8. Những năm đầu của Sài gòn thời Pháp thuộc

(Les premières années de Saigon theo Jean Bouchot)
a) Tác giả, năm 1983, tự nhận lỗi và tự phê bình:
Hôm nay là 22 tháng chín dương lịch 1983, là ngày 16 tháng tám âm lịch Quý Hợi, sau một đêm mất ngủ, tưởng đã đi đời vì ăn bánh Trung thu rồi trúng thực, may sao qua khỏi, lật đật viết mấy trang nầy, tự nhũ và phê bình, viết ngay trên máy, không cần giấy nháp tự sự như sau:
Chiều ngày 14 (trung thu tiền nhất nhựt), bỗng có người đem lại nhà cho mượn tập Pháp văn “La naissance et les Premières Années de Saigon, ville francaise”. Ban đâu tôi từ chối không muốn đọc, vì xét đã quá già, cận địa, còn đọc làm gl văn ngoại quốc. Nhưng nghĩ sao, rồi lại xin giữ cuốn kỷ yếu nầy, giữ và đọc kỹ, và có mấy cảm tưởng ngổn ngang, nay viết ra đây, độc giả mặc tình lượng xét:
Gẫm lại mình thật là sơ sót và thiển cận. Tính coi, bộ tam cá nguyệt san “Trung Quốc cổ học hội” (Bulletin de la Société deb Etudes Indochinoises), mình đã mãi từ ngày giải phóng 30-4-1975, cho rảnh nợ, duyên chi vương vấn nay có người mang tới nhà cho mượn đọc tập nhỏ nầy, là tập số 11, số 2 của tam cá nguyệt tháng 4 đến tháng 6 năm 1927, cũ xì.
Cái tánh khinh thương, già mà chưa bỏ, thật là đáng toi. La Naissance et les Premières Années de Saigon, ville francaise, dịch là “Sự xuất sinh và những năm đầu của thành phố Sài Gòn...”, mi đã đọc chưa? Hỡi ngươi là tác giả của “Sài gòn năm xưa?
Tự hỏi mà trả lời ngay “chưa”, lòng thấy xấu, thẹn vô cùng. Suốt đêm 14, trời mưa nặng hột và đêm nằm, ông cao xanh buồn tình nỗi gì mà giấu mất trăng dưới những giọt tuôn là chã sao hại trẻ con mất dịp hát bài “Trăng tháng tám”, riêng tác giả Sài gòn năm xưa ăn cái bánh, nay hình vuông chớ không tròn vin như mặt trăng nữa nghĩ cũng buồn cười, tại thằng thợ muốn dễ lấy ra khuôn, hay tại đã đổi đời, thôi thì mặc kệ, cũng không hơi đâu lo và hãy để trí đọc muộn cuốn nầy, rút tỉa một bài học đích đáng: Sài gòn năm xưa là cuốn sách chạy gạo. Không đè sách in hai lần, kể sách khảo cứu mà được như vậy là khá đến, không ngờ nay tụi bỏ chạy lại lấy chụp và phóng ảnh in y nguyên, bán lấy tiền mà quên tác giả, thiệt là đờ tệ. Việc đâu còn đó, chỉ biết bởi có chút nhan sắc nên bị “hãm”, còn than nỗi gì!
Như đã nói, Sài gòn năm xưa là sách viết để chạy gạo, để kiếm cơm, vì năm xưa ấy, vô làm công nhựt trong viện bảo tàng sở thú, lương ít quá, không đủ nuôi vợ con, nên buộc phải viết, chớ dám thề độc, không lòng lên mặt khảo cứu chút nào. Bây giờ, biết lại, hối quá, nhưng đã trễ rồi. Từ ngày có bậc đàn anh vô đây giải phóng, bảo Sài gòn năm xưa viết không khoa học, không trật tự, và thường hay lập đi lập lại nhiều lần, nhiều đến không biết bao nhiêu mà đếm”. (Biểu viết lại nhưng biết sống bao lâu mà làm?)
Nay xin thưa ra đây, bổn tánh thuở nay là vậy, nhứt định không gò gẫm, không “hành văn” và chỉ chuyên viết theo lối “nói miệng tày”: Nói thì phải nói đi nói lại, có vậy hoạ may lời nói sẽ in sâu vào tai người nghe và lập lại là sự thường, khó tránh và cũng “cố tình không muốn tránh”. Nay giờ đã gần hết, xin trối lại mấy ý nghĩ nầy để cho mai sau có người nào muốn viết lại, thi nên tìm những tài liệu sau đây, ghi trong sách dẫn thượng, mà tác giả là Jean Bouchot trước kia đã từng quyền quản thủ viện bảo tàng nơi vườn bách thảo, lúc có chiến tranh và có binh đội Phù Tang chiếm đóng ở đây, - riêng tôi, không còn thì giờ viết lại, và quả khi xưa viết là nằm dưới đáy giếng mà dám tả cảnh mông lung trên trời!
Những ai tốt phước được ngụ bên Paris, nên tìm đọc những sách nầy, nơi “văn khố quốc gia” (Bibliothèque Nationale), cất ở bên nầy, thì không chắc gì còn gặp, và dẫu biết nơi tàng trữ, cũng không chắc gì được xem, và đều là sách nên đọc:
Báo Illustration, xuất bản từ 4-3-1843, có hình Tự Đức (nhưng râu rìa, tôi e không đúng chân dung vị vua nầy), hình phái đoàn bộ ba đi sứ dưới trào vua Napoléon III (Phan Thanh Giản, Nguỵ Khắc Đản, Phạm Phú Thứ, hình vua Norodom và hình một phái đoàn xứ Xiêm La quốc, lạy móp sát đất đến vua Pháp nhức mắt ra lịnh đứng dậy cũng không dám tuân lịnh, vì luật lệ Xiêm đứng dậy trước mặt vua là có ý không tốt, tội đáng chém đầu;
Báo Revue des Deux Mondes, xuất bản từ 1861, có nhiều tài liệu quý và xưa;
Sách Les premières années de la Cochinchine của Paulin Vial (Chauamel in) 1874, 2 quyển.
- Histoire de l’Expédition de Cochinchine en 1861 của Léopold Pallu de la Barrière, theo Bouchot có đến hai bản khác nhau: (Bản in năm 1864, chỉ toà bố Chợ Lớn có tàng trữ 1 quyển, nhưng nay ắt không còn, bản nầy mặc dầu “không khoa học”, nhưng đó là “bản tiên khởi”, tài liệu đầy đủ và chân thật; bản in lại năm 1888, tuy sắp đặt lại có trật tự, nhưng vì chêm thêm xen lộn quá nhiều chi tiết thêm thắt, nên có thể nói “màu hồ đã mất đi rồi” không khác một gái quê sửa dọn quá hớp, cạo lông mày, bịt thêm răng vàng, mất “tân”; (bản 1888 do Bergerlavrault et Cie xuất bản);
- Cochinchine francaise et rơyaume du Cambodge, của Charles Lemire viết, nhà Challamel xuất bản, lần đầu năm 1869 và cũng như sách của Pallu, sách năm 1869 nầy lấy sửa và in lại nhiều lần, đến lần thứ sáu, năm 1887, thì xen lộn chi tiết không đúng thời gian tính, theo tôi là “gái đã mất tân”, có bịnh là khác. Charles Lemire không đúng là nhà chuyên khảo, qua đây chạy gạo và xin vô đóng một vai tuồng trong sở Bưu cuộc, nhưng nhờ duyên dáng nên sách in sáu lần. Trong mấy bản sau, có nhiều đoạn không in lại vì Pháp che đậy những gì xấu.
- Onze moi de souspréfecture en Basse-Cochinchine, của L. de Grammont, xuất bản năm 1862, tôi không có cuốn nầy và tiếc hủi hụi, vì theo J. Bouchot, de Grammont có tài kể chuyện, sau đó tác giả de Grummont thâu gọn lại làm một bài phúc trình đọc tại Hội khảo cứu sử địa ở Paris là hội Société de géographie, bài nói năm 1864 (có in thành sách do nhà Challamel in năm 1864), bài nầy khảo xét nhiều về người bản xứ, tục ăn trầu, vân vân, và sẵn tánh tọc mạch, tôi muốn đọc để cho biết người Pháp thời đó, nói về chúng ta những gì;
- Apercu sur la Basse-cochinchine của H. Abel Rieunier (in năm 1861);
- La question de Cochinchine au point de vua des intérêts francais, của Abel Rieunier, Paris, Challamel 1864; (sách binh vực chủ nghĩa không trả đất cho ta);
- Souvenirs de campngne et de voyage en Indochine của Colonel Henri de Ponchalon (theo Bouchot, ở đây chỉ có nơi trường nhà dòng Mỹ Tho có tàng trữ một quyển, nhưng sao dời vật đổi, nay biết còn chăng);
- Les commencements de l’Indochine francaise par Albert Septanh, Challamel 1867.
- Les expéditions de Chine et d’Cochinchine, d’après les documents olcrlciels của de Bazancourt, phần thứ 1 (1857-1858), Amyot, Paris 1861; phần thứ 2 (in năm 1862). Sách làm sưu tập phẩm để chơi, hơn là sách để đầu nằm
Đó là đại khái những sách theo tôi là đáng đọc. Ngoài ra độc giả muốn tường tận vấn đề, phải theo những sách kể trong cuốn của Bouchot là tôi lượt bớt không ghi lại đây, Bouchot nầy vẫn chê cuốn Abrégé de l’Histoire d’Annam của Alfred Chreiner, mà Bouchot chê là thiên vị; (năm xưa tôi được ông Nguyễn Văn Mai, thầy dạy Việt văn ở trường Chasseloup, biếu tôi một cuốn với câu đề tặng “Souvenir à 1 élève Vương Hồng Sển, en récompense de son application au cour que Je professe au collège Chasseloup- Laubat, Sài gòn le 22-2-1921. ký N.V.M.) tôi quý hơn vàng, sau đó ra xóm bán sách lạc son ngang nhà ga xe lửa Mỹ Tho, tôi chưng hửng vì sách bán có năm hào mỗi cuốn sách mới toanh, mà không ai thèm ngó.
Nhưng sơ sót hay cố ý, Bouchot không kể cuốn La Cochinchine Contemporaine của A. Bouinais et A. Paulus (Challamel, Paris, 1884), và rõ là kỳ thị, và mặc dầu gọi tặng là “l’histoirien annamite” Bouchot đã quên mất quyển chải chuốt rặt giọng Việt Nam của văn hào, học giả miền Nam là Trương Vĩnh Ký, “Cours d’Histoire Annamite, er volume”, in tại Sài gòn năm 1875, nhà in chánh phủ, gọi Imprimerie du Gouvernement, và quyển 2, in lần đầu năm 1879, cũng tại nhà in du Gouvernement nầy, nghiên cứu cho tôi biết, trước kia toạ lạc nơi nay là Sở Đại chánh khám đạt (Cadastre), tồn tại được ba chục năm từ Pháp qua đây, và khi chánh phủ Pháp thôi dùng nữa, đã sang lại cho phụ thân tướng Nguyễn Văn Xuân là ông Nguyễn Văn Của, lối năm 18... hoặc đầu năm 19..., với giá tượng trưng là 1$ (một đồng bạc thuở đó). Trên đây, với tánh già lẩm cẩm, tôi đã dài dòng văn tự, đón ngõ ngăn rào, để nhìn nhận cái tội năm xưa quá lêu lỏng, không biết chữ “nhứt” mà dám bàn và phê bình chữ “thập” chữ “mười mươi”, tuy vậy trót đã lỡ cho ra đời quyển Sài gòn năm xưa và sách đã được công nhận đến nỗi các cha bỏ chạy đã in và bán trên đầu trên cổ, từ Mỹ qua Tây, thôi thì, nay còn chút giờ sống sót và được đọc quyển của J. Bouchot đã nói nãy giờ, thôi thì, tôi lặp lại, độc giả hãy cho tôi viết thêm một đoạn dài nầy, gọi bổ túc, ai kia đọc được Pháp văn, thì xin hãy tìm quyển Pháp văn dẫn thượng, đầy đủ hơn. Đoạn viết thêm ấy như vầy:
- Kể từ đây là tôi theo cuốn La Naissance ét les Premières années de Saigon của Jean Bouchot, để lựa nhón và phê bình theo ý tôi, riêng cho đồng bào không đọc được nguyên văn bản chữ Pháp:
Trang17 - Vào năm 1859, theo sách của Philastre, ông Bouchot chép lại rằng: “Vào thời ấy, Sài Gòn vẫn có hai đường cái, chạy dài theo sông Sài Gòn và kinh arroyo chinois, hai đường nầy vẫn có nhà lợp ngói hai bên, tức phố xá buôn bán, và đó là nơi gọi Bến Nghé và Chợ Sỏi. Phố và nhà nầy day đít ra bờ sông, vả có cất thêm nhà cao cẳng chờm ra mé nước (bài ký Philastre, đăng trong báo Courrier de Saigon (Sài Gòn tân văn) đề ngày 201-1868). Để nhấn mạnh tài liệu viết trên đây là đúng, Bouchot trích dẫn đoạn văn dưới đây, của ông Trương Vĩnh Ký viết, ông học giả họ Trương nầy, bất đắc dĩ, tác giả Bouchot phải mượn lời nói để bảo đảm lời nói của Philastre và của chính mình, chớ bề trong, vẫn kỳ thị không phải người Lang Sa, tuy viết được văn Lang sa không thua gì họ; “Theo Pétrus Ký, thì Bến Nghé là cái vùng gồm một phần của vùng gọi “thành thị nơi buôn bán cũ” của người An Nam, rải rác có nhà ở và phố buôn, bọc theo những con đường nhỏ, ít năng được tu bổ của bốn thôn: Hoà Mỹ. Tân Khai, Long Điền và Trung Hoà, ranh giới đụng sát đường Mac-mahon, còn phần trên của thành thị nói đây vẫn thuộc làng Mỹ Hội, tức vùng có xây thành Sài Gòn gọi “Citadelle de Saigon” (theo sách của Trương Vĩnh Ký).
Đến đây, Bouchot viết thêm rằng: “Chợ Sỏi chạy dài từ cột cờ Thủ Ngữ đến dường Mac-mahon) (tức nhại lời Trương Vĩnh Ký), còn “Chợ hàng đinh” (village des clous), vẫn gồm khu từ đường Catinat qua Tây bắc đường La Grandière”.
Xóm Vườn Mít, thì ở chỗ Toà Pháp đình ngày nay.
Chợ Da Còm, ở ngay vị trí Khám Lớn cũ, sau phá đi, xây Thư viện Quốc gia.
Xóm Đệm Buồm thuộc về khu đường Tong Keou, sau đổi gọi đường Lê Văn Duyệt.
Đường Tập trận (plaine des Tombeaux), thuộc khu Tây nam đường Tong Keou nầy.
Cái thôn gọi Phú Hoà ở ngay chỗ Nghĩa trang Đô thành, trước gọi Đất Thánh Tây. Hai thôn Hiệp Hoà và An Hoà, ở khoảng giữa hai cầu 2 và 3 trên rạch Bà Nghè và thuộc mé hữu của con rạch này.
Thành trì gọi của Olivier de Puymanel, phóng kiểu, tức thành xây năm 1837 luôn và bở và hào thành, vào năm 1859, vẫn cỏ và bèo mọc loạn xị, thường là đất trống bỏ hoang. Những đường năm 1859 do chánh phủ An Nam để lại và được trào Tây mở ra rộng lớn sau nầy là những đường có tên gọi theo Pháp lả Catinat, Paul Blanchy, d Espagne, đường Chasseloup-Laubat và đường Luro, lối 1859, gọi đại lộ thành trì (boulevard de la Citadelle), chạy bọc theo hào thành xây năm 1837.
Trang 35. Lính I-pha-nho, theo đóm ăn tàn, kéo theo lính Tây đánh ké, gọi làm vậy, chớ gồm phần đông là lính nay gọi Phi Luật Tân xưa kia gọi quân Ma Nì (Mallille), thủ đô Phi Luật Tân, bọn linh nầy, đến ngày 31-3-1863 thì rút về xứ họ.
Trang 38. Cái sườn nhả gỗ trong Sài gòn năm xưa của tôi có in hình, tức nlà đầu tiên bằng gỗ do thuỷ sư đề đốc Bonard ở, là do ông Bollard nầy mua tại Singapore chở về Sài Gòn và dựng lên nơi khu đất nay là trường Nhà dòng Taberd, cho đến năm 1873 mới xây dựng thiệt thọ dinh sau gọi Dinh Toàn Quyền, sau phá đi và xây dinh gọi Dinh Độc Lập trước đây, và để cho mau hiểu, thường gọi palais Norodom. Năm 1867, dinh bằng gỗ nầy (nhắc lại vị trí là chỗ trường Taberd), vẫn có dựng thêm một toà nhà bằng gỗ, sức chứa được sáu trăm tân khách, và năm 1867, đề đốc La Grandière, có tổ chức một cuộc tiếp tân có khiêu vũ gọi bal La Grandière, mời hết nhơn vật tai mắt đương thời Tây – Nam – Chà - Chệc (Phan Thanh Giản, Tôn Thọ Tường v.v...) và sau này vào năm 1927, thống đốc Nam Kỳ Blanchad de la Brosse có tổ chức tái diễn buổi tiếp tân long trọng sáu chục năm xưa, và người được mời, toàn là tai to mặt lớn thời ấy, phải chạy mượn hoặc may sắm, cho ra lễ phục, đại phục, tỷ như: kinh lược Phan Thanh Giản (Tổng đốc hàm Phạm Văn Tươi ở Vĩnh Long thủ vai nầy), tổng đốc Phạm Phú Thứ (đốc phủ Tụ, Cái Bè); Án sát Nguỵ Khắc Đản (đốc phú Nhựt, Cai Lậy); Trương Vĩnh Ký (do con là Trương Vĩnh Tống đóng vai); rồi nào lãnh binh Tấn, Tôn Thọ Tường, vân vân, đều do những người có tên như sau: Nguyễn Văn Mai, Nguyễn Hiền Năng, đốc phú Hải, Gò Công, Nguyễn Văn Lân (cò mi Lân), Trần Văn Kính (thông ngôn toà đại hình), Nguyễn Bá Hội (Thủ Thiêm), Lê Quang Ngôn (toà án), Thái Minh Phát (phủ dinh thống đốc), Thái Minh Kim (sinh viên), Phan Chấn Thế (toà đại hình), Trần Tư Ca (con là Trần Tứ Khuê, đóng vai), Trần Tứ Hoàng, Trần Văn Khá... Tôi đọc lượt bớt không kế ra đây người Pháp, và xin kể giới Cao Miên có quận chúa Pok Hell đóng vai Pra-keo Pha, giới Hoa kiều, vai Bang Tai (Hoàng Thái) do Tây Méchin đóng, Li-tak, do Alinot, hoạ đồ, đóng; vai Seng-tek do Lévy đóng;... Tan-kang-sinh, do Bille đóng... (thuật nhón theo B.S.E.I năm 1927, janv/mars, trang 53).
Gẫm lại các ông các bà năm xưa, chưng diện cho xuê, ăn chơi cho sướng, phè phỡn nhảy đầm và nịnh hót cho đã đời, không làm gì nên thân, ngày nay con cháu ông bà trả nợ đã đành, mà chúng tôi vô cớ cũng phải gánh chịu, tức thì kẻ hèn nầy phải xì hơi cho bớt tức, chớ các cha “ỉa cho chúng tôi hốt”, khổ quá mà. Nhắc lại cái nhà hay dinh gỗ nầy, sau bị mối mọt xơi nát, và cái phòng tiếp tân đãi khách, cũng bằng cây ấy, (salle des fetes), trước kia vị trí day mặt ra đường Catinat, hồi đó gọi “công trường đồng hồ” (place de l’Horloge), kế bên có chuồng ngựa (lúc nầy chưa có ô tô) vẫn ở chỗ phòng ăn của các thầy dòng Frères nơi trường Taberd đó). Trên đây tôi quên nói: năm 1927, thống đốc Blanchard de la Brosse cho mượn dinh sau gọi dinh Gia Long nơi đường La Grandière thiết dạ yến (bal) nên long trọng lắm.
Trang 39. Gọi là place de l’Horloge, nhưng cái đồng hồ đặt nơi đó không dùng chỉ định giờ chính thức, và từ 30-7-1862, giờ đúng và chính thức vẫn do Sở thuỷ binh nơi mé sông Sài Gòn chánh thức báo tin bằng một tiếng súng đồng bắn nơi bờ sông, khi đúng ngọ.
Trang 41. Sở Bưu Cuộc (Postes) thời đó đặt thuộc Bộ Tài chánh, còn Sở Dây thép (Télégraphes) vẫn thuộc Bộ Nội vụ, vì vậy, buổi ấy Sở Ngân khố và Sở Bưu cuộc luôn Bưu điện, vẫn dựng nơi Công trường Đồng hồ nay vị trí là nơi gọi Sở Hiến binh (Gendarmene), khít và sau lưng Thư viện 34 La Grandière. Như đã nói rồi, nhà in của chánh phủ Tây thời đó, vị trí nơi Sở Địa chánh (Cadastre), mang tên tuỳ lúc, khi là Imprimerie Impériale (thời Napoléon 3), kế ba chục năm sau bán cho ông Huyện Của, (ông nầy già đời ưng làm huyện hàm, tuy hàm tri huyện, nhưng đào tạo nhiều thế hệ đốc phủ hàm và huyện, phủ thiệt thọ, và ông là thân phụ của tướng Pháp tịch Nguyễn Văn Xuân).
Trang 43. Đọc trương 43 nầy và nói chuyện “ăn trầu gẫm bã” nghe chơi, thật vận mạng nước nhà của ta sao thời trước, quả là “bạc mạng”. Nếu sử viết được bằng “chớ chi...” và “nếu mà...”, thì đâu có như vầy. Bàn rộng ra, quả hoàng đế Pháp, Napoléon 3, lúc đó phân vân lắm, nếu ta có người theo dõi và khéo vận động, thì có lẽ việc chuộc đất của phái đoàn ông Phan Thanh Giản có phần hy vọng thành công tràn trề, và nếu không có lão Chasseloup-Laubat, lúc đó làm bộ trưởng coi Bộ Thuỷ binh, làm kỳ đà, cùng với nhiều người từng qua đây, khăng khăng không ưng cho chuộc đất bồi thường, thì có lẽ đế Napoléon 3 đã hạ bút châu trả đất Nam Kỳ lại rồi, bằng không nữa, nếu triều vua Tự Đức có người tín cẩn khôn khéo, biết thừa dịp Pháp bại trận năm 1870-1871, biết chống cự dữ dội trì chí thì có lẽ giành lãnh thổ miền Nam khi Tây bại trận ấy được rồi, nhưng như đã nói, “Sử có khi nào viết bằng chữ “nếu...”. Việc đã qua rồi, bàn nữa chỉ tốn bọt cáp.
Một bằng cớ Pháp lúc đó phân vân bất nhứt, không muốn ở lại đất Nam là:
1) Trang 43. Đất thổ trạch châu thành Sài Gòn, Pháp cắt ra từng lô (lot) phân hạng, và định giá thuế đóng mỗi năm và mỗi thước vuông thật thấp, thật rẻ, cốt ý lấy lại đất của người bản thổ, đổi với những người nầy cho đất chỗ khác, và đất tốt dành ưu tiên cho người da trắng tức Pháp kiều, nhưng họ chỉ ham ở vùng đất cao ráo gọi zône des plateaux, họ không dám ở gần người bản xứ, vì sình bùn ướt át, thêm không được an ninh, và phải nói họ sợ bệnh truyền nhiễm (dịch lệ, kiết lỵ) hơn là sợ sức kháng cự dân bản xứ (dao mát, tầm vông vạt nhọn).
2) Trang 45. Vấn đề “nên giữ làm thuộc địa hay nên trả đất lấy tiền bồi thường chiến tranh”, ở triều đình Pháp rất là phân vân bất nhứt, bọn qua đây thấy bề thế Nam Kỳ dễ làm ăn thì muốn giữ còn chính hoàng đế Napoléon 3 thì muốn trả, và việc nhất định giữ vĩnh viễn và việc ra sắc lệnh làm thuộc địa, chỉ quyết định từ ngày 19-1-1865 mà thôi.
3) Trang 45 và trang 48. - Ngày 15-6-1865, thuỷ sư đề đốc Roze, thay thế đề đốc La Grandière, và ký sắc lịnh bán đất thành phố Sài Gòn, theo lối bán có đấu giá, Roze không cho nhà bằng lá còn tồn tại trong châu thành, mở rộng đường, ra chỉ thị nhà cất theo lề lối Tây phương, chỉnh trang ngay ngắn, dự định nới rộng châu thành cho đủ chỗ chứa 500.000 dân, sai đại tá Coffyn vẽ hoạ đồ (ngầm khi trả đất, sẽ tính phí tổn đòi bồi thường cho thêm nặng), (xin xem trong J.Bouchot, đầy đủ chi tiết, đây không kể ra), chỉ ghi lại đây, theo sắc lịnh trên, giá tiền thuế đất mỗi năm thì: mỗi thước vuông đất ở Sài Gòn, đại khái là 0$01 (một xu) đất trong thành phố; 0$02 (hai xu), đất đường Isabelle II, tức đường d’Espagne; và lên đến vùng đất cao ráo “plateau”; 0$03 (ba xu) bờ kinh Charner, sau lấp bằng, biến ra đại lộ Charner, nay còn gọi “đường kinh lấp”; 0$04 (bốn xu) đất ngoại thành gọi chạy vòng thành phố (Tour d’Inspection); 0$06 (sáu xu), đất dọc mé sông Sài Gòn, (sur les quai). Đất mé thấp, chỗ dân ta ở thì cắt từng lô thì 100 đến 200 mét vuông; đất vùng cao ráo (cho Tây ở), từ 400 đến 600 mét vuông; đất đường Charner, cũng từ 400 đến 600 mét vuông; đất vòng quanh châu thành, cắt lô rộng đến một mẫu (1 ha); còn đất bờ sông Sài gòn, cắt từng lô từ 600 đến 1.000 mét vuông diện tích. Nhưng vì sơ khởi, làm gì cũng thiếu sót, chỉ thị quên, không định giá mức thấp là bao, cho nên giá bán không đồng đều, chỗ quá cao bất ngờ, chỗ rẻ mạt, cũng không ai hiểu được lại nữa vì thiếu quảng cáo (hay là cố ý?), nên cuộc đấu giá thiếu người hưởng ứng, thêm lô cắt có khi hơi quá lớn quá rộng, sở phí lặt vặt tính quá cao, dân bản xứ cũng không mấy người đủ sức ra đấu, trừ phi bọn lanh lợi, giỏi thấy xa, họ đầu cơ từ ấy (trong Sài gòn năm xưa, tôi có viết đất dân bỏ trống rất nhiều, vì lòng còn mến tiếc cựu trào triều đình Huế, ước mong có ngày trở lại, nên về đất không chủ, bọn biết tiếng Pháp và có chưn trong hội đồng khám xét, chỉ học hai tiếng Tây: “uỳ” (oui, dạ, “của tôi”) và “no”, (non, dạ, không phải của tôi), nội hai tiếng ấy hễ đất tốt thì họ giành “của họ”, đất không tốt, thì họ hô “no”, ông muốn lấy và bán mặc tình, té ra Tây thắng trận mà thằng gian tham lại giàu!