24. Lâm nạn vì bản Xuất thân luận

Sau khi "Đại cách mạng văn hoá" tiến hành, một bản Xuất thân luận có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội xuất hiện. Tác giả của nó là Ngộ La Khắc đã bị bắt, sau hơn hai năm ở ngục tù đã bị xử bắn thảm thương.

Ở trong thời buổi ấy, biết bao nhiêu người chìu ảnh hưởng bởi "xuất thân". Mẹ của Ngộ La Khắc là phó giám đốc nhà máy công tư hợp doanh, cha là công trình sư Sở điện lực Hoa Bắc, năm 1957 cả hai vợ chồng bị quy kết là "phái hữu". Kết quả học hành của Ngộ La Khắc trước là "ưu" bỗng chốc trở thành "trung bình". Anh yêu cầu vào đoàn thanh niên, nhưng không được phê chuẩn. Hai lần thi đại học, thành tích của anh rất tốt, nhưng vì lý do cha mẹ có "vấn đề" không thể trúng tuyển. Anh đọc sách, viết số lượng lớn, nhưng vì "vấn đề gia đình" không được đăng.
Một ngày nửa cuối năm 1959, Ngộ La Khắc và một bạn học trò chuyện với nhau: "Các Mác, Mao Chủ tịch, Lỗ Tấn, xuất thân gia đình đều không phải là giai cấp vô sản, nhưng họ đều đã trở thành nhà cách mạng, nhà tư tưởng của giai cấp vô sản. Nếu như nói họ chủ yếu sống trong thời đại cũ, chịu ảnh hưởng gia đình ngay từ khi rất nhỏ, đến xã hội mới thì cớ làm sao còn xem gia đình là nặng nề đến vậy?". Anh cho rằng: "Người ta chịu ảnh hưởng từ xã hội là chủ yếu chứ không phải là gia đình".
Anh đọc tác phẩm Nguồn gốc và cơ sở của sự không bình đẳng của loài người của Lô-xông viết rất nhiều bình luận, ví dụ: "Trí tuệ", "mâu thuẫn", "Bế tắc", "Nhìn xa", "Văn tự so sánh" v.v… Lô-xông nói: "Nhà pháp luật học đã trịnh trọng tuyên bố rằng, con của kẻ nô lệ sinh ra là kẻ nô lệ. Nói cách khác, họ cũng khẳng định con người sinh ra cũng không phải là người". Nói mới đúng làm sao, thật chí lý!
Đêm trước năm mới 1961, Ngô La Khắc tình nguyện đi ra ngoại thành Bắc Kinh làm nông dân, đơn của anh được phê chuẩn. Anh đến một đột sản xuất nhỏ trồng rau của công xã Đỏ huyện Đại Hưng. Ở trong gian lều nhà nông anh đọc rất nhiều sách. Đàu năm 1964, do bị bệnh trở về thành phố.
Hai tháng sau, được phân công đến làm hợp đồng dịch tư liệu cho cơ quan tình báo khoa học, tiếp đó đến dạy học ở một trường tiểu học, không cố định nghiệp vụ. Anh tranh thủ mọi thời gian để đọc sách và viết sách.
Tháng 11 năm 1965, xuất hiện bài Bình về vở kịch mới lịch sử - Hải Thuỵ bãi quan của Diêu Văn Nguyên. Ngộ La Khắc liền nghênh trận, viết mấy bài dài: Luận Thanh quan phi quan, "Nhân dân không cần Hải Thuỵ - Cùng trao đổi với đông chí Diêu Văn Nguyên, Từ Hải Thuỵ bãi quan nói đến kế thừa di sản lịch sử" v.v… giống như là các trận nã pháo trực tiếp vào nhau. Nhưng các bài viết này không được đăng tải. Ngày 13 tháng 2 năm 1966, anh gửi cho "Văn hội báo" bài Nhân dân cần hay không cần Hải Thuỵ, bài này bị rút ngắn và in vào góc cuối trang tư. Đề mục bị chữa thành: Đã đến lúc duy vật luận tiến hành đấu tranh với máy móc.
Trong nhật ký, khi ở tuổi 23 anh viết rằng "Dám nói điều mà người khác không giám nói, dám đi con đường người khác không dám đi. Thiên hạ rộng lớn, ai dám như tôi, phủ định Diêu Văn Nguyên nào? Ai dám như tôi công khai trách oán Ngô Hàn, không tiến thêm một bớc viết làm cho Hải Thuỵ càng cao siêu hơn?…
Trong nhật ký, anh còn viết rằng: "Học thuyết hôm nay đang đi theo con đường thần bí". Đoàn thanh niên công sản Trung ương kêú gọi, sùng bái vô hạn, tín ngưỡng vôhạn Mao Trạch Đông, đưa chân lý xem thành tôn giáo. Bất cứ lý luận nào đều không có giới hạn, còn bảo là vô hạn là hoàn toàn không có lý lẽ". "Để cho Trần Bá Đạt chủ biên tạp chí, "Hồng Kỳ", không là giáo điều, không là nạn lớn đó ư?".
Ngày 13 tháng 5, trong nhật ký anh viết "Cách mạng văn học, náo loạn đến mức không dám giao tiếp. Khắp trên giấy đều là lời nói của công nông binh, lời nói ra đều là lời được mớm lời. Tôi nghĩ giả sử lần này không phản đối Đặng Thác, mà người bị phản đối là Diêu Văn Nguyên. Chỉ cần báo chí nói là Diêu Văn Nguyên phản cách mạng, thì, tất cả công nông binh nói ra không cần phải sửa đổi, đã có thể dùng ngay trên con người Diêu rồi!'! Ngày 4 tháng 6 lại viết: "Nhiệt tình cá tính hành động là mù quáng rất lớn… Cái gọi là báo chữ to của 7 người Đại cách mạng văn hoá ở Bắc Kinh, cũng chẳng phải là lừa bịp đó sao!".
Tháng 7, anh đến học làm công nhân ở nhà máy cơ khí Nhân dân Bắc Kinh. Ngày 29 tháng 7, "mở đại hội toàn nhà máy, công bố 2 văn kiện của Trung ương, từ nay về sau phương hướng vận động nhằm vào phái đương quyền… Điều này cơ bản không phải là đấu tranh giai cấp", "Đây không có liên quan gì đến văn hoá, càng không liên quan gì đến giai cấp cả"…
Ngộ La Khắc biết rằng, tất cả nhật ký này sẽ là tai hoạ. Trưa ngày 28-3, anh gọi em gái là Ngộ La Cẩm đến, chỉ vào một đống ở trên gịường nói:
- Để tránh tất cả những phiền phức không cần thiết, anh nghĩ không cần giữ lại tất cả những nhật ký, bản thảo, ghi chép v.v… ấy mà nên đốt đi. Trước khi đốt, rất hy vọng có người hiểu được anh. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có em.
Anh cầm quyển "Nhật ký Bắc Kinh" bìa xanh lên nói:
- Quyển nhật ký này, đều ghi những suy nghĩ một năm qua của anh là quãng thời gian anh nghĩ rất chín chắn trong cuộc đời anh, nói gì thì nói không thể thiếu được. Em giúp anh giấu đến một nơi nào đó an toàn hơn, được không? Qua cơn giông tố rồi lấy trở về.
Ngộ La Cẩm đồng ý. Ngày hôm sau, chị cho quyển nhật ký của anh trai kẹp vào trong vở của mình, rồi tìm chỗ để cất giấu nhưng trời sắp tối mà vãn chưa tìm ra nơi vừa ý, chị đành giấu vào trong nhà vệ sinh trước cung văn hoá nhân dân lao động.
Không ngờ đến ngày sau bị người khác phát hiện.
Mấy ngày sau đó, Ngộ La Khắc bị người trong xưởng dắt đi, dự "lớp học tập".
Tháng 9, được phóng thích về nhà, ở một khoảng trống trong ngôi nhà nhỏ, tối ngày hôm đó viết Xuất thân luận.
"Xuất thân gia đình là vấn đề xã hội vốn là nghiêm trọng xưa nay" "Xuất thân dường như quyết định tất cả". "Bao nhiêu thanh niên không may chết do phi mệnh, chết thảm do vực sâu xuấ thân gia đình…!" "Cha anh hùng con hảo hán. Cha phản động con ăn cướp". Câu đối này không phải là chân lý, sai lầm tuyệt đối" "Sai lầm của nó ở chỗ: cho ảnh hưởng gia đình vượt quá ảnh hưởng xã hội, không nhìn được tác dụng có tính quyết định của ảnh hưởng xã hội".
"Con người có thể lựa chọn cho mình hướng đi lên. Đây là do chân lý bao giờ cũng càng lớn mạnh, càng có sức lôi cuốn" "suy cho cùng, một con người chịu ảnh hưởng là tốt hay xấu phải được kiểm nghiệm trong thực tế…".
Anh đã phấn khích viết ra một bản tuyên chiến!
Sau khi viết xong, anh gửi cho Trung ương Đảng, nhưng không có hồi âm. Lúc đó, các tờ báo nhỏ cũng không dám đăng tải bài viết này. Em trai ở Quán Liên, Quảng Châu gửi thư về bảo: có thể dùng phương pháp in dầu giản đơn. Anh bèn mua giấy, mượn bản kẽm khắc chữ, in dầu ra hàng trăm bản, chú danh là "Tiểu tổ nghiên cứu vấn đề xuất thân gia đình".
Xuất thân luận đã được sự ủng hộ. Mấy học sinh trường Tứ Trung Bắc Kinh tán đồng quan điểm này, lấy một bản đăng toàn văn lên báo "Cách mạng văn hoá trung học" kỳ thứ nhất 3 vạn bản, in lại 6 vạn bản và được bán hết rất nhanh.
Ngộ La Khắc hứng thú, viết tiếp liền 10 bài khác, tiến hơn một bước phân tích bổ sung bàn về huyết thống. Báo "Cách mạng văn hoá trung học" danh tiếng vang dội, "Xuất thân luận" được truyền bá rộng rãi, nhưng cũng nhận được sự phản đối và chửi rủa mãnh liệt.
Ngày 14 tháng 4 năm 1967, Thích Bản Vũ thành viên "Cách mạng văn hoá Trung ương" tỏ thái độ nói "Xuất thân luận" là phản động. Khoảng thời gian tháng 4 và 5, Ngộ La Khắc năm lần gửi sách cho Mao Trạch Đông, nói rõ quan điểm của mình, nhưng không có thư trả lời.
Nửa năm ấy, anh viết bài Công tư luận (đầu tư công nghiệp), kiến nghị thực hiện chế độ đầu tư công nghiệp mới, chỉ rõ: "Kiểu kinh tế kế hoạch này, rất cần phải sửa đổi".
Cuối năm, Ngộ La Khắc viết Tổng kết năm 1967 dài đến 7000 chữ. Anh nhớ lại "Xuất thân luận" và trước sau viết thành bài văn hàng chục vạn chữ. Bài có đoạn: "Các bài viết này phổ biến rộng tới khắp mọi nơi đông tây nam bắc, trong ngoài thành phố… in đi in lại có chừng hàng triệu bản, không hiểu là đã ảnh hưởng đến biết bao nhiêu người". "Tôi biết rằng, tuyên chiến với thế lực truyền thống mạnh mẽ sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp. Song, tôi dám chuẩn bị đón đợi phong ba mà tiến lên", Bàn về "Xuất thân luận", tôi biết được là ôm lấy một tôn chỉ hiến thân. Tôi nghĩ, lịch sử sẽ xem xét lại đoạn đời hoạt động này của tôi" "tất cả mọi trừng phạt đều không đè bẹp được các chiến sĩ đấu tranh cho chính nghĩa. Họ tin tưởng chân lý, họ sẽ không sợ hy sinh…".
Ngày thứ 5 viết xong tổng kết, Ngộ La Khắc bị bắt.
Tối đó tiến hành dự thẩm lần đầu, anh nói rõ: "Tôi không rõ vì lý do gì đưa tôi đến đây" "Mấy năm qua, tôi không làm bất cứ việc gì có lỗi với Đảng và nhân dân. Nhật ký của tôi là biểu đạt của tình yêu nông nàn của tôi đối với Đảng, tôi mãi mãi theo Đảng Cộng sản".
Dự thẩm viên tuyên bố. "Anh công khai điểm danh công kích Diêu Văn Nguyên, tức là công kích bộ tư lệnh giai eấp vô sản".
Dự thẩm viên nói anh ấy công kích "Thủ trưởng trung ương".
Ngộ La Khắc nói:
- Tôi cho rằng, Trần Bá Đạt là người chủ nghĩa giáo điều tả khuynh… Trần Bá Đạt dùng từ ngữ thời đại phong kiến để ca ngợi Mao Chủ tịch là thích hợp ư?
Dự thẩm viên chửi toáng lên.
Trong lần thẩm vấn thứ 44, dự thẩm viên chửi anh là "Phản cách mạng cứng đầu". Anh nghe được mùi máu chết chóc trong lời nói đó, và cười khinh bỉ:
- Tôi còn trẻ, chưa có cống hiến cho Đảng và nhân dân. Chết thì chưa được.
Lại trong một lần thẩm vấn, thẩm vấn viên doạ rằng:
- Ngộ La Khắc, anh ngoan cố vô cùng! Kết cục anh đã nghĩ ra chưa? Dành cho anh 2 phút suy xét hậu quả.
Trong phòng còn lại mỗi mình Ngộ La Khắc, sau hai phút trôi qua, xộc vào là mười mấy con người, không khí dường như đông kết cứng lại.
- Ngộ La Khắc, suy xét kỹ chưa?
- Suy xét kỹ rồi! Kem đánh răng tôi dùng đã hết rồi, để cho gia đình tôi mang tới một hộp nữa!
Anh bình tĩnh trả lời.
Ngộ La Khắc đề nghị với toà án:
- Hy vọng Chính phủ thực tế với các tài liệu tập hợp lại và lắng nghe lời tỏ bày của cá nhân tôi!
Nhưng yêu cầu này đã bị cự tuyệt.
Ngộ La Khắc đã từng nói với cánh bạn trẻ cùng trang lứa rằng:
- Tôi sớm đã hiểu rồi. Trước hết mà nói, tôi không bao giờ phản bội Tổ quốc, thứ hai, tôi không bao giờ tự sát. Các bạn nghe tin tôi tự sát, đó là lời bịa đặt. Thứ ba là, tôi tuyệt đối không thừa nhận mình phản cách mạng, tôi bao giờ cũng nói mình là chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản.
Chiến sĩ kiên cường Ngộ La Khắc cuối cùng đã bị án tử hình. Ngày 5 tháng 3 năm 1970, tại sân vận động công nhân Bắc Kinh, Ngộ La Khắc bị cạo trọc đầu, trên mình đeo bảng lớn, nhưng đầu ngẩng cao, "Tuyên án tử hình, lập tức thi hành".
Ngộ La Khắc hiến trọn sinh mệnh khi vừa tròn tuổi 27.
Ngày 21 tháng 11 năm 1979, toà án nhân dân cấp thành phố Bắc Kinh phê chuẩn trắng án cho Ngộ La Khắc, chính thức công bố "Ngộ La Khắc vô tội".