11. Monnaies de remplacement (Tiền tệ để thay thế)

- Bài nầy lẽ đáng, không nên viết làm chi, vì nói làm sao cho đầy đú nổi, - nhưng xét lại, mặc dầu không cạn tàu ráo máng, cũng nên ghi lại phòng hờ sách của tôi một ngày kia sẽ có chưn biết chạy:
“Trong khi đồng rouble mất giá, người Nga đã nghiên cứu vấn đề tìm một thứ gì để thay thế là: valeurs-relùges, đối với tiết kiệm, và monnaies de secours, đối với tiền trả cho nhau (pour les règlements). Ban đầu, họ nghĩ ra và lấy hàng hoá thông thường làm bản vị, để đối với nạn hút kém càng tăng. Như ở Moscou, vào năm 1920, muối ăn (sel) thay thế cho tiền. Đứng hàng nhì, hàng ba, sau muối, là bột mì, bánh mì, thịt cả, khoai Tây. Miệt đồng quê nhứt là ở Ukraine, năm 1922, lấy seigle (lúa mạch) làm căn bản thế tiền gọi “Rouble-seigle”, chính các công ty của chánh phủ, như ký nghệ gỗ, cũng dùng roubles-seigle trong bút toán.
Nơi các chỗ khác, thì lựa dầu hoá, dầu bông quỷ (huile de tournesol), vải bông thay cho tiền. Vấn đề đổi chác (troc) của người Nga muốn áp dụng không được thành công, và trớ lại hình thức kinh tế thời kỳ sơ khai (économie primitive). Trong lúc ấy và chạy theo song song là mấy đồng tiền vàng xưa (veilles pièces d'or) lại ló mặt và phục hồi giá trị cũ. Theo nguyên tắc thì đã bị huỷ bỏ hoặc bị trưng thu, nhưng sự thật, người dân Nga nhà quê vẫn trọng và quý và gìn giữ cấn thân đồng tiền cũ của Nga hoàng, vì họ xem nó có giá trị hơn tờ bạc giấy của Xô viết. Đồng tiền vàng vẫn đem ra dùng nơi các bến tàu, nơi xứ Transcaucasie, nơi hóc bà tó Tây Nga (confins occidentaux de la Russie), và vùng Đông Á (Extrême-asie). Nơi một hãng kỹ nghệ lớn ở Moscou, thấy thợ nài trả bằng vàng. Nhiều cơ sở của chánh phủ bắt đầu dùng tiền trở lại. Nếu chánh phủ không ngăn và cứ để cho làm, thì ắt đồng tiền bằng kim khí sẽ hồi sanh lấy nó. Rồi, những ngoại tệ, theo nguyên tắc là cấm, cũng nhảy ào vào thị trường. Ai lại chẳng ưa và có ai lại từ chối không nhận đồng đô la Mỹ, đồng sterling của Ăng Lê, nơi các tỉnh ngoại biên Nga, như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, A Phú Hãn, Trung Quốc, Nhựt Bản, thảy đều thích xài tiền của họ hơn là tiền rouble của Nga.
Moscou bèn phản ứng, nhưng ỉngầm nhìn nhận chưa bỏ tiền tệ được (Il est impossible dabolir la monnaie). Năm 1921, Uỷ ban nhơn dân bày “étalon travail”, để theo đúng phương pháp Karl Max. Chọn troud là “một ngày nhơn công” làm bản vị, tiêu chuẩn, nhưng mặc dầu quyền lực của lao động vô sản giai cấp, tiền nầy không được dân chúng thích, nên lại dẹp. Thành thử, phải nghĩ ra cách thức, và thay cho đồng rouble, đã xuất hiện ra, nào là:
- Rouble-marchandise, của nhà băng chính phủ (Gosbank) năm 1921;
- Tchervonetz, (có nghĩa là “sáng” - brillant), năm 1922, trị giá 10 rouble-or, tức 7,74 gram vàng y, hoặc tương đương 5,15 dollards. Từ lối năm 1923, nước Nga có hai thứ tiền tranh nhau: đồng rouble do ngân khố chính phủ phát hành và tchervonetz do nhà băng Gosban của chính phủ phát hành, cho đến tháng fevrier 1924, ngân khố cho ra rouble “dixième de tchervonetz”.
Năm 1923, tháng mars, đồng rouble mới (dixième de tchervonetz) trở nên monnaie légale (tiền chính thức công nhận), giá trị ăn 1 đồng mới nầy ăn 50.000 rouble cũ của năm 1923, tức 5 millions rúp 1922, và bằng 50 milliards rúp xưa (1921) vân vân. Luật lệ phát hành trở lại gần y của một nước tư bản, đến đây tôi xin tạm ngừng vì nói thêm nữa chỉ rộn trí người đọc mà chẳng tới đâu vì việc biến đổi hiện thời bên Nga, tôi nào biết chút gì, duy rõ lại, lúc ban sơ chê vàng, không dùng, nay thi đua tìm và khai thác mỏ vàng ở Sibérie, thêm nhiều việc biến chuyển trong nước, nào binh Đức quốc xã của Hiler xâm lăng, xáo trộn một lúc, kết cuộc vẫn trong vòng lẩn quẩn, theo tôi là chưa có lối thoát, chung quy, phải đọc nguyên văn sách ngoại quốc, hoạ may hiểu chút ít về vấn đẻ tiền tệ ngày nay của các nước, và đừng đọc những gì tôi viết chẳng qua “ếch nằm đáy giếng, toan nói chuyện trên trời”. Vàng, bạc, tiền đồng, nữ trang, quý kim các loại, không khác “người quân tử” hất hủi, đày đoạ, rồi độc quyền tàng trữ trong tay kẻ mạnh, chắt mót, dành dụm, an ủi, ghét cũng mi, mà thương nhớ cũng mi, vàng bạc kim cương platine, đúng là “inutile” (vô ích) nhưng cũng “irremplacable” (không gì thay thế), làm tội người ta không ít. Bài nầy quá dài và gần lạc đề, nên dành thì giờ đọc và hiểu trở lại về Agonie de l’indochine cua H. Navarre, có lẽ thú hơn (viết 8-12-1983).