Chiến thắng sông Lô

Sau khi Tây rút, cũng nhóm 10 anh sinh viên này đã cùng ông Y Ngông buộc bò lên cây “mắc túm” chặt phắt hai chân sau rồi chọc tiết đề ăn mừng chiến thắng. Người thấp lùn mà nhanh như cắt, ông Y Ngông hứng ngay chậu rửa mặt vào cổ bò. Tiết lấy ra là ông uống ngay, không ai dám tham gia cuộc thử trực tiếp đó. Chúng tôi đứng xem chỉ chờ món thịt bò sào là ăn liền vì lâu rồi chưa được ăn thịt.
Trong tốp sinh viên ấy có anh Tỷ và anh Kỳ, hai anh cùng yêu cô Quý tôi say đắm. Anh Tỷ có chữ viết đẹp, lại hát hay. Sau cùng chú Kỳ đã hỏi cô Quý. Rồi cô Quý đã rủ tôi và Lan ra sông tắm, ngồi kể chuyện anh Tỷ không được cô nhận lời. Chúng tôi thương anh Tỷ và hai chị em lại khóc.
Sau lần ấy các anh sinh viên tạm chia tay để lên đường ra chiến trường phục vụ thương bệnh binh. Ngày 14 tháng 9 năm 1949, mẹ tôi đã ghi vài dòng về một trong 10 anh sinh viên đã thành hôn với cô Quý: “Trong đội ngũ sinh viên thường hay sang bên nhà có anh Trần Bá Kỳ, người đứng đắn, hiền lành. Mấy năm nay đi lại nên cả nhà mến. Kỳ xin hỏi Quý. Cả nhà đã bàn và đều tán thành đôi Kỳ, Quý kết duyên. thế là tôi yên lòng cho đôi lứa. Từ bé Quý ở bên tôi, chẳng rời lúc nào. Bây giờ sắp phải xa vừa nhớ vưa buồn vưa mừng hạnh phúc của đôi lứa. Hôm thuyền lên đến bến Chinh đã thấy Kỳ chờ đón ở đó. Nay mai sẽ tổ chức cưới cho Quý, Kỳ”.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, mọi gian nan vất vả một nách 4 con thơ lại xa cha tôi, mẹ tôi đã dựa vào cô Quý. Hai chị em nương tựa nhau săn sóc đàn con cháu còn nhỏ. Cô Quý đi lấy chồng, mọi việc đổ tất lên vai mẹ tôi. May mà lúc này chúng tôi đã trưởng thành và lần lượt đi học xa nhà. Mẹ tôi chỉ còn lo nuôi Hiếu và Huy. Sau khi quân Pháp rút lui chúng tôi trở về làng cũ, làng Bình, cảnh làng tan hoang. Nhà cụ Phong chuồng gà bị sập, trống treo nơi cầu thang bị đâm thủng hai đầu, mặt da bị rách toác. Mẹ tôi bảo nó sợ mình đánh trống báo động nên mới phá hỏng. Hai ổ gà ở cửa sổ nơi tôi nằm cũng rơi ngổn ngang dưới gầm nhà sàn…
Về đến làng Ải, nhà ông Sửu, chủ nhà anh chị Tùng, Hồ ở nhờ bị cháy trụi. Chúng tôi tha thẩn trên nền nhà cháy nhặt một mảnh đá vôi kê chân cột bị nóng cháy đen cất đi làm kỷ niệm cùng với những chiếc lông nhím lấy được ở làng Trường Thành, Tuyên Quang và con sâu đá lấy được ở Đốc Tín khi mọi người đi kiếm củi ở Chùa Hương mang về. Sở dĩ Tây đốt nhà ông Sửu vì có thằng Chính nghiện đã chỉ nhà bác sĩ Tùng ở nhờ. May mà chúng không đốt nhà của cụ Ích là nơi hai gia đình lôi và chú Di ở nhờ. Vì thế chúng tôi lại trở về ở nơi cũ đã trở thành thân quen như là về nhà.

Truyện Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên ---~~~cungtacgia~~~--- !!!8347_31.htm!!!!!!8347_35.htm!!! Đã xem 57673 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chiến thắng sông Lô

--!!tach_noi_dung!!--
Sau khi Tây rút, cũng nhóm 10 anh sinh viên này đã cùng ông Y Ngông buộc bò lên cây “mắc túm” chặt phắt hai chân sau rồi chọc tiết đề ăn mừng chiến thắng. Người thấp lùn mà nhanh như cắt, ông Y Ngông hứng ngay chậu rửa mặt vào cổ bò. Tiết lấy ra là ông uống ngay, không ai dám tham gia cuộc thử trực tiếp đó. Chúng tôi đứng xem chỉ chờ món thịt bò sào là ăn liền vì lâu rồi chưa được ăn thịt.
Trong tốp sinh viên ấy có anh Tỷ và anh Kỳ, hai anh cùng yêu cô Quý tôi say đắm. Anh Tỷ có chữ viết đẹp, lại hát hay. Sau cùng chú Kỳ đã hỏi cô Quý. Rồi cô Quý đã rủ tôi và Lan ra sông tắm, ngồi kể chuyện anh Tỷ không được cô nhận lời. Chúng tôi thương anh Tỷ và hai chị em lại khóc.
Sau lần ấy các anh sinh viên tạm chia tay để lên đường ra chiến trường phục vụ thương bệnh binh. Ngày 14 tháng 9 năm 1949, mẹ tôi đã ghi vài dòng về một trong 10 anh sinh viên đã thành hôn với cô Quý: “Trong đội ngũ sinh viên thường hay sang bên nhà có anh Trần Bá Kỳ, người đứng đắn, hiền lành. Mấy năm nay đi lại nên cả nhà mến. Kỳ xin hỏi Quý. Cả nhà đã bàn và đều tán thành đôi Kỳ, Quý kết duyên. thế là tôi yên lòng cho đôi lứa. Từ bé Quý ở bên tôi, chẳng rời lúc nào. Bây giờ sắp phải xa vừa nhớ vưa buồn vưa mừng hạnh phúc của đôi lứa. Hôm thuyền lên đến bến Chinh đã thấy Kỳ chờ đón ở đó. Nay mai sẽ tổ chức cưới cho Quý, Kỳ”.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, mọi gian nan vất vả một nách 4 con thơ lại xa cha tôi, mẹ tôi đã dựa vào cô Quý. Hai chị em nương tựa nhau săn sóc đàn con cháu còn nhỏ. Cô Quý đi lấy chồng, mọi việc đổ tất lên vai mẹ tôi. May mà lúc này chúng tôi đã trưởng thành và lần lượt đi học xa nhà. Mẹ tôi chỉ còn lo nuôi Hiếu và Huy. Sau khi quân Pháp rút lui chúng tôi trở về làng cũ, làng Bình, cảnh làng tan hoang. Nhà cụ Phong chuồng gà bị sập, trống treo nơi cầu thang bị đâm thủng hai đầu, mặt da bị rách toác. Mẹ tôi bảo nó sợ mình đánh trống báo động nên mới phá hỏng. Hai ổ gà ở cửa sổ nơi tôi nằm cũng rơi ngổn ngang dưới gầm nhà sàn…
Về đến làng Ải, nhà ông Sửu, chủ nhà anh chị Tùng, Hồ ở nhờ bị cháy trụi. Chúng tôi tha thẩn trên nền nhà cháy nhặt một mảnh đá vôi kê chân cột bị nóng cháy đen cất đi làm kỷ niệm cùng với những chiếc lông nhím lấy được ở làng Trường Thành, Tuyên Quang và con sâu đá lấy được ở Đốc Tín khi mọi người đi kiếm củi ở Chùa Hương mang về. Sở dĩ Tây đốt nhà ông Sửu vì có thằng Chính nghiện đã chỉ nhà bác sĩ Tùng ở nhờ. May mà chúng không đốt nhà của cụ Ích là nơi hai gia đình lôi và chú Di ở nhờ. Vì thế chúng tôi lại trở về ở nơi cũ đã trở thành thân quen như là về nhà.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 3 tháng 10 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--