Lai lịch một dòng họ có truyền thống y dược

Về câu chuyện Đông y ở tại Vĩnh Long, sinh quán của các nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Hồ Trường An, Hứa Hoành, Đông Nghi, Trần Long Hô, thì vị Đông y sĩ nổi tiếng vào đầu thế kỷ 19 là ông Nguyễn Viết Đức, ông sơ của 3 nhà văn Thuỵ Vũ, Hồ Trường An và Trần Long Hồ.
Ông Nguyễn Viết Đức là con tư sinh (con rơi) của quan Công bộ Thị Lang Nguyễn Viết An ở triều đình ngoài Huế. Vâng lịnh vua Tự Đức, quan Thị Lang vào Nam điều khiển công việc làm đường quan lộ từ Gia Định đến Gò Công, Định Tường. Trong thời gian coi sóc công việc làm đường, cụ Nguyễn Viết An có dan díu với một cô thôn nữ ở huyện Trinh Tường, thuộc phủ Tân An. Khi công việc đắp đường, xây cầu hoàn tất, cụ Nguyễn Viết An trở về Huế. Cô thôn nữ mang bầu. Trước khi chia tay với người yêu, cụ An dặn dò cô sau khi đứa con lớn lên, phải cho vào chùa học chữ nghĩa và y lý với hoà thượng trụ trì tại một ngôi chùa ở Trinh Tường. Ông lại còn tặng cho cô một số sách về y dược, bảo rằng để dành cho đứa con sau này.
Cô thôn nữ hạ sanh một đứa con trai, đặt tên là Nguyễn Viết Đức. Cậu Đức lớn lên trong sự nghèo túng, được hoà thượng Trinh Tường dạy học chữ lẫn học thuốc. Sau khi hoà thượng viên tịch, cậu rời khỏi chùa mình trần, chỉ có chiếc khố che thân. Về sau, cậu theo ghe thương hồ từ Tân An về miệt Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long sau này), sau một thời gian cư ngụ tại phủ Định Tường. Bởi nghèo quá, cậu Đức không có tới hai cái quần. Cái quần cụt vải đen, cậu dùng để đi chợ tỉnh. Còn cái quần mà cậu lui tới trong làng là quần khạp... Đó là cái khạp sành lủng đít, cậu khoét hết đáy cho rộng, rồi lòng khúc dưới vào khạp, có dây buộc choàng lên cổ. Dân Hậu Giang vào mấy năm kinh tế khủng hoảng, cũng thường mặc quần khạp. Thời may, có cô con gái ông phú hộ ở Long Hồ dinh (Vĩnh Long) mắc bịnh nặng: bụng sình chướng, mình mẩy sưng vù, da nứt nẻ, chảy nước vàng, hơi thở hôi hám. Sanh mạng như ngọn đèn cạn dầu các danh y trong vùng và ở Tâm Phong Long, Định Tường đều bó tay.
Ông Nguyễn Viết Đức nghe tin, mượn quần áo lành lặn của bạn bè, đến nhà ông phú hộ xin chữa bịnh cho cô tiểu thơ. Chẩn mạch xong, ông biết cô tiểu thơ ăn nhiều chất bổ dưỡng như sâm, yến huyết, ếch bắc thảo, nhưng tạng yếu, các chất bổ lâu ngày tích tú trong bộ tiêu hoá, sanh độc, nên cô bị thọ bịnh như vậy. Thầy thuốc Nguyễn Viết Đức cho cô ta uống 4 viên thuốc lườn đen, loại thuốc gia truyền của cụ Nguyễn Viết An để lại. Cô tiểu thơ xổ ra thứ phân đen như bùn, mình mẩy hết sưng, cơn sốt hạ xuống. Vậy là cô tiểu thơ hết bịnh.
Ông phú hộ, sau khi nói chuyện với ông Nguyễn Viết Đức, biết ông là người có ăn học, giỏi y lý lại có tư cách, nên gả cô tiểu thơ cho ông, giúp ông vốn liếng mở phòng mạch, cất nhà ngôi cho vợ chồng ông ở. Từ đó, ông Nguyễn Viết Đức trở nên giàu có. Ông ăn ở với cô tiểu thơ có một gái đầu lòng, vì mắc bịnh tâm thần, nên không thể lấy chồng. Sau cô trưởng nữ là 3 cậu con trai. Người con trai út là Nguyễn Viết Thanh kế nghiệp cha, sống bằng nghề xem mạch, hết thuốc nổi tiếng ở Vĩnh Long, được bầu làm Hương cả làng Cái Sơn Bé, chủ xướng cất ngôi đình “Đình Khao”, bên hữu ngạn sông Cổ Chiên. Ông Nguyễn Viết Thanh có 7 người con:
- Cô gái đầu lòng tên Nguyễn Thị Nga, tức là bà ngoại của nhà văn Trần Long Hồ (bác sĩ Trần Trúc Quang), hiện ở Virginia.
- Cậu con trai kế là Tri phủ Nguyễn Viết Liêm, chồng nữ sĩ Song Thu, cha của hai nhà thơ Mạc Khải, nữ sĩ Phương Đài, ông nội của hai nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Hồ Trường An, ông ngoại của nhà văn nữ Vũ Thị An (tên thật là Văn Thuý Ái).
- Cô con gái kế tên Nguyễn Thị Kiều, mẹ vợ của bác sĩ Phan Quang Đán. Ông Đán là kỳ phùng địch thủ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bà Tư Kiều có cậu con trai út tên Trần Văn Nhiều (Hen ri) trở thành Dược sĩ.
Cô con gái kế nữa tên là Nguyễn Thị Nương, lấy chồng ở tân Thơ, chủ hãng nước mắm nổi danh “Lương Kim”. Cậu thứ năm là dược sĩ Nguyễn Viết Cảnh, hồi thời đệ nhứt Cộng hoà (1955-63) làm dân biểu. Ông Cảnh có bào chế thuốc trị bịnh thời khí là Elixir Anticholérique.
- Người con trai út là dược sĩ Nguyễn Viết Ngươi, có nhà thuốc Tây ở Sa Đéc. Ông Ngươi có cô thứ nữ tên Nguyễn Thị Tuý Sương, trở thành nữ dược sĩ.
- Người con gái út bà thứ thất tên Nguyễn Thị Dung, cháu dâu của nữ sĩ Phùng Thị Duy Thanh, và là vợ người anh con nhà bác bà dược sĩ Huỳnh Hữu Hội (bà Hội khuê danh là Nguyễn Thị Ươn, Hiệu trưởng trường nữ Trung học Gia Long).
Ông Nguyễn Viết Thanh, về sau vựng lời dạy của cha, ra Huế thăm mộ cụ Nguyễn Viết An. Cụ An khi chết dặn con cháu dòng đích: “Nếu mai sau có con cháu của cô thôn nữ ở Trinh Tường ra nhận họ hàng thì phải cho họ vô gia phả”. Ông Thanh có đem bài vị của bà nội mình và cha mẹ mình vào từ đường dòng họ Nguyễn Viết ở làng Hương Thuỷ. Lễ nhìn nhận dòng thứ được cử hành thiệt long trọng.
Người ngươn phối của Tri phủ Nguyễn Viết Liêm thuộc dòng họ Cao Xuân ở Huế. Nhờ bên vợ giúp đỡ mà ông thăng quan tiến chức rất mau. Ông có về Huế viếng lổ đường bên vợ, cũng như tổ đường Nguyễn Viết, bỏ tiền sửa sang nhà từ đường. Vào năm 1955, ông Nguyễn Viết Cảnh cũng có ra Huế, bỏ tiền ra xây mộ cụ Nguyễn Viết An bằng đá hoa cương.
Người có món thuốc xổ nổi tiếng ở Gò Công là ông Hai Nhơn (tên thật là Trần Ngọc Nhơn) quê ở làng Tân Niên Tây, cách chợ Gò Công 6 cây số. Ông Hai Nhơn là rể của ông Thôn Lộ Công Trứ. Thôn là chức vụ giữ công nho (tức ngân quỹ) cho Hương chức Hội tề trong làng. Ông Thôn Trứ là nhà giàu, về già mỗi năm hai kỳ nhận được cuốn quảng cáo ở bên Tây gởi qua như “Au bon Marché, La Fayette”. (Cứ đầu Thu và Xuân, ông được hai cuốn). Do đó, ông sắm được đồ chế tạo bên Tây như rượu, vải lụa, đồ đăng-ten (rừng), chén đĩa bằng sứ tỉnh Limoges, ly tách và bình bằng pha lê ở vùng Vosges, đèn man chon, dàn hát máy, kẹo, bánh... Ông Thôn Trứ đờn kìm (nguyệt cầm) lẫn đờn tranh thiệt hay. Khi vua Tự Đức ăn lễ ngũ tuần, có mời ông ra Huế đờn. Ngoài số tiền thưởng, ông được vua lặng hai đồng tiền bằng bạc, có khắc chữ “Tự Đức Thông Bửu”.
Ông Thôn Trứ có cô con gái út giỏi đờn tranh, nhưng cô ta nay đau mai ốm (bịnh suyễn). Hồi còn trẻ, cậu Trần Ngọc Nhơn goá vợ nhưng bảnh trai nên cô gái đem lòng thương, năn nỉ cha gả cô cho cậu Hai Nhơn. Ông Thôn Lộ Công Trứ nhận thấy cậu Hai Nhơn ruộng đất chẳng có bao nhiêu, lại không nghề ngỗng. Đã vậy, cậu Hai còn mê hốt me, mê đá gà, nên tuy gả con cho cậu, nhưng ông Thôn Trứ chỉ cấp cho con gái 20 mẫu ruộng, ăn mãn đòi thì phải giao trả cho em ông Trứ là Lộ Công Luận. Tuy là tạm thời thực lộc chi thê, nhưng cậu Hai Nhơn từ thời trẻ đã có món thuốc xổ gia truyền, đó là loại thuốc thuồn (thuốc viên nhỏ).
Thuốc này có hai vị chánh là hắc sửu và đại hoàng. Hắc sửu được ngâm với nước tiểu mấy thằng con nít (đồng nam) rồi trộn với các vị khác, đem tán nhuyễn, rồi sau hết, trộn với hồ nấu bằng nếp. Sau đó, thuốc được se từng sợi lớn có mức đũa, cắt từng viên nhỏ, vò cho thiệt tròn. Thuốc xổ này êm dịu, loại nhuận trường đúng hơn, lại giúp bịnh nhân thông hơi, hết no hơi sình bụng. Nhờ món thuốc xổ gia truyền, mà ông Hai Nhơn ăn xài phong lưu vẫn hốt me và đá gà đều đều.

Truyện Những phú hộ lừng danh Nam Kỳ ---~~~cungtacgia~~~--- !!!8352_33.htm!!!!!!8352_34.htm!!! Đã xem 165090 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Lai lịch một dòng họ có truyền thống y dược

--!!tach_noi_dung!!--
Về câu chuyện Đông y ở tại Vĩnh Long, sinh quán của các nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Hồ Trường An, Hứa Hoành, Đông Nghi, Trần Long Hô, thì vị Đông y sĩ nổi tiếng vào đầu thế kỷ 19 là ông Nguyễn Viết Đức, ông sơ của 3 nhà văn Thuỵ Vũ, Hồ Trường An và Trần Long Hồ.
Ông Nguyễn Viết Đức là con tư sinh (con rơi) của quan Công bộ Thị Lang Nguyễn Viết An ở triều đình ngoài Huế. Vâng lịnh vua Tự Đức, quan Thị Lang vào Nam điều khiển công việc làm đường quan lộ từ Gia Định đến Gò Công, Định Tường. Trong thời gian coi sóc công việc làm đường, cụ Nguyễn Viết An có dan díu với một cô thôn nữ ở huyện Trinh Tường, thuộc phủ Tân An. Khi công việc đắp đường, xây cầu hoàn tất, cụ Nguyễn Viết An trở về Huế. Cô thôn nữ mang bầu. Trước khi chia tay với người yêu, cụ An dặn dò cô sau khi đứa con lớn lên, phải cho vào chùa học chữ nghĩa và y lý với hoà thượng trụ trì tại một ngôi chùa ở Trinh Tường. Ông lại còn tặng cho cô một số sách về y dược, bảo rằng để dành cho đứa con sau này.
Cô thôn nữ hạ sanh một đứa con trai, đặt tên là Nguyễn Viết Đức. Cậu Đức lớn lên trong sự nghèo túng, được hoà thượng Trinh Tường dạy học chữ lẫn học thuốc. Sau khi hoà thượng viên tịch, cậu rời khỏi chùa mình trần, chỉ có chiếc khố che thân. Về sau, cậu theo ghe thương hồ từ Tân An về miệt Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long sau này), sau một thời gian cư ngụ tại phủ Định Tường. Bởi nghèo quá, cậu Đức không có tới hai cái quần. Cái quần cụt vải đen, cậu dùng để đi chợ tỉnh. Còn cái quần mà cậu lui tới trong làng là quần khạp... Đó là cái khạp sành lủng đít, cậu khoét hết đáy cho rộng, rồi lòng khúc dưới vào khạp, có dây buộc choàng lên cổ. Dân Hậu Giang vào mấy năm kinh tế khủng hoảng, cũng thường mặc quần khạp. Thời may, có cô con gái ông phú hộ ở Long Hồ dinh (Vĩnh Long) mắc bịnh nặng: bụng sình chướng, mình mẩy sưng vù, da nứt nẻ, chảy nước vàng, hơi thở hôi hám. Sanh mạng như ngọn đèn cạn dầu các danh y trong vùng và ở Tâm Phong Long, Định Tường đều bó tay.
Ông Nguyễn Viết Đức nghe tin, mượn quần áo lành lặn của bạn bè, đến nhà ông phú hộ xin chữa bịnh cho cô tiểu thơ. Chẩn mạch xong, ông biết cô tiểu thơ ăn nhiều chất bổ dưỡng như sâm, yến huyết, ếch bắc thảo, nhưng tạng yếu, các chất bổ lâu ngày tích tú trong bộ tiêu hoá, sanh độc, nên cô bị thọ bịnh như vậy. Thầy thuốc Nguyễn Viết Đức cho cô ta uống 4 viên thuốc lườn đen, loại thuốc gia truyền của cụ Nguyễn Viết An để lại. Cô tiểu thơ xổ ra thứ phân đen như bùn, mình mẩy hết sưng, cơn sốt hạ xuống. Vậy là cô tiểu thơ hết bịnh.
Ông phú hộ, sau khi nói chuyện với ông Nguyễn Viết Đức, biết ông là người có ăn học, giỏi y lý lại có tư cách, nên gả cô tiểu thơ cho ông, giúp ông vốn liếng mở phòng mạch, cất nhà ngôi cho vợ chồng ông ở. Từ đó, ông Nguyễn Viết Đức trở nên giàu có. Ông ăn ở với cô tiểu thơ có một gái đầu lòng, vì mắc bịnh tâm thần, nên không thể lấy chồng. Sau cô trưởng nữ là 3 cậu con trai. Người con trai út là Nguyễn Viết Thanh kế nghiệp cha, sống bằng nghề xem mạch, hết thuốc nổi tiếng ở Vĩnh Long, được bầu làm Hương cả làng Cái Sơn Bé, chủ xướng cất ngôi đình “Đình Khao”, bên hữu ngạn sông Cổ Chiên. Ông Nguyễn Viết Thanh có 7 người con:
- Cô gái đầu lòng tên Nguyễn Thị Nga, tức là bà ngoại của nhà văn Trần Long Hồ (bác sĩ Trần Trúc Quang), hiện ở Virginia.
- Cậu con trai kế là Tri phủ Nguyễn Viết Liêm, chồng nữ sĩ Song Thu, cha của hai nhà thơ Mạc Khải, nữ sĩ Phương Đài, ông nội của hai nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Hồ Trường An, ông ngoại của nhà văn nữ Vũ Thị An (tên thật là Văn Thuý Ái).
- Cô con gái kế tên Nguyễn Thị Kiều, mẹ vợ của bác sĩ Phan Quang Đán. Ông Đán là kỳ phùng địch thủ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bà Tư Kiều có cậu con trai út tên Trần Văn Nhiều (Hen ri) trở thành Dược sĩ.
Cô con gái kế nữa tên là Nguyễn Thị Nương, lấy chồng ở tân Thơ, chủ hãng nước mắm nổi danh “Lương Kim”. Cậu thứ năm là dược sĩ Nguyễn Viết Cảnh, hồi thời đệ nhứt Cộng hoà (1955-63) làm dân biểu. Ông Cảnh có bào chế thuốc trị bịnh thời khí là Elixir Anticholérique.
- Người con trai út là dược sĩ Nguyễn Viết Ngươi, có nhà thuốc Tây ở Sa Đéc. Ông Ngươi có cô thứ nữ tên Nguyễn Thị Tuý Sương, trở thành nữ dược sĩ.
- Người con gái út bà thứ thất tên Nguyễn Thị Dung, cháu dâu của nữ sĩ Phùng Thị Duy Thanh, và là vợ người anh con nhà bác bà dược sĩ Huỳnh Hữu Hội (bà Hội khuê danh là Nguyễn Thị Ươn, Hiệu trưởng trường nữ Trung học Gia Long).
Ông Nguyễn Viết Thanh, về sau vựng lời dạy của cha, ra Huế thăm mộ cụ Nguyễn Viết An. Cụ An khi chết dặn con cháu dòng đích: “Nếu mai sau có con cháu của cô thôn nữ ở Trinh Tường ra nhận họ hàng thì phải cho họ vô gia phả”. Ông Thanh có đem bài vị của bà nội mình và cha mẹ mình vào từ đường dòng họ Nguyễn Viết ở làng Hương Thuỷ. Lễ nhìn nhận dòng thứ được cử hành thiệt long trọng.
Người ngươn phối của Tri phủ Nguyễn Viết Liêm thuộc dòng họ Cao Xuân ở Huế. Nhờ bên vợ giúp đỡ mà ông thăng quan tiến chức rất mau. Ông có về Huế viếng lổ đường bên vợ, cũng như tổ đường Nguyễn Viết, bỏ tiền sửa sang nhà từ đường. Vào năm 1955, ông Nguyễn Viết Cảnh cũng có ra Huế, bỏ tiền ra xây mộ cụ Nguyễn Viết An bằng đá hoa cương.
Người có món thuốc xổ nổi tiếng ở Gò Công là ông Hai Nhơn (tên thật là Trần Ngọc Nhơn) quê ở làng Tân Niên Tây, cách chợ Gò Công 6 cây số. Ông Hai Nhơn là rể của ông Thôn Lộ Công Trứ. Thôn là chức vụ giữ công nho (tức ngân quỹ) cho Hương chức Hội tề trong làng. Ông Thôn Trứ là nhà giàu, về già mỗi năm hai kỳ nhận được cuốn quảng cáo ở bên Tây gởi qua như “Au bon Marché, La Fayette”. (Cứ đầu Thu và Xuân, ông được hai cuốn). Do đó, ông sắm được đồ chế tạo bên Tây như rượu, vải lụa, đồ đăng-ten (rừng), chén đĩa bằng sứ tỉnh Limoges, ly tách và bình bằng pha lê ở vùng Vosges, đèn man chon, dàn hát máy, kẹo, bánh... Ông Thôn Trứ đờn kìm (nguyệt cầm) lẫn đờn tranh thiệt hay. Khi vua Tự Đức ăn lễ ngũ tuần, có mời ông ra Huế đờn. Ngoài số tiền thưởng, ông được vua lặng hai đồng tiền bằng bạc, có khắc chữ “Tự Đức Thông Bửu”.
Ông Thôn Trứ có cô con gái út giỏi đờn tranh, nhưng cô ta nay đau mai ốm (bịnh suyễn). Hồi còn trẻ, cậu Trần Ngọc Nhơn goá vợ nhưng bảnh trai nên cô gái đem lòng thương, năn nỉ cha gả cô cho cậu Hai Nhơn. Ông Thôn Lộ Công Trứ nhận thấy cậu Hai Nhơn ruộng đất chẳng có bao nhiêu, lại không nghề ngỗng. Đã vậy, cậu Hai còn mê hốt me, mê đá gà, nên tuy gả con cho cậu, nhưng ông Thôn Trứ chỉ cấp cho con gái 20 mẫu ruộng, ăn mãn đòi thì phải giao trả cho em ông Trứ là Lộ Công Luận. Tuy là tạm thời thực lộc chi thê, nhưng cậu Hai Nhơn từ thời trẻ đã có món thuốc xổ gia truyền, đó là loại thuốc thuồn (thuốc viên nhỏ).
Thuốc này có hai vị chánh là hắc sửu và đại hoàng. Hắc sửu được ngâm với nước tiểu mấy thằng con nít (đồng nam) rồi trộn với các vị khác, đem tán nhuyễn, rồi sau hết, trộn với hồ nấu bằng nếp. Sau đó, thuốc được se từng sợi lớn có mức đũa, cắt từng viên nhỏ, vò cho thiệt tròn. Thuốc xổ này êm dịu, loại nhuận trường đúng hơn, lại giúp bịnh nhân thông hơi, hết no hơi sình bụng. Nhờ món thuốc xổ gia truyền, mà ông Hai Nhơn ăn xài phong lưu vẫn hốt me và đá gà đều đều.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 10 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--