Chương 11

Gần bốn giờ chiều, trời đã nhạt nắng cô Thanh Nguyên rửa mặt, chải đầu thoa son, cô mặc một cái áo đầm màu xanh nhạt, thêu bông trắng, kêu sơp-phơ đem xe hơi ra cho cô đi xuống Sài Gòn. Cô ôm cái bóp và lên xe bộ tướng dịu dàng, gương mặt lại hùng tráng, cái vẻ thanh nhã lẫn với vẻ can cường, làm cho nhan sắc của cô có cái đẹp khác hơn cái đẹp của gái khác.
Xuống tới Sài Gòn cô ghé vào một tiệm sách đường Catinal lựa mua mấy số nhựt báo rồi gần năm giờ cô mới trở lên Tân Định đậu xe trước cửa trường Vân Thế chờ rước cha. Cô ngồi trên xe đọc nhựt báo, người với xe qua lại dập dìu, cô không thèm ngó ai hết, dường như cô ngồi giữa một đống cát ngoài sa mạc.
Tan học Tự Cường ra khỏi trường, ông ngó thấy con thì cười, và bước lên xe hỏi: “Bữa nay trời tốt, con muốn đi chơi hay không?”.
Thanh Nguyên lắc đầu và đáp: “Có chỗ nào vui cho bằng nhà mình, có ai nói chuyện vui cho bằng ba”.
Tự Cường lấy làm đắc ý, chúm chím cười rồi biểu sơp-phơ chạy về.
Xe về gần tới nhà, cha con Tự Cường thấy có cái xe hơi lạ đậu ngoài lộ ngay cửa, chừng vô sân Thanh Nguyên dòm thấy Hữu Nhơn đương đứng trước hàng ba với một bà già và một người đàn bà xồn xồn thì cô châu mày, cô giục giặc không muốn xuống xe, cô để cho cha xuống trước, cô thủng thẳng xuống sau, một tay cầm cái bóp, một tay ôm sắp nhựt báo.
Hữu Nhơn với hai người đàn bà thủng thẳng đi lại thềm nhà, chừng cha con Tự Cường vô tới thì Hữu Nhơn chào và nói: “Thưa ông, có bà ngoại với má của cháu lên thăm ông và cô Thanh Nguyên cho biết nhau”.
Tự Cường bắt tay Hữu Nhơn và cúi đầu chào hai bà, cô Thanh Nguyên cũng bắt tay Hữu Nhơn không bợ ngợ chi hết và cúi đầu chào hai bà nhưng mắt ngó hai bà trân trân, không ké né, không sụt sè như gái khác. Tự Cường mời khách vô nhà và dắt hết qua phòng khách. Ông mời hai bà ngồi một bên còn bên nầy ông ngồi với Hữu Nhơn. Thanh Nguyên cất nhựt trình, kêu bồi rót nước trà rồi cô ngồi ghế canapé để ngang phía trong gần với cô Phụng một bên và Hữu Nhơn một bên. Bà Cả Kim với cô Phụng ngó cô không nháy mắt.
Thanh Nguyên không đợi khách mở lời, cô khởi đầu hỏi Hữu Nhơn rất chậm hẩm: “Anh không được thơ em hay sao?”
Hữu Nhơn đáp giọng nghe rất buồn thảm: “Có”
Thanh Nguyên cười và ngó ngay Hữu Nhơn hỏi nữa:
- Có được thơ của em sao anh còn dắt hai bà lên làm chi? Đường xa đi mệt nhọc quá.
- Bà ngoại với má tôi muốn lên thăm đặng biết mặt cô một chút.
Thanh Nguyên ngó hai bà cười và nói: “Cháu rất cám ơn hai bà chẳng nệ đường xa đến thăm cháu nhưng cháu xin phép nói phứt cho hai bà biết, ví dầu hai bà thấy cháu mà bằng lòng đi nữa, cháu cũng xin hai bà đừng tính cưới cháu cho anh Hữu Nhơn, bởi vì cháu đã nhứt định không lấy chồng, dầu ai cháu cũng không ưng, chớ không phải mình anh Hữu Nhơn đâu”. Hữu Nhơn ngồi ứa nước mắt không nói được một tiếng.
Bà Cả Kim thấy bộ dạn dĩ, nghe giọng cứng cỏi bà lấy làm lạ, không dè trong đời lại có hạng gái như vầy, bởi vậy bà ngó Thanh Nguyên không nháy mắt, ngó mặt mày, ngó miệng nói, ngó mắt liếc.
Cô Phụng muốn nghe Thanh Nguyên nói chuyện nữa nên cô hỏi:
- Nghe nói cháu đã có hứa ưng thằng Nhơn, sao bây giờ cháu nói như vậy?
- Cháu đã có cắt nghĩa trong thơ, tại cháu có một việc riêng làm cháu không muốn lấy chồng, nên cháu xin hủy lời hứa.
- Chắc có ai ghét thằng Nhơn, họ rơi thơ nói xấu nó việc chi đó, nên cháu không ưng chớ gì.
- Ồ! Cháu được thơ rơi rồi cháu tin lời họ thêu dệt sao? Bà coi cháu thấp thỏi quá! Từ nhỏ chí lớn cháu quen thói minh bạch, cháu có chịu việc mờ ám đâu. Nếu cháu có tiếp được thơ rơi thì cháu gởi xuống cho anh Hữu Nhơn coi chớ cháu sợ gì ảnh mà phải giấu kiếm điều nói dối.
- Vậy chớ tại sao cháu chê thằng Nhơn?
- Cháu có chê ảnh về chỗ nào đâu... À. Có! Cháu chê lắm, mà cháu chê hết thảy đàn ông con trai chớ không phải chê một mình ảnh.
- Tại sao mà chê?
- Tại cái chế độ gia đình Việt Nam hẹp hòi lắm.
- Chế độ gia đình là cái gì?
- Bà không biết hay sao? Chế độ gia đình là cái thể thức của người mình bày đặt để kềm chế con cháu trong nhà. Mà cái thể thức ấy hủ lậu thấp thỏi quá làm cho con cháu phải bực tức, phải đau đớn, có nhiều khi phải chết nữa.
Thanh Nguyên nói tới đây thì cô nổi giận, mặt ửng đỏ, mắt sáng lòa, trán đổ mồ hôi, làm cho cô có cái vẻ hùng tráng lạ lùng.
Bà Cả Kim thấy vậy bà chúm chím cười, rồi bà thủng thẳng nói rằng: “Người Việt Nam phải theo lễ nghĩa người Việt Nam chớ sao, nếu không giữ lễ nghĩa thì coi sao được”.
Thanh Nguyên đứng dậy ngó ngay bà và đáp: “Lễ nghĩa. Vậy chớ nước khác họ không theo lễ nghĩa của mình rồi họ dã man hết hay sao? Cháu xin thưa thiệt với bà cháu không thèm lấy chồng là tại cái ghê gớm của lễ nghĩa đó. Cháu nhứt định ở một mình đặng khỏi mang vào cổ vòng lễ nghĩa ấy, đặng cháu hưởng tự do, đặng cháu giữ trong sạch”.
Bà Cả với cô Phụng nghe những lời oán trách phong tục như vậy, tuy không hiểu cho đáo để, song cũng biết không hạp với ý trí của mình, nhưng vì không quen nghị luận về những vấn đề gia đình hoặc xã hội, nên không kiếm được lời cãi. Hai mẹ ngó chừng Hữu Nhơn thấy chàng buồn thiu. Cô Phụng không chịu được, mới nắm tay và khuyên Thanh Nguyên ngồi lại và nói rằng: “Nói chuyện nghe chơi chớ có việc chi đâu mà cháu giận. Thôi, cháu ngồi lại cho tôi nói một chút. Thằng Nhơn nó thương cháu lắ!!!8230_13.htm!!! Đã xem 55323 lần.


Nguồn: hobieuchanh.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 11 tháng 9 năm 2006