buông tay Phượng ra. Phượng leo lên xe:
- Chào anh nhé!
- Vâng, chào cô!
Rồi Quân không đợi xe chạy, quay người lầm lũi bỏ đi. Phượng có cái cảm giác như vừa hụt hẫng một cái gì đó.
Về đến nhà, Phương cố giữ thái độ tự nhiên. Bà Thục Trinh đang chuẩn bị nấu ăn, thấy con gái về, có vẻ ngạc nhiên:
- Ồ sao về sớm vậy? Nghe nói là bạn bội Hoàng của con mời cơm con mà?
Phương nói dối:
- Chương trình đã thay đổi vào giờ cuối vì... Hoàng không đươc khỏe mẹ ạ.
- Vậy và? nhưng đã lỡ mời người ta... bà Thục Trinh nói - Ồ, dân nhà giàu cách xử sự của họ có khác.
Trúc Phượng xoay chiều câu chuyện.
- Ồ mẹ... em Xuân Kỳ con đâu rồi?
Bà Thục Trinh đáp:
- Nó đang đọc sách trong phòng dấy, con tìm nó có việc gì?
- Không có gì, tại thấy vắng hỏi thôi. Trúc Phượng nói - À chuyện nấu nướng mẹ để đó cho con. Con thay áo xong sẽ ra ngay.
Trúc Phượng đi vào phòng. Nãy giờ Xuân Kỳ đã nghe chị đối đáp với mẹ, thấy Phượng vào, nhìn lên.
- Chị định tìm em?
- Không có. Chị tưởng là em đã đi chơi bóng rổ.
- Năm học này khá bận, có thì giờ đâu mà chơi bóng. Kỳ vừa gãi gãi đầu vừa nói - năm nay em cố tập trung học, để tạo căn bản cho sang năm.
Trúc Phượng kéo màn lại thay áo, nói vọng ra:
- Chi tin là em sẽ thành công.
- Nhưng mà...
- Sao? Có chuyện gì? Em cần tiền mua sách phải không?
- Không phải. Xuân Kỳ ngần ngừ một chút nói - Hôm qua đi học về, em thấy chị đi cạnh anh Lê Văn.
- Lê Văn? Trúc Phượng đỏ mặt - Em cũng biết anh ấy nữa à?
- Em biết, nhưng anh ấy thì lại không biết em. - Xuân Kỳ cười nói - Lúc còn học ở trung học, anh ấy là một nhân vật khá nổi tiếng nên lúc học cấp II em đã nghe tên anh ấy.
- Vậy hả? Trúc Phượng làm ra vẻ thản nhiên - vì năm nay anh ấy học chung với chị.
- Chị phải coi chừng anh ấy - Xuân Kỳ lại ngập ngừng một chút nói - Anh ấy là một con người đào hoa, đa tình. Ở ngay trung học đã có rất nhiều bạn gái.
- Vậy à? Trúc Phượng chau mày - thỉnh thoảng chị đi chung đường với Lê Văn thôi. Mà chị thấy thì ngoài cái tật hay giỡn hơi ồn ào ra, anh ấy có vẻ cũng thật thà, chớ đâu đến đỗi nào.
Thái độ Xuân Kỳ nghiêm nghị:
- Tại chị không biết, trong thời học trung học, anh Lê Văn nhờ đánh banh giỏi, hát hay, đẹp trai nữa, nên có hằng tá bạn gái... Có cô đã vì anh ấy mà đánh lộn nữa.
- Ghê gớm vậy à? Trúc Phượng cười - Nhưng em khỏi lo, chị có trái tim bằng đá hoa cương mà. Vả lại anh ấy bây giờ cũng đã có bồ rồi.
- Ai vậy chị?
Xuân Kỳ có vẻ tò mò, Phượng nói:
- Chị Bội Hoàng đấy!
Xuân Kỳ ngạc nhiên:
- Chị Hoàng à? Chị ấy là bạn rất thân của chị mà? Phải cảnh giác chị Hoàng mới được chị Phượng ạ.
Trúc Phượng thở dài:
- Em còn nhỏ em không biết, chứ cái chuyện đó làm sao khuyên được, không khéo người ta lại hiểu lầm.
Kỳ phản kháng:
- Chị biết năm nay em học lớp 11 rồi nghen. Em đâu phải con nít.
- Thôi được, em chị không còn là con nít, nhưng mà chị khuyên em, đừng lo chuyện người khác, không nên. Chuyện nhà không cũng mệt nghỉ rồi.
Xuân kỳ có vẻ nghe lời chị, nó quay lại với quyển vở. Còn Phượng thay áo xong, định bước xuống bếp phụ mẹ thì lại nghe Kỳ nói:
- Đàn ông con trai mà đẹp trai quá cũng phiền toái, chẳng hạn như anh Lê Văn...
- Tại sao em cứ nói chuyện Lê Văn hoài vậy...
- Vì em nghĩ... anh ấy là bạn trai của chị... Em thấy anh ấy cũng xứng với chị đấy chứ...
- Khỉ thật, cứ nói xàm!
Phượng nói, rồi đi ra ngoài. Bà Thục Trinh hỏi:
- Tui con nói gì đấy? Chuyện bạn trai con à?
- Dạ không phải, mà là chuyện bạn của Bội Hoàng.
Trúc Phượng đỏ mặt nói. Bà Thục Trinh thắc mắc:
- Bội Hoàng mà cũng có bạn trai ư? Cô ấy giống như đồ sứ chưng ở trong tủ kiếng ấy, để ngắm nhìn hay triển lãm tốt hơn là để xài.
- Sao mẹ lại nói vậy. Như vậy mới sang chứ?
    - Đúng, sang thì có sang. Bà Thục Trinh nói, bà đã gặp Bội Hoàng một lần khi cô ấy ghé qua tìm Phượng - Cái cô đó mẹ thấy quí phái, nhưng lại cao ngạo, lạnh lùng, thích làm kẻ cả, nếu chọn làm bạn thì không sao, nhưng nếu chọn làm vợ, mẹ, sợ... phải khổ nhiều vì cô ấy.
Trúc Phượng không đồng ý:
- Mẹ nhận xét như vậy sợ không đúng đâu. Khi người ta đã yêu nhau rồi thì phải khác. Họ sẽ bao dung, tha thứ, rộng rãi đễ chấp nhận hết mọi khuyết điểm của người mình yêu.
Bà Thục Trinh nói:
   - Con đã lý tưởng hóa tình yêu nhiều quá. Nhưng thực tế không phải vậy đâu, cũng có thế như lời con nói nhưng chỉ là lúc ban đầu, bao giờ đụng rồi con khắc biết.
Trúc Phượng đ sinh động hơn.
- Vậy à? – Ông Huấn nhìn con trai thăm dò - Tại sao con không rủ rê bạn bè về cho vui? Ở thui thủi một mình như vầy cũng không tốt.
- Bạn bè à? - Bội Quân lắc đầu - Chẳng có đứa nào hợp tính, rủ chúng về đây phá phách, nhiều lúc thấy bực mình hơn.
- Con cho là như vậy? – Ông Huấn ngạc nhiên – Con chưa có bạn gái ư? Còn Bội Hoàng nữa?
Bội Quân đỏ mặt. Chàng nghĩ ngay đến Trúc Phượng, nhưng cô ấy đâu phải là bạn gái của mình? Quân chỉ nói:
- Bài vở bề bộn quá, nên con không có thì giờ giao tiếp với bạn gái. Vả lại... con gái bây giờ con cảm thấy họ suy nghĩ nông cạn và thực dụng quá.
Ông Huấn lắc đầu:
- Có khi tại con nhìn cao quá... Con giống cha ngày trước.
- Cha!
Bội Quân kêu lên, chưa bao giờ Quân nghe cha kể lại thuở tuổi xanh của mình. Ông Huấn như giật mình tỉnh lại, ông vội xoay đề tài.
- À... Con xuống nhà xem bà Đan nấu cơm xong chưa? Tối nay ba còn quay về thành phố nữa.
- Vâng.
Bội Quân vội vã đi xuống nhà bếp. Ông Huấn ngã người tựa ra sau. Khuôn mặt đầy nghĩ ngợi. Ban nãy lời con đã khơi dậy vết thương cũ trong lòng. Chuyện mười bảy năm trước như một giấc mơ. Ông không muốn nghĩ tới nữa. Chuyện gì đã qua hãy để nó trôi qua đi. Cuộc đời có bao giờ diễn biến đúng như ý ta đâu?
Rồi ông nhìn lên ngắm nghía ngôi nhà. Ngôi nhà tuy cũ kỹ nhưng lại ngập đầy kỷ niệm. Ngày xưa, chuyện vui buồn và cả cơn ác mộng đó đều xảy ra trong ngôi nhà này. Ông cũng không ngờ lúc đó tại sao ông lại có thể lạnh lùng tàn nhẫn như vậy. Chẳng có ai trông thấy, kể cả đám con. Mọi thứ giải quyết một cách êm thắm. Bây giờ nghĩ lại ông vẫn không thấy hối hận, còn cảm thấy mình làm vậy là đúng.
Ông nhắm mắt lại hồi tưởng. Chợt có tiếng chân bước nhẹ về phía ông. Ông nghĩ là Bội Quân quay trở lên, nên hỏi:
- Sao xong chưa? Cha thấy đói rồi đấy.
Nhưng lại không có tiếng trả lời. Ông hơi ngạc nhiên, mở mắt ra, trước mặt là một thanh niên lạ, dáng dấp cao lớn, đẹp trai. Ông giật mình chưa kịp hỏi, thì thanh niên kia đã tự giới thiệu:
- Tôi là Lê Văn, đến thăm Bội Hoàng, còn ông đây là...
Ông Huấn yên lòng, cười:
- Tôi là Lê Chí Huấn, cha của Bội Hoàng đây.
- Cha à? – Lê Văn tròn mắt - Trời đất! Vậy mà cháu tưởng là anh cả của Bội Hoàng thôi, cháu không ngờ bác lại có thể trẻ như vậy.
Ông Chí Huấn ngắm gã thanh niên trẻ trước mặt. Anh chàng có vẻ thông minh, lanh lợi.
- Cậu là cái gì của Bội Hoàng?
- Dạ cháu là bạn học, bạn rất thân.
- À!
Ông Chí Huấn gật gù. Ông ngắm chàng trẻ tuổi lần nữa, cái hoạt bát của anh chàng rất giống ông thời còn trai trẻ.
- Cậu ngồi chơi để tôi cho người gọi nó ra.
Rồi ông bấm chuông, cô tớ gái bước ra.
- Cho gọi cô Hoàng ra, có khách.
Lê Văn bắt chuyện.
- Hình như bác rất ít khi có mặt ở nhà?
Ông Huấn chau mày.
- Sao cậu biết? Cậu thường xuyên đến đây lắm à?
- Nghe mấy người đó nói lại là... bác rất bận.
Ông Chí Huấn cười. Ông hiểu như vậy có nghĩa là tình cảm giữa cậu trai này với con gái ông khá đậm. Hắn cũng đẹp trai đấy chứ? Ông hỏi:
- Thế gia đình cậu làm gì?
Lê Văn nhìn lên:
- Cha cháu chắc bác cũng đã nghe tên qua. Ông Lê Bá Vỹ đấy.
- À, Bá Vỹ à? – Ông Chí Huấn vỗ vỗ trán nói - Vậy mà bác tối dạ quá. Ban nãy nhìn cháu như quen quen vậy mà không nhận ra. Lê Bá Vỹ chơi rất thân với ta đấy.
- Vậy à?
Lê Văn vui vẻ. Ông Huấn cười:
- Nhưng sao bác không nghe ba cháu nói gì về chuyện cháu học chung với con Bội Hoàng nhà ta cả vậy.
- Dạ... vì trước đây cháu học ở trường khác, chỉ niên học này mới chuyển qua. Vì vậy cha cháu không biết chuyện cháu học chung với Bội Hoàng.
- Có lẽ, vả lại cha cháu cũng khá bận. – Ông Huấn vừa cười vừa nói - Thế lúc này cha cháu khỏe không?
- Dạ cảm ơn, ba mẹ cháu đều khỏe.
Lê Văn đáp, thật ra thì cả mười ngày qua chàng nào có gặp mặt cha mẹ.
Ngay lúc đó, Bội Quân từ trong bước ra, thấy cha và Lê Văn nói chuyện vui vẻ. Quân tỏ vẻ ngạc nhiên, cha mà cũng quen biết anh chàng này nữa à? Quân quay qua nói với cha.
- Thưa cha, bà Đan đã dọn cơm xong rồi.
Ông Chí Huấn ngoắc Quân lại gần, chỉ Lê Văn nói:
- Bội Quân, con biết đây là ai không? Con trai của bác Lê Bá Vỹ thứ trưởng đấy. Ông ấy là bạn rất thân của cha.
Bội Quân liếc nhanh về phía Lê Văn với ánh mắt thiếu thiện cảm. Không phải vì Quân không thích Lê Văn làm bạn với Hoàng, mà là vì Quân cũng cảm nhận một điều, đấy là... Văn cũng có tình cảm với cả Phượng.
Lê Văn giả lả:
- À, anh Quân hôm nay rảnh hả? Không bận viết luận văn tốt nghiệp ư?
Bội Quân còn chưa kịp trả lời thì Bội Hoàng từ trong với nét mặt rạng rỡ bước ra, cố nén cái quá vui lộ ra ngoài, Hoàng hỏi:
- Tối thế này mà anh còn đến đây à?
Lê Văn đứng dậy lịch thiệp:
- Cũng còn sớm chán, mà tôi thấy thích thì đến, cô không vui ư?
Bội Hoàng đỏ mặt, trước mặt cha và anh, Hoàng không biết trả lời thế nào cho phải. Ông Chí Huấn là người sành điệu, ông hiểu mình nên làm gì bây giờ, nên đứng dậy nói:
- Mấy con cứ nói chuyện tự nhiên nhé. Ta đói lắm phải vào trong ăn cái gì đây.
Bội Quân thì không nói gì cả, lẳng lặng đi vào cửa khác. Phòng khách bây giờ chỉ còn lại có hai người. Dưới ánh đèn mờ nhạt Lê Văn nhìn Hoàng cười nói:
- Tôi rất thích thấy Hoàng có vẻ tự nhiên như vầy.
- Tôi không ngờ anh lại đến. – Hoàng nói, cái lạnh lùng thường nhật đã biến mất – Sao ban sáng ở trong lớp cũng không nghe anh nói là chiều nay anh sẽ đến chơi?
- Tôi đến đâu cũng thích đến một cách đường đột. – Lê Văn nói – Hôm nay lại gặp hên mới thấy cha của Hoàng có mặt ở nhà.
Nhưng không ngờ lời của Văn lại khiến Hoàng sa sầm nét mặt.
- Làm sao anh biết chuyện cha tôi ít có mặt ở nhà? Ai bảo anh thế?
- Trúc Phượng nói – Lê Văn tự nhiên - Lạ thật, không hiểu sao vừa trông thấy ông ấy tôi đã có cảm tình ngay. Tôi mong là sau này khi mình lớn tuổi mình cũng sẽ giống ông ấy.
Bội Hoàng yên lặng, hơi bất mãn. Tại sao lúc nào cạnh nàng Văn cũng hay nhắc đến Phượng? Hay là... Thế là Hoàng chỉ ngồi yên một chỗ.
- Ủa sao vậy? Ra đây rồi Hoàng lại ngồi như pho tượng vậy? Tôi làm gì Hoàng giận à?
Lê Văn hỏi. Hoàng mới giật mình trước thái độ ấu trĩ của mình.
- Coi kìa, Hoàng lại làm gì lấm lét như sắp bị tôi ăn thịt.
- Đâu, đâu có.
Hoàng sửa lại dáng ngồi rồi nói:
- Đấy vậy có vẻ dễ thương hơn không?
Hoàng thở dài:
- Sao lúc nào tôi thấy anh cũng có thể đùa được?
- Vậy à? Đùa cho đời thêm hương có gì đâu?
Hoàng không thích cãi, hỏi:
- Anh đến tìm tôi có việc gì không?
- Không, chỉ muốn đến để nhìn Hoàng, vì ở trong trường nhìn chưa đủ.
Hoàng nhăn mặt:
- Tôi không thích nghe những lời đùa cợt đó. Tôi không thích làm trò hề cho thiên hạ.
Lê Văn vẫn tỉnh bơ:
- Vậy thì cô cho biết đi, cô thích nghe gì nào, tôi sẽ nói cho nghe.
- Chẳng có gì để thích, anh muốn nói gì thì tìm Trúc Phượng mà nói.
- Trúc Phượng à? Không được. – Lê Văn lắc đầu – Cô ấy thủ cựu cố chấp, lại quá nghiêm túc. Mở miệng ra không bài vở thì lại thánh kinh. Cô ấy có chịu nghe những gì tôi nói đâu? Lần trước này tôi chỉ mới đưa cô ta đến vũ trường "Đêm Paris" mà cô ta làm như tôi định ám sát cô ta không bằng.
Lời của Lê Văn làm Hoàng tái mặt, đôi mắt Hoàng bốc lửa.
- Đi vũ trường? Vậy có nghĩa là các người hay đi chơi với nhau lắm phải không?
- Cũng không thường xuyên. – Lê Văn thản nhiên nói - Những lúc nào chán quá không có việc gì, tôi mới đi tìm cô ấy. Nhưng mà Hoàng biết không lúc nào Phượng cũng nói là không rảnh. Có lẽ cô ta sợ tôi kéo cô ta đi mãi rồi hư người. Tôi cũng biết Trúc Phượng là học sinh giỏi, nên đâu thích chơi với tôi. Đúng không?
Hoàng như cố ý nói:
- Đến tìm mà Phượng cứ thoái thác... có lẽ anh thất vọng lắm phải không?
- Cũng không có gì. – Lê Văn nhún vai nói – Tôi quen thói lông bông nên đâu thể bắt người ta giống mình được... Như chiều nay đây, tôi đến đấy định rủ Phượng đi xem xinê, nhưng Phượng lại không chịu, đổ thừa là bận giảng bài cho em trai, mà đi xem xinê một mình thì lại chán chết, nên tôi không còn cách nào khác hơn là đến đây.
Lời của Lê Văn làm Bội Hoàng giận cực điểm. Không còn giữ kẻ được nữa, Hoàng nói:
- Anh phải nhớ kỹ là nhà tôi cũng không phải là cái quán hay cái trạm để cho những người vô công rỗi nghề lang thang ghé vô. Tôi cũng không thích tiếp những con người thất ý như anh...
- Ủa, Hoàng nói gì lạ vậy? – Lê Văn giả vờ ngạc nhiên – Ban nãy vừa gặp tôi Hoàng có vẻ vui lắm mà, sao thay đổi nhanh như vậy? Tôi chỉ xem Hoàng như một bạn học rất thân, nên mới tâm sự vậy mà.
Bội Hoàng yên lặng, trở lại với thái độ lạnh lùng cố hữu, Lê Văn lắc đầu tiếp:
- Tôi chịu, không thể hiểu được Hoàng.
- Ai cần anh hiểu? Anh đừng tưởng mình đẹp trai là bao nhiêu cô gái đều phải phủ phục dưới chân anh.
Hoàng chợt nhiên nói làm Lê Văn hối hận. Ban nãy rõ ràng là Văn chỉ muốn đùa chút thôi, không ngờ lại làm Hoàng giận và Văn bước qua ngồi cạnh Hoàng.
- Bội Hoàng làm gì lại giận dữ như vậy? Ban nãy chỉ là lời đùa thôi chứ nào có thật? Hoàng đụng tí là giận như vậy... làm sao giữa chúng ta có sự cảm thông. Giả sử tôi có làm gì sai đi, thì Hoàng cũng phải nói cho tôi biết mới phải chứ?
Hoàng thấy Văn xuống nước, như ng vẫn nói:
- Anh làm gì sai, có chăng là tôi đây này.
- Thôi mà cô gái, tha cho tôi một lần đi. Chiến tranh mãi dễ tổn thọ lắm.
Lê Văn nắm tay Hoàng nói, và cái nắm tay này mang lại tác dụng ngay. Cơn giận lui dần trong đầu Hoàng.
- Tại anh chứ đâu phải tôi? Anh cứ hay nói đùa mãi.
- Trong khi Hoàng lại thích làm khó làm dễ tôi.
- Nếu anh không lộn xộn thì làm sao tôi làm khó dễ anh được.
Hoàng nói với đôi má đỏ gấc. Văn cười:
- Cô có vẻ thích đỏ mặt quá. Nhưng mà tôi thấy đàn bà con gái đỏ mặt mới là đàn bà.
- Sao vậy?
- Vì đó là bản chất của phái nữ, mà đâu phải ai cũng có đâu. Chẳng hạn như Trúc Phượng, cô ấy giống con trai hơn.
Bội Hoàng trợn mắt:
- Thôi đừng nói chuyện tôi nữa, anh hãy nói về Trúc Phượng của anh đi.
Lê Văn tự nhiên:
- Nhắc đến Trúc Phượng, nhiều lúc tôi thấy lúng túng làm sao ấy. Cô ta giống như một cái giếng sâu khó dò. Nhiều lúc thật sự người lớn nhưng nhiều lúc lại giống như trẻ con.
- Cô ta đã khiến anh lúng túng?
- Vâng, vì chịu không làm sao hiểu nổi... Cô ta khá giỏi dắn, thông minh, có chiều sâu nhưng mà...
Văn chưa kịp nói tiếp thì Bội Quân đã xuất hiện ở cửa, anh chàng đang đưa mắt lạnh nhìn hai người:
- Làm gì nói nửa chừng lại ngưng vậy?
Bội Hoàng hỏi, nhưng rồi nhìn theo ánh mắt của Văn, Hoàng đã thấy Quân, Hoàng lại đỏ mặt. Tại sao anh ấy giờ này ra đây? Để nghe trộm hai người à? Hoàng vội nói:
- Anh Quân ra đây ngồi chơi.
Quân vẫn đứng tại chỗ.
- Tôi định ra đây lấy nước lọc, không ngờ nghe hai người nói chuyện người khác.
- Đâu có nói ai đâu. - Bội Hoàng đáp – Anh Văn bảo là Trúc Phượng có chiều sâu, có tài nhưng khó hiểu.
Bội Quân liếc nhanh về phía Văn, rồi không biết là nói với ai.
- Biết thì nói không thì thôi, nhưng tốt nhất không nên nói sau lưng người khác.
Rồi không đợi phản ứng của mọi người Quân quay lưng bỏ đi. Lê Văn và Hoàng nhìn nhau, Văn có vẻ không vui.
- Sao lạ vậy? Lần nào chúng ta nói chuyện là như có Quân xuất hiện nhất là lúc nói về Trúc Phượng?
Bội Hoàng chỉ nói:
- Anh Bội Quân không có ý đó đâu, nhưng anh ấy không thích chuyện nói lén sau lưng người khác.
Lê Văn nói:
- Nhưng chúng ta nào có nói xấu ai đâu? Chúng ta chỉ nhận xét và ngay chính Phượng nếu có nghe được thì cũng không giận ta đâu?
Bội Hoàng khoát tay:
- Thôi đừng nói chuyện đó nữa!
Lê Văn chau mày, tiếp:
- Tôi nghi là vì... Bội Quân yêu Trúc Phượng đây.
- Vậy à? - Bội Hoàng nói - Nếu vậy thì cũng tốt, anh Quân là người sống nhiều nội tâm, họ xứng nhau đấy chứ? Trúc Phượng cũng đã từng nhận xét. Anh Quân giống như một chiếc giếng sâu!
- Trúc Phượng đã nói vậy à?
Lê Văn nhíu màyông lẽ gặp người đẹp là tôi phải yêu? Nếu vậy, giữa tôi với Phượng thì sao?
Phượng cười:
- Không lẽ... Anh lại có tình yêu bao la như vậy à?
Đã đến trước cửa nhà phương, Lê Văn dừng lại.
- Tôi không định vào nhà, Phượng ạ.
Trúc Phượng nhún vai:
- Lạ không? Tôi cũng không yêu cầu anh vào, chỉ tại anh tự ý đi theo đến đây.
- Tại tôi thích có người chuyện vãn. Còn chuyện vào nhà lúc này có tính đường đột quá! Hay là mình tìm nơi nào nói chuyện đi.
Lê Văn nói làm Phượng phân vân, nàng nhìn xuống chưa biết xử trí ra sao, Lê Văn
nói:
- Thế nào? Phượng không phản đối chứ?
   Trúc Phượng nhìn lên:
- Anh không hề cho tôi biết đi đâu làm sao tôi tính?
- À, dĩ nhiên là chẳng đi đâu. Ăn trưa này, sao đó kiếm chỗ nào đó nói chuyện hoặc xem phim chẳng hạn.
Phượng nói rồi tiếp:
- Tôi cũng về, thì đứng chờ đây, tôi sẽ vào trong xin phép ba m'height:10px;'>
Lê Văn gật dầu. Chuyện đó không quan trọng, cái quan trọng nhất bây giờ là phải rời khỏi ngay đây. Một cảm giác muốn trốn tránh, nhưng trốn tránh điều gì, ngay Văn cũng không rõ.
o0o
Vườn Lê đã lùi lại phía sau và khuất hẳ thế này.
Lê Văn chỉ chờ có vậy, anh chàng vội vã nắm lấy tay Phượng bước ra đãu hẻm.
- Chúng ta tìm chỗ nào đó dùng cơm trưa trước nhé.
Lê Văn đề nghị, Trúc Phượng ngập ngừng.
- Cũng được. Chỗ nào bình dân thôi, đừng có đắt lắm.
- Bộ cô sợ tôi không đủ tiền trả à?
- Không phải. Phượng lắc đầu nói - Hôm nay anh mời tôi thi hôm khác tôi phải mời lại anh. Sợ lúc đó tôi không có tiền mời anh ăn sang chứ?
ngạc nhiên. Vì ít có người con gái nào thực tế v style='height:10px;'>
- Tôi quên rồi, có phải nhà cậu ở bên trái không?
- Dạ, thôi đến đây được rồi. Cảm ơn bác.
Và Lê Văn vội vã nhảy xuống xe. Không hiểu sao chàng lại ngại cái ánh mắt của ông Huấn.
- Vậy tôi đi nhé! – Ông Huấn nói – Lúc nào rảnh cậu cứ ghé Vườn Lê chơi tự nhiên.
Rồi xe rồ máy chạy đi. Văn đứng nhìn theo một lúc mới quay người. Nhưng thay vì bẻ trái chàng lại hướng sang tay phải. Giờ này các hàng quán bên đường tấp nập người ăn. Nếu là ngày thường, Văn cũng đã ngồi xuống. Nhưng hôm nay chẳng hiểu sao, Văn lại thấy lòng nóng nảy một cách kỳ lạ.
Văn cắm cúi bước, mặc cho dòng người ngược xuôi trước mặt. Chàng bước một cách vô định như vậy và không hiểu sao lại hướng về phía nhà của Trúc Phượn='height:10px;'>
- Vậy à? Sao tôi thấy anh có vẻ yêu đời vậy?
   - Biết giải thích thế naò? Thôi để từ từ cô sẽ tìm hiểu.
Phượng nghiêng đầu:
- Anh làm như có cả một tâm sự thầm kín. Ai tin?
- Tâm sự? không biết... Cũng có thể vì tôi đòi hỏi nhiều quá, vì vậy hay cảm thấy cô đơn, thất vọng, đau khổ.
Phượng lắc đầu:
- Nhìn cái bề ngoài của anh không ái tin chuyện đó. Không lẽ anh có đến hai nhân cách?
- Tôi cũng không biết. Lê Văn lắc đầu nói - Nhưng cũng có thể là như vậy, khi ở giữa đám đông con người tôi như trỗi dậy. Tôi hò hét, pha trò, vui đùa thoải mái. Nhưng khi quay về nhà một mình tôi lại thấy thất vọng, cô độc, buồn thảm.
Phượng chợt như hiểu ra:
- À vậy thì cái hôm khai giảng; anh đã đuổi theo tôi chẵng qua chỉ là để bám víu, để tìm một điểm tựa... để tránh lạc lõng phải không?
- Thú thật, lúc nào tôi cũng sợ cô đơn. Tôi tìm mọi cách để che giấu con người thật của mình... nhưng vẫn không làm được. Trúc Phượng, cô thấy là tôi phải làm sao đây?
- Tôi không biết, trước kia tôi nghĩ là con người anh khá đơn giản, không ngờ anh lại phức tạp như vậy... Nhưng tại sao anhh không tự tìm hiểu xem mình muốn gì rồi sống thoải mái có phải hay hơn không?
- Tôi không phải là người sống vì người khác nhưng tôi cũng không thể cưỡng lại ý nghĩ: ”Người ta đã nghĩ mình sống thế nào? "
- Đấy là bi kịch
- Vâng đó là bi kịch, Lê Văn nói - Trúc Phượng, tôi nghĩ là cô không lớn hơn tôi, nhưng cô lại có nhiều nhận định khá trưởng thành.
- Ồ chuyện đó có gì lạ - Phượng cười nói - Anh phải biết những người nghèo, cuộc sống khó khăn bắt người ta suy nghĩ nhiều... nên họ có vẻ sỏi đời hơn. Anh nghĩ đúng không?
- Cũng không đáng tin lắm.
- Có những kinh nghiệm sống ở đời mà tiền bạc chưa hẳn là mua được. Người giàu có đầy đủ không cần nghĩ ngợi nhiều, nhưng người nghèo vì sự đấu tranh sinh tồn, nhiều lúc đầu óc phong phú hơn.
Rồi vì tò mò, Phượng hỏi:
- À, anh Lê Văn. Quen với anh mà tôi không hề biết gì về gia đình anh cả. Anh nói thử chuyện gia thế mình xem, để tôi biết tại sao anh có vẻ không hài lòng.
- Gia dình tôi thì hẳn cô có nghe qua. Lê Văn trầm ngâm một chút nói - Cha tôi là ông Lê Bá Vỹ, một viên chức cao cấp trong chính quyền. Ngày xưa khi gia đình tôi còn nghèo, cha tôi chỉ là một công chức nhỏ thì gia đình tôi rất hạnh phúc. Tôi đã có một thời vui sướng, nhưng sau đó khi cha tôi thăng quan tiến chức làm quan to thì mọi thứ thay đổi. Tiền tài danh vọng, sự nghiệp đã làm thay đổi cha tôi. Người không còn là của gia đình nữa, không còn là của riêng mẹ con tôi. Người suốt ngày bận bịu tiếp khách. Ngay cả bản thân tôi cũng rất ít khi gronym title="">
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---

    107 Tác phẩm

    Truyện Bóng Hoàng Hôn ---~~~cungtacgia~~~---

    107 Tác phẩm

    Truyện Cùng Tác Giả Ái Quả Tình Hoa BA ĐÓA HOA BẢN TÌNH CA MUÔN THƯỞ BĂNG NHI BẤT CHỢT MỘT CHIỀU MƯA BÊN BỜ QUẠNH HIU Bên Giòng Nước Bích Vân Thiên Biệt Ly Ơi! Chào Mi!
    Nguồn: Thanh Thảo
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---