Ông Phủ Lê Quang Liêm (1881-1945)

Ông thuộc thế hệ thứ hai, sau các ông Tôn Thọ Tường, Đỗ Hữu Phương, Trần Tử Ca... là những người cộng tác trung thành với Pháp. Sinh trưởng tại Gò Công năm 1881, Lê Quang Liêm học trường Mỹ Tho, rồi lên Sài gòn, học tiếp trường Chasseloup Laubat. Năm 1897, Lê Quang Liêm tốt nghiệp tương đương bậc Trung học đệ nhứt cấp (cấp 2) ngày nay. Nhiệm sở đầu tiên của ông Liêm là thư ký tập sự tại Phủ thống đốc Nam Kỳ, sau đó đổi ra làm việc tại Phủ toàn quyền tại Hà Nội từ năm 1899 đến 1906. Bước đường công danh của ông ran lượt thăng Tri huyện năm 1909, Tri phủ 1914.
Trong thế chiến thứ nhứt 1914-1918, Lê Quang Liêm tình nguyện phục vụ bên Pháp, làm phụ tá cho bác sĩ Lê Quang Trinh (người Bến Tre), coi đám lính thợ người Đông Dương. Hồi hương khi thế chiến thứ nhứt chấm dứt, ông Liêm được thăng Đốc phủ sứ hai năm sau đó. Lúc mới về nước, Lê Quang Liêm cộng tác với các ông Nguyễn Phú Khai, Trần Văn Khá, Bùi Quang Chiêu, lập ra đảng Lập hiến, tranh đấu ôn hoà, và chỉ bênh vực quyền lợi cho các nhà giàu.
Từ năm 1926 về sau, Lê Quang Liêm đắc cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, từng giữ chức Phó chủ tịch hội đồng này từ năm 1937-1938. Ông được Pháp cử tham dự các phiên họp Hội đồng Kinh tế Lý tài Đông Dương từ năm 1929-38. Ông Lê Quang Liêm được dân chúng Gò Công quen gọi “Ông Phủ Bảy”, là người giàu có lớn nhờ thực dân ban bố nhiều đặc quyền về ruộng đất. Ông hiểu biết thủ tục khẩn đất hoang. Về việc này Lê Quang Liêm bị báo chí các năm 1934, 1935 đả kích trong hành động “chiếm đất của nông dân trực tiếp khai phá” tại vùng Cái Sân (Thạnh Quái), nên bị gán cho mấy chữ “Ông Phủ Lê Thạnh Quái”. Tuy bị báo chí phanh phui, nhưng vì có thế lực và thực dân che chở, nên nội vụ bị ém nhẹm.
Về hoạt động xã hội, văn hoá, Lê Quang Liêm là một trong các sáng lập viên Hội khuyến học, Quỹ học đường ở Chợ Lớn.
Ngoài ra tại Gò Công, Lê Quang Liêm cùng các ông Hồ Biếu Chánh, ông Huyện Trị (thân phụ cô Manh Manh nữ sĩ)... lập ra “Miếu thờ Khổng Tử”.
Năm 1945, khi Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền khắp Nam Kỳ, Lê Quang Liêm là một trong nạn nhân đầu tiên của họ. Sau khi Pháp tái chiếm miền Nam, dùng tên Lê Quang Liêm để đặt cho một con đường dưới mé sông Chợ Lớn.

Truyện Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ Nam Kỳ đất lành chim đậu Các cự phú ở làng Đại Điền, Mỏ Cày, Bến tre Các nhà giàu xưa ở Sóc Trăng Nhà ở Cách đặt tên, cưới gả: Cách cưới vợ, gả chồng cho con: Ăn uống, giải trí (cờ bạc, đá gà, uống rượu, thuốc phiện... Các thú vui: đá gà, cờ bạc, thuốc phiện, rượu... Các thú vui: đá gà, cờ bạc, thuốc phiện, rượu... Thuốc phiện Đã xem 165077 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Luật sư Vương Quang Nhường, rể vua Thành Thái

--!!tach_noi_dung!!--
Vương Quang Nhường là một khuôn mặt trí thức lớn của Nam Kỳ, sinh năm 1902, tại Yên Luông Đông, Gò Công. Sau khi thôi học trường Mỹ Tho, Vương Quang Nhường qua Pháp theo học trường Luật và Kinh tế, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật khoa. Về nước trước khi có cuộc khủng hoảng kinh tế (1929), ông Nhường làm luật sư tập sự tại văn phòng luật sư A.M. Hussant. Đến năm 1932, ông chính thức trở thành luật sư thực thụ và gia nhập Luật Sư đoàn của toà Thượng thẩm Sài gòn. Là người có học vấn cao, kiến thức rộng, Vương Quang Nhường được các giới thượng lưu Việt Pháp kính nể.
Nhiều người địa phương còn nhắc chuyện thời trai trẻ của ông Nhường. Ông Nhường có đính hôn với một nữ bác sĩ tên Henriette Bùi, con ông Bùi Quang Chiêu, người quê ở Mỏ Cày. Về sau cuộc hôn nhân bất thành, nên họ huỷ bỏ giao ước. Không rõ trường hợp nào khiến ông Vương Quang Nhường trở thành rể vua Thành Thái, là chồng của công chúa 16 tức Mệ Cưới. Mệ Cưới là em ruột cựu hoàng Duy Tân, có mặt trong đoàn tòng vong với Duy Tân, qua đảo Réunion ở mấy năm mới xin hồi hương. Khi Pháp trở lại Nam Kỳ, tìm một số các cộng sự viên cũ, hay những người có quyền lợi gắn bó với Pháp để mời ra cộng tác, trong đó có luật sư Nhường.
Tuy được mời nhiều lần, nhưng ông không nhận một chức vụ nào. Mãi đến ngày 6-5-1950, ông Vương Quang Nhường mới nhận chức Tổng trưởng Quốc gia giáo dục trong chính phủ Trần Văn Hữu và sau đó là chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Vua Thành Thái được hồi hương về Việt nam từ năm 1947, cũng nhờ công vận động của con rể này. Về Sài gòn, cựu Hoàng Thành Thái sống trong một căn phố như người dân thường. Có lần Ngài lên Đà Lạt và chụp ảnh chung với con Hoàng Bảo Đại. Chúng tôi muốn kể thêm một nguồn tin mà dân chúng Nam Kỳ hay kể lại “Thời gian vua Thành Thái sống lưu vong ở Vũng Tàu, ngụ trong Bạch Dinh, có ân tình với một phụ nữ giàu có, xinh đẹp ở Sài gòn. Đó là cô Tám (Ngoạn?) chủ một rạp hát bộ tại Chợ Lớn. Dư luận dị nghị cho rằng trong thời gian cô Tám tới lui Vũng Tàu, bỏ tiền ra cung phụng nhà vua mất ngôi ăn xài. Nhà vua có lặng cô Tám một bộ đồ trà rất quý để kỷ niệm, và được gia đình cô Tám đem triển lãm lại Kích Mếch “vườn Bồ- rô” cho công chúng thưởng ngoạn!
Có hai biến cố đáng ghi nhớ cho dân chúng Gò Công và dòng dõi ngoại thích các vua: đó là vào năm 1942, do lời mời của Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương có ngoạn du Sài gòn, xuống thăm Gò Công. Mấy tuần sau, nhà vua sang thăm xứ Chùa Tháp theo lời mời của Quốc vương Căm Bốt. Sau đó Hoàng đế, Hoàng hậu đi thăm Đế Thiên, Đế Thích, rồi trở về qua ngả Hạ Lào.
Khi hồi hương, cựu Hoàng Thành Thái có đến viếng Gò Công và được quý tộc họ Phạm, họ Nguyễn tiếp đón trọng thể. Dịp này các lăng miếu thờ được trùng tu, quét dọn để cựu Hoàng Thành Thái đến viếng.
Đức Giám Mục Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) ở Sài gòn, kể từ thập niên 1960 trở đi, không ai là không biết hay nghe nhắc tới trường Trung học Nguyễn Bá Tòng, Chợ Đũi. Đó là một ngôi trường lớn, khang trang, bề thế, được học sinh và phụ huynh tín nhiệm. Nguyễn Bá Tòng là người Gò Công, chào đời năm 1868 trong một gia đình Công giáo nghèo. Lúc nhỏ, cậu bé Nguyễn Bá Tòng được các cố đạo dạy dỗ trong các trường nhà dòng, rồi đưa thẳng vào liều chủng viện Sài gòn.
Năm 1896, Ngài được phong Linh mục, và được bổ làm thơ ký tại Toà giám mục Sài gòn đến năm 1916. Sau đó, cha Nguyễn Bá Tòng được đổi ra cai quản họ đạo Bà Rịa, rồi trở về Tân Định. Trong thời gian cai quản họ đạo Tân Định, nhiều công trình phúc lợi của đạo và đời do Ngài thực hiện, được dân chúng địa phương nhớ ơn. Ngoài công việc chánh là dẫn dắt con chiên, cha Nguyễn Bá Tòng còn hoạt động trong lãnh vực văn hoá, xã hội: coi nhà in, giúp đỡ người nghèo, trẻ em mồ côi. Năm 1932, Ngài qua La Mã thọ phong giám mục, rồi hồi hương, ra Phát Diệm làm phụ tá cho giám mục Pháp Marcou.
Khi thế chiến thứ hai sắp bùng nổ, Toàn quyền Decoux nhân danh “chánh phủ Pháp tặng cho Ngài “Bắc đẩu bội tinh” để lôi kéo người Công giáo trung thành với Pháp, nhưng Ngài cương quyết xin hồi hưu. Năm đó (1944), Ngài đã 76 buổi. Giám mục Nguyễn Bá Tòng mất năm 1949, thọ 81 tuổi. Đức Giám mục Nguyễn Bá Tòng là một vị chân tu, đóng góp nhiều công sức cho giáo hội, cứu giúp đồng bào nghèo khổ và trẻ mồ côi. Ngài là ân nhân của những kẻ bất hạnh không phân biệt lương giáo.
Một nhà văn tiền chiến khác ở Gò Công là ông Hồ Văn Hiến (1900-1957), bút hiệu Viên Hoành, em ruột của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Bút danh Viên Hoành là do xáo trộn mấy chữ trong tên họ ông. Viên Hoành viết báo đồng thời với các ông Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viên Kiều, Lê Hoẵng Mưu, Trương Duy Toàn, Đặng Thúc Liêng... Tên tuổi ông xuất hiện trên các báo: Nông Cổ Mím Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp thời báo, Trung Lập Báo, Công Luận...
Sau khi Pháp trở lại Việt nam, Viên Hoành cũng ra bưng theo kháng chiến, nhưng biết rỏ thủ đoạn của Việt Minh, nên ông trở ra thành. Thời gian này, Viên Hoành cộng tác với các báo: Tiếng Dội, Dân Quyền, Trời Nam...
Nhà báo Viên Hoành là người sống có tình nghĩa với anh em bè bạn. Ông có cuộc sống bình dị, có chữ viết đẹp, văn chương trong sáng, trọng đạo lý được nhiều người quý trọng. Nhà báo Viên Hoành mất ngày 7-12-1957, hưởng dương 57 tuổi. Ngoài ra thuở đó còn có ông Lê Sum (Trường Mậu) từng là chủ bút “Công Luận Báo”. Lê Sum việt báo đồng thời và cũng là bạn của các ông Nguyễn Từ Thức, Lương Khắc Ninh, Nguyễn Viên Kiều...
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngà!!!8352_24.htm!!! Đã xem 165079 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Thành “Xăng Đá” và tỉnh lỵ Gò Công

--!!tach_noi_dung!!--
“Xăng Đá” là tên đọc trại của hai chữ “Solda”, có nghĩa là “lính” (thành “xăng đá” tức thành lính). Ba năm sau khi Pháp làm chủ Gò Công (1868), họ bắt đầu xây thành “xăng đá” để củng cố an ninh trật tự vùng mới chiếm. Bước kế tiếp, người Pháp cho xây dinh Tham biện (Tỉnh trưởng), hồi đó gọi là “Dinh ông Chánh”, kho bạc (ty ngân khô), trường học. Ca dao, câu hát xưa còn nhắc:
Mười giờ ông Chánh về Tây,
Cô Ba lại lấy chồng thông ngôn...
Trước thành “xăng đá” có một con rạch nhỏ, về sau bắc cầu dân chúng qua lại. Con rạch thông với cầu Huyện. Cầu Huyện kiến trúc bằng sắt, kiên cố, trên lót ván. Ban đầu, chỗ này được gọi là “Cầu quan” vì dẫn đến dinh quan Tham biện. Phía bên kia cầu là khu vực dành cho người Pháp có Bungalow và Bưu điện. Sau này, thành “xăng đá” trở thành trường Nam tiểu học tỉnh lỵ Gò Công. Khoảng đất trống từ phía công viên tới cổng sở Long Thuận, là chỗ cất chợ tỉnh. Khởi đầu nhà ông chợ là một dãy nhà 10 căn, lợp lá, dài, thấp nên thiếu ánh sáng. Hai bên nhà ông, những dãy phố buôn bán tạp hoá của người Hoa. Từ năm 1962, chỗ này đổi tên đường Lê Lợi. Đình làng ở gần chợ bấy giờ, lúc trước là một hồ nước được lấp lại. Phòng thông tin trước kia là chỗ dựng bia kỷ niệm Huỳnh Công Tấn, bị dân chúng phẫn nộ, đập phá năm 1945.
Nhà ông chợ mới, kiên cố như hiện nay, nối với đường Trưng Nữ Vương, ở vào vị trí một bến ghe xuồng sình lầy, đầy cỏ lác lau lách. Hồi đó, dọc theo bến có mấy nhà buôn bán gọi là “vựa” như vựa cá, vựa củi, vựa cối xay, vựa nồi ơ, lu khạp... chất đầy cả bến sông.
Nửa thế kỷ trước, rạch Gò Công cạn và nhiều phù sa bồi đắp, tàu chở hành khách lên xuống Chợ Lớn, phải làm cầu cập bến, gié ra khỏi bờ sông khá xa. Bây giờ chỗ đó đã bỏ, và người lớn tuổi quen gọi chỗ đó là “cầu tàu cũ”. Bến Bắc Mỹ Lợi, lúc ban đầu chưa có bắc chạy máy, phải kéo bằng tay, chèo chống, nên gặp sóng gió rất nguy hiểm.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 10 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--