Trường chuyển vào Hà Đông

Lần đầu tiên theo gia đình chạy loạn đó là vào năm 1943 - 1944. Từ trường các bà sơ trở về tôi kể cho mẹ nghe là tôi đã nghe tiếng bom rền khi ngồi trong hầm trú ẩn. Các bà sơ Pháp nhắc học trò bình tĩnh tụng kinh.
Về nhà nghe người lớn nói tới cái chết của bà Tư Sinh đang ngồi xe tay qua “Đấu Sảo” thì bị bom chết ngay tại chỗ. Rồi sự việc tiếp diễn, cha tôi gọi người về bán xe Renault màu xám. Từ đấy chúng tôi không được đi chơi, không được thăm bà nội hằng tuần. Trong những năm chạy loạn, gia đình tôi rời vào Hà Đông, còn các anh chị ở “Hale” theo cha mẹ về quê. Chúng tôi chia tay nhau từ đấy. Chỉ có cô Quý là vẫn theo mẹ tôi vào Hà Đông.
Thời kỳ đầu, gia đình tôi còn phải ở nhờ dinh cụ Thượng Quỳ, ở đó tôi được sống với các bạn của mẹ tôi, cô Nga, cô Thái. Được quen biết các em của các cô là: cô Châu, cô Điểm, cô hai, cô Tài…
Một hôm cô Châu rủ tôi ra chơi dưới cây đa trước cổng nhà. Cây đa to lắm, dây rễ rủ xuống dài quét đất. Chẳng biết bằng cách gì mà tôi với cô Châu hai tay ôm dây và ngồi trên dây đánh đu. Đêm đó tôi lên cơn sốt cao, cụ trẻ phải làm khay hoa quả cúng. Cô Bích Châu sau này trở thành diễn viên kịch Hà Nội, nổi tiếng một thời đóng Ni La.
Mẹ tôi nhắc chúng tôi ghi nhớ tình bạn của cô Nga, cô Thái đã giúp đỡ gia đình chúng tôi những ngày đầu chạy máy bay Đồng Minh ném bom phát xít Nhật.
Sau khi mẹ tôi, cô Di và bác Tú Cương mỗi người mua một nhà liền kề. Tường sân nhà này sát nhà nọ. Bếp và công trình phụ xa phòng ngủ. Vườn tuy nhỏ nhưng mẹ tôi cũng trồng rau và cây chanh, cây na. Trước nhà là chợ Hà Đông. Bên cạnh nhà tôi là nhà bác Tú Cương. Còn một bên là bãi cỏ. Bên kia bãi cỏ là rạp chiếu bóng. Tại Hà Đông, nơi có rạp chiếu bóng, mẹ tôi đã gặp lại người bạn gái học cùng trường từ thuở còn nhỏ, đó là bác Tính. Sau này bác còn có một bí danh cho những áng thơ: Tuyết Ngọc. 43 năm sau mẹ tôi gặp lại bác khi đã nghỉ hưu. Bác Tuyết Ngọc trở thành nhà thơ, còn mẹ tôi sau này là Hội viên Hội nghệ sĩ tạo hình.
Rạp chiếu bóng của gia đình bác Tuyết Ngọc ở ngay gần nhà tôi, mỗi khi muốn xem phim tôi chạy qua gác vào tọt sau màn bạc thế là được xem phim ngược. Mỗi lần phiên chợ người đổ về rất đông. Xe thúng mủng rổ rá vẫn đỗ trước cửa nhà tôi khi vào chợ. Tôi ra đứng xem và ngửi mùi của rổ rá đã sấy khô trên gác bếp rất là thơm. Mẹ tôi đã mua cho tôi một bộ thúng to nhỏ để chơi đồ hàng. Ít lâu sau cũng ở chợ đông vui ấy, cơ man nào là ăn mày. Nhìn cảnh vô cùng thương tâm, thật đau lòng! Có những em trạc tuổi tôi bấy giờ gầy giơ xương, quần áo rách rưới, ẵm theo em nhỏ đi ăn xin. Có em cởi truồng mông thì không còn nhìn thấy, chỉ thấy tòi ra một cục bằng quả bóng đỏ lòm, mẹ tôi bảo “người ta bị lòi dom”. Nhiều người đi khắp chợ ăn xin, chạy cửa này lại sang cửa khác, hoặc có cả gia đình lũ lượt lớn bé đói rách gầy xác xơ thi nhau bới đống rác cạnh rạp chiếu bóng sau ngày phiên chợ. Bao nhiêu cơm thừa đem cho cũng không xuể. Rồi đêm đến ngủ la liệt trên hè, đầu hồi nhà tôi. Sáng ra có người đã chết. Xe chở rác đầy chặt xác người nhặt trên hè phố được đắp lên chiếc chiếu rách. Nạn đói hoành hành dữ dội. Sự bóc lột của giặc Nhật đã lên tới cùng cực. Sau này đi học tôi hiểu nỗi thống khổ của nhân dân trong thời kỳ ấy.
Đó là điều rất dễ hiểu vì sao khi tiếng gọi của Mặt trân Việt Minh phát ra lại được đại đa số nhân dân đón nhận nhanh chóng và khí thế đến vậy. Rõ ràng khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” lúc này thực sự đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của quần chúng. Thực sự thổi bùng lên rất nhanh ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát động quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau này mẹ tôi thường nhắc lại không khí cách mạng hừng hực làm lòng mẹ xao xuyến. Thỉnh thoảng lại nhận được truyền đơn đưa qua khe cửa. Mọi người đều trong tâm trạng đón chờ sự kiện đổi mới. Bỗng một hôm, tôi thấy khắp chợ ăn mày mặc váy đầm, quần áo rộng thùng thình. Sau đó nhà nào cũng phải chuẩn bị treo cờ. Nhà tôi không có cờ phải nhuộm nghệ một mảnh vải để máy vội. Đó là ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp và thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim.
Tình cảnh lúc này lộn xộn lắm. Mẹ tôi thường đóng cửa hướng ra phía chợ. Chúng tôi toàn đi theo phía cửa Rạp chiếu bóng. Mẹ tôi nhớ lại lúc có mang em Huy là những tháng gay go và đã viết cho Huy: “Suốt 9 tháng mẹ mang nặng đẻ đau là lúc Nhật Pháp giày xéo lên đất nước ta, cuộc sống đảo điên, lúc nào cũng nơm lớp lo âu, cuộc sống. không bảo đảm. Ai ai cũng thầm mong có cái gì đó biến đổi cả cuộc sống. lúc đó vì cuộc sống rất khó thở”…
Tiếp đó là sự kiện mùng 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, Nagasaki, rồi ngày 10 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng.
Tôi chỉ còn nhớ láng máng về cái ngày đê vỡ, khu phố chợ Hà Đông rục rịch chạy loạn. Tuy mới sinh em Huy, nhưng mẹ tôi đã phải thu dọn để nhanh chóng rời về Hà Nội. Trước khi rời Hà Đông còn tạm ở nhờ nhà cô Nga, cô Thái.
Khi Nhật lục tục rút thì Tàu Tưởng vào thế ngay các nơi Nhật đóng. Gia đình tôi trở về Hà Nội, không quay lại được nơi ở cũ. Gia đình chúng tôi đón Cách mạng Tháng Tám ngay tại 45 phố Cột cờ, nay là phố Điện Biên Phủ, Hà Nội. Để tránh bom, các trường Pháp Việt ở Hà Nội cũng chuyển vào thị xã Hà Đông. Mẹ tôi dẫn tôi đến trường thuê sách. Cầm các cuốn sách giáo khoa bìa cứng tuy màu giấy vàng nhưng đã gợi lên trong tôi một suy nghĩ là phải giữ gìn sách sạch, không được rách nát. Về sau này tôi đã tạo cho các con chúng tôi lúc nào cũng có bộ sách giáo khoa bìa cứng (tự đóng lấy). Tôi không thể chấp nhận nổi sách giáo khoa của học trò để mất bìa, quăn góc, nhàu nát rồi đem làm giấy gói hàng!
Đến trường tôi đã gặp lại nhiều bạn trong bộ đồng phục của trường cũ Ngày mới tới trường không biết nhà vệ sinh ở đâu nên đã tè dầm. Lớp học xây theo chiều dốc. Tôi ngồi hàng 3 - 4 gì đó. Tè dầm chảy xuôi xuống dưới. Khi cô giáo hỏi tôi không nói gì, nhưng cô biết ngay. Sau đó cô đã chỉ cho tôi nhà vệ sinh mà không bị cô quát mắng. Một ấn tượng để lại trong tôi là mình chẳng nên không nhận lỗi. Người lớn rồi cũng sẽ biết tất cả. Bài học thứ nhất về việc nhận lỗi là lần tôi vặt một quả vải trong số quà các bác biếu ông tôi, mẹ tôi đã phát hiện vì có mầu trắng trắng lộ ra trong chùm vải nguyên vẹn. Bị mẹ tôi phát hiện nhưng mẹ tôi không mắng, chỉ dặn tôi muốn ăn phải xin phép mẹ, người lớn ăn trước, ông ăn trước rồi con cháu mới được ăn. Nhờ sự giáo dục êm nhẹ đầy tình thương ấy mà tôi không sợ lỗi sẽ bị roi đòn. Mặc dầu biết là mình được cha mẹ yêu chiều nhưng cũng hết sức nghiêm khắc không để cho tôi có cơ hội lẫn lộn đúng sai, thật giả. Vì vậy trước cái đúng, cái đẹp và sự chân thật luôn được tôi dũng cảm bảo vệ. Nhiều lúc đã gây không ít những thiệt thòi cho bản thân vì những sự đấu tranh bảo vệ cái đúng, bảo vệ bạn bè, tâm tính của tôi vẫn không suy suyển. Cái đẹp, cái đúng cái chân thật vẫn tồn tại vững vàng trong lòng tôi.
Ngày ấy chú thím Hưởng cũng đã gửi Nguyễn Quang Vinh vào học trong Hà Đông. Những lúc nghỉ ở nhà, Vinh thường hay mang sách chuyện tranh kể cho tôi nghe, cậu ta cứ làm như thể thuyết minh trên màn ảnh, chị em tôi ngồi xem rất là thú vị. Trong Kháng chiến tôi lại được mẹ tôi gửi cho chú thím Hưởng về học ở Tân Trào, chị em lại được gần nhau. Ấn tượng nhất là Vinh rất hiền lành. Ngày ở Hà Đông mẹ tôi thường đọc truyện cho tôi nghe vào các buổi trưa. Tôi còn nhớ, mẹ tôi đã đọc câu chuyện anh Hạ Long một học trò nghèo đang đi học thì phải nghỉ vài ngày. Khi anh trở lại trường các bạn thấy anh tay đeo băng đen và xin thầy giáo thôi học với lý do là mẹ anh đã chết. Không hiểu câu chuyện do ai viết mà lâm ly đến nỗi tôi rúc vào nách mẹ khóc nức nở. Mẹ tôi đã khắc vào lòng tôi một mối tình mẹ con thật vô cùng vĩ đại. Tình thương ấy chẳng có ngôn ngữ riêng nhưng sao nó diệu kỳ đến mức trẻ thơ cảm nhận được nếu thiếu vắng mẹ là đời sẽ mất đi tất cả. Mà chẳng biết lúc ấy mẹ tôi có khuyên dạy gì tôi không, nhưng tôi thì nhớ câu chuyện với kết cục: không có mẹ thì con chẳng có quyền đi học nữa, niềm vui của trẻ thơ cũng theo đó mà tan.
Rời vào Hà Đông, cha tôi không dọn sách theo. Trong nhà cũng đơn sơ Nhưng tôi hiểu được cha mẹ là người rất quý trọng sách, nâng niu sách. Các con tôi sau này cũng đã nhờ thừa hưởng sách có trong nhà mà trưởng thành lên rất nhiều. Mẹ tôi cất sách vào tủ kính khoá cẩn thận. Hè đến bà cho các cháu mượn dần từng quyển. Gần như sách trong tủ bà mỗi ngày một đầy thêm khi có thêm cháu nội ngoại.
Cháu Hiền con trai lớn của tôi đã nhớ về ông bà ngoại như sau: “Ông bà tôi để lại cho anh em chúng tôi nhiều sách. Số lớn là văn học cổ kim, truyện Tầu, truyện Nga, truyện Pháp đã được dịch ra tiếng Việt. Chúng tôi thật là sung sướng vì sau chiến tranh, đất nước rất khó khăn, cuộc sống vật chất còn đầy lo toan, vậy mà riêng tôi tắm mình trong thế giới tinh thần của cái thư viện gia đình mình, tôi lại cảm thấy thoải mái sung sướng và chính vì thế tôi không cảm thấy có nhu cầu lang thang chơi bời với những trò đùa nghịch thông thường như bạn bè thời ấy”.
Song cái phần con tôi được hưởng thật quá ít. Kháng chiến chống Pháp, toàn bộ sách để lại Hà Nội. Khi trở về chỉ còn lại một số ít được đóng trong hòm gửi tại Viễn Đông Bác cổ mà thôi.

Truyện Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên ---~~~cungtacgia~~~--- !!!8347_15.htm!!!!!!8347_18.htm!!! Đã xem 57654 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Trường chuyển vào Hà Đông

--!!tach_noi_dung!!--
Lần đầu tiên theo gia đình chạy loạn đó là vào năm 1943 - 1944. Từ trường các bà sơ trở về tôi kể cho mẹ nghe là tôi đã nghe tiếng bom rền khi ngồi trong hầm trú ẩn. Các bà sơ Pháp nhắc học trò bình tĩnh tụng kinh.
Về nhà nghe người lớn nói tới cái chết của bà Tư Sinh đang ngồi xe tay qua “Đấu Sảo” thì bị bom chết ngay tại chỗ. Rồi sự việc tiếp diễn, cha tôi gọi người về bán xe Renault màu xám. Từ đấy chúng tôi không được đi chơi, không được thăm bà nội hằng tuần. Trong những năm chạy loạn, gia đình tôi rời vào Hà Đông, còn các anh chị ở “Hale” theo cha mẹ về quê. Chúng tôi chia tay nhau từ đấy. Chỉ có cô Quý là vẫn theo mẹ tôi vào Hà Đông.
Thời kỳ đầu, gia đình tôi còn phải ở nhờ dinh cụ Thượng Quỳ, ở đó tôi được sống với các bạn của mẹ tôi, cô Nga, cô Thái. Được quen biết các em của các cô là: cô Châu, cô Điểm, cô hai, cô Tài…
Một hôm cô Châu rủ tôi ra chơi dưới cây đa trước cổng nhà. Cây đa to lắm, dây rễ rủ xuống dài quét đất. Chẳng biết bằng cách gì mà tôi với cô Châu hai tay ôm dây và ngồi trên dây đánh đu. Đêm đó tôi lên cơn sốt cao, cụ trẻ phải làm khay hoa quả cúng. Cô Bích Châu sau này trở thành diễn viên kịch Hà Nội, nổi tiếng một thời đóng Ni La.
Mẹ tôi nhắc chúng tôi ghi nhớ tình bạn của cô Nga, cô Thái đã giúp đỡ gia đình chúng tôi những ngày đầu chạy máy bay Đồng Minh ném bom phát xít Nhật.
Sau khi mẹ tôi, cô Di và bác Tú Cương mỗi người mua một nhà liền kề. Tường sân nhà này sát nhà nọ. Bếp và công trình phụ xa phòng ngủ. Vườn tuy nhỏ nhưng mẹ tôi cũng trồng rau và cây chanh, cây na. Trước nhà là chợ Hà Đông. Bên cạnh nhà tôi là nhà bác Tú Cương. Còn một bên là bãi cỏ. Bên kia bãi cỏ là rạp chiếu bóng. Tại Hà Đông, nơi có rạp chiếu bóng, mẹ tôi đã gặp lại người bạn gái học cùng trường từ thuở còn nhỏ, đó là bác Tính. Sau này bác còn có một bí danh cho những áng thơ: Tuyết Ngọc. 43 năm sau mẹ tôi gặp lại bác khi đã nghỉ hưu. Bác Tuyết Ngọc trở thành nhà thơ, còn mẹ tôi sau này là Hội viên Hội nghệ sĩ tạo hình.
Rạp chiếu bóng của gia đình bác Tuyết Ngọc ở ngay gần nhà tôi, mỗi khi muốn xem phim tôi chạy qua gác vào tọt sau màn bạc thế là được xem phim ngược. Mỗi lần phiên chợ người đổ về rất đông. Xe thúng mủng rổ rá vẫn đỗ trước cửa nhà tôi khi vào chợ. Tôi ra đứng xem và ngửi mùi của rổ rá đã sấy khô trên gác bếp rất là thơm. Mẹ tôi đã mua cho tôi một bộ thúng to nhỏ để chơi đồ hàng. Ít lâu sau cũng ở chợ đông vui ấy, cơ man nào là ăn mày. Nhìn cảnh vô cùng thương tâm, thật đau lòng! Có những em trạc tuổi tôi bấy giờ gầy giơ xương, quần áo rách rưới, ẵm theo em nhỏ đi ăn xin. Có em cởi truồng mông thì không còn nhìn thấy, chỉ thấy tòi ra một cục bằng quả bóng đỏ lòm, mẹ tôi bảo “người ta bị lòi dom”. Nhiều người đi khắp chợ ăn xin, chạy cửa này lại sang cửa khác, hoặc có cả gia đình lũ lượt lớn bé đói rách gầy xác xơ thi nhau bới đống rác cạnh rạp chiếu bóng sau ngày phiên chợ. Bao nhiêu cơm thừa đem cho cũng không xuể. Rồi đêm đến ngủ la liệt trên hè, đầu hồi nhà tôi. Sáng ra có người đã chết. Xe chở rác đầy chặt xác người nhặt trên hè phố được đắp lên chiếc chiếu rách. Nạn đói hoành hành dữ dội. Sự bóc lột của giặc Nhật đã lên tới cùng cực. Sau này đi học tôi hiểu nỗi thống khổ của nhân dân trong thời kỳ ấy.
Đó là điều rất dễ hiểu vì sao khi tiếng gọi của Mặt trân Việt Minh phát ra lại được đại đa số nhân dân đón nhận nhanh chóng và khí thế đến vậy. Rõ ràng khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” lúc này thực sự đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của quần chúng. Thực sự thổi bùng lên rất nhanh ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát động quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau này mẹ tôi thường nhắc lại không khí cách mạng hừng hực làm lòng mẹ xao xuyến. Thỉnh thoảng lại nhận được truyền đơn đưa qua khe cửa. Mọi người đều trong tâm trạng đón chờ sự kiện đổi mới. Bỗng một hôm, tôi thấy khắp chợ ăn mày mặc váy đầm, quần áo rộng thùng thình. Sau đó nhà nào cũng phải chuẩn bị treo cờ. Nhà tôi không có cờ phải nhuộm nghệ một mảnh vải để máy vội. Đó là ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp và thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim.
Tình cảnh lúc này lộn xộn lắm. Mẹ tôi thường đóng cửa hướng ra phía chợ. Chúng tôi toàn đi theo phía cửa Rạp chiếu bóng. Mẹ tôi nhớ lại lúc có mang em Huy là những tháng gay go và đã viết cho Huy: “Suốt 9 tháng mẹ mang nặng đẻ đau là lúc Nhật Pháp giày xéo lên đất nước ta, cuộc sống đảo điên, lúc nào cũng nơm lớp lo âu, cuộc sống. không bảo đảm. Ai ai cũng thầm mong có cái gì đó biến đổi cả cuộc sống. lúc đó vì cuộc sống rất khó thở”…
Tiếp đó là sự kiện mùng 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, Nagasaki, rồi ngày 10 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng.
Tôi chỉ còn nhớ láng máng về cái ngày đê vỡ, khu phố chợ Hà Đông rục rịch chạy loạn. Tuy mới sinh em Huy, nhưng mẹ tôi đã phải thu dọn để nhanh chóng rời về Hà Nội. Trước khi rời Hà Đông còn tạm ở nhờ nhà cô Nga, cô Thái.
Khi Nhật lục tục rút thì Tàu Tưởng vào thế ngay các nơi Nhật đóng. Gia đình tôi trở về Hà Nội, không quay lại được nơi ở cũ. Gia đình chúng tôi đón Cách mạng Tháng Tám ngay tại 45 phố Cột cờ, nay là phố Điện Biên Phủ, Hà Nội. Để tránh bom, các trường Pháp Việt ở Hà Nội cũng chuyển vào thị xã Hà Đông. Mẹ tôi dẫn tôi đến trường thuê sách. Cầm các cuốn sách giáo khoa bìa cứng tuy màu giấy vàng nhưng đã gợi lên trong tôi một suy nghĩ là phải giữ gìn sách sạch, không được rách nát. Về sau này tôi đã tạo cho các con chúng tôi lúc nào cũng có bộ sách giáo khoa bìa cứng (tự đóng lấy). Tôi không thể chấp nhận nổi sách giáo khoa của học trò để mất bìa, quăn góc, nhàu nát rồi đem làm giấy gói hàng!
Đến trường tôi đã gặp lại nhiều bạn trong bộ đồng phục của trường cũ Ngày mới tới trường không biết nhà vệ sinh ở đâu nên đã tè dầm. Lớp học xây theo chiều dốc. Tôi ngồi hàng 3 - 4 gì đó. Tè dầm chảy xuôi xuống dưới. Khi cô giáo hỏi tôi không nói gì, nhưng cô biết ngay. Sau đó cô đã chỉ cho tôi nhà vệ sinh mà không bị cô quát mắng. Một ấn tượng để lại trong tôi là mình chẳng nên không nhận lỗi. Người lớn rồi cũng sẽ biết tất cả. Bài học thứ nhất về việc nhận lỗi là lần tôi vặt một quả vải trong số quà các bác biếu ông tôi, mẹ tôi đã phát hiện vì có mầu trắng trắng lộ ra trong chùm vải nguyên vẹn. Bị mẹ tôi phát hiện nhưng mẹ tôi không mắng, chỉ dặn tôi muốn ăn phải xin phép mẹ, người lớn ăn trước, ông ăn trước rồi con cháu mới được ăn. Nhờ sự giáo dục êm nhẹ đầy tình thương ấy mà tôi không sợ lỗi sẽ bị roi đòn. Mặc dầu biết là mình được cha mẹ yêu chiều nhưng cũng hết sức nghiêm khắc không để cho tôi có cơ hội lẫn lộn đúng sai, thật giả. Vì vậy trước cái đúng, cái đẹp và sự chân thật luôn được tôi dũng cảm bảo vệ. Nhiều lúc đã gây không ít những thiệt thòi cho bản thân vì những sự đấu tranh bảo vệ cái đúng, bảo vệ bạn bè, tâm tính của tôi vẫn không suy suyển. Cái đẹp, cái đúng cái chân thật vẫn tồn tại vững vàng trong lòng tôi.
Ngày ấy chú thím Hưởng cũng đã gửi Nguyễn Quang Vinh vào học trong Hà Đông. Những lúc nghỉ ở nhà, Vinh thường hay mang sách chuyện tranh kể cho tôi nghe, cậu ta cứ làm như thể thuyết minh trên màn ảnh, chị em tôi ngồi xem rất là thú vị. Trong Kháng chiến tôi lại được mẹ tôi gửi cho chú thím Hưởng về học ở Tân Trào, chị em lại được gần nhau. Ấn tượng nhất là Vinh rất hiền lành. Ngày ở Hà Đông mẹ tôi thường đọc truyện cho tôi nghe vào các buổi trưa. Tôi còn nhớ, mẹ tôi đã đọc câu chuyện anh Hạ Long một học trò nghèo đang đi học thì phải nghỉ vài ngày. Khi anh trở lại trường các bạn thấy anh tay đeo băng đen và xin thầy giáo thôi học với lý do là mẹ anh đã chết. Không hiểu câu chuyện do ai viết mà lâm ly đến nỗi tôi rúc vào nách mẹ khóc nức nở. Mẹ tôi đã khắc vào lòng tôi một mối tình mẹ con thật vô cùng vĩ đại. Tình thương ấy chẳng có ngôn ngữ riêng nhưng sao nó diệu kỳ đến mức trẻ thơ cảm nhận được nếu thiếu vắng mẹ là đời sẽ mất đi tất cả. Mà chẳng biết lúc ấy mẹ tôi có khuyên dạy gì tôi không, nhưng tôi thì nhớ câu chuyện với kết cục: không có mẹ thì con chẳng có quyền đi học nữa, niềm vui của trẻ thơ cũng theo đó mà tan.
Rời vào Hà Đông, cha tôi không dọn sách theo. Trong nhà cũng đơn sơ Nhưng tôi hiểu được cha mẹ là người rất quý trọng sách, nâng niu sách. Các con tôi sau này cũng đã nhờ thừa hưởng sách có trong nhà mà trưởng thành lên rất nhiều. Mẹ tôi cất sách vào tủ kính khoá cẩn thận. Hè đến bà cho các cháu mượn dần từng quyển. Gần như sách trong tủ bà mỗi ngày một đầy thêm khi có thêm cháu nội ngoại.
Cháu Hiền con trai lớn của tôi đã nhớ về ông bà ngoại như sau: “Ông bà tôi để lại cho anh em chúng tôi nhiều sách. Số lớn là văn học cổ kim, truyện Tầu, truyện Nga, truyện Pháp đã được dịch ra tiếng Việt. Chúng tôi thật là sung sướng vì sau chiến tranh, đất nước rất khó khăn, cuộc sống vật chất còn đầy lo toan, vậy mà riêng tôi tắm mình trong thế giới tinh thần của cái thư viện gia đình mình, tôi lại cảm thấy thoải mái sung sướng và chính vì thế tôi không cảm thấy có nhu cầu lang thang chơi bời với những trò đùa nghịch thông thường như bạn bè thời ấy”.
Song cái phần con tôi được hưởng thật quá ít. Kháng chiến chống Pháp, toàn bộ sách để lại Hà Nội. Khi trở về chỉ còn lại một số ít được đóng trong hòm gửi tại Viễn Đông Bác cổ mà thôi.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh muáy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 3 tháng 10 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--