Nạn “Bạch Đồng” 1915

Mười năm sau, Gò Công phải chịu thêm một thiên tai nữa: Cơn hạn hán kéo dài, làm mùa màng tiêu tan, dân trong xứ gọi là “nạn bạch đồng”. Hồi đầu thế kỷ 20, nông dân làm ruộng phải tuỳ thời tiết. Năm nào mưa thuận gió hoà, mùa màng trúng, đem ấm no, trái lại, dân tình đói khổ. Vì lẽ đó, mọi người đều tin tưởng ở trời đất và thần linh, là những kẻ có quyền ban phúc lợi hay trừng phạt bằng cách gây thiên tai. Theo ông bà kể lại năm ấy (1915), kể từ tháng 7 trở đi, trời nắng gắt không một trận mưa. Nhiều đám ruộng mạ gieo lên xanh, cháy khô, héo úa. Nếu chỗ nào cày cấy được nước ruộng nóng quá, chẳng bao lâu mạ, lúa cũng vàng, tháp, không trổ bông nổi. Khắp nơi ruộng nứt nẻ, mạ khô như rơm một màu trắng bạc, nên dân chúng gọi thiên tai đó là “nạn bạch đồng”
Nắng gay gắt tiếp tục từ ngày này qua ngày khác, làm cho ao, vũng, đìa... khô cạn nước. Thậm chí các sông rạch nước cũng không dâng cao được. Gió Đông Nam thổi hây hây suốt ngày. Đêm, trời cao lồng lộng, sao tỏ rạng như băng, là triệu chứng những ngày nắng gắt.
Dân ta vốn tin quỷ thần, trời đất, nên gặp thời tiết khắc nghiệt thường cho “trời, quỷ thần hành”. Họ đặt bàn hương án trước nhà, bày đồ cúng tế, vái lạy cầu mưa. Nhiều làng tổ chức các cuộc “cầu đảo” làm náo dộng trời đất, hy vọng mưa xuống. Họ tổ chức thành một đoàn vài trăm người như cuộc biểu tình ngày nay, đi khắp làng xóm: dẫn đầu là ông Địa và ông Rồng. Người làm ông Địa mặc áo rộng xanh, tay cầm quạt đi trước. Kế đến là ông Rồng mang đầu rồng, áo rằn ri xanh trắng. Tiếp theo là hai người khiêng trống, phèn la. Dẫn đầu là người thủ xướng cầm hai thanh trẻ vừa hái vừa nhịp “lắc cắc”, trong khi ấy, trống đánh “thùng! thùng!” “lùng tùng phèn”. Những người nối gót theo đoàn cầu đảo đều cầm cái dầm hay chèo, dẫn tới bờ sông hay đi dọc theo đường cái. Tất cả cùng hát:
- Câu trời mưa xuống “lắc cắc, tùng phèn”
Cho dân làm ruộng. Hò la hối! “Lắc cắc, lùng tùng phèn. Tùng phèn!”
Đoàn người lũ lượt đi qua cánh đồng này tới cánh đồng khác tạo ra một bầu không khí vui nhộn như một đám rước sắc thần. Họ đi từ sớm cho tới chiều tối. Xóm làng nào họ đi qua cũng có người đem cơm vắt, nước uống ra cung cấp. Đi một đỗi, người thủ xướng hỏi ông Địa:
- Chừng nào mưa?
Ông Địa trả lời:
- Chiều nay mưa (hoặc sáng mưa).
Đoàn người ấy cứ diễn hành cả tháng trời như vậy, hy vọng làm náo động cả bầu trời để có mưa. Hồi đó có những câu hát:
Cầu trời mưa xuống,
Cho dân làm ruộng,
Nước ngập bầu mương,
Tốt lúa tươi vườn,
Nhỏ phước ban ơn,
Dân chúng vui mừng,
Đêm ngày cầu khẩn,
Trời đất thánh thần,
Nắng dịu, mây vần,
Đổ mưa tràn sân,
Nước ruộng ngập chân, nông nghiệp đội ân...
Đến tháng Mười, bao nhiêu sự mong đợi, cầu khẩn trở thành thất vọng. Nhiều dân đinh trai tráng Gò Công bỏ đi tha phương cầu thực: gặt lúa Đồng Môn (Biên Hoà), mua khoai Trà Bang Long Mỹ, bắp hột từ Nam Vang đem về cứu trợ. Tiền nhân ta có kinh nghiệm của nghề nông “Một năm mất mùa ba năm thiếu đói” (Gò Công, cảnh cũ người xưa” của Việt Cúc, trang 122) Suốt năm 1904, báo chí Nam Kỳ xuất hiện nhiều bài thơ, phú nói về cảnh khổ của dân chúng trong trận lụt năm Thìn: bài song thất lục bát “Gò Công Phong Vịnh Hồng Thuỷ Biến Sanh” của Trần Văn Quan và bài phú “Đám Ca Hồng Thuỷ Điếu Bỉ Sanh Linh”.

Truyện Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ Nam Kỳ đất lành chim đậu Các cự phú ở làng Đại Điền, Mỏ Cày, Bến tre Các nhà giàu xưa ở Sóc Trăng Nhà ở Cách đặt tên, cưới gả: ược Pháp tặng thưởng nhiều huy chương. Ông Quang còn hai người anh là Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Duy Tiên, cũng có chức phận, nhưng không tài liệu nào nói rõ.
Con thứ chín là thầy Cai Tâm, một mẫu người đặc biệt, được dân chúng rất kính trọng. Tuy sống trên nhung lụa, hấp thụ văn hoá Pháp, nhưng thầy Cai Tâm chỉ muốn làm một chức vụ tượng trưng: Cai tổng. So với tài học và quyền thế của gia đình, nếu thầy Cai Tâm muốn làm Huyện hay Phủ cũng dễ như trở bàn tay. Tới lui ở công sở làng, hay dự những đám tiệc, thầy Cai Tâm thường nghe những lời xì xầm, bàn tán, gièm pha về những việc làm của thân phụ, nên ông sẵn sàng nhận làm Cai tổng như một cử chỉ thay cha, gián tiếp nhận lỗi và làm dịu bớt những lòi đồn xấu về cha của mình. Có lẽ cây đắng sanh trái ngọt. Trọng nghĩa khinh tài thầy Cai Tâm tuy giàu nhưng có lòng nhân, thích làm việc thiện. Ai có việc tang chế, túng thiếu, cứ đến trình bày với thầy sẽ được giúp đỡ tận tình. Thầy Cai Tâm còn xuất tiền riêng để lập nhà bảo sanh, mở thêm trường học ở quận, để con cháu tá điền có chỗ ăn học. Nhà văn Xuân Vũ đã viết về thầy Cai Tâm như sau:
“Tuy không theo đạo nào, nhưng cậu cúng đất cúng điền cho Thánh thất Cao Đài, cho nhà thờ Thiên Chúa và cho Tin Lành. Những công việc từ thiện đều được cậu hoan nghinh và giúp đỡ dễ dàng. Về tư cách của cậu cũng không có chỗ nào chê trách được. Cậu cưới vợ đàng hoàng. Không mèo chuột, vợ bé vợ mọn. Cậu xử kiện rất phân minh và không ăn hối lộ. Tiếng thanh liêm của thầy Cai Tâm bay khắp một vùng. Mấy vị hương chức lem nhem rất sợ thầy Cai Tâm. Năm 1944-1945, khi nghe tin nạn đói hoành hành ở Bắc Kỳ, thầy Cai Tâm đã tặng 1000 giạ lúa để chở ra ngoài Bắc cứu trợ. Thế nhưng khi Việt Minh cướp chính quyền, thầy Cai Tâm đứng đầu danh sách những người bị coi là Việt gian, bóc lột và bị kết án tử hình. Thanh niên Tiền phong đã đến bắt thầy Cai Tâm sau khi đã phá hoại ngôi nhà nền đúc của thầy. Họ trói tay thầy lôi ra sân banh, và hành quyết với bản án chỉ tóm tắt trong mấy chữ “hợp tác với giặc Pháp”.
Ông Phủ Kiểng còn có một con gái nữa, không nhớ tên, gả cho thầy Mười Nhẫn, tức Lê Quang Nhẫn, con trai ông Phủ Lê Quang Liêm. Ngoài ra, ông Phủ Kiểng còn làm sui với ông Hội đồng Bền, một cự phú khác cũng ở Gióng Miễu, Mỏ Cày.
Đất Mỏ Cày còn nổi tiếng với hai cha con ông Huyện Minh và Hội đồng Quá. Ông Hội đồng Quá người tổng Minh Quái, quận Mỏ Cày, giàu có nhưng hay tường công tiếc việc với kẻ ăn người ở trong nhà, và cả dân làng. Ông Quá nổi tiếng khi góp lúa ruộng dùng cái giạ già (đơn vị đong lường, nhưng nhiều hơn 40 lít) và khi cho vay thì dùng cái giạ non (kém hơn 40 lít). Ngoài ra, ông còn là người cho vay cắt cổ. Sự giàu có của ông là mồ hôi nước mắt của dân chúng, tá điền nghèo khổ bất hạnh đóng góp. Khi cho vay lúa, ông cho đong bằng cái giạ non, khi gạt mặt, còn hổng một lỗ trên mặt. Đến mùa góp lúa ruộng, ông đem theo cái giạ già thêm mấy lít, và gạt miệng vun chùn. Nhiều lần đi thâu lúa ruộng tại sân lúa tá điền, sau khi đong đủ lúa cho ông thì người mướn ruộng chỉ còn... cầm cây chổi quét sân mà nước mắt tuôn dòng. Làm ruộng được bao nhiêu đã đong hết cho ông vì đã mượn nợ, trả tiền lời, tiền mướn ruộng, không còn một giạ để ăn, nhưng ông không động lòng. Có một lần, một tá điền gạt lúa cộ về nhà đập xong, giẽ sạch, phơi khô rồi đong hết cho ông, nhưng cũng chưa đủ. Bà vợ ông Hội đồng Quá bèn hỏi tá điền:
- Mấy có mấy đứa con?
Tưởng bà nhân đức, hỏi gia cảnh để châm chế cho mình, cho lại vài ba giạ để các con ăn đỡ đói, người tá điền lễ phép thưa:
- Bẩm bà tôi có 5 đứa!
Bà Hội đồng Quá nói:
- Biểu một đứa con của mày vào ngồi trong cái giạ, rồi gạt cho tao.
Tá điền khốn khổ nước mắt rưng rưng, không nói thêm một lời.
Tuy giàu có, nhưng vẫn tham lam, đó là tại bản tánh ích kỷ của một số tá điền chủ ở Nam Kỳ ngày trước. Nhà ông Hội đồng Quá lúc nào cũng có nuôi 5 con heo nái, khoảng một chục heo lứa và hàng mấy chục heo con. Tôi tớ hàng chục nhưng đầu tắt mặt tối làm không hết việc. Hễ ai muốn vay mượn, nhờ vả điều gì khi tới nhà ông Hội đồng Quá, trước tiên là phải làm việc nhà như tôi tớ. Đàn ông thì quết chuối cho heo ăn. Có người phải giã trắng một hai cối gạo, rồi mới khép nép hỏi chuyện vay mượn. Đàn bà tới nhà phải xắc chuối cho heo ăn, ít nhứt cũng phải hai cây chuối. Còn việc vay mượn được hay không là chuyện khác. Cả tổng Minh Quái hầu như ai cũng có dịp giã gạo hoặc xắc chuối trong nhà ông Hội đồng Quá. Ông hà khắc với tất cả mọi người không phân biệt thân sơ, già trẻ, đến nỗi thân phụ ông là ông Huyện Minh, cũng bất bình. Theo lời dân địa phương, trong tổng Minh Quái, có đến 1/4 đất ruộng thuộc về Hội đồng Quá.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nhà xuất bản Văn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 10 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--