Chương 19

Đức đứng ngây như tượng đá, nhìn theo hút Cu Nhớn. Rồi thì nó mong Cu Nhớn như Tô Thị mong chồng. Chỉ năm phút sau là Cu Nhớn đã ra rồi, ấy thế mà nó đã cho là lâu lắm.
Cu Nhớn chạy ra, thở không được, hổn hển bảo nó:
- Thầy tôi đi vắng mất rồi, anh ạ. Thầy tôi đi sang mua gỗ cho ông chủ ở Bát Tràng cơ. Tôi phải cầm gói áo của tôi cho thằng làm đất ở đấy mới được một xu đấy. Tôi bảo lấy ba xu, nhưng nó chỉ còn có một xu thôi.
Đức cầm đồng xu mà rưng rưng nước mắt. Rồi thì nó nghẹn ngào, bảo Cu Nhớn:
- Thầy anh đi vắng, hay anh sang Hà Nội với tôi?
- Thầy tôi đi vắng thì càng không thể được. Thầy tôi về, biết tôi đi như thế thì thầy tôi không bằng lòng một chút nào. Ở nhà, hoạ chăng tôi xin phép, thầy tôi cố bằng lòng chăng. Với lại thầy tôi thể nào tối hôm nay cũng về. Thấy tôi đến đây rồi mà lại bỏ đi đâu thì thầy tôi giận chết.
Đức nói bằng một giọng cả quyết:
- Thế thì tôi ở đây, chờ cho đến lúc thầy anh về, rồi anh xin phép sang với tôi. Anh ăn cơm với tôi, tôi sẽ bảo bếp làm gà cho anh ăn.
Cu Nhớn giẫy nẩy:
- Không được. Thầy tôi đi như thế, biết bao giờ về? Nhỡ khuya mới về thì làm sao? Mà bây giờ thì nhá nhem tối rồi. Anh cũng phải về đi chứ, không cậu mợ anh mong. Anh đi đã mấy ngày rồi, cậu mợ anh không biết anh đi đâu, chắc cho người đi tìm nhao lên. Anh bảo mợ anh thương anh lắm, thế thì không khéo mợ anh đang khóc đấy.
°°°
Đức nghe Cu Nhớn nói đến sự mợ mình khóc, cũng nao nao:
- Ừ, thế thì tôi về một mình.
Nhưng giọng của nó nói mới buồn thảm làm sao, buồn thảm đến nỗi Cu Nhớn tưởng chừng như có ai bới móc ruột gan mình lên.
Cu Nhớn quàng tay ra sau lưng Đức:
- Thôi, thế tôi đưa anh đi một quãng vậy. Tôi đưa anh ra đến cổng phủ Gia Lâm vậy.
… Phủ Gia Lâm đã quá từ lâu mà Cu Nhớn cũng chưa nghĩ đến sự về. Đèn điện của ga Gia Lâm, lúc ấy đã bật sáng trưng. Nó chỉ, bảo Đức:
- Đấy, Hà Nội đấy.
Đức ngừng lại:
- Thôi, thế thì anh về đi, không anh cũng đã mỏi mệt rồi.
- Không, tôi không mệt.
Rồi nhìn thấy một hàng nước ở vỉa đường:
- À, thế anh có đói không? Vào đây, ta làm xu bún riêu, hay cái bánh tẻ, rồi tôi sẽ xin nước cho anh uống.
Đức nói như mếu:
- Không, tôi không đói đâu. Tôi không ăn được đâu.
Mặc, Cu Nhớn cứ kéo nó vào trong hàng:
- Ồ, phải đói chứ. Tuy nhìn thấy đèn điện rồi, nhưng cũng còn khá lâu, anh đừng có tưởng.
Cu Nhớn hỏi nhà hàng thì nhà hàng hết cả riêu. Mà cũng hết cả bánh. Chỉ còn độc có kẹo là thứ ăn được.
Cu Nhớn mua một xu, được mười hai chiếc. Nó đưa cho Đức mười chiếc, chỉ giữ có hai:
- Ồ, kẹo, những lúc mệt thế này, ăn tốt lắm?
Đức ta cầm kẹo, lại ngùi ngùi:
- Thôi, thế anh về đi, anh đưa tôi thế đã xa rồi. Lúc về mỏi chân.
- À, tôi còn có thể đi được mười từng này nữa, cũng không mỏi. Thôi được, thôi được, tôi đưa anh một quãng nữa. Tôi đưa anh đến phố Cảnh Thụy.
Đến phố Cảnh Thụy rồi mà lòng Cu Nhớn vẫn còn bịn rịn, chưa nghĩ đến sự trở lại.
Đức lại phải giục:
- Thôi, anh về đi. Anh đưa tôi thế xa lắm rồi.
Cu Nhớn đứng lại:
- Ừ, thôi thế anh đi nhé. Anh cứ theo cái đường này mà đi thì tới ga Gia Lâm. Từ ga Gia Lâm đi một quãng thì tới ga đầu cầu. Ở đấy đã trông thấy cầu rồi. Anh bảo tới cầu thì anh có thể đi xe về Hà Nội để nhà anh trả tiền chứ gì? À, anh ăn kẹo đi. Vừa đi vừa ăn kẹo thì chóng đến lắm.
Đức muốn giữ bạn lại một chút nữa:
- Này anh, lấy mấy cái đi, mình tôi ăn thế nào hết.
Cu Nhớn giơ tay:
- Thôi, anh cho tôi một cái nữa thôi. Thôi, anh về nhé. Bao giờ nghỉ học thì anh sang chơi với tôi nhé?
Cu Nhớn nói xong, quay đi. Đức cứ đứng sững, chẳng gật đầu mà cũng chẳng ngó theo.
Khi nó nhìn theo hút, không thấy Cu Nhớn đâu nữa, nó liền giơ tay lên úp mặt, oà khóc.
°°°
Nó đang khóc thổn thức, thì bỗng có tiếng chân người huỳnh huỵch, rồi tiếng thằng Cu Nhớn bảo nó:
- Kìa anh, đừng có khóc. Tôi đã bảo anh khóc thì tôi khổ lắm lắm mà.
Đức nghe tiếng tưởng Cu Nhớn đã đổi ý kiến, bằng lòng sang Hà Nội với mình, sướng quá:
- Anh bằng lòng sang Hà Nội với tôi đấy chứ?
Cu Nhớn lắc đầu:
- Tôi đã bảo anh, tôi không thể sang được. Nếu sang được thì tôi sang ngay. Trời ơi, anh nhớ tôi đến thế cơ à?
Đức mếu xệch cái mồm:
- Nhớ lắm chứ! Thế anh không định sang Hà Nội với tôi thì anh còn quay lại làm gì?
- Chỗ này tối lắm. Tôi định đưa anh sang cho tới phố Ái Mộ là chỗ có đèn điện sáng, rồi tôi về.
Đức thất vọng:
- Ồ, thế thì không cần. Thôi, anh về đi không mỏi chân anh, vô ích.
Cu Nhớn chẳng nói sao, cứ quàng tay vào cổ nó, kéo đi:
- Thôi, anh đừng khóc nữa, anh đừng buồn nữa. Tôi đã bảo thấy thế thì tôi khổ lắm mà. Và từ nay về, cứ nghĩ đến sự anh khóc là tôi hết cả vui rồi. Thôi, anh nín đi.
- Đây, tôi nín rồi.
Cu Nhớn lấy vạt áo chùi nước mắt cho bạn:
- Nín rồi mà còn ròng ròng thế này ư? Anh muốn cho tôi buồn mãi mãi có phải không?
Đức giậm chân xuống đất:
- Thì tôi nín rồi đây mà!
Cu Nhớn biết bạn khổ sở lắm, nên cứ ôn tồn:
- Hôm nào nghỉ, anh sang chơi với tôi, chứ tôi có chết mất đâu mà anh phải khóc!
Đức rít lên:
- Thì tôi có muốn khóc đâu. Nhưng mai anh còn ở đây không? Để tôi bảo thằng xe nhà tôi kéo sang chơi với anh sớm.
- Không biết. Thầy tôi về thì tôi mới biết được. Nhỡ mai thầy tôi có tiền mà sai tôi về thì tôi phải về ngay.
- Anh nóng ruột về ba em anh chứ gì?
Cu Nhớn gật đầu.
- Thế anh bảo với các em anh rằng chỉ nay mai thì tôi sang chơi thôi đấy. Tôi sẽ mua cho chúng nó vô khói là thứ. À, tôi sẽ mua cho anh một con dao díp thật tốt, có hai lưỡi, có cả dùi, cả cưa, cả cái mở nút chai, mà tôi thấy bán ở Gô Đa. Tôi sẽ đem rõ nhiều gạo cho bu anh. Thôi, anh về đi, không xa lắm rồi.
- Được, không sao mà. Tôi đã bảo tôi đưa anh đến chỗ đèn điện sáng mà. Tôi không mỏi mà. chỉ một chút nữa là đến thôi mà. Kia kìa, sắp đến rồi đấy.
°°°
Chà, lúc này sao đường đất đi mà chóng thế! Chỉ một loáng là chúng nó đã tới dốc ga Gia Lâm.
Đức đứng lại, nắm tay Cu Nhớn:
- Thôi, đây sáng rồi. Tôi đi một mình được rồi. Anh về đi.
Cu Nhớn trỏ tay về phía phố Gia Lâm:
- Đấy, đầu cầu đấy, anh đi hết dãy phố này thì đến đấy. Từ trước đến giờ, tôi cũng chỉ mới tới có cái phố này thôi. Chứ tôi chưa lên cầu bao giờ. Thôi, anh đi nhé. Tôi về nhé.
Nó nói xong, nắm chặt tay Đức, lắc lắc mấy cái, rồi nó vùng ra để chạy.
Đức đứng ngẩn nhìn theo, văng vẳng nghe thấy tiếng khóc ở phía ấy. Rồi tiếng khóc im. Rồi thì nó thấy ruột nó hốc ra, bao nhiêu hồn vía của nó như bị Cu Nhớn đem theo mất cả.
Nó đứng, nó đứng lâu lắm, nhìn về phía đen tối, hy vọng sẽ thấy Cu Nhớn nhô ra như lúc nãy.
Nhưng không, nó nhìn mãi, nhìn mãi cũng vẫn cứ thấy tối om om.
Một tiếng còi tàu vào ga hét vang. Nó giật mình, ném một cái nhìn cho đêm tối, rồi thở dài, quay đi về phía đầu cầu.

Truyện Ba ngày luân lạc Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12
Cu Nhớn trỏ về cái chỗ mù mịt trước mặt, về cái mù mịt của sương chiều đã bắt đầu đổ xuống:
- Kia kìa!
Đức nhìn ở trước mặt, chỉ thấy trắng xoá, sung sướng:
- Ồ, thế thì tôi còn được đi với anh lâu.
Chúng nó đi chậm, đi chậm lắm. Chúng nó đều sợ chóng đến. Chả bù với lúc bắt đầu ở nhà ra đi, chúng nó hăm hở biết chừng nào.
Thằng Đức thấy chân nó nặng, đầu nó nặng, ngực nó nặng, nhưng đây không phải là cái nặng gây ra bởi mệt nhọc, mà là cái nặng trĩu của lòng hiện ra trong những phút tình cảm sôi nổi. Nó nắn cánh tay thằng Cu Nhớn, nó nắn vai thằng Cu Nhớn, nó vuốt sống lưng. Rồi thì có lúc, nó ôm lấy thằng Cu Nhớn, nó hôn lấy hôn để nữa. Thôi thì nó làm đủ các thứ trò.
Cu Nhớn cứ để lặng yên cho nó làm, sung sướng được để cho nó làm, sung sướng được yêu đương, sung sướng được thương nhớ, sung sướng được thấy mình ở cạnh một người bạn.
Chúng nó lết đi, lết đi rất chậm, nhưng chậm đến đâu, một khi đã đi thì phải tới.
Một làn khói lam chọc làn sương trắng toả lên giời. Cu Nhớn hốt hoảng, nắm lấy tay thằng Đức:
- Thôi, đêm mất rồi, anh ạ.
Đức oà lên khóc, rồi lại ngồi xệp xuống đường. Cu Nhớn mặt nhăn nhó, kéo nó dậy:
- Thôi, tôi lạy anh, anh đừng khóc nữa, anh khóc thì tôi khổ lắm! Đừng khóc nữa, anh ạ. Tôi lạy anh. Tôi lạy anh.
Miệng nó khuyên Đức đừng khóc, nhưng chính nó nước mắt cứ chảy ròng ròng. Chúng nó đứng ngẩn ngơ nhìn nhau một lát. Rồi thì thằng Đức thấy rằng mình cần phải can đảm. Nó chùi nước mắt cho nó, nó chùi nước mắt cho thằng Cu Nhớn. Rồi nó cởi chiếc áo tây:
- Thôi, thế anh giữ chiếc áo này, để bao giờ cũng nhớ đến tôi nhé?
Cu Nhớn nhìn làn sương bao bọc chung quanh:
- Thế thì từ đây về Hà Nội, anh mặc bằng gì? Đêm đến nơi rồi, rét lắm!
Đức tốc bụng, phanh ra trước gió:
- Không, tôi không rét mà. Tôi lạy anh, anh cầm lấy. Chỉ vài hôm là tôi xin phép cậu mợ cho tôi sang chơi với anh. À, hay nếu anh sợ tôi rét thì anh cầm lấy đôi giầy này. Tôi bây giờ đau chân lắm, không đi được nữa. Anh cầm lấy để khi nào đánh nhau với ai, đá cho mạnh.
Cu Nhớn nhìn đôi giầy mà Đức cầm ở tay:
- Tôi không đi giầy bao giờ, chúng nó cười chết.
Đức đang lúc hăng hái:
- Chúng nó cười thì đá vào đít chúng nó ấy chứ.
- Đành hiểu thế rồi, nhưng không quen đi giầy, đau chân lắm. Ấy, những người lính chào mào làng tôi, đi giầy rồi thành bị sâu quảng đấy.
Đức vỗ vào đôi giầy:
- Không, giầy tôi mềm lắm, không đau chân đâu. Với lại thỉnh thoảng anh đi một tí để cho nhớ đến tôi thôi.
Cu Nhớn biết rằng, nếu mình từ chối thì bạn khổ sở lắm, thứ nhất là trong lúc này:
- Thôi được. Nếu tôi không thể đi thì tôi cứ giữ lấy đấy.
Đức không bằng lòng:
- Ồ, sao lại không đi? Anh phải đi thì anh mới nhớ đến tôi chứ.
Rồi nó bắt Cu Nhớn ngồi xuống vệ đường:
- Anh thử đi thử xem có vừa không nào? À, đôi tất này, đêm đi ngủ mà đắp chiếu như anh, đi nó vào ấm lắm… À, vừa khẳm. À, anh thử đứng dậy đi xem nào?
Cu Nhớn lộc cộc đi lên mấy bước. Đức sung sướng quá, mừng rú lên:
- Đấy, đấy, có đau chân đâu nào?
Cu Nhớn quay lại:
- Ừ, không đau chân thực, giầy anh mềm thực.
Nhưng mềm mà không đau chân thì Cu Nhớn cũng ngồi xuống, cởi ra. Nó tủm tỉm cười, rỉ vào tai:
- Tôi ăn mặc thế này mà đi giầy tây, đi tất, thì đến lò gạch, người ta cười tôi.
Đức nghe bùi tai, cũng cười:
- Ừ nhé, thì lúc nào vắng, anh phải đi nhé. Các em anh nó trông thấy anh đi nó lại tưởng là tôi đấy. Anh về, anh bảo với em anh rằng hôm nào tôi sang thì tôi sẽ mua cho đủ thứ đấy.
- Không cần, tôi cứ giơ đôi giầy này cho chúng nó xem thì chúng nó thích chán, rồi tôi sẽ cho chúng nó đi thử một lượt.
Trong khi mãi bù khú về vấn đề tương lai, chúng nó quên hẳn cuộc chia ly hiện tại. Nhưng Cu Nhớn nhớ ra trước:
- Thôi, thế anh cứ đứng ở chỗ đồn điền Cổ Bi nhé. Rồi tôi chạy vào, tôi xin thầy tôi cho anh ba xu. Kia kìa, cầu Hà Nội kia kìa. Ở đây thấp, không trông thấy đấy thôi; trèo lên cây là trông thấy ngay. Ở đằng kia có hàng, anh có đói, ra đấy ăn. À, có phải anh bảo đến cầu sông Cái thì anh có thể nhảy xe về nhà anh, phải không?
Đức lại thấy lòng nặng chình chịch, và cái đầu nó cũng nặng chình chịch, lúc gật xuống để trả lời.
- Ồ, nếu thế thì chả mấy chốc. Một loáng là đến nơi thôi.
Rồi nó lại căn dặn Đức, như lúc ra đi, mẹ nó đã căn dặn nó:
- Anh nhớ đi từ từ chứ, nghe không. Anh nhớ đi bên đường chứ, không có xe cộ, nghe không. Anh nhớ ra chỗ hàng kia ăn một xu bún ốc, nghe không?
Đức nhớ, nhớ tất cả, nhưng nó nhớ hơn là Cu Nhớn, vì thế cho nên nó bịn rịn:
- Thế anh về, anh xin phép với thầy anh ra ngồi đây với tôi một chốc nữa, nghe không. Hà Nội sáng lắm, tí nữa tôi về nhà cũng chẳng sao kia mà.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: watermelon
Nguồn: watermelon
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 2 tháng 11 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--