Biên dịch: Đoàn Như Trác, Trần Văn Mậu
6. Kẻ yêu nước phản bội

Đêm khuya 22 tháng 11 năm 1936, Thẩm Quân Nho, Trương Nãi Khí, Trâu Thao Phấn, Lý Công Phác, Sa Thiên Lý, Vương Tạo Thời và Sử Lương là những người phụ trách của Hội liên hiệp Cứu quốc của các giới trong cả nước bị Cục Công an Quốc dân đảng và đồn tuần tra Thượng Hải bắt giữ, không có chứng cứ, cũng không đưa được ra sự thật nào gọi là phạm tội, sau đó giải đến Tô Châu, giữ lại ở toà án tối cao Giang Tô xem xét phân tích (Sử Lương bị nhốt riêng một mình ở tại phố Tư Tiền). Đây là sự kiện "bảy quân tử" ầm ĩ một thời.

Họ rốt cuộc là phạm tội gì vậy?
 "Hội Cứu quốc" là tổ chức đoàn thể chống Nhật cứu vong mang tính toàn quốc có cơ sở quần chúng rộng lớn. Ngày 2 tháng 6, Thẩm Quân Nho, Trương Nãi Khí mang văn kiện tuyên ngôn và cương lĩnh v.v… của Hội Cứu quốc gửi cho Ngô Thiết Thành Thị trưởng Thượng Hải, hy vọng nhà đương cục thừa nhận. Ngô Thiết Thành bôi xấu Hội Cứu quốc là "rác rưởi phản động" được "số ít nhà dã tâm" thao túng, quát ầm lên là sẽ tiêu diệt tất cả đoàn thể cứu vong.
Lãnh tụ Hội Cứu quốc bị bắt, cả nước chấn động. Ngày 24 và 27 tháng 11, Hội Cứu quốc công bố "tuyên ngôn khẩn cấp", và "thư gửi đồng bào cả nước", yêu cầu Chính phủ Quốc dân đảng lập tức thả các lãnh tụ bị bắt, thực hiện kháng chiến. Tống Khánh Linh phát biểu nêu rõ kháng nghị việc bắt giữ trái phép đối với 7 người: Thẩm Quân Nho, Phùng Ngọc Tường, Vu Hữu Nhiệm v.v… phát động phong trào ghi tên tuần hành của 10 vạn người ở Nam Kinh. Lý Đạt, Hữu Thọ Thưởng v.v… cùng gửi điện từ Bắc Bình đến cho Chính phủ Quốc dân đảng, đòi "lập tức thả tự do, không được bắt trở lại". Các trường đại học ở Bắc Bình bãi khoá 2 ngày, và cử đại biểu đến ngay Nam Kinh yêu sách. Những nhân sĩ nổi tiếng thế giới Roman Rolan, Ai-àn-xi, Đỗ Uy, La-xu v.v… đều đã gửi đìện đến cho Chính phủ, yêu cầu trả lại tự do cho Thẩm Quân Nho v.v…
Ngày 12 tháng 12, Trương Học Lương, Dương Hồ Thành phát động "Sự biến Tây An", đưa ra tám chủ trương, trong đó có một điều là đòi thả tự do ngay lập tức cho lãnh tụ yêu nước bị bắt.
Thẩm Quân Nho bị giải nhốt cùng 5 người ở huyện Ngô, Tô Châu; còn Sử Lương bị nhốt ở phố Tư Tiền. Ở trong ngục họ tổ chức đấu tranh quyết Thẩm Quân Nho, ở trong tù được gọi là "Gia trưởng", 6 người như một gia đình. Mỗi một người nhận một nhiệm vụ. Trương Nãi Khí làm kế toán, Vương Tạo Thời làm văn thư, Sa Thiên Lý làm y tế, Lý Công Phác làm nội vụ, Trâu Thao Phấn làm thanh tra. Họ ở trong ngục rèn luyện thân thể, đọc sách, sáng tác, có chủ trương và hành động thống nhất.
Phái CC, cầm đầu là Trần Quả Phu, Trần Lập Phu đề nghị xử bắn "thất quân tử" để cảnh cáo Trương và Dương, Phùng Ngọc Tường ngăn lại.
Vụ án "bảy quân tử" đã năm lần điều tra thẩm vấn, vừa vặn hai tháng. Đến tháng 2 năm 1937, toà án cao cấp tỉnh Giang Tô quyết án kéo dài giam giữ 2 tháng nữa. Ngày 3 tháng 4 là ngày cuối cùng. Thế nhưng, viên quan của toà án cao cấp Giang Tô ghép thành "10 tội lớn", phạm vào điều 6 tội "nguy hại gấp đến dân quốc", như là nguy hại cho dân nước, tổ chức đoàn thể, tuyên truyền chủ nghĩa không phù hợp phải đưa ra công tố xét xử với cả 7 người này.
Thư ký trưởng Trung ương Quốc dân đảng là Diệp Sở Thương thông qua Đỗ Nguyệt Sinh Tiền Tân Chi để tiến hành hoạt động khuyên nhủ và cả cưỡng bức đầu hàng, nhưng bị cả bảy người kiên quyết khước từ. Ngày 1 tháng 6, trong thư gửi cho Đỗ Nguyệt Sinh, Tiền Tân Chi, họ đã thẳng thừng viết rằng: "Quân Nho và mọi người tự biết là vô tội, bàn dân thiên hạ đều biết là vô tội, tính kế tiền đồ cho quốc gia, cuối cùng thì vẫn thừa nhận 4 chữ cứu nước vô tội ắt sử sách lưu danh. Họ quyết không ra khỏi ngục để giữ vững lập trường và nhân cách.
Ngày 7 tháng 6, 2 1 vị luật sư nổi tiếng đảm nhận nhiệm vụ bào chữa cho 7 người đã đọc bản biện hộ dài, chỉ rõ: "Coi hành vi yêu nước của bị cáo là hại nước; kêu gọi cứu vong lại cho là việc tuyên truyền chủ nghĩa ngược với chủ nghĩa Tam dân, thì quả là đã đảo ngược phải trái, lẫn lộn trắng đen, chà đạp lên sự tôn nghiêm của pháp luật xoá nhoà công và tội trong lịch sử". Lời biện hộ đã dựa vào sự thật phong phú, chứng cứ đầy đủ, bác bỏ lời vu khống bỉ ổi của bản khởi tố, yêu cầu đương cục tư pháp Quốc dân đảng phải "phán quyết theo luật pháp, tuyên bố vô tội, rửa sạch án oan".
Ngày 11 và 25 tháng 6, toà án cao cấp Tô Châu hai lần đưa ra xét xử. Thẩm Quân Nho, Trương Nãi Khí, Trâu Thao Phấn, Lý Công Phác… khẳng định hành động họ cứu nước là vô tội, mỗi một người đều bác bỏ lời thẩm vấn cáo buộc của Chánh án toà án, làm cho chánh án hết lý lẽ, căm tức vô cùng.
Đồng thời, Hội Cứu quốc toàn quốc và đông đảo nhân sĩ mở đợt vận động yêu sách rầm rộ.
Ngày 12 tháng 4, Trung ương Đảng Cộng sản ra tuyên bố, chỉ rõ: Thẩm Quân Nho và đồng nghiệp "với tình cảm nồng nàn tràn đầy, thái độ quang minh chính đại, đưa lên vấn đề cả nước đoàn kết, cùng gánh vác quốc nạn, đòi chấm dứt nội chiến, một lòng chống Nhật, sự thực này là trách nhiệm chung của mỗi người gái trai, Trung Hoa chúng ta, họ là tấm gương ngời sáng, đề nghị Quốc dân đảng lập tức thả ngay các lãnh tụ yêu nước đó và toàn bộ chính trị phạm, đồng thời triệt để sửa đổi "phép trị tội nguy hại dân nước bức thiết ấy".
Ngày 13 tháng 6, ở Thượng Hải mở Hội nghị kháng nghị có 5 ngàn người tham đã đòi tuyên bố vô tội và thả 7 lãnh tụ yêu nước ra.
Hạ tuần tháng 6, Tống Khánh Linh, Hà Hương Ngưng, Hồ Dũ Chi, Hồ Tử Anh, Thẩm Tư Cửu v v 16 người, phát động cuộc đấu tranh "Cứu nước tống ngục", chỉ ra rằng: Nếu yêu nước là có "tội" nguyện sẽ chịu trừng phạt như ông Thẩm và đồng nghiệp. Còn như yêu nước vô tội thì hãy để ông Thẩm và đồng nghiệp hưởng tự do. Sau khi toà án cao cấp Giang Tô công bố cáo trạng, thì đầu tháng 7, họ dưới sự dẫn đầu của Tống Khánh Linh tiến về Tô Châu, yêu cầu toà án cao cấp giải ra.
Đây là một sách lược kêu gọi đặc biệt, được đông đảo nhân sĩ yêu nước hưởng ứng và ủng hộ.
Sau khi nổ ra kháng chiến "7-7", tình thế chính trị trong nước có nhiều biến đổi. Chính phủ Quốc dân đảng không thể không phóng thích cho "7 quân tử". Ngày 31 tháng 7, Thẩm Quân Nho và đồng sự "7 quân tử" ra ngục, trở lại tự do.