Hoàng Ngọc Tuấn dịch
Tiện túc
Calvino

 một trị trấn nọ, mọi thứ đều bị cấm đoán.
Bởi chỉ có một thứ không bị cấm là trò chơi đánh trổng, dân chúng của thị trấn ấy thường tụ tập trên những bãi cỏ phía sau thị trấn và suốt ngày chơi đánh trổng.
Và vì những điều luật cấm đoán đã được ban hành dần dần, mỗi lần về một thứ, và luôn luôn có lý do chính đáng, nên không ai tìm thấy cớ gì để phàn nàn hay thấy phiền hà gì trong việc thích ứng với tình hình mới.
Nhiều năm trôi qua. Rồi một ngày kia quý viên chức công an thấy rằng chẳng còn lý do gì để mọi thứ phải bị cấm đoán nữa, và các ngài bèn sai những thằng mõ đi báo cho dân chúng biết rằng họ muốn làm gì thì cứ làm.
Những thằng mõ đi đến những nơi dân chúng thường tụ tập.
- Nghe đây, nghe đây, - chúng rao, - không còn thứ gì bị cấm đoán nữa.
Dân chúng vẫn tiếp tục chơi đánh trổng.
- Có hiểu không?” những thằng mõ khăng khăng nhắc lại. “Quý vị được tự do làm bất cứ thứ gì quý vị muốn.
- Tốt lắm, - dân chúng trả lời. “Chúng tôi đang chơi đánh trổng.
Những thằng mõ bỏ thì giờ lải nhải nhắc cho họ về vô số những công việc hay ho và hữu ích mà thời trước họ đã theo đuổi và bây giờ họ lại có thể tiếp tục theo đuổi. Nhưng dân chúng chẳng buồn nghe, mà cứ mải chơi đánh trổng, hết cú này đến cú khác, thậm chí không dừng lại để xả hơi.
Thấy mọi nỗ lực của mình đều vô ích, những thằng mõ về tâu với quý viên chức công an.
- Quá dễ, - quý viên chức công an nói - Ta hãy cấm trò chơi đánh trổng.
Đó là lúc dân chúng nổi dậy và giết hết cả lũ công an…
Rồi không bỏ phí một chút thì giờ, họ lập tức trở lại với trò chơi đánh trổng.
Dịch từ bản Anh ngữ: “Making do”,
trong Italo Calvino, Numbers in the Dark [Những con số trong bóng tối], trans. Tim Parks
(London: Vintage, 1996)

- Nhưng hiể cái gì mới được chứ? Có gì cần hiểu đâu!
- Anh Roy! Từ giờ chấm dứt hết, nghe chưa? Phen này thì anh đường anh, tôi đường tôi! Không chịu nổi nữa rồi!
- Tôi cũng vậy, không sao chịu nổi nữa! Cô tưởng tôi không biết mưu sâu của cô hử? Cô định buộc tôi phải chịu trách nhiệm về vụ ly dị này chứ gì? Rõ ràng là như vậy nên cô mới nặn ra chuyện bồ bịch, dựng đứng lên như thật. Dám chắc cô đã thuê một thằng thám tử tư thường xuyên bám đuôi tôi! Nó báo cáo với cô rồi chứ?
- Đây cóc cần phải làm như thế. Thừa sức biết sự thật. Cái này tự mình tìm hiểu cũng được
- Thì ra chính cô đã vặn lại đồng hồ xe để xem tôi có đi đâu khác ngoài việc tới bệnh viện?
- Chính cô gọi điện tới cô thư ký hỏi xem tôi có ở đó không, đòi nói chuyện với tôi nhưng lại cúp ngay khi tôi vừa cầm máy?
- Phải, chính tôi!
- Và không phát hiện được gì, cô mò tới đây rình?
- Là vợ, tôi có quyền biết sự thật.
- Nghe đây, Macgaret! Tôi không thể cho cô biết lý do tôi đến đây. Đó là chuyện làm ăn của tôi, là bí mật nghề nghiệp. Vậy cô hãy trở về nhà trông coi con nhỏ, và để tôi yên!
Cái tát trời giáng làm bác sĩ Roy nảy đom đóm mắt trước khi ông kịp đoán biết. Macgaret ra đòn như một con mèo, rất nhanh, rất bất ngời và ngay sau đó cụp hết móng vuốt, chạy ra xe rồ máy chạy như điên, để lại ông chồng nổi cáu, rát mặt trước cái nguýt dài của nhân viên gác cửa.
Macgaret đã đạt được mục đích: gây một vụ xì-căng-đan trước mặt mọi người. Từ một năm nay, nhiều người đã tận mắt chứng kiến những vụ tương tụ giữa hai vợ chồng. Một số người cho chuyện Macgaret đánh ghen là vô căn cứ, nhiều người khác cho là chính đáng tuy họ chẳng có bằng cớ rõ rệt, chỉ nhận xét theo cảm tính. Vả lại, đêm 4-30-1962 này, bác sĩ Roy thực sự không tới khách sạn kiếm bồ mà tới gặp khách hàng của ông. Một bà già khô đét 70 cái xuân, tỷ phú, từ hơn một tuần nay vẫn cố van nài bác sĩ thẩm mỹ phải bằng mọi cách và bằng bất cứ giá nào trả lại cho cụ vẻ yêu kiều đã mất! Khốn nỗi bác sĩ đã ba lần làm thủ thuật căng da cho cụ rồi mà hcẳng nhằm nhò gì. Tối nay bác sĩ định tới nói cho cụ khỏi hy vọng hão huyền, nói sao cho thật khéo vì bà cụ tỷ phú này đã vài lần hăm he: sẽ làm bác sĩ không còn một người khách nào nữa, nếu không kiên trì giúp cụ.
Sau khi chị vợ biến đi, bác sĩ Roy sực nhớ tới công việc đang chờ. Ông cau mày đắn đo một lát rồi quyết định: không mân mê mớ da nhăn nheo của bà cụ làm gì nữa cho tội thân. Mặc xác, cho dù cụ đã khẩn khoản nhắn gọi đến ba lần. Sau vụ cãi lộn vừa rồi, đầu óc bác sĩ đã căng lên như dây đàn, ông thấy cần đi hóng mát một lúc cho khuây khoả. Bác sĩ lên xe, nổ máy, sau chị vợ chừng hai ba phút đồng hồ gì đó. Và cũng chạy về hướng chiếc xe của chị vợ hồi nãy. Nhân viên gác cửa khách sạn sẽ xác nhận trước toà đúng như vậy. Lúc này là 21: 15. Quyết định đó làm bác sĩ Roy mất đi một bằng cớ hiển nhiên chứng tỏ ông không hề gây tội ác trong khoảng thời gian giữa 21: 15 và nửa đêm hôm đó. Khốn thay bác sĩ Roy đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng ấy, nên sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề…
Bộ mặt của Macgaret Tabay nhăn nhó trông thật ghê rợn dưới cặp mắt viên cảnh sát đang cúi xuống nhìn. Bộ mặt mới đây xinh đẹp là thế, bây giờ không còn. Đôi mắt mèo xanh biếc lúc này đã nửa nhắm nửa mở. Những ngón tay búp măng nhăn nheo, màu sơn đỏ trên móng càng tô đậm vẻ nhợt nhạt của da thịt. Mùi phấn son dường như thoang thoảng mùi tử khí lạnh tanh… Phòng ngủ bị xới tung, các ô kéo lật ngược, bàn ghế lỏng chỏng, dường như tại đây xảy ra ẩu đả kịch liệt. Trong một góc phòng, cô bé Melody 13 tuổi, con gái duy nhất của Macgaret, đang ngồi thu lu. Chính cô bé đã điện cho bác sĩ gia đình, bác sĩ gọi điện cho cảnh sát vì ông phát hiện đây là án mạng chứ không phải một ca bệnh nặng dẫn đến đột tử.
Bác sĩ giải thích với nhân viên cảnh sát:
- Anh thấy vết này trên cánh tay nạn nhân chứ? Vết làm garô đấy. Bà ta bị tiêm một mũi thuốc. Nhưng trước đó đã bị đánh ngất: trên đầu có chỗ nổi u, da đầu trầy hết. Theo tôi xác định, nạn nhân chết cách đây một tiếng rưỡi, tức vào khoảng nửa đêm. Lúc này chưa thể xác định nạn nhân chết mau hay lâu sau khi bị hại, vì cần phân tích chất tiêm vào người mới biết chắc. Nhưng nhìn nét mặt, tôi cho rằng cơn hấp hối kéo khá dài…
- Bị tiêm thuốc độc?
- Tôi không nghĩ tới thuốc độc, có thể là một thứ thuốc an thần hàm lượng cao… Tiếc rằng không tìm thấy bơm tiêm, lọ đựng thuốc cũng không nốt.
Viên cảnh sát điện thoại gọi cảnh sát hình sự tới tăng cường. Bác sĩ gia đình tới bên con nhỏ vẫn thu lu trong góc phòng.
- Không nên ngồi đấy, cưng! Ta ra ngoài kia đi.
Cô bé phóng cặp mắt xanh lét, cặp mắt của mẹ nó, nhìn thẳng mắt bác sĩ. Nó cất giọng cứng cỏi, chắc nịch như giọng người lớn:
- Bác bảo cháu đi đâu giờ? Cháu phải ở đây đợi bố.
- Con sang phòng khác ngồi đợi tốt hơn. Các chú cảnh sát sắp tới làm việc ở phòng này, ta không nên làm họ vướng chân.
- Sao bác sĩ lại nói mẹ cháu bị người ta giết?
- Vì thực sự nó như vậy.
- Vậy là đã có người vào đây giết mẹ cháu, nhưng cháu chẳng nghe thấy gì?
- Con ngủ mà, chính con nói với bác là con ngủ. Có thể mẹ cháu thấy không có gì đáng ngại nên mở cửa cho nó, cũng có thể nó có chìa khoá buồng.
- Bác có nghi bố cháu không? Nếu có, bác nói ngay bây giờ cho cháu biết với.
- Nghe đây Melody! Chuyện này không phải là chuyện của tuổi cháu đâu. Nếu sợ, cháu vào ngủ với bà quản gia. Để bác đi kêu cho, bà sẽ chăm sóc cháu.
- Cháu không sợ. Cháu thích ở đây cơ.
Bác sĩ cố gắng gượng cười, lắc mái tóc hoa râm:
- Đây đâu phải chỗ trẻ con! Thôi, đi với bác. Cháu đang căng thẳng đấy, để bác cho uống chút gì…
- Khỏi! Cất mấy thứ thuốc ghê tởm ấy đi!
Viên cảnh sát can thiệp:
- Xin bác sĩ thứ lỗi. Theo tôi có lẽ để cô bé ở đây tới khi ông thanh tra tới thì hơn. Ông ấy sẽ cần hỏi đôi điều. Nào bé, đi với chú sang phòng khách. Ngồi đó chờ tốt hơn.
Cô bé để viên cảnh sát dắt đi, từ đó cho tới khi thanh tra cảnh sát tới, nó không hé miệng lần nào nữa.
Một giờ hai mươi phút sáng, ê-kíp nhân viên lấy dấu bắt đầu công việc tỉ mẩn của họ. Viên thanh tra chạc năm mươi tới ngồi bên Melody:
- Để cho bác nghe đi cưng. Cháu là người phát hiện ra mẹ trước?
- Thưa vâng.
- Cháu không ngủ sao?
- Có chứ… Nhưng chợt tỉnh giấc. Ban đêm cháu vẫn bị thế luôn. Cháu xuống bếp định kiếm miếng sữa uống. Lúc đi ngang qua thì thấy trong phòng mẹ sáng đèn.
- Lúc vào phòng, chaú thấy gì?
- Thấy mẹ chết rồi.
Những câu đối đáp tới miệng cô bé rất nhanh lại cộc cằn khiến thanh tra ngạc nhiên. Ông hỏi:
- Cháu trông thấy mẹ ngay khi vào? Có thấy sợ không?
- Có, có sợ. Bảo là bị choáng cũng được, nếu bác thích dùng từ đó. Thế là cháu gọi ngay bác sĩ của mẹ
- Cháu năm nay mấy tuổi?
- Mười ba, gần mười bốn…
Kẻ tình nghi số một
Thanh tra ngắm đứa nhỏ, nửa trẻ con nửa đàn bà, trong bụng không khỏi sửng sốt. Mới nứt mắt mà đã nói năng như người lớn, và không hề nhỏ một giọt nước mắt nào gọi là có từ lúc phát hiện thi thể mẹ nó. Thanh tra nghĩ bụng: Chẳng ra gì! mới từng đó tuổi mà như vậy thì thật quái quỷ. Nhưng rồi thanh tra chợt nghĩ: Hay có chuyện gì đó khiến nó căm ghét mẹ? Căm ghét mẹ nên nó dồn hết tình yêu cho người bố, cho người phụ nữ bố nó đang theo đuổi? Và nó đang tìm cách bao che cho hai người này? Có người phụ nữ đó không? Người đó là ai? Tạm thời chưa tìm hiểu chuyện này vội, hãy thử xem quan hệ giữa con bé với mẹ nó ra sao trước đã… Thanh tra cao giọng hỏi:
- Cháu có yêu mẹ không?
Con bé ngước mắt nhìn vẻ ngạc nhiên và có phần xem thường:
- Tất nhiên!
- Cháu biết lúc này bố ở đâu không?
- Không!
- Tối qua mẹ cháu ở nhà cả buổi à?
- Không, mẹ cháu ra phố rồi về. Nhưng mẹ đi đâu, cháu làm sao biết được?
- Thế bố cháu đi khỏi nhà lúc mấy giờ?
- Trước mẹ, ngay sau khi ăn tối.
- Bố cũng không nói cho cháu biết bố đi đâu à?
- Có chứ! Bố đi thăm khách hàng, bà cụ Toócnam. Cụ đòi căng da lần nữa, nhưng bố cháu không chịu. Bố nói đúng, bà cụ chỉ còn da bọc xương, như cái xác ướp ấy, lấy gì mà căng!
- Mẹ cháu đi ngay sau đó?
- Vâng, bố vừa ra khỏi nhà là mẹ bám theo liền. Mẹ ghen.
- Ghen với cụ già cháu vừa nói?
- Không. Mẹ ghen bóng ghen gió thế thôi. Lúc nào cũng bám theo bố, rình mò bố, xem thử bố có cặp bồ với ai không.
Thanh tra do dự một lúc, cân nhắc kỹ xem có nên hỏi sâu thêm không. Dù sao, con bé này cũng không còn là trẻ con nữa. Nghĩ như vậy, ông hỏi thẳng:
- Bố cháu có bồ nhí không?
- Làm sao cháu biết? Với lại, đó là chuyện riêng của bố.
- Bố hay về nhà muộn không?
- Bữa muộn bữa không. Nhưng nếu tới chỗ mụ già thì lúc này chưa về là dĩ nhiên. Ông biết không, mụ già đó có phần hùn trong bệnh viện của bố. Thành thử mỗi lần mụ đòi sửa sang sắc đẹp, bố phải làm tất cả những thứ mụ đòi. Đã vậy, mụ ta còn bắt phải giữ kín không cho ai biết. Có bữa, bố phải làm cho mụ vào đúng nửa đêm để nhân viên của mụ không hay biết chuyện mụ sửa sang sắc đẹp nữa cơ… Mù già kỳ cục hết chỗ nói, nhưng bố cần tiền của mụ. Cực vậy đó. Nhưng lần này chắc bố phải chào thua thôi, mụ có còn da đâu nữa mà căng!
- Bố kể cho cháu nghe như vậy hay sao?
- Vâng, hai bố con thường bàn luận với nhau…
- Bàn cả về mẹ cháu nữa chứ?
- Đôi khi, nếu bố có chuyện trục trặc với mẹ.
- Trục trặc về chuyện gì?
- Ông đi mà hỏi bố cháu… Cháu không thích nói chuyện này với người ngoài!
- Cháu vừa nói chuyện này nghĩa là loại chuyện nào?
- Chuyện trục trặc của mẹ.
- Theo cháu, tối qua mẹ có trục trặc chuyện gì không?
- Dĩ nhiên có, nếu không thì đã không chết… Nhưng ông hỏi bố cháu thì hơn, cháu không biết.
Sau đó Melody im bặt, nhất định không trả lời thêm một câu hỏi nào nữa. Thanh tra ngồi suy nghĩ về những điều cô bé vừa nói, rồi tới hỏi nhân viên tìm dấu vết. Họ không tìm ra chiếc ống tiêm, chưa biết thuốc độc nào đã giết chết nạn nhân, tuy đã đào bới gần khắp ngôi biệt thự. Bỗng có tiếng xe ngoài cổng. Mọi người ngẩng đầu, lặng lẽ nhìn ra ngoài. Chỉ một mình Melody lên tiếng, giọng nói pha lẫn chút lo âu:
- Bố về, chắc bố sẽ bị sốc nặng!
Tại sao con bé đoán như vậy, một suy luận thường tình hay có điều gì khiến nó lo lắng?
° ° °
Quả nhiên bác sĩ Roy bị sốc rất nặng: mặt tái nhợt, nhớp nháp mồ hôi, miệng méo xệch, tay chân run lẩy bẩy. Thanh tra cảnh sát tấn công liền, không để bác sĩ kịp chấn tĩnh:
- Khoảng giữa hai mươi mốt giờ tới nửa đêm tối qua, ông ở đâu?
Bác sĩ Roy thuật lại vụ tới khách sạn, trạm trán vợ tại đó, cuộc cãi lộn…
- Rồi sau đó ông tới gặp bà cụ khách hàng?
- Không. Quá mệt mỏi, căng thẳng, tôi đi kiếm một ly rượu và suy tính xem thử nên xử trí ra sao.
Tiện túc Khuyết danh Tiếng nói trong đêm Tiếng gọi đời thường Tiền kiếp Thời gian chết Theo dấu chân người tàng hình Thịt Yevgenia Kononenko