Ông ngoại của tôi

Hồi chạy bom thời Nhật ở Hà Đông, gia đình bác Tú Cương ở sát vách gia đình tôi. Anh Phan Vi Long thường hay sang nhà tôi chơi. Có lần anh đã trông thấy bà tôi từ Hà Nội vào thăm mẹ tôi khi bà sinh bé Huy. Còn tôi được gặp bà nội anh mà chúng tôi thường gọi là cụ Huyện. Một hôm anh hỏi tôi: “Vì sao chúng mình lại có một ông hai bà nhỉ?” Câu hỏi đó tôi cũng chịu không giải thích được. Quả là chúng tôi có chung một ông Vi Văn Định còn bà riêng của chúng tôi thì hoạ hoằn lắm mới gặp một vài lần. Ở cái tuổi mà anh Long nhận xét về bà mình “có cái cổ nhiều thịt giống cổ bò” thì đúng là không sao hiểu được về mối quan hệ huyết thống dòng họ.
Khi ông ngoại tôi ở tuổi 96 thì mất (20 - 10 Ất Mão), bấy giờ mẹ tôi mới lấy những tấm đồng gia phả về nhờ dịch (những tấm gia phả bằng đồng phải gói vào một tấm vải to nặng mấy cân). Bấy giờ tôi mới được đọc và hiểu về dòng tộc mà bác Kim Yến luôn tự hào nói là dòng tộc “trâm anh thế phiệt”.
Đọc gia phả lôi ngỡ ngàng, bởi lẽ ở ngoài xã hội tôi chỉ biết ông ngoại theo dư luận thì ông là kẻ thù của giai cấp, may mắn lắm nhờ ơn Cách mạng ông mới được xếp vào hạng “nhân sĩ liên bộ”. Cái vở kịch như kiểu của Học Phi luôn lấy ông tôi làm nhân vật đối kháng làm nhân chứng lịch sử để trình diễn trước công chúng. Đó là những nỗi tủi mà tôi mang theo suốt tuổi niên thiếu.
Chẳng phải chỉ có tôi. Các anh chị em họ thuộc nội ngoại họ Vi đều né tránh mà lấy bí danh khác như Mai Vi, Chu Quang, hoặc đổi bỏ đệm còn hai tên Vi Phác, Vi Bích. Các anh chị tôi đều giống thế hệ trẻ đương thời, không mang họ Tôn Thất, Nguyễn Phước mà đổi thành Tôn Đức, Nguyễn Thị, Nguyễn Ngọc…
Về sau này khi những người như Học Phi dùng ngòi bút của mình đính chính bằng cách trích dẫn lời Bác Hồ: “Lòng yêu nước là đạo đức của mọi người” hoặc chính ông Học Phi phê phán “người viết lịch sử Đảng có thiên hướng quy tất cả cho ý thức giai cấp, mọi việc đều xuất phát từ quyền lợi giai cấp chứ không phải từ quyền lợi của dân tộc”. Đồng thời đã nhắc lời đồng chí Trường Chinh: “Tính chất lịch sử là yếu tố thứ nhất trong hồi tưởng cách mạng” thì ông Học Phi đã viết câu kết: “Tôi muốn câu này được mở rộng ra cho tất cả các thể loại viết lịch sử Đảng”. (Trích bài viết của Học Phi đăng trong Xưa và Nay. Đăng lại trên tờ Công An Thành phố Hồ Chí Minh).
Vào thời điểm lịch sử đã xa dần, trong họ Vi cũng có sự đổi thay. Hoạ sĩ Ngọc Linh tức Vi Văn Bích đã có cuộc triển lãm thứ chín “Tôi Hà Nội yêu” nhân dịp anh vừa tròn 60 tuổi (29-10-1995) đã trả lại cho chính mình quê hương bản quán là người Tày Lạng Sơn chứ không phải Cao Bằng. Và anh đã vẽ “ông Nội tôi” một bức lụa 85x50 đội mũ cánh chuồn, đi hia và mặc áo gấm rồng phượng có cân đai chỉnh tề…
Mẹ tôi hiểu tâm sự của tôi. Muốn chúng tôi không mặc cảm mà phải ngẩng cao đầu mà sống, để mà hãnh diện với đời là đã sinh ra từ một dòng tộc của người mẹ được đất nước giao trọng trách “trân ải biên cương”. Cho nên mẹ tôi đã trao cho tôi đọc gia phả đã được dịch.
Gia phả có ghi: “Từ đời cụ Vi Kim Thăng hiện là Đinh Mật triều Trần, xã Vạn Phần, tổng Vạn Phần, huyện Đông Thành, Xứ Nghệ”: Quả thực tôi chưa thể lý giải vì sao họ Vi lại có quê tại Lạng Sơn, Lộc Bình, Bản Chu? Và cũng chưa hiểu vì sao lại trở thành dân tộc Tày?
Nhân đọc “Chính sách dân tộc thời Lý Trần Lê Sơ” của Vũ Trường Giang - Tuấn Nam (Thế Giới mới 1999) tôi hiểu thêm những điều về chính sách dân tộc thời xa xưa. Hiểu thêm về những điều mẹ tôi thường kế về tập tục “Thất tộc” trong quan hệ hôn nhân tại vùng biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Mẹ tôi kể rằng chỉ tới thế hệ của mẹ tôi tập tục này mới bị phá vỡ.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, vấn đề giữ vững và ổn định tình hình chính trị - xã hội ở vùng biên cương luôn được các triều đại phong kiến Việt nam đặc biệt quan tâm: “… Đấy là địa bàn trọng yếu, kế cận với quốc gia láng giềng và là khu vực có mức “ly tâm” rất lớn đối với sự kiểm soát của nhà nước trung ương, đó là điểm dễ bị các thế lực ngoại bang lợi dụng”.
Hình như mẹ tôi nhận thức sâu sắc về chức phận của dòng tộc mình nên luôn nhắc nhở, truyền cho con cháu có chung một nhận thức là từ ngàn xưa nhà nước phong kiến luôn tìm phương sách hay mô hình quản lý đối với các dân lộc vùng biên ải. Như nhà Lý dùng hôn nhân để liên kết ràng buộc các tù trưởng. Thời Lý Công Uẩn gả công chúa Bình Dương cho Châu mục Châu Lạng là Thân Thiện Thái, (Tập 1, trang 259 Đại Việt Sử ký toàn thư. Xuất bản năm 1983), gả công chúa Kim Thành cho Châu mục Châu Phong là Lê Tông Thuận (như trên, trang 265)…
Chính bằng mối quan hệ thân tộc này, nhà Lý không những nắm được dân, được đất mà còn thắt chặt mối quan hệ dân tộc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của triều đình tới vùng biên giới xa xôi… Cho đến triều Lê, họ Vi cũng đã nằm trong việc vận dụng chính sách lúc mềm mỏng lúc cứng rắn này. Và vì vậy bảy họ: Vi, Nguyễn Đình, Hoàng, Nông, Hà… đã được giao nhiều trọng trách, duy trì chế độ tự quản ở vùng biên giới, ban thưởng cho các tù trưởng có công một cách xứng đáng… Nhờ vậy nhà nước phong kiến ở các thời đại đã tập hợp được hầu hết các dân tộc thiểu số vào khối đoàn kết toàn dân cùng chống giặc ngoại xâm.
Mẹ tôi luôn tự hào về những trang nhật ký của Cụ ngoại Vi Văn Lý cũng là với lý do như vậy.
Theo gia phả và lịch sử Thổ ty của tỉnh Lạng Sơn thì cụ tổ Vi Kim Thăng làm quan triều Trần:
“Đến năm Hưng Long đời Trần Vi Kim Tôn do quân tịch làm quan đến chức Đô đốc dinh tước phong vạn quân truyền đến con là: Vi Kim Đem họ
  • Số phận từng người
  • Mẹ đẹp như tiên
  • Bà là thợ xây lâu đài vững chắc
  • Phần 2: Đến với cách mạng, vinh dự và trách nhiệm
  • Tư tưởng “mong chờ ngày giải phóng”.
  • Những công trình nghiên cứu
  • Đến tuổi học chữ
  • Trường chuyển vào Hà Đông
  • Tình hình trên quê
  • Tiễn cha lên đường
  • Đón ông ngoại về Hà Nội
  • Trưng thu độc lập
  • Phần 3: Đi tản cư
  • Nơi dừng chân đầu tiên Vân Đình
  • Tiếp tục cuộc hành trình
  • Từ Tuyên Quang vào làng Ỷ la
  • Được hưởng bao ân huệ
  • Việt Bắc sông Lô
  • Chiêm Hoá đây rồi
  • Làng Ải, ổn định nói ở mới
  • Xem biểu diễn văn nghệ
  • Đời sống ở làng ả.
  • Ăn cơm với măng và ớt.
  • Làng Bình
  • Lúc đầu tại Đấu Sảo có xây dựng một Bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ, sau bị bão phá huỷ mới chuyển địa điểm là Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam bây giờ. Nhân việc nhắc tới Đấu Sảo bác Hãn đã kể cho Cầu biết ngày xưa Tây định biến Đấu Sảo thành Nghĩa địa Tây. Các cụ bô lão ta đã họp lại cùng thống nhất đưa bản kiến nghị. Hôm đó cha tôi vắng mặt, nhưng sau buổi họp, Bản kiến nghị này trao cho cha tôi ký đồng thời giao việc cho cha tôi giải quyết. Cuối cùng chúng phải chấp nhận không để nghĩa địa tại Đấu Sảo. Bác Hãn nói: “Sở dĩ các cụ giao việc này cho ông Huyên giải quyết và giải quyết được là do bấy giờ ông Huyên đang giảng cho một lớp công chức Tây về phong tục Việt Nam”. Bác Hãn có hỏi thăm chú Cầu về thư viện của cha tôi với 1 vạn cuốn sách. Làm gì còn thư viện! Tuy vậy cách vài tuần cha tôi lại xoay trần quét dọn sạch giá sách ít ỏi mới sưu tập của ông. Có lần vào những năm 90, Đại sứ Pháp trước khi về nước cũng gọi điện muốn xin đến thăm thư viện của cha tôi! Rất tiếc đó chỉ còn ở trong trí nhớ của mọi người mà thôi.
    Song sách vẫn là đề tài gia đình tôi hằng quan tâm, mọi hồ sơ tài liệu, sách báo còn lại của cha tôi đều được mẹ tôi giữ gìn hết sức cẩn thận. Ngày 21-9-1974, ông Hãn viết thư cho cha tôi:
    “Anh Huyên. Nhân bác sĩ Thông sang công cán, tôi gửi vài lời về thăm Anh. Tôi đã nhiều lần nhờ người chuyển thư thăm Anh và có gửi biếu anh một tác phẩm của tôi nhắc lại một vài ý tưởng chung và tôi nghĩ có thể làm anh vui. Có lẽ những sách ấy không tới tay anh. Tôi cũng được nghe nói lúc này anh đau nặng. Tôi rất lo. Chắc nay anh lành mạnh. Các chúng bạn lứa tuổi ta nay đã bắt đầu thưa dần. Nghe tin các anh Trần Văn Giáp, Tôn Quang Phiệt mất, tôi không khỏi luyến tiếc.
    Khi nào anh sẽ về hưu? Anh sẽ có thì giờ nối lại công tác khảo cứu. Tuy ở xa tôi vẫn cố gắng theo dõi sự giáo dục và nghiên cứu bên nhà và rất mừng khi thấy mọi mặt đều tiên bộ. Thôi ít lời chúc anh, chị, các cháu, cụ Vi và bà con lành mạnh. Thân mến. HXH”
    Với vị trí là Giám đốc Trường Viễn Đông Bác cổ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, cha tôi đã trình lên Chủ tịch nước một văn kiện về việc bảo vệ các di tích lịch sử và tổ chức triển lãm đồ gốm sứ Việt Nam. Cha tôi đã nhờ ông Hãn chủ trì việc này. Bác Hồ đã đến khai mạc triển lãm này tại Bảo tàng Lịch sử. Ngày bác Nguyễn Mạnh Tường sang học ở Pháp cũng tới Montpellier. Bác hay đến chơi với chú Hưởng và cha tôi ở phố Ridơcôphơi, một phố bé nhỏ có đường dốc, lát bằng những hòn đá. “Mỗi lần đến thăm phải leo dốc mệt lắm, nhưng đổi lại được bà chủ nhà mời càfê”. Bác Tường kể: “Ở Châu Âu và đặc biệt ở Pháp thì việc “đi càfê” rất lý thú. Mới đầu cha cháu đưa bác đến “ngồi càfe” thì bác thấy chán lắm. Uống một chén càfê mà ngồi nhìn mọi người, thấy bực mình, mất thời giờ lắm. Về sau nó thấm nhuần tác phong đó cũng thấy thú vị. Bởi ngồi uống càfê, đọc báo, nhìn những kẻ này nọ ăn mặc… Trong số đi càfe ngườí trong nước có, người các nước cũng có thành ra rất thích mắt… Có khi là ngồi uống một chén càfê mà xem lại hàng chục tờ báo của nó. Có khi lại gọi giấy viết thư nữa. Thành ra tiền trả một chén càfê cũng chưa chắc đủ trả các khoản báo đọc không mất tiền, giấy viết thư không mấy tiền. Ngồi mấy giờ cũng tự nhiên thôi, nhất là trời rét, có khi cả buổi tối. Có người thích đánh bài, chơi cờ, có người không, chỉ ngồi nói chuyện với nhau… Đó là cái thú vị mà người Châu Á không biết đến?”.
    Rồi bác Tường nhớ lại là khi bà nội tôi không còn khả năng gửi tiền cho cha tôi đi học. Lên Paris cha tôi đi dạy phụ đạo môn tiếng Việt ở Trường Ngôn ngữ Phương Đông là Trường chuyên dạy những môn ngoại ngữ Á Đông. Vì thế “anh ấy kiếm đọc tiền, có lương anh ấy ở sang hơn tôi”. Cha tôi thuê nhà căn hộ khép kín bên cạnh phòng ngủ có bếp, có buồng tắm, ở phố Ruydơ Băng để tự nấu nướng.
    “Suốt ngày đi làm, chỉ có tối về nhà. Tuy đời sống bận rộn nhưng vẫn dành dụm thời gian và kinh phí cho sinh loạt văn hoá. Chủ nhật thì sáng làm cơm, trưa ăn cơm rang. Ngày ra công viên Boa đò Bulônhơ, sáng bơi thuyền, chiều nghe nhạc. Đó là hai môn giải trí mà cha tôi thích nhất. Hồi ấy ở Montpanat, ở Sănglêgic có những nhà soạn kịch hiện đại và có diễn viên giỏi. Tuần một hai lần đi xem kịch có danh tiếng. Tất nhiên là phải ngồi ở trên cao, nơi rẻ tiền nhất. Nhưng dù sao đời sống văn hoá cũng đầy đủ”.
    Kinh nghiệm đi du lịch đi tham quan vòng quanh nước Pháp khi hai anh em sống bên nhau đã dẫn cha tôi đến việc có ý định tổ chức những cuộc du lịch cùng bác Nguyễn Mạnh Tường ra ngoài biên giới nước Pháp. Bác Tường kể: “Anh Huyên lanh lợi hơn tôi. Tôi chưa nghĩ đến chuyện nghỉ hè, anh đã biết tất cả. Anh ấy bảo: “Nghỉ hè thì chúng ta phải đi chơi nước ngoài, không ở Pháp”. Vì có anh Huyên nên chúng tôi đi chu du khắp Châu Âu. Cứ mỗi năm đi một nơi. Đầu tiên chúng tôi đi Tây Ban Nha, sang Ý, rồi lại sang Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đà đó khi thì anh Huyên đi nơi này, tôi đi nơi khác. Anh sang Anh, tôi sang Bỉ… Di sang Tây Ban Nha là năm đầu tiên. Bấy giờ đi cũng thuận tiện. Sang Tây Ban Nha đi thăm hết tất cả Tây Ban Nha. Lúc đó hãy còn là thời Tây Ban Nha cũ. Đi chơi rất là sung sướng. Lúc về anh hỏi: “Đấy! Đi xem mới mở mắt ra, học được cái này cái nọ, c”. Trong gia phả có riêng vài trang tóm tắt chiến công oanh liệt của cụ Vi Văn Lý: “Năm Tự Đức thứ 6 (1854), bấy giờ ta 24 tuổi, thưa lệnh đem quân Thổ ty đi tiễu phỉ ở phố Đồng Nhân. Lần này được thưởng Phi Long ngân tiền. Năm sau phòng ngự ở xã Thạch Bi, lần này cũng được thưởng… Đến năm Tự đức thứ 10 (1857), được bổ thụ Thiên Hộ.
    Năm Tự Đức thứ 12 (1859), đi tiễu phỉ ở xã Yên Lập thuộc tỉnh Quảng Yên, sau khi dẹp yên, được thưởng.
    Năm Tự Đức thứ 13 (1860), đi chặn đường biên giới, được thưởng hai lần Phi Long ngân tiền và tiền 16 quan…
    Năm Tự Đức thứ 15 (1862), khi giặc cướp nổi dậy ở nhiều nơi, làm cho nhân dân không yên ổn làm ăn… Tất cả tám chín trận tiễu phỉ đều được công trạng, được hưởng kỷ lục và 7 đồng ngân tiền…
    Tháng 3 năm Thành Thái thứ 5, phụng chuẩn hực thụ tuần phủ. Hàm hưu đường là thường Long Bội Tinh hạng 5. Lại gia tặng cho Cha Mẹ. Cha được tặng Thái Thượng bộc tự khanh, Mẹ được tặng Tòng tam phẩm Thục nhân…”.
    Vào dịp con trai Kim Hiền, cháu ngoại của bà sang Pháp học (1995- 1996) có lại thăm ông Hoàng Xuân Hãn. Cháu có ghi âm đoạn kể về cụ thân sinh ra ông Hãn đã cùng ông ngoại tôi sang tận Trung Quốc chuộc hài cốt của cụ Lý bà. (Nay mộ cụ Lý đặt tại Lộc Bình quê hương họ Vi).
    Đến đời ông ngoại thì Tây không để ông tôi làm quan trên biên giới nữa. Đó là chính sách điệu hổ ly sơn của thực dân Pháp. Mới đầu chúng đưa ông tôi rời quê làm tuần phủ Cao Bằng (1920), sau rồi chuyển về làm Tuần phủ Phúc Yên (1922). Rồi từ Phúc Yên chuyển về làm Tuần phủ Hưng Yên (1925). Ngày ở Hưng Yên bác Kim Thành đã lấy chồng chỉ còn ba chị em Kim Yến, Kim Ngọc và Kim Phú đi theo cha mẹ. Tại nơi đây mẹ tôi đã được học cô giáo Yến sau này là Hiệu trưởng trường Trưng Vương Hà Nội. Tháng 8 năm 1928, ông ngoại tôi được thăng Tổng đốc về nhậm chức ở Thái Bình.
    Bác Kim Yến kể rằng ông rất có kiến thức lãnh đạo, bác đã chứng kiến ông làm lợi cho dân như khai thác dẫn thuỷ nhập điền, vớt bèo Nhật Bản để khỏi ảnh hưởng mùa màng. Sáng lập ra bãi biển Đồng Châu. Mùa hè bác thấy rất đông công chức, quanchứ ở Pháp tụi con điền chủ chỉ chơi nhảy nhót chứ họ chả học gì”. Lúc đi du lịch cha tôi chủ trương ngay cả cách ăn mặc. Cha tôi nói với bác Tường: “Đi du lịch thì mặc quần gôn, tiện là khi nghủ không mất nếp do đó không phải lo bàn là”. Khi cha tôi may quần gôn thì cũng rủ bác Tường: “Này anh cũng phải may đi!”. Thế là cả hai đều có quần gôn đi du lịch…”
    Chuyến đi Tây Ban Nha hai người đi tầu hoả từ Paris vượt biên giới sang mấy hòn đảo nơi nghỉ mát của bọn tỷ phú. Nhưng hai người chỉ đi qua thôi”. Đến năm thứ hai cha tôi nói với bác Tường: “Chúng mình là những người học về văn, sử cổ đại Hy Lạp, La Mã, mà chúng mình không sang Hy Lạp, không sang La Mã thì đó là chuyện thiệt thòi, nhất định phải đi”.
     Thế là hai người lại dành dụm tiền để lên đường. “Ở bên Pháp có Hội những nhà chuyên môn nghiên cứu về cổ văn, cổ sử Hy Lạp, La Mã. Hằng năm họ tổ chức tất cả một tầu biển từ Mác- xây (một cảng miền nam nước Pháp) đi chơi quanh Địa Tnng Hải. Bầu không khí trên tầu rất kỳ lạ bởi toàn người học giỏi, thông thái, tay kém nhất cũng là cử nhân, còn toàn các nhà bác học, phê bình, thạc sĩ sử… Cuộc sống trên tầu không có sự dồn dập, nhộn nhịp, không có gì thúc bách mình phải chạy, nhảy, cứ tuần tự thong dong, dửng dưng sống không có nhịp độ mãnh liệt…”.
    Những ngày tháng đó cha tôi đã chụp ảnh cùng bác Tường ở Budapest, Vienne, Venise, Milan, Geneve… hai người đã sang Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… đến thủ đô Is-tăng-bun (trwớc gọi là Công-stăng-ti-nốp), đến eo biển Hắc Hải, qua eo biển thông với Địa Trung Hải. Đi tầu vào giữa eo biển một bên là Châu Âu một bên là Châu Á. Bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, còn Hắc Hải là Liên Xô. Chuyến đi Tây Ban Nha thì đến mỏm cuối của Châu Âu là Gi-bơ-ran-ta. Nó cho phép Đại Tây Dương thông với Địa Trung Hải. Bên này là Châu Âu, bên kia là Châu Phi. Vậy là hai người đi hết một vòng Địa Trung Hải. Chỉ còn Châu Úc và Châu Mỹ là chưa sang”. Rồi bác Tường dừng lại nói: “Có lúc gặp anh đi công tác từ Châu Phi về, anh em gặp nhau, anh nói đi nhiều cũng mệt lắm nhưng việc cần thì phải đi”.
    Khi bác Tường kể những chuyện trên, tôi cảm thông với những tâm tình của cha tôi về những chuyến công du ra nước ngoài thực sự là căng thẳng. Khi đi máy bay cha tôi thường bị mệt. Vào những năm đó cha tôi đã bị thủng một bên màng nhĩ.