Trở về Phú Thọ - Gặp lại bà nội

Gia đình tôi lại theo dòng Sông Lô mà năm xưa vừa mới ngược để từ Chiêm Hoá về Phú Thọ. Đó là vào thời kỳ cuối năm 1947, sau thất bại của cuộc tấn công chớp nhoáng của Pháp định diệt gọn lực lượng kháng chiến.
Chúng tôi khấp khởi mừng thầm cùng nhau lên thuyền xuôi về Phú Thọ nơi Bộ Giáo Dục “đóng đô”.
Đến Đoan Hùng dừng thuyền, chúng tôi lên đường quốc lộ. Lần này giữa ban ngày mới thực sự được nhìn đường ôtô đã bị đào xới các hố ngoắt ngoéo chữ chi là như thế nào. Trên các hố theo thời gian cỏ mọc đã xanh um, những dây hoa lạc tiên bò qua phủ kín hố. Mấy chị em chúng tôi lần theo “hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ” này mà hái hoa lạc tiên chín vàng thơm ngát…
Về sau chúng tôi mới biết giặc đã phải chuyển quân và tiếp viện trên máy bay và tầu chiến. Nhờ vậy mà quân ta đã khiêng đại bác ra sát bờ sông này để diệt tầu chiến. Chính tại nơi chúng tôi dừng chân lên bộ nơi tầu chiến địch đã bị ta phục kích… Nhạc sĩ Văn Cao đã thành công trong bài hát “Sông Lô” ngợi ca “Chiến sĩ pháo binh Việt Nam ghi công…”.
Không ngờ trên dòng sông hiền hoà êm đềm này lại có một kỳ tích như vậy. Không ngờ trên dòng sông này một năm sau, ba gia đình chúng tôi lại lục tục kéo nhau ngược dòng 9 ngày đêm để trở lại Chiêm Hoá lần thứ hai.
Khi mới tới Phú Thọ gặp ngay ngày mưa tầm tã. Từ bến Vai vào trang ấp của chú thím Hưởng tại Phù Ninh, Thanh Thuý. Các gia đình tản cư phải chia nhau ngồi trên những chiếc thuyền thúng. Mênh mông là nước, nổi lên những cái bát úp ngược khổng lồ xanh um tùm của những cây chè thấp bé. Ở lâu tôi mới nhận ra sông nước chính là những thửa ruộng dưới chân các đồi chè rải khắp một vùng rộng lớn. Khi chúng tôi tới nơi họ hàng bên nội tôi đã có mặt đông đủ tại trang ấp này. Các anh chị con bác Hai Vịnh, con bác Toại, các em con chú Hưởng, chú Phú, cô Tư Đường cùng chú thím, cô bác ra tận chân đồi đón chúng tôi.
Mọi người kéo nhau vào cả trang ấp và tại nơi đây tôi đã được gặp lại bà nội. Bà nội già đi nhiều, có vẻ chậm chạp nặng nề hơn ngày còn ở Hà Nội. Cũng vẫn chiếc áo lụa trắng ngả vàng, cái váy đen dài chấm gót. Bấy giờ bên cạnh thắt lưng có cài thêm chiếc khăn mặt. Sau này có lần mẹ tôi mời bác Nguyễn Mạnh Tường lại chơi kể chuyện về cha tôi. Trong những lúc bác ôn lại kỷ niệm xưa có nhắc tới bà nói tôi như sau: “… Bà cụ thân sinh ra anh Huyên chúng tôi được biết là cụ Bảy, người mà khu phố lúc đó rất quý trọng vì cụ bà là vị quả phụ sống đọc lập, nuôi dạy con cái, người nào cũng thành người. Tôi hãy còn nhớ là người tính giản dị, người cũng to lớn và thường dưới con mắt của đứa trẻ em như tôi lúc đó thì thực quả người ở nông thôn ra. Bởi vì trong khi xung quanh thành phố Hà nội không mấy ai dù già nữa còn mặc váy. Cho nên kỷ niệm của tôi đối với vụ Bảy đầu tiên là cái sự ăn mặc và tính nết hiền hậu”.
Khi bác Tường và cha tôi còn bé, hai gia đình ở rất gần nhau, chỉ cách nhà số 30 phố Thuốc Bắc (phố Hàng Áo) 200 mét. Do đó hằng ngày khi đi học bác thường qua gọi cha tôi và chú Hưởng cùng đi. Tôi còn nhớ ngày bé cha tôi thường dẫn mẹ con đến thăm bà ở hai nơi. Một là ở 30 phố Hàng Áo (Thuốc Bắc), nơi thứ hai gọi là trại Minh Tâm. Mãi về sau tôi mới biết tên Minh Tâm là tên hiệu của ông nội. Số nhà 23 phố Thuốc Bắc hiện nay vẫn còn biển hiệu Minh Tâm, đó là nơi ông bà nội sinh sống tần tảo nuôi con nuôi cháu như chú Hưởng vẫn thường nhắc lại. Còn nhà số 30 phố Thuốc Bắc bây giờ là bà “tậu cho cha”. Kể từ ngày cha mẹ tôi lấy nhau chưa bao giờ về đó ở. Cha tôi vẫn để bà ở đấy cùng cô Tư Đường buôn bán sinh sống trên phố. Mỗi lần đến thăm bà, chúng tôi cháy nhảy trong sân chơi, có chậu cá cảnh và vài chậu cảnh. Gọi là sân chứ thực ra là khoảng đất hẹp có tường chắn tứ phía cao vút, có ánh sáng rọi xuống để soi nắng vào nhà trong. Bà nội và cha mẹ tôi thường ngồi đấy nhiều hơn ngồi ở trong nhà. Vì nhà ngoài là hàng quần áo, bông…, nhà trong có gác xép, có khung cửi lúc nào cũng kêu lạch sạch bụi mù.
Chỉ khi bà về ở hẳn trại Minh Tâm thì chúng tôi mới không về Hàng áo nữa. Trại Minh Tâm là khoảng đất rộng, phía sau là hồ nước. Nhà bà ở thì nhỏ thôi, nhưng sân vườn thì rộng lại đầy hoa. Giữa sân có tượng ông Mạnh Tử dây leo phủ kín, hết sức cổ kính. 3000 mét vuông đất này là do anh em chú cháu sau khi trưởng thành đã gom tiền tậu để bà về nghỉ sau nhiều năm tháng vất vả. Mẹ tôi cũng hay nhớ đến trại Minh Tâm, mẹ tôi ghi lại kỷ niệm xưa vào nhật ký như sau: “8-l-1985… Mấy chị em có lúc nhớ lại kỷ niệm xưa, biết bao kỷ niệm thân thương, chị Kim Yến vừa quý trọng người em rể…, em Kim Phú nhớ và nhắc mãi những bông hồng tươi thắm ở vườn Minh Tâm anh đưa về tặng Phú khi đôi ta chưa cưới…”.
Rời trại Minh Tâm về Phú Thọ, bà sống trong cảnh đồng quê thoáng mát. Tôi thấy bà thường thủng thỉnh đi lại quanh ấp. Lúc ở nhà thím Hưởng, lúc sang nhà bác Toại gái, lúc lại sang chơi nơi gia đình chúng tôi. Hẳn là bà toại nguyện vì được quây quần bên các con các cháu. Khi bà nằm nghỉ, cô Tư lại bảo Tường Anh (con chú Phú) đọc kinh Phật cho bà nghe.
Ngày ở Phú Thọ bà nội đã bắt đẩu “lẫn” tức là bệnh quên của tuổi già. Bà thường nói chuyện với tôi về những người đã khuất như bà Kim chị gái của bà. Thỉnh thoảng bà lại kể về những điều bà vừa thoáng gặp ai đó khi tôi hỏi cô Tư Đường thì những người đó đã quy tiên. Tuy bà “lẫn” như vậy, nhưng bà lại rất nhớ đường sang nhà tôi. Mỗi khi huyết áp lên cao, máu dồn lên, mặt đỏ gay thì bà đi chân đất nặng nề bước vào phòng chúng tôi ở.
Mẹ tôi thường đỡ bà lên giường, bắt mấy con đỉa đặt ngay lên thái dương của bà rồi úp cốc thuỷ tinh nhỏ lên và dặn tôi: “Khi nào con đỉa no nhả ra thì
  • Chiếc xe Rơ-nô *mầu xám
  • Những ngày du học
  • Những chuyến du lịch vòng quanh nước Pháp
  • Tiễn em về nước
  • Tình bằng hữu
  • Nhận bằng tiến sĩ
  • Ông ngoại của tôi
  • Sống cùng anh chị em họ
  • Số phận từng người
  • Mẹ đẹp như tiên
  • Bà là thợ xây lâu đài vững chắc
  • Phần 2: Đến với cách mạng, vinh dự và trách nhiệm
  • Tư tưởng “mong chờ ngày giải phóng”.
  • Những công trình nghiên cứu
  • Đến tuổi học chữ
  • Trường chuyển vào Hà Đông
  • Tình hình trên quê
  • Tiễn cha lên đường
  • Đón ông ngoại về Hà Nội
  • Trưng thu độc lập
  • Phần 3: Đi tản cư
  • Nơi dừng chân đầu tiên Vân Đình
  • Tiếp tục cuộc hành trình
  • Từ Tuyên Quang vào làng Ỷ la
  • Được hưởng bao ân huệ
  • gọi mẹ”. Hồi lâu sau tôi gọi: “Mẹ ơi, nó đã lăn kềnh rồi”. Mẹ tôi lấy bông cồn lau sạch thái dương cho bà rồi hỏi: “Đẻ đã thấy dễ chịu chưa ạ?”. Khi đã đỡ nhức đầu thì bà nằm ngủ ngon.
    Quả là ngày ấy tôi thấy kinh lắm, nhưng rồi càng về sau nghĩ lại với bài thuốc dân gian chữa huyết áp cao thật là nhanh gọn.
    Khi cha tôi có mặt ở Thanh Thuý, cha tôi thường dắt chúng tôi sang ấp thăm bà vào các buổi chiều. Khi đi công tác, cha tôi đều sang chào bà và cô bác trong ấp. Lúc trở về cũng vậy. Việc làm chu đáo của cha tôi không bao giờ phai mờ trong ký ức tôi và qua đó tôi rất hiểu cha tôi rất yêu bà nội và tất cả họ hàng. Vì vậy mà tôi cũng đã yêu tất cả những người mà cha tôi yêu quý bởi lẽ tôi rất yêu quý cha!

    Truyện Hồi ức về Nguyễn Văn Huyên Thay lời nói đầu Phần 1: Kỷ niệm xưa Chiếc xe Rơ-nô *mầu xám Những ngày du học Những chuyến du lịch vòng quanh nước Pháp Tiễn em về nước Tình bằng hữu Nhận bằng tiến sĩ Ông ngoại của tôi Sống cùng anh chị em họ Số phận từng người Mẹ đẹp như tiên Bà là thợ xây lâu đài vững chắc Phần 2: Đến với cách mạng, vinh dự và trách nhiệm Tư tưởng “mong chờ ngày giải phóng”. Những công trình nghiên cứu Đến tuổi học chữ Trường chuyển vào Hà Đông Tình hình trên q Số phận từng người Mẹ đẹp như tiên Bà là thợ xây lâu đài vững chắc Phần 2: Đến với cách mạng, vinh dự và trách nhiệm Tư tưởng “mong chờ ngày giải phóng”. Những công trình nghiên cứu Đến tuổi học chữ Trường chuyển vào Hà Đông Tình hình trên quê Tiễn cha lên đường Đón ông ngoại về Hà Nội Trưng thu độc lập Phần 3: Đi tản cư Nơi dừng chân đầu tiên Vân Đình Tiếp tục cuộc hành trình Từ Tuyên Quang vào làng Ỷ la Được hưởng bao ân huệ Việt Bắc sông Lô Chiêm Hoá đây rồi Làng Ải, ổn định nói ở mới Xem biểu diễn văn nghệ Đời sống ở làng ả. Ăn cơm với măng và ớt. Làng Bình Chiến thắng sông LôTiễn cha lên đường Đón ông ngoại về Hà Nội Trưng thu độc lập Phần 3: Đi tản cư Nơi dừng chân đầu tiên Vân Đình Tiếp tục cuộc hành trình Từ Tuyên Quang vào làng Ỷ la Được hưởng bao ân huệ Việt Bắc sông Lô Chiêm Hoá đây rồi Làng Ải, ổn định nói ở mới Xem biểu diễn văn nghệ Đời sống ở làng ả. Ăn cơm với măng và ớt. Làng Bình Chiến thắng sông Lô Cha hay vắng nhà Không vịt là của em… Trở về Phú Thọ - Gặp lại bà nội Mỗi người một số phận Người chị thứ hai của mẹ Cuộc sống ở Phú Thọ Đón các anh chí em họ lên Chiêm Hoá Ông ngoại sống trên Chiến khu Việt Bắc