Tiễn em về nước

Hai năm đầu ở Montpellier, chú Hưởng học xong Tú tài phần I và phần II và năm thứ ba chú học cử nhân Luật rồi lên Paris học tiếp. Năm 1932 thì chú tốt nghiệp và trở về nước. Lúc này có điện báo bà nội ốm nặng. Chú kể rằng: “Hồi ấy lại lâm vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Bà nội mua quần áo của quân lính sửa lại bán đi lãi một áo chỉ nửa xu đến một xu thôi. Kể từ năm 1932, bác Toại gái còn phải lo cho bác đi lấy chồng nữa chứ. Nhà không còn tiền gửi sang cho hai anh em ăn học còn phải lo cho các chú Phú, chú Quý, anh Chĩnh đã lớn rồi. Vì vậy chú trở về nước. Ba cháu xin cho chú một vé tầu để chú về đến Hải Phòng”.
Về nước thì chú tôi ra làm quan. Cho đến năm 1940-1941, chú bàn với cha tôi và bà nội tôi làm đơn từ chức quan tri huyện trước làn sóng cách mạng Nam Kỳ khởi nghĩa. Bà nội tôi đồng ý ngay.
Khi bác Phan Kế Toại (anh rể cha tôi) làm Khâm sai Bắc Kỳ thời chính phủ Trần Trọng Kim thì chú tôi đã nhận làm Đổng lý văn phòng của Phủ Khâm sai, giúp việc bác Toại. Chú kể rằng: “Tình hình cách mạng chú đã thấy trước nên đã nói với bác Toại: làm khâm sai không được mấy ngày đâu. Chú còn nhớ Napoleon ở cù lao Elbe về Fháp đúng sau 100 ngày phải đi đày ở đảo Sainte - Helène nêu chú nói: “Chắc chúng ta không tồn tại đến 100 ngày dâu”.
Quả nhiên 100 ngày thì Cách mạng đã lật đổ chính quyền… Hồi bác Toại làm khâm sai, anh Phan Kế An đã vào Việt Minh từ lâu. Anh An lấy được ít súng thường mang vào phủ Khâm sai. Môi buổi tối lại gói súng cho Phan Kế Phúc, Phan Kế Lộc đạp xe thẳng ra giao cho Cách mạng. Chú Hưởng kể vậy rồi nói: “Cháu cứ hỏi anh An thì sẽ rõ”.
Bấy giờ chú thím tôi đã có các em Vinh, Hiển, Thái, Diệu (còn em Thắng sinh trong Kháng chiến chống Pháp). Các em đã giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh và hiếu học của dòng họ Nguyễn ở Lai Xá. Nguyễn Quang Vinh, cử nhân Sư phạm, tu nghiệp ở Bỉ về Xã hội học, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Quang Hiển, cử nhân Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội, giáo viên Trường PTTH Hà Bắc; Nguyễn Quang Thái, PGS.TSKH. Toán Kinh tế, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, ở các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa; Nguyễn Quang Diệu, du học nhiều năm ở CHDC Đức, kỹ sư Hoá học Công Ty Thuốc sát trùng Miền Nam; Nguyễn Quang Thắng, cử nhân luật, Phó trưởng phòng công chứng 2 Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tập hồi ký “Bác Hồ từ Tân Trào về Hà Nội” của ông Vũ Đình Huỳnh trong tạp chí Văn học số 8, tháng 3 năm 1990, nhắc đến thời người Nhật đã cảm thấy mối nguy từ phía Cách mạng Việt Nam, nhất là sau một số đụng độ với du kích Việt Minh, nên chúng bắt đầu ra tay chan chỉnh bộ máy tay sai… có đoạn viết: “Phát hiện con trai của ông Phau Kế Toại là Phan Kế An hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh, người Nhật nương tay không bắt mà gửi công văn khuyến cáo quan khâm sai đại thần về phong trào này: “Rất tiệc trong số đó có cả quý công tử”. Ông đọc xong công văn chỉ cười rồi đưa cho Phan Kế An đọc. Chúng lại càng không ngờ rằng từ khi còn ngồi ghế Tổng đốc Thái Bình năm 1943, Viên khâm sai đại thần của chính quyền bù nhìn năm 1945 này đã mua ủng hộ Việt Minh năm trăm đồng tín phiếu. Và chúng lại càng không ngờ tới khi làm khâm sai thì bác và chú tôi đã tiếp cận với Việt Minh.
Hồi ký của ông Vũ Đình Hòe - “Hồi ký Thanh Nghị” viết: Có lần theo gợi ý của ông Dương Đức Hiền, ông Hòe đã đến gặp cha tôi để cùng đến gặp bác Toại ở Bắc Bộ Phủ. Bác Toại ghé tai ông Hòe nói: “Lính Nhật thường xuyên vây Bắc Bộ Phủ, ông không sợ à mà giám đến chơi tôi?” Ông Hòe đã nói với bác Toại: “Anh em trí thức hoan nghênh cụ cáo ốm không chịu đi hiểu dụ nhân dân “bán” thóc. Nhưng anh em muốn khuyên cụ làm mạnh hơn nữa”. Bác Toại hỏi lại ông Hòe: “Xin từ chức phải không? Thế ông là Việt Minh à?”. Ông Hòe nói lảng sang chuyện khác thì bác Toại nói: “Đừng giấu, con cháu tôi cũng vào Việt Minh nhiều rồi mà”. Chính vì lẽ trên mà bác gái đã không ở cùng bác trai trong Bắc Bộ Phủ, mà chỉ ở nhà tại Trại Minh Tâm ít ngày rồi bác đưa các anh chị về ở Mông Phụ (quê của bác trai).
Chú Hưởng nhắc những lời cha tôi thường bàn bạc với chú và bác Phan Kế Toại: “Khi Nhật đảo chính Pháp thì cục diện thế giới đã rõ. Thanh thế phía Mặt trận Việt Minh ngày càng sáng tỏ. Nhật thành lập Chính phủ bù nhìn cha không tán thành đưa lực lượng trẻ và dân chủ vào nếu không cẩn thận sẽ có thể chia rẽ lực lượng giải phóng dân tộc sau này… Cha cháu nói cần phải ủng hộ bác Phan Kế Toại, chủ trương không để Nhật lợi dụng đàn áp cách mạng, khi cách mạng tới thì trao lại để tránh đổ máu. Nhưng sau Nhật bức bách quá, bác Toại đành phải rút sớm hơn…”.
Đó cũng là cái lẽ bác Toại đã chọn chú Hưởng giúp việc bên cạnh bác trong những ngày màn đêm sắp tan. Khi Cách mạng mới thành công, chú tôi được cử làm thứ trưởng Bộ Tư pháp cho đến tháng 11 năm 1946 thì chuyển sang việc khác. Chú đã giữ chức Vụ trưởng Vụ Hình luật trong thời gian dài đến tận sau ngày giải phóng Miền Nam. Năm 1932, tiễn em lên tầu trở về nước cha tôi có nhờ chú Hưởng đến tìm gặp ông Trần Văn Giáp làm việc tại Viễn Đông Bác cổ để xin tài liệu về Thần Độc Cước và ảnh chụp nhà sàn để cha tôi làm luận án Tiến sĩ. Vào năm 1932, Viện Bảo tàng được khánh thành mang tên nhà Đông Dương học nổi tiếng Louis Finot và được giao cho Trường Viễn Đông Bác cổ (EFEO) sử dụng làm nơi trưng bày hiện vật của Việt Nam và Đông Dương. Khi cha tôi chính thức về Trường Viễn Đông Bác cổ thì ông Trần Văn Giáp vẫn làm việc ở đó. Ông là nhà Hán Nôm học nổi tiếng. Có một lần cô Nguyễn Phương Ngọc, nghiên cứu sinh tại Pháp về phỏng vấn em Huy, em tôi đã nói về ông Trần Văn Giáp: “Giữa cụ Giáp và ông có mối liên hệ chặt chẽ lắm. Ông với ông Giáp đã làm việc với nhau từ ngày ông còn ở Paris, kể cả về sau hoà bình, ông rất hay đến thăm ông Giáp. Đặc biệt là hoàn cảnh ông Giáp rất khó khăn. Có bài viết của chị Hoài về tình bạn của ông và ông Giáp, qua đám tang của ông Giáp. Lúc đầu Uỷ ban Khoa học Xã hội định tổ chức đám tang ông Giáp nho nhỏ thôi, ở Bệnh viện Việt Xô, sau đó theo như chú Hoài nói có sự can thiệp của ông nên làm rất trọng thể, ở Trung tâm, có cả bác Đồng đến”.
Ông Nguyễn Hoài, nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, viết về tình bạn giữa cha tôi và ông Trần Văn Giáp: “Nguyễn Văn Huyên là người Việt Nam có danh tiếng bậc nhất của Trường Viễn Đông Bác cổ (Pháp), là Bộ trưởng lâu năm nhất của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời cũng là người có tình bạn thuỷ chung, cao cả. Trần Văn Giáp có thời cùng làm việc với Nguyễn Văn Huyên ở Trường Viễn Đông Bác cổ và Bộ Giáo đục. Kháng chiến thành công. Hoà bình được lập lại. Từ Khu học xá Trung ương, Trần Văn Giáp được chuyển về công tác tại Ban Văn Sử Địa - Viện Sử học - cho đến khi nghỉ hưu với mức lương chuyên viên 2 (1970).
Ngày 25 tháng 11 năm 1973, Trần Văn Giáp qua đời tại căn phòng hơn 40 m2 tầng 2 của ngôi nhà đằng sau cơ quan làm việc, 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Cụ ra đi để lại người vợ thứ và bao nhiêu công trình còn đang dang dở! Vợ cả và 3 con ở trong Nam. Hai con trai đã từng là Bộ trưởng trong Chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn. Không ra Hà Nội được. Trong tình hình nan giải đó, Nguyễn Văn Huyên đã tới lo liệu mọi thứ: nào báo cáo với Trung ương, nào lo liệu thu xếp nơi quàn linh cữu, nào viết cáo phó đăng trên các báo Nhân dân và Hà Nội mới. Ngày, đêm lên xuống, ngược xuôi thật là vất vả. Vậy mà sáng sớm ngày hôm sau, Nguyễn Văn Huyên đã bấm chuông Viện Sử học. Tôi xuống mở cửa cho Người và đón Người lên phòng ở tập thể của chúng tôi, tầng 2 của ngôi. nhà 2 tầng sau trụ sở làm việc. Bộ trưởng cho biết Người đến là để xem xét tình hình chuẩn bị nơi quàn linh cữu cụ Trần Văn Giáp ra sao. Còn sớm quá cửa chưa mở. Nghe tôi nói việc dọn dẹp, tổng vệ sinh và chuẩn bị đón linh cữu cụ Trần về quàn tại phòng lớn nhất, tầng 1 của Viện Sử học - 38 Hàng Chuối, Hà Nội. Bộ trưởng tỏ ra hài lòng và kể lại cho tôi nghe về tình thân hữu, lòng yêu mến và quý trọng của hai người. Tôi rất cảm động. Tiếp đến Người căn dặn tôi về công tác bảo vệ. Vì chiều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến viếng và chia buồn. Trước linh cữu cụ Trần Văn Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Sự có mặt của tôi hôm nay ở đây biểu thị thái độ kính trọng và yêu quý của Đảng và Nhà nước đối với cụ Giáp. Cụ là một trí thức yêu nước, rất dũng cảm, có sức chịu đựng rất cao, luôn luôn tận trung với nước, luôn luôn vì sự nghiệp khoa học nước nhà”. Chúng tôi nói với nhau: thì ra cuộc đời này Tình bạn cao dẹp nâng cao phẩm giá con người lúc sinh thời và làm cho người đã qua đời được vĩnh hằng hạnh phúc và sống mãi với non sông đất nước “.