Biên dịch: Đoàn Như Trác, Trần Văn Mậu
22. Hiệp thứ 5.

1 giờ ngày 23 tháng 3 năm 1968, Chính uỷ không quân Dư Lập Kim bị bắt tại nhà. Chừng 2 giờ, tại hội trường lớn nhân dân, Lâm Bưu tuyên bố Truyền Sùng Bích (Tư lệnh khu bảo vệ Bắc Kinh) nhận chức Phó tư lệnh quân khu một Thẩm Dương: trong ngày bay đến Thẩm Dương thì bị giam lỏng. Tổng Tham mưu trưởng Dương Thành Vũ bị Khâu Hội Tác, Lý Tác Bằng dẫn đến Hội trường lớn nhân dân. Lâm Bưu nói:

- Tôi tuyên bố quyết định của Trung ương: Một, Dương Thành Vũ làm Tấn Sát Dực Sơn Đầu chủ nghĩa: gây bè phái. Hai: Dương Thành Vũ câu kết với Dư Lập Kim. muốn cướp quyền của Ngô Pháp Hiến; câu kết với Truyền Sùng Bích, muốn cướp quyền của Tạ Phú Trị. Ba, Dương Thành Vũ coi Vương Phi, Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã là phái phản cách mạng. Dương Thành Vũ không xứng làm Tổng Tham mưu trưởng. Hoàng Vĩnh Thắng làm tổng tham mưu trưởng.
Cùng ngày, Dương Thành Vũ bị áp giải ra sân bay.
Tối 26 tháng 3, ở hai đầu Đông và Tây Quảng Trường Thiên An Môn xuất hiện khẩu hiệu cỡ lớn: "Đả đảo Dương, Dư, Truyền" "Đánh bại đòn chống trả mới của dòng nước ngược tháng Hai".
Buổi chiều ngày 27 tháng 3 "Trung ương cách mạng văn hoá" mở hội tuyên thệ đập tan triệt để đòn chống trả mới của "dòng nước ngược tháng hai", tuyên bố trên Hội nghị của Trung ương cách mạng văn hoá: tước bỏ chức vụ của Dương Thành Vũ, Dư Lập Kim, Truyền Sùng Bích. Trên Hội nghị này, Trần Bá Đạt tổng kết quá trình "năm hiệp đấu" kể từ khi "Đại cách mạng văn hoá" diễn ra: "hiệp đấu lớn đầu tiên là đánh đổ Bành, La, Lục, Dương; Hiệp đấu thứ hai, đánh đổ Lưu, Đặng, Đào; hiệp đấu thứ ba là đánh lùi "Dòng nước ngược tháng hai" hiệp đấu thư tư là, đánh lui nhóm móng vuốt nhỏ của Lưu, Đặng, Đào là Quan Phong, Vương Lực, Thích Bản Vũ, hiệp đấu thứ năm là vạch trần âm mưu phản cách mạng của Dương Thành Vũ, Dư Lập Kim, Truyền Sùng Bích và đánh đổ bọn chúng".
Họ nói đã đánh xong năm hiệp đấu, thì có thể giành lấy "thắng lợi toàn diện của Đại cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản". Cái gọi là "hiệp đấu thứ năm" kỳ thực là khống chế quyền lực quân đội chuyển hết sang tay bọn chúng. Chức vụ Tổng Tham mưu trưởng để Hoàng Vĩnh Thắng giữ, loại bỏ Chính uỷ không quân, Ngô Pháp Hiến lúc này càng có thể muốn làm gì thì làm trong không quân. Tư lệnh bảo vệ thay đổi tướng, như vậy là bọn chúng đã quét hết "chướng ngại vật".
Đánh xong "hiệp thứ năm" sau đó còn một mục tiêu, tức là muốn nhân cơ hội "lần dây tìm quả" đánh đổ "hậu đài" phía sau "Dương, Dư, Truyền" là "Nhiếp, Diệp, Trần, Đàm".
Điều Lâm Bưu đặc biệt muốn nêu ra trong mỗi lần phát biểu về "sai lầm chủ yếu của Dương Thành Vũ" là "Chủ nghĩa Sơn Đầu", "Chủ nghĩa bè phái". Lại nói, "Tấn Sát Dực chỉ là một bộ phận của quân giải phóng". Ý nói là Dương Thành Vũ đang làm "Tấn Sát Dực Sơn Đầu chủ nghĩa".
Khang Sinh nói: "Tôi tin là ở sau lưng Dương Thành Vũ còn có hậu đài đen".
Dương Thành Vũ, ở quân khu Tấn Sát Dực là bộ hạ cũ của Nhiếp Vĩnh Trăn. Từ ngày 1 tháng 4 một số văn kiện, điện báo phát cho Nhiếp Vĩnh Trăn đã bị cắt. Ngày 6 tháng 4, soái Nhiếp điện cho Diệp Quần hỏi: "Các ông nói "Hậu đài đen" rốt cuộc là chỉ ai?". Diệp Quần trả lời qua điện thoại: "Không điểm tên ai cả". Bà ta không nói là ai cả, cũng không nói là không ai cả Và lúc này, bên ngoài mùi khói thuốc rất nổng.
Pháo dội ầm ầm vào Nhiếp Vĩnh Trăn". Ngày 7 tháng 4, soái Nhiếp viết cho Mao Trạch Đông bức thư, nói rõ cách nhìn về Dương Thành Vũ và quá trình công tác. Ngày 10 tháng 4, thư ký của Chu Ân Lai điện thoại cho Nhiếp Vĩnh Trăn biết. Mao Trạch Đông đã nhận được thư và viết lên trên đó 16 chữ: "Đồng chí Vĩnh Trăn, thư đã nhận được, yên tâm dưỡng bệnh, tin đồn vu vơ". Không lâu sau, Mao Trạch Đông nói trực tiếp với Nhiếp Vĩnh Trăn: "Giá như nói hậu đài của Dương Thành Vũ, người thứ nhất là tôi, người thứ hai mới là anh".
Dương Thành Vũ được giao làm Tổng tham mưu trưởng vào cuối năm 1965 sau khi Trung ương mở Hội nghị ở Thượng Hải để "Giải quyết vấn đề La Thuỵ Khanh, thì Hội nghị quân uỷ Trung ương họp quyết định.
Trong 3 tháng 7, 8, 9 năm 1967, Mao Trạch Đông thị sát nam bắc Đại Giang, thì Dương Thành Vũ tháp tùng. Ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông nói: "Đại cách mạng văn hoá" khai trương năm đầu, năm thứ hai xem mặt mũi đặt ra nền móng, năm thứ ba thu dọn kết thúc".
Dương Thành Vũ cảm thấy thái độ không giống nhau của Mao Trạch Đông, Lâm Bưu và Giang Thanh v.v, đối với "Đại cách mạng văn hoá".
Nhưng sự diễn biến đã khó lòng khống chế…
Dương Thành Vũ hội báo với Mao Trạch Đông, nói: "Bắc Kinh hiện tại là rất loạn, soái tướng lão thành đều bị công kích".
Mao Trạch Đông đánh giá lại mấy vị chiến hữu rằng: Chu- Mao, Chu - Mao, không có Chu làm gì có Mao. Có người nói Chu Đức là Tư lệnh đen. Tôi nói Chu Đức là Tư lệnh đỏ. Kiếm Anh khi vào giờ phút hiểm nghèo, lập công lớn. Gia Cát suốt đời cẩn trọng, xem xét đại sự không hồ đồ. Trần Nghị là một đồng chí tốt. Vĩnh Trăn quả là người sâu nặng. Sự việc Từ Hướng Tiền Tổng phương diện quân 4 không thể làm, là việc của Trương Quốc Đào, Hạ Long là ngọn cờ của phương diện quân thứ Hai.
Dương Thành Vũ trở lại Bắc Kinh truyền đạt chỉ thị của Mao Trạch Đông. Khi Diệp Quần gặp Dương Thành Vũ, hỏi: "Chủ tịch gần đây nói đến việc gì của Lâm Tổng không?" Ông nghĩ tới lời Mao Trạch Đông nói "Ai bịt của tôi bốn cái giác quan hả", tức ám chỉ Lâm Bưu, tại lễ "1-5" dùng bút lông viết "Người thầy vĩ đại, lãnh tụ vĩ đại, thống soái vĩ đại, người cầm lái vĩ đại", thì lời nói này làm sao nói với Diệp Quần. Ông lắc đầu nói: "Không hề nói gì cả".
Như vậy là: Dương Thành Vũ mắc tội với phu nhân Lâm Bưu và bản thân Lâm Bưu.
Dưới sự thao túng của Lâm Bưu, tiểu tổ 4 người quân uỷ được thành lập là Ngô Pháp Hiến, Diệp Quần: Khâu Hội Tác. Trương Tú Xuyên. Tiểu tổ này vạch ra nhiệm vụ cho các đại quân khu, quân binh chủng.
Cục chính trị Bộ Tổng Tham mưu soạn thảo bài: bàn về quyền uy lãnh tụ. Đảng uỷ Bộ tổng tham mưu thảo luận mấy lần, sửa chữa chỉnh lý sau đó cho Dương Thành Vũ Bí thư Đảng uỷ Bộ Tổng Tham mưu để trình lên Mao Trạch Đông đang đi thị sát.
Dương Thành Vũ xem xong trình lên Mao Trạch Đông. Sau đó mấy ngày, Mao Trạch Đông trả lại bài văn này dùng bút thô phê rõ: "Tôi không xem, đưa cho Bá Đạt, Văn Nguyên nghiên cứu giải quyết" Nghe nói Mao Trạch Đông tiện thể lật xem mấy trang rồi, nói; "Chỉ có là thổi phồng tôi".
Bài viết đưa đến tận tay Trần Bá Đạt và Diêu Văn Nguyên.
Ngày 23 tháng 9, Dương Thành Vũ tháp tùng Mao Trạch Đông từ Thượng Hải về Bắc Kinh.
Ngày hôm sau, Trần Bá Đạt gọi điện thoại đến nói": "Bài viết đó tôi xem và đã sửa. Tôi nghĩ nên dùng danh nghĩa của anh để phát biểu".
Dương Thành Vũ nói: "Bài không phải là tôi viết, làm sao lấy danh nghĩa của tôi được?".
Trần Bá Đạt nói: "Dùng danh nghĩa của đồng chí lãnh đạo phát biểu nổi tiếng, so với Phái cách mạng giai cấp vô sản có sức nặng hơn".
Sau đó Diệp Quần cũng gọi điện cho Dương. Thành Vũ nói: "Ý kiến của chúng tôi là, lấy danh nghĩa của anh phát biểu là hay nhất".
Dương Thành Vũ hỏi: "Ý kiến của ai?" "101 có ý kiến", Diệp Quần nói. "101" là nói Lâm Bưu số hiệu ngày còn ở Đông Bắc: "101" nói, quyết định như thế!"
Như vậy, "Báo quân giải phóng" đăng bài nhan đề: "Uy quyền tuyệt đối của cây lớn, cây đặc biệt, thống soái vĩ đại Mao Chủ tịch. Uy quyền tuyệt đối của cây lớn, cây đặc biệt tư tưởng Mao Trạch Đông vĩ đại" lấy tên Dương Thành Vũ.
Qua mấy ngày, Mao Trạch Đông tìm Khang Sinh, Dương Thành Vũ trò chuyện, bàn đến bài viết này, nói: "Bài viết kia tôi chỉ xem tiêu đề: Tiêu đề là sai lầm rồi. Đây là việc của Lưu Bá Thừa".
Ông chỉ thị cho Dương Thành Vũ: "Không phải là việc của anh".
Thế nhưng sau "sự kiện Dương, Dư, Truyền", Lâm Bưu, Diệp Quần, Khang Sinh, Trần Bá Đạt lại đưa bài văn này đổ tội lớn cho Dương Thành Vũ Truyền Sùng Bích trên cương vị Tư lệnh bảo vệ, hợp sức với Chu Ân Lai bảo vệ được hàng loạt đồng chí. Ông cho người đưa Hạ Long đi khỏi Trung Nam Hải chuyển đến Tây Sơn. Bảo vệ được Trần Tái Đạo, theo danh sách cán bộ hơn 30 vị Bộ trưởng trở lên mà Chu Ân Lai viết ra đón đến doanh trại trốn, không để Hồng vệ binh bắt được.
Do đó bị Trần Bá Đạt, Giang Thanh, Khang Sinh và một số khác bủa vây tấn công.
Mao Trạch Đông triệu kiến Truyền Sùng Bích, hỏi về tình hình Bắc Kinh, đặc biệt là quan tâm chuyện đấu đá hết chưa?
Truyền Sùng Bích, cầm quyển hoạ báo, Mao Trạch Đông giở xem, toàn là ảnh màu "Bách xú đồ": Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình ngồi trên đỉnh một chiếc kiệu, khiêng kiệu là một tốp cán bộ, Đàm Chấn Lâm, hai tay đẫm máu tươi; La Thuỵ Khanh trong miệng ngậm con dao… Đây là do học sinh "Cách mạng văn hoá Trung ương" vẽ nên.
Mao Trạch Đông lẩm bẩm nói: "Hồ đồ. Đây là bôi nhọ Đảng Cộng sản". Ông nói với thư ký: "Anh điện gấp cho Trần Bá Đạt, nói với ông ta, cái "Bách xú đồ" này là chửi chúng ta, không được làm, không cho phép những gì bôi nhọ chúng ta".
Ngày hôm sau, Truyền Sùng Bích lại gặp Giang Thanh, Khang Sinh v.v, và những người vây ráp, công kích các phần tử chú ý.
Một ngày hè oi bức, Truyền Sùng Bích thu được một bao tài liệu về Giang Thanh những năm 30 mà phái tạo phản ở Thượng Hải thu gom. Ông xin ý kiến Chu Ân Lai xem nên xử lý thế nào?
Chu Ân Lai trầm ngâm hồi lâu rồi nó: "Anh đưa cho bà ta đi!".
Thế là, Truyền Sùng Bích nhân cơ hội Hội nghị ở Điếu Ngư Đài đưa tài liệu cho Giang Thanh.
Sau một tuần, Giang Thanh triệu kiến "năm đại lãnh tụ" Hồng vệ binh Bắc Kinh đến Điếu Ngư Đài là Nhiếp Nguyên Tử của Đại học Bắc Kinh.
Đàm Hậu Lan Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Hàm Ái Tinh Học viện Hàng không Bắc Kinh, Bằng Đại Phú, Đại học Thanh Hoa và Vương Đại Tân Học viện Địa chất Bắc Kinh, và gọi cả Tạ Phú Trị và Truyền Sùng Bích tới. Giang Thanh nói:
- Hôm nay, cho mời cả Bộ trưởng bộ Công an, Tư lệnh bảo vệ đến là để mọi người biết rằng, cái tài liệu đen nào dám chỉnh Khang lão, Bá Thừa; cái tài liệu đen nào dám chỉnh lão Nương, lão Nương sẽ bắt nó!
Không lâu sau, lại có một bao tài liệu liên quan đến Giang Thanh được đưa tới Truyền Tư lệnh, ông buộc lại phải đi hỏi Chu Ân Lai. Chu Ân Lai bảo ông trước hết hãy mang tài liệu khoá cất đi đã.
Mấy ngày qua đi, Chu Ân Lai nói:
- Để chỗ chúng ta, thì không phải là một biện pháp, tốt hơn vẫn là trả cho bà ta. Làm như thế nhé. Anh đưa tài liệu cho tôi, tôi đưa cho bà ta.
Về sau đó, Giang Thanh đốt hết mớ tài liệu này đi.
Lâm Bưu và Diệp Quần đối với Truyền Sùng Bích cũng là "Vừa đánh vừa lôi". Truyền Tư lệnh không hề rơi vào tròng của họ.
Đầu tháng 3 năm 1968, phu nhân Lỗ Tấn là Hứa Quảng Bình viết thư cho Mao Trạch Đông nói:
- Thư tín bản thảo giấu ở trong bảo tàng, Lỗ Tấn không thấy nữa. Chu Ân Lai giao nhiệm vụ tìm kiếm cho Dương Thành Vũ, đồng thời chú ý gọi Chu bảo vệ đi tìm cùng, có thể thẩm vấn Thích Bản Vũ một lần xem sao.
Dương Thành Vũ, Truyền Sùng Bích liền mấy ngày đêm, phóng xe khắp nhà giam Tần Thành, hỏi Thích Bản Vũ, Bản Vũ nói, bản thảo là Giang Thanh bảo lấy, còn nói, "chuyện này nhân viên (công tác cách mạng văn hoá) đều biết". Thông qua mấy người mới hỏi ra cụ thể là: nhân viên công tác phòng bảo mật cách mạng văn hoá Trung ương đảm nhận giữ.
Truyền Sùng Bích điện thoại cho Giang Thanh đang ở Điếu Ngư Đài, nhưng Giang Thanh không có. Ông bảo nối máy cho Giang Thanh để gọi điện báo cáo. Đánh xong điện, lái xe Jeep đến Điếu Ngư Đài, xe Tư lệnh bảo vệ có thể tự do ra vào, còn một xe phải qua thỉnh thị, thư ký Trần Bá Đạt bảo cho vào mới được vào. Hai xe vào Điếu Ngư Đài, Truyền Sùng Bích v.v… vào phòng họp.
Giang Thanh đẩy cửa bước vào, thấy trong phòng đứng 5 quân nhân, lập tức nạt nộ ầm lên:
- Truyền Sùng Bích, anh định làm cái gì? Đến đây để bắt người ư? Đây là nơi của cách mạng văn hoá Trung ương, ai cho các anh đến!
Truyền Sùng Bích nói:
- Chúng tôi đến hội báo tình hình bản thảo. Nhân viên bảo mật được gọi tới, nói bản thảo của Lỗ Tấn là để ở phòng bảo mật lầu trên.
Giang Thanh bèn lệnh người bắt giữ ngay nhân viên bảo mật và tỏ ra rất giận dữ.
Sau đó Giang Thanh nói:
- Ngày 8 tháng 3, Truyền Sùng Bích không được phép của đồng chí phụ trách cách mạng văn hoá Trung ương đánh hai chiếc xe tự xông vào nơi cách mạng văn hoá Trung ương. Đây là vấn đề gì?
Đây được gọi là sự kiện "Tập kích Điếu Ngư Đài".
Dư Lập Kim từng tuỳ tùng Mao Trạch Đông đi thị sát Hoa Bắc, Hoa Đông và vùng Trung Nam.
Trước đêm 1 tháng 8 năm 1967 bay từ Thượng Hải về Bắc Kinh. Ngô Pháp Hiến trong đêm, ba lần mời Dư Lập Kim, muốn ông ta truyền đạt cho Thường vụ tinh thần chỉ thị mới nhất của Mao Chủ tịch. Dư Lập Kim giải thích là mình không có nhiệm vụ hội báo. Ngô Pháp Hiến lại nhờ ông ta hội báo với Lâm Bưu. Dư Lập Kim nói: "Trên quy định rồi, không hội báo với bất cứ ai". Kết quả là Ngô Pháp Hiến bị Lâm Bưu, Diệp Quần đã làm bản cáo trạng là kẻ phản bội rồi.
Ngày 22 tháng 3 Dư Lập Kim bị bắt. Ngày 24 tháng 3, Lâm Bưu tuyên bố trên đại hội rằng Dư Lập Kim là "kẻ phản bội".
Tổ chuyên án căn cứ vào lời nguỵ biện của một tên lính Quốc dân đảng bị áp giải lao động cải tạo ở nông trường kể rằng, y bị bắt trong sự biến nam An Huy, khi đến Dư Lập Kìm bị bắt. Từ đó mà định án cho Dư Lập Kim.
Dương Thành Vũ bị giam hơn 6 năm, từ Vũ Hán đến Lạc Dương, Khai Phong lại đến Lâm Phần. Cho đến 1974, khi Mao Trạch Đông phát biểu: "Dương Thành Vũ, tôi đã hiểu, sự kiện Dương Dư Truyền sai rồi. Là do Lâm Bưu làm ra thôi". "Các vấn đề những người này đều là Lâm Bưu làm cả. Tôi nghe chỉ một bên, cho nên phạm sai lầm".
Dương Thành Vũ sau chuyện xảy ra rồi mới biết, trước sự kiện "13-9", Khang Sinh từng viết báo cáo, cần xử tử Dương Thành Vũ. Báo cáo bị Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông ách lại, mới may mắn không bị rơi đầu. Nhưng mẹ của ông đã ngoài 70 thì bị đói rét mà chết, con gái lớn là Dương Dị cũng mất.
Đêm 30 tháng 9 năm 1974, Dương Thành Vũ, Dư Lập Kim, Truyền Sùng Bích được mời dự chiêu đãi quốc khánh 25 năm xây dựng đất nước, được gặp nhau ở Đại hội đường nhân dân. Họ trước sau đều đã được khôi phục công tác trở lại.
Sau Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba khoá 11, Trung ương công bố văn kiện công khai tuyên bố trắng án "sự kiện Dương, Dư, Truyền".