Chấp nhận

Em Tám tôi theo gia đình đi kháng chiến từ hồi năm tuổi. Mò cá sặc, giăng câu, lớn lên tự cày cấy lấy mà ăn, đến giữa thời kỳ chống Mỹ mới đủ tuổi đi bộ đội, hết giặc đi từ gốc lúa về với gốc rạ. Em là nông dân chính cống, mác Đồng Tháp Mười hẳn hoi, chớ không phải như tôi tự sụt thành phần xuống khai là trung nông lớp dưới để theo đóm ăn tàn do thời kỳ làm lý lịch. Học hành bữa được bữa mất do cha tôi dạy kèm, viết chữ trên lá chuối xanh (lá chuối tươi có lớp diệp lục phủ ngoài, dùng que nhọn viết lên thành chữ, bưng biền kháng chiến hồi ấy thiếu giấy). Sau này khi tìm hiểu, tôi cóp dê kiểu ấy viết thư tình trên lá khuynh diệp rất ư là thơ mộng...
Ruộng đồng và rượu, em yêu hai thứ như nhau. Lắm lúc tính bỏ quách về thành cho sướng, tính bỏ rượu cho yên nhưng đi không đành, bỏ không nỡ.
Một buổi nông nhàn, tía nằm ngửa trên võng, con ngồi trên bụng tía, kể chuyện cổ tích cho con nghe:
Ngày xửa ngày xưa ở vùng châu thổ, không như bây giờ, con trâu có lông dài lắm để che không cho muỗi, mòng hút máu. Lông dài như tóc vậy, nhưng quăn tít như phi-dê vì suốt ngày trâu phơi nắng ăn cỏ ngoài đồng.
Có anh mục đồng thấy cò trắng đậu trên lưng trâu bèn nghĩ ra một kế - cứ mỗi sợi lông trâu thắt nên một cái vòng. Làm xong lui ra bờ đìa ngồi chờ. Ban đầu, một con cò nghiêng cánh ngắm tấm lưng phẳng phiu tưởng êm chân lắm bèn nghiêng cánh đáp xuống bị mắc vòng không thoát được. Cò kêu khản cổ "Cò! Cò!". Cò khác thấy vậy ngỡ trên lưng trâu vui lắm nên con kia hát (cò khóc hay hát đều chỉ một "Cò! Cò!"). Chúng thi nhau đáp xuống, càng lúc càng đông, mắc vòng đến trắng toát không còn trông thấy trâu nữa.
Mục đồng đấy thấy vậy xồ ra bắt. Cò giật mình tung cánh một lượt xách bổng con trâu lên, cà dựng...cà dựng...
- Rồi mất con trâu sao ba?
- Cò mỏi cánh thì phải hạ xuống thôi. Cho người ta bắt. Từ đó con trâu không còn lông nữa, trụi lủi, bị muỗi cắn, nên trâu phải nằm phồn ngâm mình dưới bùn.
Phần này em Tám tôi phịa thêm, không có trong dân gian truyền khẩu.
Thiên Tào thấy vậy thương tâm, con trâu bao đời vất vả vì bá tánh, Thiên Tào về báo cáo với ông Trời cho trâu lên thượng giới hưởng "phúc", có điện nước, ô tô nhà lầu, hoa nói, hoa câm như ở trên thành phố.
- Con trâu có đi không ba?
- Không! Không! Con trâu bảo: "Tôi không đi đâu!".
Hỏi tại sao vậy?
- Tôi bỏ đi đất đai, bỏ mồ mả ông bà, bỏ thằng con trai cả ba lại cho ai? (hôn một cái).
- ứ! ừ...

*

Ngày cha tôi mất, sau khi lo hậu sự xong, cô em út con má Hai của tôi, nhân gia đình tựu họp đông đủ, em cắc cớ đề xuất ý kiến là thử tính hậu duệ của cha tôi từ ngày ông bắt đầu lập gia đình riêng, dòng má lớn mất sớm và má Hai, tất cả sinh ra từ huyết thống của ông trọn cuộc đời, trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, ông để lại bao nhiêu người.
Thấy ý kiến chí lý, tôi bèn đưa giấy bút ra viết theo số thứ tự, từng người con gái trai lần lượt hài danh tánh của gia đình riêng từng đứa - cháu chắt nội ngoại.
Tôi cộng lại, phát hiện ra con số hết hồn:
- Tám mươi lăm người.
Đó là chưa kể con dâu, cháu dâu, chắt dâu của cha mang huyết thống của sui gia.
Nếu tính thêm hai mươi ba nàng dâu các thế hệ thì nhân khẩu do cha tôi quản lý (85 + 23) một trăm lẻ tám người tất cả, bằng một ấp.
Vào năm sinh của ông (1905), dân số lục tỉnh Nam Kỳ là 3.500.000 (ba triệu rưỡi), nếu tăng theo tỷ lệ ấy, thì đến nay Nam Bộ dân số bằng 85 người nhân cho 3.500.000 là "Hai trăm chín mươi bảy triệu" thử hỏi dân đồng bằng sông Cửu Long làm sao còn dám tự hào là đất đai hào phóng, thừa sức qua cầu về lương thực, thừa sức nuôi nhau, còn chi viện cho cả nước và xuất khẩu nữa.
Đất điền ông nội tôi để lại cho kiến họ nhiều lắm nhưng hồi chiến tranh, kẹt ở giữa vùng kháng chiến vài chục mẫu gì đó. Nhà thờ họ ở vùng tạm chiếm không sờ tới được, coi như giao phần ấy cho cha tôi đi kháng chiến ở trong ấy làm gì thì làm để nuôi con. Tất nhiên kháng chiến đâu có thu tô nhưng bà con tá điền thuở trước thông cảm hoàn cảnh nên nhượng lại cho cha tôi năm mẫu dọc theo kênh Hai Ngàn để trồng cấy mà ăn.
Đến nay năm mẫu đất ấy chia ra cho 9 đầu con mỗi người được nửa mẫu. Các cháu lớn lên lại chia lần nữa mỗi đứa một mảnh. Không còn dám chia nữa. Theo đà dân số tăng mãi này việc dùng đất đai để chia gia tài trở thành chuyện quá khứ. Nhà nào cũng lóc nhóc người, đất đai chia riết manh mún ra, người được một mảnh còn chia chác nỗi gì?
Tám mươi lăm thành viên gia đình được mỗi một lập trường thống nhất là yêu nước Việt Nam, cái đó là thiêng liêng, là nguyên tắc bất di bất dịch.
Còn quan điểm sống và tồn tại, phương pháp xử thế thì ôi thôi, mỗi người một phách, một tính ý, viết bằng mấy pho sách.
Điểm mặt những chi ăn nên làm ra, được có hai người: ông anh Hai (anh cả) và con em út. Gẫm ra chỉ số ấy là vừa vì làm sao triệu dân là triệu nhà giàu, càng không thể là triệu nhà tư sản.
Cả hai người nhờ thời thế đưa đẩy được ở thành phố. Cả tôi nữa là ba. Ai cũng tự nhận là con chí hiếu nhưng thật ra là "báo hiếu tầm xa", lâu lâu có đám giỗ về thăm cha mẹ một lần, có quà gì đem về gọi là "hiếu", chứ làm sao "chén cơm đôi đũa kỷ trà ai nâng?" cho được.
ấy thế mà được tiếng: "Các bác ấy về lần nào cũng có quà cho từng người". Còn việc hằng ngày nâng giấc cho cha mẹ ông bà, lúc đói no, khi đau ốm của các em cháu trong đồng, chỉ là việc đương ng Bá suy ngẫm hiểu rằng: Kinh dài mẹ tụng dâng cho Phật, hết kinh mẹ hát nói để tưởng nhớ đến cha. Bài Nam Ai là bài hát nhập môn khi bà còn trẻ. Chân ướt chân ráo bước về nhà chồng, chàng ôm đàn tỉ tê dạy cho nàng ca hát.
Mẹ thường đọc kinh đến hồi chuyển nhịp, mượn tiếng mõ thay cho nhịp phách chuyển sang điệu Nam Ai. Giọng của mẹ bi thiết chừng như hồn cha đang quyện đâu đây, bỗng có tiếng đàn kìm phụ họa, mẹ vẫn ngồi nguyên tư thế Phật, bà đều đều gõ mõ, nhưng dòng châu lã chã rơi đến khi dứt nhịp. Mẹ đứng lên chắp tay xá bốn phương xong, đưa tay lên vuốt tóc, bà òa lên khóc. Rồi ra sau gầm bàn thờ cha kéo đứa con trai vào lòng. Cây đàn kìm của cha cao hơn thằng bé.
Từ ấy bà cho rằng con mình có thiện tâm phật ngã, bà để tâm dạy con học kinh. Nhưng kinh kệ thì câu nọ xọ câu kia, không bao giờ thằng bé đọc được ra đầu ra đũa. Còn những bản tài tử như: Đắc Kỷ Thọ Hình, Chiêu Quân Cống hồ, Khóc Bằng Phi... bà chỉ hát đôi lần là Trang Bá thuộc đến nhập tâm. Bà mua về một dàn máy hát quay dây cót cho vui cửa vui nhà. Đôi tay non trẻ như có một bộ chắt lọc tiếng đàn trong đĩa hát để ôm đàn họa theo. Dần dần các điệu ai, điệu Bắc, dạ cổ hoài lang mười sáu nhịp rung lên trên mười ngón tay con trẻ. Nhạc và nhịp. Nhịp lỡ thì nhạc suy, sau này khi trở thành ông thầy đờn, Trang Bá thường được cử làm người cầm chịch trong các cuộc hòa âm, bắt những tay đàn lỗi nhịp. Mười cái chén chung trên mười đầu ngón tay, hai bàn tay xuôi rồi ngược chạm mười cái trộn chén vào nhau, lắc cắc đều đều, như tiếng mõ câu kinh của mẹ, tay đàn nào lỗi nhịp khó bề chối cãi.
Lúc còn nhỏ, Trang Bá được mẹ yêu mến, đặt nhiều hy vọng vào đứa con thông minh bao nhiêu, lớn lên tuổi con càng trưởng thành, mẹ càng thất vọng bấy nhiêu. Những tưởng Trang Bá sẽ như hai anh, một người thì liên tiếp lập vườn để phòng mai hậu, một người thì sắm ghe chài xuôi ngược lục tỉnh Sài Gòn buôn bán tiền vô như nước. Còn đứa con út, tối ngày tóc chải dợn sóng láng mượt, ôm đàn đi hết xóm dưới làng trên.
Bà càng mắng nhiếc răn đe, giao lưu của trẻ càng rộng. Trước còn trong làng trong xã, sau xa dần đến tổng đến huyện, đêm không về, rồi hai đêm, ba đêm đến tít mù khơi, lục tỉnh Nam Kỳ, Nam Vang, Phú Quốc, bước chân lưu lạc theo nghiệp cầm ca. Mẹ trách mắng: "Không lẽ cơm cha áo mẹ suốt đời, đờn ca không ra cơm ra gạo, giờ mẹ còn sống, một mai mẹ chết, lấy gì để được ấm thân".
Thương mẹ nhưng trót đã nặng tình với tiếng nhạc đường tơ làm sao dứt bỏ được. Trang Bá âm thầm bỏ đi phiêu bạt sống kiếp giang hồ.
Chữ giang hồ mấy ai biết, sống đúng cái đạo giang hồ, kẻ tầm thường làm sao với tới được.
Ông thợ nhuộm ở Tam Bình Vĩnh Long đâu chỉ mê Trang Bá vì được chỉ cho vài ngón đờn. Ông còn mê khi xem bộ đội đá banh. Trang Bá đứng đờ-mi cản phá những pha tấn công hiểm hóc, đội đầu một cái, hoặc đá bổng một phát, bóng tung lên cao hơn ngọn dừa. Trang Bá quen tay vuốt mái tóc dợn sóng, phong thái rất ư là nghệ sĩ.
- Chuyện này quốc tế không có! - Ông thợ nhuộm nói - Ai đời đi ra trận đánh giặc, đánh cuộc với nhau không phải giết bao nhiêu giặc, bắt bao nhiêu tù binh, thu bao nhiêu súng. Cái đó xoàng, ai cũng làm được. Đằng này các ông cán bộ trung đội mà Trang Bá là đầu têu ngầm thách với nhau: đánh trận trở về gấu quần không được lấm bùn.
Đang trong đội hình hành quân, thường là trong đội hình xuồng ba lá hàng trăm chiếc xuôi ngược trên các dòng kinh, nếu trong gian nhà nào đó trên bờ vọng ra tiếng đàn kìm, Trang Bá cầm lòng không đậu. Giao cho Trung đội phó cầm quân hộ, rồi rẽ xuồng vào sông trở lại vài giờ nghệ sĩ. Cấp trên thông cảm nhắc nhở nhẹ thôi, nhưng việc xét đề bạt anh lên cấp đại đội vì đó có hơi chậm trễ.
ấy chưa kể hồi đó, có chỉ thị cấm vọng cổ, cho rằng vọng cổ là lời than thở của người dân mất nước, khóc than ủy mị, làm mềm lòng dũng sĩ chiến đấu. Thèm đàn, nhớ vọng cổ quá, lính ta rủ nhau đi hát lén. Mượn một cầy đàn ghi-ta trong xóm, giấu trong khoang xuồng lấy lá chuối phủ lên, lính ta giả bộ đi bắt cá, chống xuồng ra giữa giòng nước nổi, chuyền tay nhau đánh sáu câu i ới hát cho đỡ ghiền. Gió mát trăng thanh, ánh đèn dầu leo lét giữa trời nước mênh mông, ăn vụng mà đã thật: "Tăng Tăng Tăng Tăng Bằng Phi ơi! Hồn nàng đang ở tận nơi đâu, ta chua xót nỗi niềm ly hận... Đêm từng đêm thẫn thờ bên gối chiếc. Lệ rưng rưng tưởng nhớ bạn tấm đồng ơ...".
Ngờ đâu gần đây thôi, trước đó đã có một người ghìm xuồng vào trong đám lau sậy làm cái chuyện "giải phẫu cái bụng" thường ngày. Ông khẽ khàng áp sát đến gần, không hiểu sao ông không ra tay tức khắc mà đợi nghe hết sáu câu: "Đập cổ kinh ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại để giành hơi...!...!...".
Nghe xong ông mới xuất kỳ bất ý, vẹt lau sậy quơ sào chống xuồng áp sát.
- Thưa chính trị viên, anh em ghiền quá, cải hoạt tí ti thôi.
- Mời tất cả ngày mai lên văn phòng đại đội.
Sau buổi ấy, qua một bài bích báo có tranh minh họa, trong đại đội truyền miệng nhau hát (theo điệu văng vẳng tiếng chuông chùa):
"Máu chảy ruột mềm... Tôi mới chạy có nửa vòng sân mà mồ hôi ra lai láng... Ơ...Ơ...".
Bà mẹ chiến sĩ nhà ở gần đó đi rọc lá chuối tình cờ trông thấy sự lạ. Đến chiều, lính đến nhà, mẹ mới hỏi:
- Các con mần gì mà cả trăm đứa đứng vòng quanh coi ba thằng vừa chạy vừa đờn ca hát xướng?
Đâu có tiện nói thật với má.
- Có gì đâu má! Chúng con thực tập động tác trinh sát đặc công.
- Thôi các con đừng giấu má - Bà kéo khăn chấm nước mắt - Má biết hết trơn rồi, các con định thôi không đánh giặc, để lập ra gánh hát đó mà...

*

- Bây giờ tính sao đây ông Bá? - Ông thợ nhuộm hỏi.
- Khó gì đâu! Tổ quốc cần thì đi đánh giặc. Bây giờ trên bảo tạm nằm im, thì mình trở về với cây đàn, nhưng trước nhất ngẫm lại tôi nghĩ thương bà già tôi! Mười mấy năm rồi tôi lưu linh lưu địa bặt vô âm tín, học trò cũ của thầy:
- Thầy nhớ thằng Huệ không, cũng như con nó vẫn muốn được gặp thầy. Thằng Huệ Rệp ấy.
- Sao lại gọi là Rệp?
Chuyện này có khi nhà sinh vật học không biết nhưng học trò biết. Bàn ghế nhà trường rất nhiều rệp, rệp trăm nhà học học trò mang đến, lại được hút máu con nít bổ béo sinh sôi rất nhanh. Qua hai tháng bãi trường, con nào con nấy đói meo - lạ là chúng không chết. Trước khi tựu trường, thầy bắt cả lớp phải diệt rệp mới cho vào ngồi. Chúng tôi lấy que khều chúng ra từ trong kẽ gỗ, con nào con nấy khô rang, mỏng dính như bánh tráng, màu vàng vàng, dẹp lép, trong suốt, như những mảnh xác khô, thổi nhẹ đã bay - tưởng đâu không còn tí tẹo sự sống - Âởy vậy mà đưa đầu ngón tay đến gần nghe hơi người lập tức những đôi chân nhỏ xíu lại ngoe ngoe thăm dò - đưa gần nữa, lập tức bám lấy, hút lấy hút để, no căng đỏ thẫm, xổng ra bò rất nhanh chui xuống kẹt.
Sau lần tổng vệ sinh, bỗng dưng vài ngày sau, hai cô nữ sinh gãi sồn sột, đem một cái lọ bên trong còn xót vài cái xác rệp lên mách với thầy - Trò nào đã cắc cớ gom xác rệp cho vào góc tủ của hai cô, cả đám giặc đói xông ra bu đốt hai cô bằng thích.
Thầy đưa ve chai lên hỏi ai là thủ phạm và rất giận vì cả lớp im như thóc. Thầy bảo:
- Đáng lý tôi phạt cả lớp, nhưng tôi để chiếc ve chai ở đây - Thầy đặt xuống trước bàn -Tôi để đây không ai được lấy đi! Để khi nào có người nhận tội. Tôi muốn em nào đó đừng để suốt đời bị ám ảnh rằng mình là kẻ hèn - Dám làm không dám chịu... không đáng nhân cách làm học trò tôi!
Sau hơn một tuần, ngày nào cũng bị hình ảnh chiếc ve chai ám ảnh, chịu đựng không thấu thằng Huệ về nhà khóc rấm rứt, ba nó khăn đóng áo dài dắt con đến nhà thầy để cậu quý tử tạ tội.
Nghe xong thầy bảo:
- Trò Huệ? Con ông vựa cá bên bến tắm ngựa phải không?
- Dạ đúng! Cậu ấy bây giờ nên thân lắm, thuyền trưởng tàu biển! Giờ về hưu rồi. Nó vẫn nhắc thầy luôn.
- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?
- Dạ thưa thầy con sáu mươi lăm, tuổi con rắn nhưng là rắn nước, hiền lắm!
- Sao lại là rắn nước?
- Dạ hồi trước thầy dạy con phải như vậy?
- Tôi dạy anh cái gì về rắn?
- Dạ! Con rắn cắn Jean Fréron...
- A! Tên này nhớ lâu thật - Bài đó không có trong chương trình sơ học, phải lên cấp cao mới học. Bữa ấy tôi giận lão thầy Mậu lớp D - Ông ấy độc miệng lắm, kích bác tôi trước các thầy, nên tôi về lớp cho các trò chép bài ấy - và thầy ứng khẩu đọc:
L'autre jour, au fond d'un vallon
Un serpent piqua Jean Fréron
Que pensez - vous qu'il arriva
Ce fut le serpent qui creva
Tạm dịch theo văn xuôi: Ngày kia dưới thung lũng sâu, một con rắn cắn Jean Fréron - Biết việc gì xảy đến không? Người không chết mà chính con rắn lăn ra chết (nguyên văn là con rắn vỡ tung ra).
Vậy đó! Trên đời miệng lưỡi con người độc hơn miệng rắn độc. Ông Voltaire làm thơ nhiều ngụ ý...
- Mà này! Anh vẫn chưa nói cho tôi, thoát ly mấy mươi năm, anh làm chức gì?
- Dạ con đi nuôi ong thôi! Không có chức. Dạ! Tuổi con rắn nhưng sinh vào giờ Mùi.
- Nghĩa là sao?
- Người ta định đề bạt con lên một cấp, con lại phạm vào giờ Mùi, nên lại bị đánh tụt xuống một cấp.
- à! Trong Cách mạng, người ta nghiêm khắc chuyện ấy. Vậy có buồn không?
- Dạ, vui vẻ là liều thuốc sống.
- Không nản à?
- Dạ! Vấp ngã thì lồm cồm ngồi dậy đi nữa. Không lẽ nằm mọp luôn.
- Giỏi đấy! Nhưng đi nữa bằng cách nào?
- Biết chấp nhận thực tế - thích ứng và hội nhập.
- Làm sao để thích ứng? Nói nghe coi?
- Dạ! Cuộc đời nó gặm nhấm chúng ta, nó còn chép miệng khen ngon, tội gì mình phụ họa với nó để làm mình buồn thêm? Thân phận condition humaine - tôi ngứa miệng xùy tiếng Tây ra - mỗi người một khác, nếu cả nghìn triệu người trên thế giới không biết tự thích nghi với hoàn cảnh, thế giới này loạn mất.
Thứ hai để thích ứng, phải có cái nghề để tự nuôi sống và trả nợ cơm áo cho xã hội (payer la dette sociale), thầy đã dạy con như vậy. Con bây giờ làm nghề nuôi ong, không dám nào, tiện đây con đem mật ong cây nhà lá vườn, tay con làm ra đến biếu gia đình, xin thầy vui lòng.
- Cám ơn! Anh giỏi đấy! Có cho mình một cái nghề, còn tôi đây sau khi về hưu ngoài ba cái giáo điều trên bục giảng. Moi, je n'ai rien entre mes deux cuisses - (Tôi chẳng có gì giữa hai vế).
- Dạ thưa! Con chưa hiểu ý thầy?
Thầy nói tiếp:
- Sách vở thánh hiền đọc hàng pho - đi đâu cũng tự hào rằng mình là bậc trí giả, ngoài ba cái giáo điều cóc có thực tế, không năng động cũng chẳng có sức bật, đá phòng ngự thôi chứ không dám tiến công đột phá, làm chủ gia đình thì con cái xác xơ, giao cho làm Nhà nước thì quốc gia chỉ có mạt.
Tôi biết thầy ví von để ám chỉ thực tế đạm bạc của mình: vợ chồng già, con đạp xích lô, ngôi nhà cũ kỹ...
Tội vội đỡ lời:
- Dạ thưa thầy không phải giáo điều đâu ạ! Học trò của thầy hàng ngàn đứa đi kháng chiến hoặc lập nghiệp ở năm châu bốn bể. Hiểu vậy mới là chân lý.
- Chân lý! - Thầy nói theo kiểu chia động từ - Ban đầu: Tôi đúng - anh đúng - nó sai. Rồi: Tôi đúng - anh sai - nó sai. Cho đến khi: Tôi cũng sai rồi... Lúc này mới là chân lý. Có thấy sai mới biết thế nào là đúng.
- Dạ! Đó là tự phê bình và phê bình. Âởy chết! Con lại nói chính trị rồi...
- Không sao đâu, không nói là không nói thứ chính trị nhăng nhăng khó nghe kia! Chứ không có chính trị để mất nước à? Tôi đã đọc không biết bao nhiêu sách Đông Tây kim cổ rồi, tôi ch tôi bất hiếu với má tôi lắm! Có lẽ má tôi đã già yếu lắm rồi, không còn sống được mấy nữa đâu! Tôi phải về để tạ tội với má tôi, nếu không suốt đời sẽ ân hận.
- Nhà anh ở đâu?
- Miệt Gò Công.
- Chà, chà, nghe nói ở vùng đó kiềm kẹp dữ lắm, anh đi khơi khơi kiểu này không yên đâu. Tôi không cho anh đi ngay đâu, phải lưu lại đây tính kỹ đã. Chiếc ghe nhuộm của tôi như cái ốc đảo, cắm sào gần đồn, nhưng quân lính họ nhẵn mặt tôi, không ghi ngờ gì đâu. Mấy con vợ tôi coi vậy mà được lắm, cậy miệng nó cũng không hé. Hường đâu? Con Hường còn thức dưới đó không bây?
- Dạ!
- Lên đây, lên đây con! Anh so dây lại đi, con tôi nó hát cho anh nghe...
Bao Ư... trải bao thả lặn áo tà
Cành mai đổ lá đưa nàng...Ư...Ư...Ư...
Cô bé mười hai tuổi có chất giọng đồng quê sông nước kim pha thổ nhả chữ như thả như trôi, hát không sai một nhịp.
Lời ca dứt, nhưng người cầm đàn chưa muốn dứt nên đàn tiếp Lưu thủy, Hành vân...
- Con nhỏ này tôi sinh nó ra không phải để làm thợ nhuộm. Số nó từ tiền kiếp vốn mắc nợ với nghiệp cầm ca. Có sống với tôi giỏi lắm rồi sẽ lấy chồng đẻ con, rồi già, rồi ngoẻo. Tiếng đàn của tôi như tiếng bửa củi, có chăng chỉ để giải sầu, làm sao đủ sức làm cho cuộc đời con cái lên hương được. Tôi nói thật nhé, tôi giao nó cho anh đó, coi như con tôi tầm được sư học được đạo.
Trang Bá sửng sốt:
- Hoàn cảnh trốn chui trốn lủi, tôi lo cho thân tôi chưa xong...
- Vì vậy cần phải có thêm nó nữa mới xong. Anh hãy nghe tôi, đờn ca hay đánh giặc tôi không bằng anh, nhưng chen vai thích cánh với đời, tôi có một số bản lĩnh ; vùng tự do tôi rành, vùng bên kia tôi cũng biết, anh cứ để tôi lo. Anh hãy lưu lại đây chừng một tháng, đêm lên đây chơi với tôi, ngày rút vô mui ghe nằm, muốn trà có trà, muốn cà phê có cà phê, chờ cho râu ria dài ra, tóc tai dài úp sụp xuống, rồi sẽ ra công khai. Anh dạy cho con Hường khá tay nghề lên. Hai chú cháu sẽ đi làm ăn với nhau, mượn đường hát rong để tìm về báo hiếu với bà già... Má anh như má tôi, mình coi nhau như ruột thịt...
Một tháng sau, Trang Bá đã trở thành một ông già cùng khổ, râu dài ra, tóc rậm xuống, bộ bà ba dốt dốt túi nhét đầy thuốc rê, người quen cũng khó nhận ra. Ôm cây đàn kìm đi sau, con Hường mang một túi bàng đựng vài món lặt vặt, cầm sái song lan và cái máy phát âm đi trước. Cô Chín là bà vợ thứ chín của ông thợ nhuộm, chèo chiếc xuồng nhuộm đưa hai người ra sông cái, thả về cặp thị xã Vĩnh Long. Con Hường rành phố xá ở đây, dắt ông ra bến xe, hạ cái giỏ bàng xuống, ngồi gần ghi-sê bán vé. Bác đàn cháu ca, nó mới nói lối vài câu, thiên hạ đã xúm đông xúm đỏ. Nó xuống xề để vô vọng cổ, thiên hạ đã xuýt xoa, ca hết sáu câu, lính ngụy cũng cho tiền.
Từ đó, ngày đi đêm nghỉ, gặp chợ hát ở chợ, gặp bến ca ở bến. Qua Bắc Mỹ Thuận, thị trấn An Hữu, cầu Ông Tồn, Cai Lậy, Trung Lương rồi thị xã Mỹ Tho, qua Chợ Cũ, Chợ Gạo, Gò Công quê nhà không còn xa lắm...

*

Tiếng mõ cầu kinh của mẹ già từ trong ngôi nhà xưa vọng ra. Hai bác cháu Trang Bá ngồi trong bóng tối bên gốc xoài không dám vào.
Chừng mẹ chuyển nhịp, Trang Bá bắt đầu ấn phím đàn họa cho điệu Nam Ai... Mẹ chậm rãi đứng dậy xá bốn phương rồi cất tiếng: "-Vợ thằng Hai đâu? Thằng Bá nó về đó, con ra kêu nó vô, ở chi ngoài vườn sương gió đau ốm thì khổ".
Bà chị đi ra vườn, hai chị em nhận ra nhau mừng mừng tủi tủi.
- Má sai chị ra đây là má chưa tha thứ cho thằng con bất hiếu, em không dám vào.
Bà chị trở vào nhà, hồi lâu bưng một ngọn đèn chong leo lét soi đường cho mẹ. Trang Bá ôm chầm lấy mẹ, còn con Hường sụt sịt khóc.
- Vào nhà đi con, Đức Phật đầy vị tha. May mắn là trăm tuổi già mẹ được trông thấy con, lòng nào nỡ giận.
Cả gia đình đoàn tụ. Mẹ thắp nén hương đưa cho Trang Bá lạy cha.
Lạy xong anh ôm đàn, bảo con Hường ngồi bên chiếu lạy. Tiếng đàn ngân nga, con Hường ca theo:
- Khi nâng chiếu chỉ ra để cờ
Từ chàng đi, thiếp bặt tin đợi chờ...

*

Mãi mười năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, anh em lính cũ chúng tôi được dịp về lại kinh Thầy Phó xã Hựu Thạnh.
Rất may ông thợ nhuộm vẫn còn sống, tuổi gần tám mươi. Câu chuyện về người bạn cũ chúng tôi, anh Trang Bá, như trên đây là nhờ ông ấy kể lại. Chúng tôi có lên tỉnh tìm thăm cô Hường con ông, giờ đây đã là đàn chị của một đoàn cải lương tỉnh.
Sau ngày về thăm mẹ, hai chú cháu Trang Bá tiếp tục lưu lạc hát rong hai năm trời. Bắt liên lạc được với tổ chức, Trang Bá đưa con Hường về với ông thợ nhuộm, rồi tham gia phong trào đồng khởi.
Anh em tiểu đoàn 307 chúng tôi vẫn có ý rõi theo anh tìm dấu vết của người bạn cũ, những mong anh Trang Bá, nếu còn mạnh giỏi, đọc được bài viết này, hãy ôm đàn tìm đến báo Sân khấu, liên lạc với anh em. Bè bạn còn cũng bộn, ở rải rác các ngành làm các nghề nghiệp, có đủ thứ sĩ: bác sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, kịch sĩ. Có đủ thứ nhà: nhà kinh doanh... Có đủ thứ sư: kỹ sư, giáo sư, kiến trúc sư, võ sư... Nhiều đứa biết bập bõm vọng cổ sáu câu, chỉ có thiếu tiếng đàn kìm gọi bạn... Tiếng đàn kìm Trang Bá réo rắt năm nào vẫn quyện chặt vào lòng đồng đội với bao kỷ niệm vui buồn, sự nhớ thương một người chiến sĩ, nghệ sĩ...