Ông ngoại sống trên Chiến khu Việt Bắc

Thời gian đón ông ngoại về Hà Nội năm 1946, ở cùng gia đình chúng tôi không lâu. Có thời gian ông đã cùng cụ Bùi Bằng Đoàn sống tại làng Bật (quê cụ Bùi).
Nhật ký ông Lê Văn Hiến viết, tình hình chiến sự ác liệt, tháng 1 năm 1947, ông cho xe về đón hai cụ đi tản cư. Đến tháng 3-1947, ông Lê Văn Hiến lại đưa xe về đón hai cụ tiếp tục di chuyển.
Những lần đó ông ngoại tôi đã gặp cha tôi ở học đường và cùng cha tôi đến nơi tản cư mới.
Nhật ký mẹ tôi viết ngày 26-7-1952: “Dạo này thày hay mệt về chiều và ho nhiều. Chẳng hiểu có cùng về Thủ đô đoàn tụ cùng với con cháu và chắt được không!?… Mấy năm qua cha con không gặp nhau. Thầy ở ATK cùng cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Tôn Đức Thắng và cha Trực, ở cùng các cụ thế cũng ổn. Mấy năm trước thày còn khoẻ, có làm công tác địa phương miền núi, thầy cũng vui. Có một chú Nùng ở quê phục vụ thầy. Thầy đi đâu cũng bằng ngựa”.
Tháng 6 năm 1949, khi ông Lê Văn Hiến tổ chức hôn lễ cùng bà Lê Thị Xuyến, trong nhật ký của ông có nhắc tới ông ngoại tôi đã tới dự. “Nhiều anh em đã trực khuấy mình nhưng trước mặt cụ Vi phải hãm không dám suồng sã quá nhờ vậy mà cũng đỡ”. Ông Hiến còn viết, mọi người ra về thì hai bác Phan Kế Toại đến chúc mừng…
Ông Vũ Đình Huỳnh có kể lại câu chuyện ông tôi chọn con ngựa cho Bác Hồ như sau: “Bác cũng qua thăm cụ Vi và các cụ nhân sĩ cao tuổi khác. Bác bận thì lại sai tôi tới thăm nom. Năm 1949, tôi đi Cao Bằng mua về mấy con ngựa định bụng chọn một con để Bác dùng đi lại cho đỡ vất vả. Biết tin, cụ Vi Văn Định bảo tôi: “Ông dẫn chúng nó lại đây cho tôi xem. Này, cái tướng ngựa là tôi rành lắm đấy. Để tôi xem cho, con nào hay, con nào dở tôi bảo cho”.
Tôi dẫn lũ ngựa sang. Đứng trước mấy con ngựa, ông già Vi Văn Định trẻ hẳn lại, háo hức như thanh niên. Cụ trìu mến vỗ về chúng rồi xem kỹ từng con một, dắt tới dắt lui, xem răng xem ức… Cuối cùng cụ chỉ vào con tía: “Con này hay nước chạy mà hiền xin ông để cụ Hồ dùng”. Rồi chỉ con đứng bên cụ nói: “Con này hay lắm, nhưng phải cái hay dở chứng, cho bảo vệ anh nào trẻ mà nhanh”. Con ngựa trong tấm ảnh lịch sử chụp Bác sửa soạn yên cương lên đường chính là con ngựa tía mà cụ Vi chọn” (Tạp chí Văn tháng 3-1990 - TPHCM).
Năm 1998, em Huy tôi có dịp đi công tác vào vùng ATK đầu tiên khi mới tản cư (Sơn Dương) bà con đã chỉ cho em tôi nhà Bác Hồ ở, nhà của ông ngoại tôi cùng cụ Bùi Bằng Đoàn… Ông ngoại tôi ở ATK gần nơi Bác Hồ vì thế thỉnh thoảng Bác Hồ vẫn qua thăm các cụ nhân sĩ.
Mẹ tôi kể cho tôi hay, vào năm cải cách ruộng đất, bác Dương Thiệu Chinh bị quy là địa chủ, ông ngoại tôi đã trách bác: “Đã bảo hiến tất cả mà tại sao còn giữ lại”.
Đó là vào năm 1949-1950, ở trên ATK, ông tôi cùng bác Chinh sau khi trao đổi với cha tôi thì ông quyết định thảo văn bản hiến điền. Tôi không rõ vào thời điểm giải phóng biên giới chăng. Bác Chinh đã giữ lại đồn điền cam theo bác là đã vay tiền mua, cũng là để giải quyết kinh tế cho cả họ hàng tản cư về nơi này. Bác bị quy là địa chủ kháng chiến nhưng không trả được nợ nên vẫn bị bỏ tù.
Sống bên cạnh mẹ, tôi luôn học được ở mẹ tôi sự phân minh công bằng khi nhìn nhận một con người. Nhất là khi lịch sử sang trang. Tôi đọc lời Bác Hồ nói tại Tân Trào khi chuẩn bị bước vào cuộc Cách mạng Tháng Tám do ông Vũ Đình Huỳnh viết: “Chúng mình là cái men thôi, gây nên được rượu là nhờ cơm nếp, phải có đông đảo quần chúng tham gia mới thành cách mạng” và Bác nói: “Nhân sĩ trí thức là thứ men tốt, cần phải kéo họ về mình”. Câu nói đó của Bác thật là chí lý.
Ông Nguyễn Sĩ Tỳ, nguyên Bí thư Đảng uỷ cơ quan Bộ Giáo dục năm 1959 - 1974, đã kể về việc cha tôi trực tiếp can thiệp vấn đề chính sách để bênh vực cho một em học sinh như sau: “Vào năm 1970, ở làng Hương Ngải, Hà Sơn Bình có ruột học sinh tên là Nguyên Năng Khoa, con giáo viên Ngọc Sinh, giỏi toán, đủ tiêu chuẩn đi học nước ngoài. Nhưng Ban tuyển sinh Tỉnh đã xếp để em học trung cấp nông nghiệp chỉ vì em có ông là địa chủ. Sau khi biết được việc này Bộ trưởng đã trực tiếp biên thư cho Bí thư Tỉnh uỷ Hà Sơn Bình. Vì vậy em Khoa đã được cử đi học vật lý ở Cộng hoà Dân chủ Đức. Em đã tốt nghiệp xuất sắc”.
Đối với ông Nguyễn Mạnh Tường là người bạn tri kỷ từ thời niên thiếu đến lúc tuổi già vẫn giữ tình anh em thắm thiết. Qua câu chuyện ông Nguyễn Sĩ Tỳ kể lại, cha tôi đối với chính sách cán bộ rất tế nhị.
Ông Tường là Hiệu phó Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, hưởng lương 130đ. Sau hai bài viết ở báo Nhân Văn thì ông bị đưa về làm cán bộ Nhà xuất bản, hạ lương xuống 100đ. Lúc bấy giờ ông Tỳ đang làm Bí thư Đảng cơ quan vừa là phụ trách Viện Chương trình, nên cha tôi đã gặp ông và bàn: “Về quan điểm chính trị thì ở trên giải quyết, nhưnlg về chính sách cán bộ thì phải đúng để cảm hoá người ta, phải sử dụng chuyên môn, xếp lương cho thoả đáng”.
Vì thế ông Tỳ đã làm việc với Vụ trưởng Vụ Tổ chức xếp lại lương cho ông Tường 127đ và đưa về làm công tác nghiên cứu ở Viện Chương trình đồng thời soạn sách văn học Phương Tây. Ông Tỳ nói: “Trước thái độ của Bộ Giáo dục như vậy, ông Tường phấn khởi làm việc đến tuổi nghỉ hưu, những cũng chỉ lên được chuyên viên 4”.
Sau những năm tháng cùng nhau vất vả học tập ở đất khách quê người, tình bạn giữa hai người trở nên tri kỷ. Nhưng rồi sự nghiệp của hai người cũng có lúc không hẳn thành công như nhau. Cảnh ngộ cũng đổi thay, khác nhau về cả vị trí xã hội cũng như về quan niệm, về cách ứng xử cuộc đời. Nhưng cha tôi và ông Tường không hề có hào sâu ngăn cách. Tình bằng hữu k!!!8347_41.htm!!! Đã xem 57680 lần.

Đánh máy; Nguyễn Học

  • Đón ông ngoại về Hà Nội
  • Trưng thu độc lập
  • Phần 3: Đi tản cư
  • Nơi dừng chân đầu tiên Vân Đình
  • Tiếp tục cuộc hành trình
  • Từ Tuyên Quang vào làng Ỷ la
  • Được hưởng bao ân huệ
  • Việt Bắc sông Lô
  • Chiêm Hoá đây rồi
  • Làng Ải, ổn định nói ở mới
  • Xem biểu diễn văn nghệ
  • Đời sống ở làng ả.
  • Ăn cơm với măng và ớt.
  • Làng Bình
  • Chiến thắng sông Lô
  • Cha hay vắng nhà
  • Không vịt là của em…
  • Trở về Phú Thọ - Gặp lại bà nội
  • Mỗi người một số phận
  • Người chị thứ hai của mẹ
  • Cuộc sống ở Phú Thọ
  • Đón các anh chí em họ lên Chiêm Hoá
  • Ông ngoại sống trên Chiến khu Việt Bắc
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---


    © 2006 - 2024 eTruyen.com