Chương 12

Mưa dầm mấy bữa, đường sá ướt át, cây cỏ loi ngoi.
Sớm mai nầy mặt trời mọc lên bủa nắng sáng loà, làm cho khúc đường từ chợ ra vàm Ô Môn, cảnh vật đều có vẻ tươi cười vui vẻ. Trên đầu, nhành cây long lanh phơi lá, bộ mát mẻ lại sởn sơ. Ở dưới sông nước chảy vô, giọt lờ đờ mà không dứt. Ngoài đường người qua lại dập dìu, trong sân gà kiếm ăn sẩn bẩn.
Ông Quyền trước kia làm hội đồng địa hạt rồi ông thăng chức cai tổng đã mười mấy năm nay, vì tánh ông ngay thẳng công bình nên trong tổng từ hương chức cho tới bình dân thảy đều kính trọng. Năm nay tuy ông đã trộng tuổi, song sức lực vẫn còn mạnh khoẻ, thái độ cũng còn cứng cỏi như trước hoài. Sớm mai nầy ông uống nước trà rồi ông đi ra sân thăm mấy chậu kiểng cưng của ông coi mưa mấy bữa rày mà cây có oi nước hay không. Ông đương xới đất trong một chậu kim quít, thình lình ông nghe có tiếng giày bước vô sân, ông day lại thấy bà Cả Kim, ông chưng hửng, liền hỏi:
- Chị ra sớm dữ! Chị đi xuồng hay là đi bộ?
- Đi bộ. Sớm mai trời mát thủng thẳng đi chơi.
- Hôm nào đây nghe nói chị đi Sài Gòn, chị về bao giờ vậy?
- Ừ, tôi đi hôm mùng hai. Tôi có đi một bữa, đi sớm mơi rồi tối về liền.
- Mời chị vô nhà uống nước.
Bà Cả Kim đi vô trước, ông cai tổng Quyền theo sau, vừa đi vừa phủi đất dính tay.
Bà Cả vừa bước lên thềm, có bà cai tổng chực sẵn chào, và mời vô nhà kêu trẻ ở dạy lấy trầu chế nước lăng xăng.
Hai bà ngồi lại bộ ván phía trong, ông cai tổng lại cái bàn rửa mặt gần đó đứng rửa tay.
Bà cai tổng mời chị uống nước và hỏi:
- Hồi hôm nghe bầy trẻ ở nhà đây nó nói con của con hai đau nhiều lắm, phải vậy hay không chị.
- Phải. Nó đau nhiều.
- Đau sao đó.
- Đi Sài Gòn về dọc đường mắc mưa một đám lớn lại dài quá, làm thằng nọ phát nóng lạnh. Mấy bữa rày nó mê man, nóng luôn luôn, nóng tới nói xàm nữa.
- Vợ chồng con Hai rước thầy thuốc nào cho nó uống thuốc đó?
- Rước ông thầy thuốc trong nhà thương Ô Môn, mỗi ngày ổng ra hai lần đặng tiêm thuốc cho nó. Không biết tại sao thằng nọ còn nóng hoài nhứt là nó nói xàm, có bữa nó bứt áo bứt quần, chạy cùng nhà thấy sợ hết sức.
Ông cai tổng nói:
- Chắc nó đau ban bạch chớ gì. Đau ban bạch nó nóng hung lắm, nóng tới mê sảng. Phải chạy thuốc cho hẳn hòi mới được.
- Hai vợ chồng con Phụng tính đợi bữa nay coi như bịnh không giảm thì mai nó sẽ xuống Cần Thơ rước thầy thuốc Tây lên coi mạch thử coi.
- Ông thầy thuốc của mình đây cũng giỏi, cần gì phải rước ai nữa làm chi. Ví dụ như mạng nó phải chết, dầu rước tiên đi nữa cũng không cứu được. Còn như mạng nó không chết, thì thầy thuốc nào cũng cứu được hết, lộn xộn làm chi.
- Thây nó, nó muốn như vậy thì để cho nó chạy thuốc cho hết lòng với con nó.
- Mấy năm nay tôi mắc lo việc quan, tôi ít hay ghé trong nhà. Nghe nói thằng Nhơn thi đậu Tú tài rồi mà.
- Đậu rồi.
- Còn bữa hổm chị đi Sài Gòn chi vậy? Đi mua đồ hay là đi coi việc chi?
- Cha chả! Chuyện đó lộn xộn lắm! Bữa nay tôi ra đây là ra đặng nói cho cậu nó hay.
- Chuyện gì mà lộn xộn?
- Tôi tìm ra được con của thằng Thạch rồi.
- Hả? Ở đâu mà chị tìm được?
- Ở trên Sài Gòn, mà khỏi Sài Gòn một chút, chỗ đó kêu là Phú Nhuận.
- Ai nói cho chị biết mà chị tìm?
- Việc tình cờ, chớ có ai nói đâu.
- Nếu chị gặp tình cờ thì làm sao chị dám chắc là con của thằng Thạch.
- Để tôi thuật đầu đuôi cho cậu mợ nó nghe. Hôm thằng Nhơn thi đậu rồi nó về nó nói cô Thanh Nguyên, 18 tuổi, con của một ông giáo sư trên Sài Gòn, học giỏi lắm, học một lớp với nó và cũng thi đậu tú tài một lượt với nó. Nó thương con đó lắm, mà con nọ cũng thương nó nữa. Nó đòi mẹ nó phải lên coi rồi cưới cho nó. Thằng cha nó không chịu cưới con gái Sài Gòn nhứt là con gái học giỏi, mình cưới về dưới nầy rồi nó có biết làm công việc gì đâu mà cưới. Thằng Nhơn làm giận làm hờn, bỏ ăn, bỏ ngủ, đòi tự vận. Kế con nọ gởi thơ cho nó và nói nhứt định không lấy chồng. Thằng Nhơn càng thêm buồn rầu, cứ nói đến cưới không được con nọ thì nó chết. Tôi thấy vậy tôi mới biểu mướn xe rồi nó dắt tôi và mẹ nó lên coi con Thanh Nguyên đó ra thể nào mà nó muốn dữ vậy. Té ra lên tới đó, thiệt con nọ nói quả quyết nó không chịu lấy chồng, nói rồi nó bỏ đi chơi. Ông giáo sư là cha của nó đó tên là Tự Cường, ổng hỏi thăm rồi ổng mới hay tôi là mẹ của thằng Thạch. Ông mới nói thiệt cho tôi biết con Thanh Nguyên đó là con của thằng Thạch, nhờ vậy nên tôi tìm mới tìm ra đó chớ.
Ông cai tổng ngồi ngẫm nghĩ một chút rồi hỏi:
- Té ra ông giáo sư đó là cha nuôi của con nọ?
- Phải, ổng chịu thiệt ổng là cha nuôi, ổng nuôi con nọ từ hồi thằng Thạch chết cho tới bây giờ đó.
- Ổng tên Tự Cường?
- Phải.
- Bây giờ tôi nhớ rồi. Hồi thằng Thạch chết, tôi lên Sài Gòn hỏi thăm thì ông giáo sư Tự Cường nầy thuật công chuyện cho tôi nghe đây chớ ai. Vậy mà tôi hỏi đứa con thằng Thạch thì ổng giấu tôi, ổng nói ổng không biết. Chị giỏi quá, từ hồi đó tới bây giờ chị không đi đâu hết mà chị lại gặp con nhỏ trước tôi, còn tôi cứ hỏi đầu nầy tìm đầu nọ hoài lại không gặp. ChỪn.
Bà Cả vô nhà trong biểu con Tý nấu nước sôi rồi bắt một con vịt tơ cho thiệt mập mà làm thịt. Bà lại kêu chú Hưng mà sai đi mời ông Chánh bái Thành là anh chú bác với ông Cả và mời thầy Hội đồng Quyền là anh em ruột của bà. Bà dặn chú Hưng: “Mầy đi mời thì nói lát nữa đây có cậu Ba Đốc học về tới, nên mời hai ông vô ăn cơm nói chuyện chơi. Nhớ nói cho rành như vậy”.
Bà Cả Kim góa chồng hơn mười năm rồi, bà làm chủ một sự nghiệp lớn của chồng để lại, mỗi năm huê lợi ruộng bà thâu góp trên 20 ngàn giạ lúa. Bà chỉ có 2 người con: Con gái lớn là Cô Phụng năm nay 28 tuổi, tuy có chồng song cũng ở chung với bà, con trai nhỏ là Lý Như Thạch, năm nay 24 tuổi, học trường Cao đẳng sư phạm ngoài Hà Nội, năm ngoái thi đậu rồi Nhà nước cấp bằng cho làm giáo sư tại Bắc Việt, bà thương nhớ con, lại nghĩ nhà giàu lớn, dầu con không làm việc cũng không đói rách mà lo, nên bà viết thơ biểu con xin đổi về Nam Việt, như xin đổi không được thì xin từ chức đặng về cưới vợ rồi ở nhà cai quản ruộng vườn. Như Thạch về đó là vì vưng lời mẹ, nên xin từ chức giáo sư mà về cho mẹ vui lòng.
Bà Cả tin con về thì bà hớn hở trong lòng, nên cứ đi lên đi xuống nhà sau hoài, bà ngồi không yên chỗ. Còn Hữu Nghĩa thì cứ giỡn với con như hàng ngày, không thấy chàng lộ sắc vui hay là buồn chút nào hết.
Ông Chánh bái Thành ở gần, nên được tin mời thì ông tới trước. Tuổi vừa quá 50, tóc đã bạc hoa râm, mà răng còn chắc, sức còn mạnh, ông mặc một cái áo xuyến đen dài, vai vắt khăn bàn lông, chơn mang giày hàm ếch. Ông vừa ngồi thì liền hỏi bà Cả:
- Thằng Ba nó về tới hồi nào?
- Nó chưa về tới. Nó đánh dây thép cho hay sớm mơi nầy nó tới mà chưa chắc giờ nào.
- Bất nhân dữ hôn! Vậy mà thằng Hưng nó nói ấp úng, tôi tưởng thằng Ba đã về tới rồi chớ.
- Chắc 11 hoặc 12 giờ nó về tới. Tôi sai đi mời anh lại trước đặng nói chuyện chơi.
- Lúa của thiếm nó đã thâu góp xong hết hay chưa?
- Thằng Xã nó coi thâu góp xong hết rồi.
- Năm nay trong rạch Ba Rích coi thất bộn, vậy mà sở ruộng của thiếm nó ở trong đó góp lúa mướn có đủ hay không.
- Sở đó nó góp thiếu chút đỉnh. Năm nay có sở đó góp thiếu, còn mấy sở ở Thái An, Phước Thới, Thới Thạch, Ô Môn, Định Môn, nó góp lúa đủ hết.
- Lúa ruộng của thiếm nó trên 20 ngàn giạ, lại năm nay lúa coi mòi có giá, nên dầu có góp thiếu chút đỉnh củng chẳng thiệt gì lắm.
Ông Chánh bái Thành thấy Hữu Nghĩa lại đứng rót nước trà trước mặt ông thì ông hỏi:
- Cháu giao mộc cho xã mới xong rồi?
- Thưa, xong rồi?.
- Nghe nói Hội tề muốn cử cháu làm chức hương thân mà cháu chạy phải hôn?
- Thưa phải, cháu làm xã trưởng tới 2 năm, mệt mỏi quá nên Cả Chủ cử cháu lên hương thân cháu chạy. Nhà đơn chiếc, trong, ngoài gì cũng một mình cháu. Cháu giúp việc làng 2 năm nghĩ cũng đủ rồi. Để cháu ở ngoài đặng thong thả mà lo việc nhà.
- Có thằng Ba nó về đây, thì nó chia lo với cháu, chắc cháu khỏe được một chút.
Bà Cả cười và đáp thế cho con rể:
- Thằng Ba từ nhỏ chí lớn nó mắc đi học, có biết tới việc ruộng đất gì đâu. Dầu nó có về ở nhà, bất quá nó coi sóc trong nhà còn việc cho mướn ruộng hay là góp lúa thì tôi cũng phải giao cho vợ chồng thằng Xã, chớ giao cho nó sao được.
- Nó học giỏi lại lớn rồi, có việc gì mà nó làm không được. Hồi mới tự nhiên nó bợ ngợ, mà làm chừng một hai năm thì nó quen chớ gì.
- Ý! Anh không biết tánh ý nó. Thằng kỳ cục lắm, hễ ai năn nỉ nó thì nó xiêu lòng liền. Giao cho nó đi góp lúa, chẳng khỏi tá điền họ giựt họ ăn hết.
- Thiếm nói chơi, chớ giựt sao được. Thằng Ba nó hay thương người ta, hễ thấy ai năn nỉ thì nó xiêu lòng, ấy là vì nó có lòng nhơn. Mà nó học giỏi, có phải nó khờ dại gì hay sao mà giựt của nó được.
- Nó có tánh hễ thấy nhà nghèo thì nó thương. Ở đời nầy mà đụng đâu thương đó, họ lột da chớ phải chơi sao.
Đang nói chuyện tới đó kế thầy Hội đồng Quyền bước vô. Thầy bận áo dài, mang giày tây, đội nón trắng, vóc cao lớn, mép có râu, nên tướng mạo coi mạnh mẽ lắm.
Bà Cả, ông Chánh bái với Hữu Nghĩa đều chào mừng. Thầy Hội đồng ngồi tại ghế giữa với ông Chánh bái rồi nói: “Chắc thằng Ba nó xin từ chức được rồi nên nó mới về đó”.
Bà Cả gật đầu mà đáp:
- Ừ, nó xin thôi được rồi hôm tháng trước lận mà. Hôm trước nó có gởi thơ cho tôi hay, nên tôi biểu thằng Xã mua mandat gởi cho nó 200 đồng bạc đặng nó về đó.
- Nó về tới Sài Gòn rồi nó đánh dây thép nói sớm mai nầy nó về tới nhà phải hôn?
- Ừ.
- Chắc nó mướn xe Location nó về.
- Không biết nó mướn xe mà về hay là nó đi xe đò. Tánh nó lôi thôi lắm, sợ nó hà tiện đi xe đò nó về trễ quá.
- Nếu đánh dây thép nói sớm mai về tới thì chắc không phải đi xe đò đâu. Thôi nó về thì chị lo cưới vợ phứt cho nó đặng nó coi sóc việc nhà cho chị.
- Để thủng thẳng mà kiếm chỗ cho xứng đáng chớ hối tốc quá sao được.
- Chị dắt nó đi coi con thầy Cai, như nó đành thì cưới liền cho nó đi.
- Nghe nói con thầy Cai nước da không được trắng sợ nó chê chớ.
- Ối! Cưới vợ mà cần gì đen trắng, nhơn nghĩa mới quí, chớ nước da mà quí gì. Nhà thầy Cai là nhà có đức, mà lại sang trọng nữa. Chị làm sui chỗ đó thì xứng đáng biết chừng nào.
Ông Chánh bái cười mà nói: “Nội đây bà con mình mà thôi, nên mình nói lén mà nghe: thầy Cai làm coi rầm rộ như vậy chớ không giàu. Tôi nghe nói ông Chủ Hinh bên Bò Hút ổng có hai đứa con gái, mà ổng giàu lớn lắm. Thiếm Cả hỏi tuổi rồi đi coi như được thì làm sui chỗ đó, sau thằng Ba nó mới nhờ nhiều”.
Thầy Hội đồng vuốt râu mép và trợn mắt ngó ông Chánh bái mà nói:
- Gia tài của chị Cả đây, thằng Ba nó ăn cả đời cũng không hết, cần gì phải kiếm vợ giàu. Nó chọn chỗ rân rát, có nhơn đức, thiên hạ tùng phục, thì tốt hơn.
- Mình giàu mà kiếm thế làm giàu thêm nữa thì càng quí, chớ có hại gì.
- Phải. Giàu thêm chừng nào càng quí chừng nấy. Nhưng mà phải biết nhơn nghĩa, phải được lòng dân tùng phục thì mới sang, chớ giàu nhiều mà thiên hạ khinh thị, thì giàu có ích chi đâu.
- Ối, đời nầy hễ có tiền nhiều thì quí, ai cũng phải kiêng nể hết thảy. Làm ông gì cũng không bằng “ông tiền”.
Bà Cả thấy hai người cãi với nhau bà bèn xen vô mà nói đặng hết cãi nữa: “Hai người nói nghe phải hết. Giàu thì quí mà sang cũng quí, bởi vậy hổm nay tôi tính muốn kiếm chỗ giàu mà cũng sang nữa đặng làm sui, mà tôi kiếm chưa ra. Để thủng thẳng tôi dọ hỏi thêm nữa coi”.
Thầy Hội đồng nói: “Nếu được như vậy thì quí biết chừng nào. Ngặt tôi sợ mình muốn đặng cả về chì về chài thì khó lắm chớ”.
Cô Phụng đi chợ về tới, vì đi ngoài nắng nên mặt đổ mồ hôi, má ửng đỏ au. Cô chào bác với cậu, rồi đi thẳng vô trong mà thay áo rửa mặt.
Thầy Hội đồng ngó theo cháu mà nói: “Chị Cả hà tiện quá, không dám mua một cái xe hơi để mà đi”.
Bà Cả đáp:
- Tôi ít hay đi, sắm xe hơi tốn hao chớ có ích gì.
- Tại không có xe nên chị không đi được. Nếu có sẵn xe, tự nhiên chị đi chơi chớ gì. Sắm một cái xe hơi để đi Cần Thơ, hoặc chiều chiều đi vô chợ Ô Môn mà chơi, tốn bao nhiêu đó mà sợ. Chị thấy hôn, tại không có xe nên con Hai mấy. Còn một điều đáng lo sợ nhứt là cái óc của vợ chồng con Phụng. Bữa nay tôi xin nói thiệt cho chị biết. Từ ngày thằng Thạch chết rồi, tôi ít tới nhà chị là vì tôi ghét vợ chồng con Phụng đó. Quân đó bề ngoài làm bộ thiệt thà lễ nghĩa, song trong lòng nó tham lam độc ác nhỏ mọn khốn nạn lắm. Tại chúng nó chị mới đánh đuổi vợ chồng thằng Thạch, tại chúng nó, mà vợ chồng thằng Thạch phải chết hết, và cũng tại chúng nó nên chị mất cháu nội của chị mười mấy năm nay đó. Chị có biết tại sao quân đó làm như vậy hay không? Chúng nó muốn ăn trọn gia tài của chị. Tại bụng tham đó nên làm cho thằng Thạch chết đi rồi sau lại làm cho con nó phiêu bạt biệt tích nữa. Tôi nói cho chị biết, nếu chị đem con thằng Thạch về, mà chị còn để vợ chồng con Phụng ở chung một nhà, thì một lẽ ấy vợ chồng con Phụng tra thuốc độc cho con nhỏ chết, hoặc một lẽ nữa chúng là chúng nó dụ dỗ cho con nhỏ đánh ụp với thằng Nhơn đặng ăn cho trọn gói. Vì chị cưng con Phụng quá, nên chị không thấy rõ hết. Tôi nói thiệt, nếu chị còn để vợ chồng con Phụng ở trong nhà thì tôi ngăn cản, tôi không cho con của thằng Thạch về đó, và chừng chị nhắm mắt theo ông theo bà tôi sẽ làm trưởng tộc, tôi cầm đầu cho con thằng Thạch đuổi vợ chồng con Phụng liền.
Bà Cả ngồi khóc, bà không cãi một tiếng chi hết. Bà khóc một hồi bà mới nói: "Tôi nghĩ lời cậu nói đó có lý lắm. Bây giờ tôi mới nhớ lại hồi thằng Thạch đem vợ nó về, tuy vợ chồng con Phụng không nói tiếng gì, song nó châm chích làm cho tôi giận thêm, nên tôi mới đánh đuổi đi. Sau thằng Thạch gần chết, nó gởi thơ về để nói chuyện con của nó, vợ chồng con Phụng lại giấu thơ nên thằng Thạch chết tôi không thấy mặt và con nó lại phiêu bạt nữa. Mới bữa hổm đây, tôi nghe ông Tự Cường nói con Thanh Nguyên là con của thằng Thạch. Tôi mừng quá tôi tính nhìn cháu thì con Phụng kiếm chuyện bắt bẻ không chịu cho nhìn rồi ép tôi về liền, không kịp thăm mồ mả của vợ chồng thằng Thạch".
Ông cai tổng trợn mắt nói:
- À, bây giờ chị mới thấy rõ ràng rồi há!
- Mà tôi nghĩ cũng tại tôi hết thảy, tại tôi thương con Phụng nên mới ra cớ đỗi như vậy đó. Thôi, để tôi giao sở đất trong Định Môn cho vợ chồng nó, tôi cất một cái nhà ở trỏng cho vợ chồng và con nó ở còn nhà ngoài nầy tôi ở với cháu nội tôi. Tôi làm như vậy cậu nó nghĩ thử coi được hôn?
- Được, làm như vậy thì được.
- Cha chả, mà không biết nó chịu hay không?
- Ai không chịu?
- Con Phụng chớ ai.
- Không chịu sao được. Nó là con, chị muốn thế nào nó phải theo thế nấy, chớ nó cãi sao được. Tôi làm Cai tổng đây, nếu nó chống cự chị làm đơn thưa với tôi, thử coi tôi biết trị nó đặng hay không. Chị làm cha mẹ mà chị nói yếu ớt quá. Sao hồi chuyện thằng Thạch chị cứng cỏi dữ vậy? Bây giờ việc đáng cứng lắm, chị phải cứng chớ.
- Tôi xin cậu nó phải giúp sức cho tôi đặng tôi sắp đặt việc nhà lại mới được.
- Tôi sẵn lòng giúp chị mà thưởng con cháu đáng thương, và phạt con cháu đáng ghét. Chị làm đi có tôi đây.
- Bây giờ thằng Nhơn đau, vợ chồng con Phụng đang bối rối, vậy để ít ngày thằng Nhơn mạnh rồi tôi sẽ lo cất nhà ở trong Định Môn cho tụi nó ở. Còn con Thanh Nguyên tôi thấy mặt nó có một chút mà sao hổm nay về nhà tôi thương nhớ hoài. Tôi muốn cậy cậu làm ơn đi giùm với tôi lên trển đặng nói mà nhìn phứt nó, thủng thẳng sau mình lo xong việc nhà rồi mình sẽ rước nó về.
- Tôi sẵn lòng đi lắm. Tôi có sẵn xe nhà đó, chị muốn đi bữa nào tôi đi cho.
- Cậu nó định coi bữa nào rảnh thì đi, muốn bữa nào cũng được.
- Mai thứ bảy… mốt chúa nhựt chắc ông Tự Cường rảnh… Thôi xế mai đi lên Sài Gòn nghỉ một đêm cho khoẻ, rồi sáng mốt mình sẽ lên Phú Nhuận đặng nói chuyện, chị nghĩ coi được không?
- Được.
- Thôi trưa mai chị sửa soạn đồ cho sẵn, rồi chừng hai giờ chiều tôi đem xe vô tôi rước đi.
Bà Cả ở chơi, ăn cơm sớm mai rồi ông cai tổng mới cho xe hơi đưa bà về.
Trưa bữa sau đúng hai giờ, ông cai tổng ngồi xe vô đậu trước cửa. Ông biểu sớp-phơ vô mời bà Cả ra đi, chớ ông không ghé nhà. Chừng bà Cả lên xe, ông mới hỏi:
i cô Phụng cũng tiếp ra nữa, lại có Hữu Nhơn chạy theo níu áo bà ngoại.
Sớp-phơ mở cửa xe. Như Thạch bước ra, trong xe lại còn có một người đàn bà mặc áo xanh dương cũng sửa soạn bước ra. Như Thạch đợi người đàn bà xuống xe rồi, hai người mới kề vai nhau mà đi vô sân. Người đàn bà ấy hình dung tuấn tú, tướng đi dịu dàng, gương mặt sáng rỡ.
Chừng hai ngưòi vô gần tới thềm nhà thì thầy Hội đồng Quyền hỏi:
- Cháu mướn xe Location trên Sài Gòn cháu về hay sao, nên tới sớm dữ vậy?
Như Thạch đáp: “Thưa, anh huyện Khoan là bạn học của cháu hồi trước, ảnh cho xe nhà của ảnh đưa cháu về”.
Nãy giờ bà Cả đứng ngó cô bận áo xanh trân trân, chừng Như Thạch dắt cô ấy bước vô tới hàng ba nhà, chàng chưa kịp nói tiếng chi hết, thì bà hỏi rằng:
- Cô nầy là ai?
Như Thạch với cô nọ cúi đầu chào bà Cả, rồi Như Thạch đáp: “Thưa má, người nầy là vợ của con, tên Nhung, người Bắc Việt”.
Bà Cả biến sắc, mà những người đứng đó ai nấy cũng đều ngẩn ngơ hết thảy.
Bà Cả liền xây lưng trở vô, Như Thạch chỉ má nói nhỏ với cô Nhung: “Má đó”. Chàng lại day qua mấy người kia mà nói tiếp: “Còn đây là bác Hai, đây là cậu Năm, đây nữa là anh Hai với chị Hai mà qua thường nói với em đó”.
Cô Nhung chấp tay cúi đầu chào mỗi người, cô có cái dáng yểu điệu cái vóc thanh nhã lại thêm gò má ửng hồng hai môi như thoa son đỏ, chơn mày cong vòng lại nhỏ rứt, nhưng mà cô chào thì ai nấy đều làm lơ, không có một tiếng ừ hử chi hết, rồi lại thủng thẳng rút đi vô nhà.
Như Thạch thấy chú Hưng đứng xớ rớ trước sân thì kêu mà biểu ra xe vác cái rương và va ly đem vô nhà. Chàng lại kêu sơp-phơ vô rồi móc túi lấy ra hai tấm giấy bạc mà nói: “Xăng còn đủ về phải hôn? Thôi tôi cho anh 10 đồng bạc đây đặng anh qua chợ ăn cơm và về dọc đường trả tiền đò. Anh về thưa lại giùm với ông Huyện, bà Huyện rằng tôi cảm ơn hai ông bà lung lắm nghe”.
Sớp-phơ lấy tiền rồi xá mà ra xe.
Như Thạch dắt cô Nhung vô nhà, thấy mẹ ngồi tại bộ ván dựa cửa sổ thì bước lại nói rằng: ‘Thưa má, con cưới vợ mà con không thưa cho má hay trước thiệt con có lỗi với má nhiều lắm. Bây giờ má muốn hành phạt con nặng nề cách nào con cũng cúi đầu mà vưng chịu nhưng nếu mà má biết rõ tâm sự của hai con thì chắc má sẽ động lòng mà tha thứ. Để thủng thẳng rồi con sẽ thuật lại hết công chuyện của con cho má nghe”.
Bà Cả khoát tay mà đáp: “Thôi, thôi, đừng có nói gì hết tôi không muốn nghe đâu”.
Như Thạch tuy thấy mẹ giận, song chàng không ngã lòng cứ nói tiếp: “Thưa má, con có lỗi với má nên má giận, bởi vậy dầu má quở trách thế nào con cũng vưng chịu hết. Còn vợ con có lỗi thương con mà thôi, cái lỗi ấy cũng tại con mà ra, vậy con cúi xin má đừng giận lây tới nó mà tội nghiệp, má vui lòng để cho nó lạy má làm lễ ra mắt mẹ chồng”.
Bà Cả xây lưng giẫy giụa đưng đửng trên ván và la lớn rằng: “Tôi không phải mẹ chồng của ai hết. Thôi đi, thôi đi, đừng có nhiều chuyện. Tôi không biết mặt nào hết. Ông Cả ơi, sao ông không sống đặng ông thấy công chuyện nhà, ông chết sớm như vậy hử!”
Như Thạch đứng ngó cô Nhung, chàng lắc đầu rưng rưng nước mắt.
Cô Nhung đợi bà Cả êm rồi, cô mới nhỏ nhẹ nói rằng: “Thưa má, phận con là gái, mà con lấy chồng, con không chờ mạng lịnh cha mẹ chồng mang trầu cau đến cưới, thì tánh tình con coi hèn mạt lắm. Nhưng vì hoàn cảnh áp bức, má ở xa xôi không thế nào ra đến Hà Nội mà chủ trương lễ cưới, tại con yêu anh Như Thạch không thể nào con lìa ảnh được, nên con chẳng quản tiếng thị phi, con đánh bạo theo ảnh vào đây con lạy má xin má tha thứ cho con”. Cô Nhung nói chưa dứt lời thì cô đã ngồi bẹp dưới gạch cúi đầu mà lạy.
Bà Cả hứ một tiếng, rồi bà vội vàng đứng dậy mang giày ngoe ngoảy đi vô buồng.
Cô Nhung đứng dậy liếc mắt ngó chồng, tỏ ý muốn hỏi coi còn phải làm cách nào nữa đặng cô làm cho mẹ chồng hết giận.
Như Thạch bước lại chỗ ông Chánh bái và thầy Hội đồng ngồi và nói rằng: “Cháu xin bác với cậu làm ơn khuyên giải giùm cho má cháu hết giận. Việc vợ chồng cháu đã lỡ rồi, nếu má cháu kháng cự thì tội nghiệp cho vợ cháu”.
Ông Chánh bái hỏi:
- Cháu có vợ hồi nào ở đâu vậy? Sao cháu không cho thiếm Cả hay?
- Thưa bác, hai cháu vì đồng tâm đồng chí, thương yêu nhau, không thể rời nhau được, nên mới kết nghĩa vợ chồng gần được một năm rồi. Khi cháu cưới vợ, cháu không dám cho má cháu hay, là vì cháu sợ má cháu ngăn cản, rồi trọn đời phải chịu đau đớn về ái tình, bởi vậy cháu tính lén cưới rồi sẽ dắt về lạy mà thú tội.
- Cháu tính lếu quá! Muốn cưới vợ thì phải thưa cho cha mẹ hay trước chớ! Vợ của cháu là con của ai ở ngoải vậy?
- Thưa, vợ cháu là con của một ông Phán Sở Bưu điện ngoài Hà Nội, nó làm nữ giáo sư trong trường con gái.
- Chà! Làm “cô giáo” hay sao? Cháu làm Đốc học vợ cháu làm cô giáo thì phải quá. Ngặt mới hồi nãy đây, thiếm Cả bàn tính việc cưới vợ cho cháu. Tình cờ cháu về, cháu lại dắt vợ theo, cháu làm trái ngược với việc thiếm đương tính, bởi vậy thiếm giận quá, bây giờ biết làm sao khuyên giải cho được.
- Má cháu tính cưới vợ cho cháu. Mà bây giờ cháu đã có vợ sẵn rồi, thì má cháu khỏi thất công tính nữa chớ có hại gì đâu.
- Cháu nói như vậy sao được. Chớ chi cháu về trước một mình, thủng thẳng cháu òn ỷ mà thưa thiệt việc của cháu cho thiếm Cả hay. Thiếm có giận, thì bà con phụ vô mà năn nỉ thiếm, chừng thiếm hết giận rồi cháu sẽ đem vợ cháu về, thì tiện hơn.
- Thưa, hồi còn ở ngoài Bắc, thì vợ cháu cũng có tính như vậy, bởi vì tánh cháu ngay thật, cháu không chịu làm việc mờ ám dối trá, lại cháu thương vợ cháu lắm, cháu không thế gì mà bỏ vợ cháu ở ngoải được, nên cháu mới dắt về một lượt.
Nãy giờ thầy Hội đồng ngồi lóng tai mà nghe, bây giờ thầy mới nói: “Việc cháu làm đó thì trái với gia pháp thiệt. Nhưng mà đã lỡ rồi, thì chèo xuôi cho mát mái, giận giũi rầy rà thiên hạ chê cười chớ có ích gì. Thôi, cháu dắt con Ba vô nhà trong cho nó nghỉ, để thủng thẳng rồi cậu cắt nghĩa cho chị Cả nghe. Thằng Xã vô mời chị Cả ra đây cho cậu nói chuyện một chút, cháu”.
Như Thạch nghe lời cậu, bèn dắt vợ đi vô nhà sau.
Cách một lát, bà Cả ở trong buồng bước ra, bà xách một cái ghế để ngang mặt ông Chánh bái và thầy Hội đồng mà ngồi nói rằng: “Con cái đời nay nó vậy đó. Cho nó ăn học tốn hao bạc ngàn, rồi nó dắt thứ đồ gì ở đâu về nhà đặng làm xấu hổ cho tông môn. Tôi tức quá, nó đi đâu nó đi cho khuất con mắt tôi, chớ nó ở trong nhà, ra vô tôi thấy nó tôi giận chắc tôi phải đau”.
Thầy Hội đồng tằng hắng mà nói:
- Thôi, việc dĩ lỡ rồi chị giận hờn mà làm gì. Việc nhà để thủng thẳng mà tính. Chị làm tưng bừng đây thiên hạ họ đàm tiếu chớ có ích gì.
- Tôi không tính giống gì hết nếu nó muốn thuận thì nó phải đuổi con đó đi. Tôi không cầm trầu cau tôi cưới, thì tôi không nhìn nhận là dâu của tôi được, không ai được phép kêu tôi là mẹ chồng.
- Theo lời thằng Ba mới nói chuyện với hai anh em tôi đây thì con nọ cũng nhà tử tế, mà lại nó có học nữa.
- Tử tế, có học, mà sao lại theo trai.
- Theo lời nó nói, thì vợ chồng nó đồng tâm hiệp ý, thương yêu nhau lắm. Trong đạo vợ chồng có chi quý bằng thương yêu nhau.
- Kẻ Nam người Bắc mà thương yêu nỗi gì.
- Dầu Nam hay Bắc cũng là người Việt Nam hết thảy, một nòi một giống với nhau, kết vợ chồng có hại chi đâu. Vậy chớ có nhiều người đàn bà Việt Nam lấy Chà lấy Chệc, có nhiều trai Việt Nam lấy vợ đầm đó sao.
- Tôi không chịu, con của tôi thì nó phải để cho tôi lựa chọn tôi cưới vợ cho nó, chớ nó không được phép làm ngang như vậy.
- Theo lớp xưa thì phong tục gắt gao như vậy. Còn theo đời nầy mình phải rộng một chút, chớ bó buộc theo phong tục xưa quá sao được. Xin chị nghĩ lại mà coi, thằng Ba mồ côi cha sớm lắm. Chị là mẹ, chị thương nó, chị cho nó đi học, chớ chị không có thể dạy cho nó thông hiểu gia pháp của Việt Nam được. Từ nhỏ chí lớn nó ở nhà trường, nào phong hoá nào luân lý thì nó nhờ mấy cuốn sách nhờ mấy ông thầy dạy nó mà thôi. Mà sách hay là thầy cũng đều theo Tây hết thảy, tự nhiên nó phải cảm nhiễm theo phong hoá Âu Tây. Theo phong hoá Âu Tây thì về hôn nhân con trai con gái đều được tự do mà chọn bạn. Vì vậy nên tôi thấy thằng Ba nó làm trái gia pháp thì tôi buồn một chút nhưng mà tôi không nỡ trách nó.
- Nó học giống gì nó học, chớ nó là Việt Nam mà nó bỏ lễ nghĩa Việt Nam, nó làm theo Tây sao được. Tôi nhứt định không chịu, nó đem đi đâu nó đem, tôi không cho nó ở trong nhà tôi.
Như Thạch rón rén bước ra, rồi lại đứng một bên mẹ mà năn nỉ:
- Con lạy má, con xin má thương giùm phận con.
- Mầy đã không kể đến tao bây giờ mầy biểu tao thương nỗi gì. Thôi không còn mẹ con gì nữa mà nói.
- Thưa má, tình mẹ con nặng lắm, còn cái lỗi của con có một chút xíu, có lẽ nào má vì cái lỗi nhỏ mọn nầy mà má đành dứt cái tình nặng nề kia. Con xin má xét lại.
- Tao nhứt định như vậy. Nếu mầy muốn trọn đạo mẹ con, mầy phải đuổi con đó đi về xứ nó. Còn mầy đeo theo con đó thì tao không biết mẹ con gì nữa. Tao nói có trước mặt bác với cậu mầy, một người cũng như cha mầy, còn một người cũng như mẹ mầy, vậy mầy liệu lấy. Mầy muốn thế nào cũng được tao không ép.
Như Thạch đứng cúi mặt ngó dưới gạch, nước mắt chảy ròng ròng. Rất đau đớn trong lòng nên chàng thỏ thẻ nói: “Thưa má, má nói như vậy cũng như má biểu con cắt họng mà chết cho rồi. Má banh da xẻ thịt mà đẻ ra con, có lẽ nào con phụ má cho được. Còn vợ chồng con ăn ở với nhau, vợ của con nó đã có thai nghén được 3, 4 tháng rồi, con có lòng nào mà bỏ nó cho đành. Nếu má định như vậy thì con cùng đường rồi, duy có một ngả chết mới trọn đạo mẹ con, mà cũng trọn niềm vợ chồng”.
Ông Chánh bái với thầy Hội đồng nghe những lời ấy thì động lòng nên liếc mắt nhìn nhau, còn bà Cả thì bà ngồi trơ trơ, không nói nữa.
Thầy Hội đồng muốn thừa lúc chị đương cảm mà khuyên giải cho dễ, nên thầy vội vã nói rằng: “Thưa chị, trước khi thằng Ba về, chị bàn tính việc cưới vợ cho nó, thì tôi đã tỏ ý muốn kiếm một chỗ vừa giàu sang đặng chị làm sui cho xứng đáng. Bổn tâm của tôi như vậy đó, chớ không phải tôi không biết lo cho cháu. Tại phần số của nó về hào vợ con thì nó định lấy, chớ không nhờ cha mẹ, nên trời mới khiến như vậy. Mà nó làm bạn với con nầy, nó cưới đủ lễ, chớ không phải cặp xách gì. Lại con nầy cũng là con nhà tử tế và vợ chồng ăn ở cùng nhau đã có thai nghén rồi nữa. Vậy tôi xin chị vuốt giận mà hỉ xả cho cháu, đặng mẹ con thuận hòa vợ chồng xum hiệp. Chị giàu lớn, chị có một đứa con trai mà thôi lại con của chị nó ăn học đúng lắm, nó đủ sức gìn giữ gia tài của chị và phụng tự ông bà. Chị chẳng cần phải giàu thêm nữa làm chi, mà tính kiếm chỗ giàu đặng cưới vợ cho nó. Thôi, chị đừng có buồn. Bắc Nam cũng vậy, giàu nghèo cũng vậy, vợ chồng thương nhau là quí hơn hết”.
Bà Cả lắc đầu mà nói:
- Không thể nào tôi hết giận cho được.
- Nó trái ý chị một chút xíu, mà chị giận giống gì dữ vậy?
- Tánh tôi khó lắm. Hễ trái ý tôi thì tôi không bao giờ quên được.
- Không biết chừng nó làm trái ý chị, mà rồi may cho chị đa.
- May giống gì?
- Chị khỏi lo chọn lựa, chị khỏi làm đám hỏi, đám cưới, mà chị có dâu, lại không biết chừng dâu đó là “dâu ngọt”. Ấy là may chớ sao.
- Biết sao mà cậu dám chắc là dâu ngọt?
- Mà chị cũng chưa có thử, sao chị lại chê là dâu chua? Chị phải để nó ở ít ngày đặng chị coi tánh nết nó ra thế nào, như nó hư rồi chị sẽ quở trách chớ.
Ông Chánh bái thấy ý bà Cả dịu rồi, ông mới dám xen vô mà nói: “Lời của cậu Hội đồng nói phải lắm. Thiếm nó vuốt giận: việc đã lỡ rồi, nếu thiếm có rầy rà thì xào xáo trong gia đình không tốt. Bề nào thằng Ba cũng là con trưởng nam của thiếm. Vậy thiếm hãy thương nó”.
Bà Cả đứng dậy và đi lại ván ăn trầu và nói: “Con tôi sao lại không thương. Vì tôi thương nó lắm, nên nó làm việc xa xôi tôi không chịu được, tôi mới biểu nó từ chức mà về đặng mẹ con sum hiệp với nhau, cho tôi khỏi nhớ nó. Ai dè nó về, nó lại đem cái họa về đặng làm cho tôi buồn như vầy”.
Thầy Hội đồng cười và nói: “Được con dâu đẹp quá, rồi ít tháng nữa đây lại có cháu nội mà bồng mà chị cho là cái họa chớ. Ba, cháu biểu vợ cháu xuống bếp phụ với con Hai riết rồi dọn cơm ăn. Trưa rồi cậu đói bụng, mà chắc anh Chánh bái cũng không no gì. Thằng Xã coi có rượu quinquina lấy đem đây uống chơi, cháu”.
Như Thạch đi vô trong còn Hữu Nghĩa lại tủ rượu lấy ve quinquina và ly đem lại rót mời khách.
Thầy Hội đồng kiếm chuyện khác mà nói đặng bà Cả khuây lãng việc dâu con. Nhưng mà bà ngồi sắc mặt hầm hầm, không vui vẻ như hồi sớm mơi nữa.
Cơm dọn lên bàn, bà Cả mời khách ngồi lại, bà nói bà không đói, nên bà không ăn, bởi vậy ông Chánh bái, thầy Hội đồng ăn với Hữu Nghĩa và Như Thạch thôi.
Ăn cơm rồi khách mới từ giã về nghỉ trưa. Thầy Hội đồng kêu Như Thạch lại nói:
- Chiều mát vợ chồng cháu ra thăm cậu, nghe hôn. Dắt vợ cháu ra cho nó biết nhà.
- Dạ, để chiều rồi cháu sẽ đi thăm bà con.
- Hơn một năm rồi cháu mới về đây phải hôn?
- Dạ, 18 tháng.
- Dữ hôn! Cháu ra chơi, vườn của cậu bây giờ khác hơn hồi trước xa lắm. Quít đã có trái đều hết. Cau dừa cũng sung lắm, ra mà coi.
Như Thạch đưa khách ra tới lộ. Thầy Hội đồng nói nhỏ rằng: “Coi bộ chị Cả bớt giận rồi. Cháu cứ năn nỉ riết chắc êm. Không sao đâu mà sợ”.
Như Thạch cúi đầu chào cậu với bác rồi thủng thẳng trở vô nhà.