Ly rượu ngày cưới

Rút trong tuyển tập "Dấu chân ngày xưa"
Tác giả: Đồng Sa Băng
Hình minh họa: Tác giả

Trời vừa sang canh năm, tiếng gà gáy bắt đầu nổi lên đó đây và nhà bà Chi cũng đã lên đèn. Cái đèn dầu Hoa Kỳ, cái nồi đèn to bằng trái bưởi, được thắp lên soi sáng mập mờ căn phòng nhà ngang. Bà Chi và cô con gái - Thanh, lục đục lôi hai đôi nừng chứa đầy đậu phụng để sửa soạn gánh xuống chợ Vam cân cho cửa tiệm Ðậu Không Vỏ.
Hôm nay là ngày đầu tiên Thanh theo mẹ đi cân đậu.
Mấy đêm nay Thanh phụ mẹ chà mấy thùng đậu phụng. Những trái đậu phụng đã phơi khô Thanh đem bỏ vào một cái rổ tre, tay cầm hòn đá tròn, dẹp, chà đều lên những trái đậu phụng. Vỏ đậu phụng khô nứt bể ra và hột đậu được tách rời khỏi vỏ. Thanh lựa những hột đậu phụng tốt, to, mập mạp bỏ vào một bên, và những hột đậu èo ọp bỏ riêng ra. Có những đêm thật khuya Thanh vẫn còn ngồi bên ngọn đèn dầu để lựa đậu phụng. Những hột đậu bóng loáng, đầy nhựa sống đang luồng trong từng ngón tay của Thanh, nhưng rồi ngày mai nó sẽ được chuyển qua bao nhiêu bàn tay xa lạ.
Những ngón tay của Thanh đang lùa trên mâm đậu phụng tự nhiên ngừng lại. Thanh nhìn ra ngoài hiên thấy ánh trăng đang rập rình sau khung cửa. Ánh trăng mỗi lúc càng cao và sáng hơn. Thanh vội bỏ mâm đậu phụng chạy ra sân.
Thanh là một cô bé bạc tình. Vừa thấy ánh trăng sáng là đã quên đi ngọn đèn dầu kia rồi! Bởi vì ánh trăng sáng lung linh xuyên qua ngọn tre đã gợi lại ký ức của thời thơ ấu nô đùa dưới trăng.
Trăng miền quê khác với trăng thành thị, vì trăng miền quê sáng hơn. Quê của Thanh ngày xưa không có đèn điện, từ làng trên đến xóm dưới chỉ có những ngọn đèn dầu. Khi màn đêm buông xuống là cả xóm làng lung linh với những ngọn đèn mập mờ. Ngoại trừ những đêm sáng trăng.
Trời càng về khuya ánh trăng càng sáng tỏ. Những con đường làng phủ kín bởi những lùm tre. Vào những đêm trăng, ánh trăng đâm thủng xuyên qua những cành tre để in hình trên khắp nẻo đường; Nhìn trên con đường làng người ta sẽ thấy những vết loang của ánh trăng chen lẫn với bóng tối mập mờ của trời đêm. Rồi một cơn gió thoảng, lay động cành tre, sẽ làm chao đi những vết loang trên mặt đường. Thời thơ ấu Thanh cùng những đứa trẻ nô đùa chạy nhảy dưới ánh trăng. Những đêm trăng mùa Hạ, Thanh theo cha ra bờ sông ngắm ánh trăng soi mình trên mặt nước. Và có những đêm trăng thanh gió mát, Thanh ngồi ngắm chị Hằng hé cười sau cành lá, rồi say đi trong giấc ngủ khi trăng tàn trên vỉa hè.
Mấy mùa trăng qua đi, Thanh đã lớn và làm người thiếu nữ của tuổi trăng tròn lẻ. Bây giờ Thanh xinh đẹp hơn nhiều, cái đẹp mộc mạc của miền quê, và cái đẹp của những đêm giã gạo dưới ánh trăng.
Một buổi chiều trở về từ cánh đồng, năm ba người dưới ruộng mở lời chọc ghẹo: “Hởi em trên đường cái quan, dừng chân đứng lại anh than đôi lời” làm Thanh ngượng đỏ mặt. Không biết than với thở cái gì đây, dẫu có hỏi cái gì chưa chắc Thanh biết trả lời làm sao, đừng nói chi đến than với thở.
- Thanh, Thanh, tiếng người dưới ruộng gọi lên, em đi đâu về đó?
- Em đem cơm cho thợ cấy.
- Lại đây ngồi chơi chút đã. Trời nóng quá, em có gì uống hông?
- Chị uống nước trà nghen. Ai hò hồi nãy vậy chị Huyền?
- Anh nầy nề, anh Mình Tinh bạn của chị đây nề.
Huyền và người tình sắp cưới từ làng dưới lên đây dặm lúa. Những ngày không mưa gió họ thường có mặt trên cánh đồng nầy. Có hôm thì nhổ cỏ, có hôm thì tát nước từ dưới mương lên ruộng. Họ quấn quít với nhau bên chiếc gàu tre bóng loáng. Họ đứng cách nhau chừng ba bốn thước trên bờ giửa đám ruộng và mương nước. Một cách nhịp nhàng, họ gặp người lại, bốn cánh tay giang ra đưa chiếc gàu vục xuống nước; Xong lại ngửa người ra, bốn cánh tay lại kéo chiếc gàu chứa đầy nước đổ lên ruộng. Cứ thế hai người trông như hai gã say rượu, lúc thì gập người vào nhau, lúc thì ưỡn người ra và nước thì cứ chảy lai láng trên cánh đồng lộng gió, giữa tiếng hò, tiếng hát hố của người dân quê mộc mạc. Cánh đồng ở đây có những đám ruộng nằm trên gò, nước xe không chảy vào được nên người dân phải dùng gàu hoặc xe đạp nước để mang nước từ dưới thấp lên.
- Ngày mai mẹ em có đi cân đậu không? Người thiếu nữ hỏi.
- Có, và em cũng đi nữa.
- Nhà em trồng đậu hả, mấy công đất? Người thanh niên hỏi.
- 10 công.
- Được bao nhiêu đậu?
- 10 ang.
Người thanh niên rót trà vào chén, ngửa mặt lên trời uống ừng ực, nghe Thanh nói hắn cười sặt sụa rồi quay qua người thiếu nữ:
- Trời ơi, đất gì mà 10 công trồng chỉ có được 10 ang đậu!
- Lấy đâu ăn mà còn đi bán em. Người thanh niên nói tiếp.
- Ðất gò sỏi đá nên đậu nó èo ọp, cha tui chỉ ép một ít lấy dầu nấu ăn, lấy bã nuôi heo còn lại đem đi bán.
- Ai lo công việc trồng tỉa nầy?
- Cha tui, mẹ tui, và tui cũng phải ra tỉa đậu nữa.
- Cực quá hả, người thiếu nữ nói, lấy chồng làm nghề buôn bán cho khỏe em ơi, làm nông cực nhọc mà không có tiền nhiều, khổ lắm.
- Hay là để anh Mình Tinh ảnh giới thiệu đứa em họ của ảnh cho em nghen. Em họ của ảnh giống ảnh lắm đó.
Có nghĩa là người em họ kia cũng đẹp trai lắm. Nói xong người thiếu nữ liếc mắt nhìn người tình.
Thanh cũng không để ý những lời đùa giỡn cuả cặp tình nhân, nàng lễ phép chào họ rồi quảy đôi ky trên vai đi về.
Khi đến mương Dân thì tự nhiên con chim xanh ở đâu xuất hiện. Con chim với bộ lông xanh tươi, xanh hơn cả màu xanh lá mạ, và đẹp hơn hết những màu xanh khác, cái đuôi trục lúc, cái mỏ vàng, dài, nhọn hoắc, đang đậu trên một khúc cây khô bên bờ mương. Nó là con bói cá. Thanh cũng chưa bao giờ nghe tiếng con chim bói cá kêu làm sao. Ðang đậu tự nhiên nó bay là là trên mặt nước, rồi nó cất mình bay thẳng lên không trung. Nó đứng một chỗ trên đó, giống như có một sợi dây vô hình cột nó trong giữa trời đất. Nó lức láo soi cặp mắt nhìn xuống mương nước. Đùng một cái, như sợi dây treo bị đứt, nó lao mình cắm thẳng xuống mặt nước; Rồi ngay lập tức như có một sợi dây thun giựt ngược thân hình nó trở lại không trung, và trong cái mõm vàng khè của nó là con cá nằm ngang, cố vùng vẫy tìm lối thoát. Nó lại mang con mồi về đậu trên khúc cây khô trơ trụi bên bờ mương. Thanh đang đưa mắt nhìn theo con bói cá tự nhiên nó bị níu kéo bởi những con cò trắng, chân dài, cổ cao, thân hình trắng nõn, vẫn lê những bước chân âm thầm đi tìm từng con cá con mà lòng khâm phục mỗi khi nhìn thấy con bói cá rơi mình từ không trung. Thanh thầm phục những con cò trắng, hình ảnh của sự kiên nhẫn hơn mọi sự kiên nhẫn khác.
Trời vừa hừng đông, Thanh gánh gánh đậu phụng theo mẹ rời nhà để xuống chợ Vam. Con đường thẳng tắp chạy từ đầu làng đến cuối xóm, hai bên đường là những lùm tre già rậm rạp, cao vút. Mặt trời mới vừa lấp lé từ phương Ðông mà bóng người đã tấp nập trên khắp ngõ đường làng quê. Thanh quảy gánh đậu phụng lúp xúp chạy trên con đường làng xuống chơ. Qua khỏi Ðồng Xuân, Mễ Hưng rồi đến đập Bến Thóc là đến gò Rộng với biết bao cây thông nằm ngay hàng thẳng lối. Thanh thấy như mình được mở rộng với thế giới bên ngoài, tiếng thông reo, những lối đi mòn trên bãi cỏ, rừng dương, và tiếng còi tàu rít lên từng hồi của đoàn xe lửa báo hiệu con tàu sắp đến sân ga. Hình ảnh nầy Thanh chưa bao giờ thấy ở nơi chân núi hẻo lánh xa xôi. Qua khỏi gò Rộng một khúc là ngôi chợ sầm uất buôn bán đủ thứ hàng hóa và người đi chợ sao đông đến thế! Không như ngôi chợ bé tí ở làng mà hằng ngay Thanh vẫn đến.
- Bà Chi, tiếng gọi của người chủ tiệm Ðậu Không Vỏ, đem đậu vô đây cân đi.
Bạn hàng chen chúc, kẻ mua, người bán đông nghẹt, đúng là cái chợ mà! Bà Chi quay lại sau lưng hối đứa con gái: “Mau gánh theo mẹ.”
- Con bà đó hả, chà đẹp gái quá, có chỗ nào ngắm nghía gì chưa?
- Ngắm với nghía cái gì hổng biết, con nhỏ mới có 17 tuổi đó.
- 17 bẻ gảy sừng trâu, bà không nghe nói sao!
- Thôi cân lẹ dùm đi, tui còn phải đi chợ nữa.
- Con, con ơi, bà chủ tiệm nhiều chuyện, con nhìn thằng kia kìa, nó là con của cô đó, con ưng nó không?
- Sao bà dai như đĩa vậy, con tui mới lớn lên để tui nhờ vài ba năm nữa được không.
- Thì con bà còn đó, mất mát đâu mà lo. Nhưmg mà nhớ sau nầy làm sui với tui nghen.
Thanh như bị con ong nó chích đau cứng bản họng. Ðem đậu xuống đây bán chứ phải đi coi mắt đâu mà bà nầy làm như bả đặt cọc mình không bằng. Nàng lại nhớ cái thời mà Quách đại hiệp và Dương đại hiệp uống rượu rồi ngoéo tay nhau thề sẽ kết thành sui gia khi đứa bé vẫn còn nằm trong bụng của Mục Niệm Từ. Chuyện này nghe giống như “mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ” vậy, có nghĩa là xưa rồi Diễm. Ngày đó ngay cả Hoàng Lão Tà còn đứng ra làm đám cưới cho Dương Quá và Cô Long kìa. Nhưng hên là mẹ của nàng không hứa điều gì với bà chủ tiệm này. Nàng bước vào bên trong tiệm:
- Ðôi nừng của tui đâu?
- Chà con gái dễ thương quá. Tịnh, đem đôi nừng ra trả cho em đi con.
Người thanh niên trao đôi nừng cho Thanh rồi bước vô nhà.
Trong giây phút Thanh cảm thấy bồi hồi, thì ra Tịnh, con bà chủ Ðậu Không Vỏ, lại là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Thanh lấy đôi nừng trên tay của Tịnh, liếc mắt thoáng nhìn người thanh niên rồi bước ra cửa tiệm.
Hôm nay trong lòng Thanh rất vui. Ngày đầu tiên nàng nhìn cảnh chợ búa sầm uất, cửa hàng đông đảo như ngày hội. Thanh đứng nhìn những cửa tiệm bán quần áo, giày dép đẹp ơi là đẹp, mà quên đi cả giờ giấc. Nàng đưa mắt nhìn một vòng bổng nhiên đôi mắt nàng dừng lại ở cửa tiệm cà rem. Không nhịn được, Thanh đến mua cây cà rem xanh xanh đỏ đỏ. Cây cà rem mát lạnh và ngọt lịm cứ chảy dài, và từ từ tan biến trong nỗi luyến tiếc của Thanh. Trên tay Thanh giờ chỉ còn cái que trơ trụi, nàng bỏ vào miệng mút mút cho đỡ thèm.
- Con muốn ăn nữa không?
- Mẹ mua thì con ăn.
- Ðược, mẹ mua cho con một cây và ba cây khác đem về cho mấy em con.
- Nhưng đường xa quá, nó tan hết còn đâu đem về nhà.
- Ðừng lo, mẹ biết cách mà. Anh bán cà rem, anh bán cho tui ba cây, gói lại bằng giấy nylon và bỏ vào bịch trấu cho tui. Ðó, con thấy hông, kỳ trước mẹ cũng bỏ vào bịch trấu, gió không vào được, cà rem lâu tan nên mẹ mới đem về nhà được đó.
- Ủa Thanh! tiếng nói của Huyền, em bán đậu xong chưa?
- Bán hết rồi. Chị làm gì đây?
- Chi đi với anh Mình Tinh xống đây mua phân Uré cho lúa.
- Ảnh đâu?
- Trong kia kìa, trong tiệm Ðậu Không Vỏ kìa.
- Bộ quen hả?
- Cô của ảnh đó chứ quen gì.
- Thôi em phải đi với mẹ em, chị ở lại về sau nghen.
Thanh quảy gánh ra về khi buổi chợ bắt đầu thưa người. Cũng trên con đường làng sáng nay nàng đã đi qua, bây giờ có vẻ vắng lặng. Mặt trời đã gần nữa ngày, cảnh làng quê cũng giống như buổi chợ sắp tàn, tiếng nô đùa của lũ trẻ lắng dần trong những tàn cây, bóng mát, khi những bà mẹ gìa đang cặm cụi thổi nồi cơm trưa. Ðôi nừng trên vai Thanh không còn nặng trĩu như sáng nay, chỉ rị trên không, tung hoành khắp đó đây với đôi cánh khỏe mạnh và đôi chân sắc bén. Dưới ánh nắng hừng hựt của mùa hè, đại bàng xòe đôi cánh, in hình trên thảm cỏ khô là cả bầy chim, chuột khíp cả hồn vía. Nhưng ở đây không những chỉ có đại bàng mà còn ác thú khác nữa là mèo hoang. Ngày và đêm, trong từng bụi rậm mèo hoang vẫn luôn rình mồi. Với bước chân nhẹ như tơ hồng, mèo hoang thụt thùi bên bụi cỏ. Rồi cơn gió thoảng đi qua, mang theo mùi hôi da thịt mèo hoang làm cánh nhạn cất cánh bay lên. Nhanh như chớp, mèo hoang phóng mình nhảy lên rồi chụp xuống. Thế là những sợi lông chim lại bay phất phơ trong gió, để tiếc thương cho một linh hồn vừa rời khỏi xác.
Càng vào mừa hạ thức ăn càng khan hiếm. Ðại bàng hằng ngày phải đi săn lùng liên tục may ra mới có đủ bửa ăn gia đình. Những con mồi càng ngày càng quen thuột với thói quen của kẻ đi săn, nên đại bàng phải làm việc cực nhọc hơn và phải đi xa để kiếm ăn. Ánh nắng vẫn hừng hựt nun đốt cỏ cây trên triền núi. Rồi một ngày nóng cháy hai trứng kia cũng đến lúc vỡ ra chào đời.
Ðại bàng lần đầu tiên phá thông lệ sinh ra hai lần trong một mùa.
Ðứa anh cả suốt ngày trông đợi bố mang mồi về, nhưng thức ăn lúc này bửa đầy bửa vơi. Nó năng tập tành đôi cánh để sớm vươn chải nuôi lấy bản thân. Cuộc sống càng khó, trống mái đại bàng sợ một ngày nào đó không đủ thức ăn, đại bàng anh có thể cắn chết hai đứa em. Nên nó đã xô đuổi đứa con lớn đi thật xa, xa khỏi tầm nguy hiểm của hai đại bàng mới sinh. Vậy là từ đó một mình đại bàng con tìm đường sinh sống nơi vách đá xa xôi. Với đôi cánh thiếu kinh nghiệm, đại bàng con nhiều lần đành ngó con mồi vuột đi trong nổi hối tiếc.
Ðêm xuống vùng đất sa mạc càng giá lạnh, đại bàng con co ro một mình trên vách đá. Những miếng ăn tiếp tế từ đại bàng trống càng ngày càng thưa dần, đại bàng con càng ốm yếu. Và xa xa bên kia hai đứa em bắt đầu thấy đói. Ðứa chào đời trước lớn hơn, dành giực thức ăn của đứa ra sau. Nên sự chênh lệch về thể xác đã trở thành rõ rệt. Những con mồi bây giờ trở nên khôn ngoan, một mình đại bàng trống không còn đủ sức bắt mồi cho cả gia đình, vậy là trống mái phải cùng nhau đi săn chung. Hai đại bàng con không còn đôi cánh của mẹ chăm sóc, và vì đói khác, đứa lớn đã cắn chết đứa nhỏ.
Tiếc trời sa mạc, cái nóng bang ngày vẫn tiệp tục dâng lên và cái lạnh về đêm vẫn tiếp tục hạ xuống.
Trống mái đại bàng lại càng quẩn trí khi miếng ăn cho hai đứa con không còn đều đặng. Trống mái thường rời khỏi tổ ấm, bỏ đại bàng con mới sinh ra một mình để đi săn. Dưới ánh nắng như thiêu như đốt, không có đôi cánh của đại bàng mẹ che chở, đứa con như nằm trong cơn lửa. Ðại bàng anh bất lực săn mồi, và ngơ ngác như một con nai tơ bên cạnh những móng vuốt tử thần hằng đêm rình rập. Nhưng vì sự sống của gia đình, trống mái đại bàng phải cùng nhau đi săn.
Hôm nay không tìm được con mồi, dù chỉ là con chuột nhỏ bé. Trống mái đại bàng đành phải làm một cuộc phiêu lưu. Hai đôi cánh vẫn rông rũi từ cánh đồng hoang này đến cánh đồng hoang khác tìm mồi về cho con. Trong cuộc săn lùng nó đã đi quá xa và trời đã tối. Bỏ lại hai con một mình trong đêm vắng. Ðến ngày hôm sau, trống mái na về một con thỏ béo mỡ. Nó bay thật nhanh đem về cho đứa con nhỏ. Nhưng khi về đến tổ ấm, dưới cái nắng như thiêu như đốt của sa mạc, đứa con nhỏ đã chết.
Nhìn thân xác đứa con nhỏ nằm chết co ro dưới cái nắng, đại bàng lại mang con mồi béo mỡ đi tìm đứa con lớn. Trên triền núi, bên cạnh những vách đá cheo leo, đại bàng phát hiện đứa con chỉ còn lại hai đôi chân sắc bén nằm chơi vơi trên tảng đá. Và bên bụi cây, mèo hoang đang liếm những vết máu trên từng vuốt chân.
Nó thả con mồi nằm bên cạnh đôi chân lạnh buốt, đưa mắt nhìn về phương trời xa xăm, cất tiếng kêu oan oát, rồi bay đi. Và tiếng gió, vẫn thổi rì rào qua cánh đồng hoang
°°°HẾT°°°

Truyện Tập truyện ngắn Dấu chân ngày xưa Người xưa Ly rượu ngày cưới Bờ sông xưa Đại bàng gãy cánh Mưa rừng Ðồng Sa Băng ng hạt sỏi, cát đó, có biết bao nhiêu là sò, ốc, hến và cũng không thiếu một loại đặc sản của quê hương xứ Quảng: cá bóng. Những con cá bóng dồ to bằng cổ tay thì chui trốn trong bờ độn xe, còn những con cá bóng găm thì bơi lững lờ trong dòng nước, với một tiếng động là nó găm mình trong cát.
Dường như ngày nào nó cũng bơi lội trong dòng sông nầy. Nó nhớ ngày đó, cái ngày mà nó bắt đầu chập chửng theo cha ra tắm sông. Nó sợ sệt mỗi lần cha nó ôm xuống nước, nó bám vào cổ cha như con đỉa đói, rồi cha nó hụp xuống nước một hồi thật lâu, ngóc đầu lên, nó thở hổn hển. “Ôm cổ tao cho cứng nghe hông.” Cha nó dặn. Rồi ổng lại hụp xuống nước. Một hồi hụp lên hụp xuống, bây giờ cha nó đặt lòng bàn tay dưới bụng rồi đưa người nó một vòng trong dòng nước, thả tay ra, nó đập hai tay tứ tung, hớp nước sông đầy bụng!
Vậy là từ đó nó bắt đầu làm quen với nước!
Những ngày sau đó nó theo anh ra tắm sông, nhưng nó chỉ dám bò bên bờ nước cạn. Rồi có những hôm đám con nít, những đứa biết bơi, bảo nó phải cho chuồn chuồn cắn rún mới biết bơi được. Vậy là nó bắt một con chuồn chuồn bầu, đưa rún ra và nhắc cái đầu con chuồn chuồn vào rún, nó cắn một cái! Ðau chết bà. Nó nhảy ra sông, với sự hổ trợ của anh nó, từ đó nó biết bơi!
Bây giờ nó bơi thật hay, không những biết bơi mà nó còn biết lặn thật lâu dưới nước. Con sông nơi đây có nhiều cát và sỏi, nó hụp xuống nước rồi cắm mình lủi đến tận đáy sông, lấy hai chân đạp vào sỏi cát và lướt mình về phía trước. Cứ thế làm mãi, nó có thể lặn và di chuyển dưới nước thật xa.
Những người thợ xe chuyên môn lặn hụp dưới nước để xây đắp bờ xe, nên họ là những người thợ lặn chì nhất trên khúc sông nầy.
Hôm nay bên bờ xe nước nầy nó chia phe nhau chơi trò đá tôm. Mỗi bên năm ba đứa, hụp lặn dưới lòng sông, khi đến gần đối thủ thì phóng người lên mặt nước, và búng bàn chân đập lên người đối thủ rồi lặn xuống nước trốn ra xa. Bên nào bị đá trúng nhiều hơn thi bị thua. Có nhiều khi nó bị bên kia đá trúng vào vai vào đầu đau điếng người!
Mặt nước phía trước những bánh xe trông rất bình thản, nhưng khi đến gần bờ xe thì nước chảy xiết và thường tạo nên những lổ bún, nguy hiểm cho con nít. Ngược lại phía sau bờ xe, nước chảy ào ào, xoi đất cát tạo thành những lường sâu và bọt nước tung bay mịt mù.
Ðám con nít nó thường tắm phía sau bờ xe nước và mỗi lần ra đó nó hay đu lên bánh xe để kéo lên nửa chừng thì thả tay ra cho rớt xuống cái ùm. Có hôm nó đu lên bờ xe khi lên cao nó sợ quá không dám thả tay ra và bánh xe đưa nó lên tận trên đỉnh, nó với tay chụp cái máng và nằm trên đó sợ tái mặt. Ông thợ xe phải trèo lên cỏng nó xuống. Nó biết thế nào nó cũng bị một trận đòn nhớ đời mà nó vẫn bám cứng vào người ổng. Khi xưống đến mặt nước nó cố vùng vẫy lặn trốn nhưng ổng chụp nó lại không cho chạy đi, và mang nó lên bãi cát quất cho nó mấy roi đau chết người, xong rồi cột vào gốc bờ máng xe cho đến khi chiều về mới thả nó về.
Hôm đó nó đau và sợ lắm, nhưng những ngày kế tiếp ra tắm bờ xe nó vẫn bu lên bánh xe, mặt cho ông thợ xe rập rình trong chòi.
Bờ xe nước Ba Bình có dòng sông cạn nên phải làm bờ độn ngăn con nước lại để đủ sức đẩy bánh xe chạy đều. Những ngày đầu mùa của tháng Ba, trương cử, những người có phần hùn trong bờ xe đóng góp tre, lá mía và công sức xây dựng nên bờ độn. Khi những hàng cọc và phên tre cắm xuống giăng ngang qua con sông, và những lá mía khô được tấn lên hàng phên tre là từng cặp trâu bò được mang ra kéo cát tấp lên thành bờ độn như một con đê bắt ngang dòng sông.
Người thợ xe trổ hai lổ cổng trên bờ độn gọi là lổ cổng gió để điều hòa mực nước.
Có những lúc những chiếc thuyền, ghe từ dưới Vạn và những miền hạ lưu sông Vệ chuyên chở hàng hóa đem về miền thượng du buôn bán. Hoặc những chiếc thuyền xuôi mái chèo về miền biển là người thợ xe lại ra mở cổng gió cho thuyền lướt qua. Những lúc mưa to gió lớn, mực nước sông dâng cao thì hai lổ cổng gió cũng được mở ra để nước thoát giảm sức ép lên bờ xe.
Bờ sông sau làng là một bãi cát trắng, rộng, trải dài từ bãi Hà đến bãi Phù Sa. Có những buổi chiều nó lội bộ dọc theo bờ sông lên tận Bải Hà và xuống tận đến bãi Phù Sa. Bải cát rộng hàng trăm mét trải từ mé nước đến bìa làng, nơi những lũy tre xanh, cao ngạo nghễ, đứng đón những ngọn gió chiều thổi rì rào. Trên bãi cát là những đám bắp, đậu phụng, đậu xanh, dưa hấu, v.v… và hàng hàng những đám dâu tằm được trồng ngay hàng thẳng lối.
Không biết từ thời nào mà người dân trong làng nó bắt đầu trồng dâu nuôi tằm và dệt lên những tấm lụa làm đẹp cho đời. Những bãi dâu cao quá đầu người, già nua, được chặt xuống để làm thành những tấm vĩ, mành mành làm tổ cho tằm nhả tơ. Rồi trên những đám dâu già nua ấy lại nhảy chồi đâm nhánh thành những bãi dâu non, xanh biết, làm thức ăn cho tằm.
Những buổi trưa, chiều, người thiếu nữ đeo gùi trên lưng ra hái những lá dâu (mulberry) về nuôi tằm.
Cuộc đời con tằm bắt đầu như thế nầy: Những con ngài (moth) được nuôi dưỡng trong cái mâm, ngài sẽ đẻ trứng vào mùa Ðông, trứng sẽ được “ấp” theo nhiệt độ thích hợp và sẽ nở thành tằm (silkworm) vào mùa Xuân. Những con tằm sẽ được rải trong những tấm vĩ, đan chi chít bằng nhánh dâu khô, xếp dựng đứng từng hàng, và suốt ngày đêm tằm ăn dâu để lớn, và lớn rất lẹ. Khoảng một tháng sau (18- 28 ngày) tằm đủ lớn để vương tơ tạo thành kén (cocoon). Những sợi tơ óng ánh, dài có thể đến hàng ngàng mét, quấn tròn lấy con tằm nhiều nuột. Sau năm ba ngày con tằm nằm bên trong con kén sẽ biến thành con nhộng (pupa), nhộng sẽ bị luột chết đi để lấy tơ từ con kén, và một số được giữ lại để thành ngài làm giống cho lứa sau. Và cứ thế, cưộc đời con tằm lại xoai vần.
Nhộng sau khi luột chết đi, sẽ được tách ròi khỏi kén và bán cho người dân dùng để ăn. Phần kén còn lại sẽ được bỏ vào một chậu nước âm ấm, rồi người ta tìm ra cái mối cu('noidung.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nnnmnqn31n343tq83a3q3m3237nvn">Người xưa
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--