Dịch giả: Anh Vũ
Chương 23
Tu viện trưởng Scarron

Ở phố Tournelles có một ngôi nhà mà tất cả những phu khiêng kiệu và tất cả những thằng hầu ở Paris đều biết, tuy nhiên đó chẳng phải nhà của một vị đại thần hay một nhà tài chính. Người la không ăn, không chơi và không nhảy múa ở đấy bao giờ.
Ngôi nhà đó là của ông Scarron nhỏ bé.
- Ở nhà ông tu viện trưởng sắc sảo hóm hỉnh ấy, người ta vui cười thoả thích; người ta tuôn ra bao nhiêu tin tức; những tin ấy nhanh chóng được bình luận, xé vụn ra và chế biến hoặc thành truyện, hoặc thành những bài thơ trào phúng, đến nỗi ai cũng muốn đến chơi một lát với ông Scarron nhỏ bé, nghe ông nói và rồi đi kể lại những điều ông đã nói. Có nhiều người nóng lòng đến đấy để nói lời của mình và nếu nó có kỳ cục, thì họ vẫn là những kẻ được hoan nghênh.
Ông tu viện trưởng bé nhỏ Scarron được coi là tu viện trưởng chăng qua vì ông sở hữu tu viện, chứ hoàn toàn không phải ông thuộc giới chức nhà thờ; xưa kia ông là một trong những kẻ hưởng lộc thánh đỏng đảnh nhất của thành phố Meung nơi ông ở. Nhân một hôm hội giả trang, ông định mua vui một cách cực điểm cho cái thành phố tử tế này mà ông là linh hồn. Ông bèn sai tên hầu bôi mật ong vào khắp người ông, rồi trải một cái nệm lông ra, ông lăn mình vào trong đô thành thử ông biến thành một loài chim kỳ cục nhất chưa từng thấy.
Ông bắt đầu đến viếng thăm các bạn trai và bạn gái trong bộ quần áo lạ đời ấy. Lúc đầu, người ta theo dõi với vẻ kinh ngạc, rồi với những tiếng la ó, rồi những kẻ thô lỗ chửi rủa ông, trẻ con ném đá vào ông, cuối cùng ông phải bỏ chạy để tránh những quả đạn.
Ông chạy trốn rồi mà mọi người vẫn đuổi theo: săn, dồn, ép mọi bề.
Scarron chẳng còn cách nào thoát là nhảy xuống sông. Ông bơi như một con cá, nhưng nước giá như băng. Scarron đang nhễ nhại mồ hôi, bị nhiễm lạnh đột ngột, khi sang đến bờ bên kia thì bại liệt.
Người ta thử tìm mọi cách đã biết để khôi phục hoạt động chân tay cho ông; chữa chạy khiến ông đau đớn quá đến nỗi ông tống khứ tất cả các thày thuốc và tuyên bố rằng ông thích bệnh tật hơn. Rồi ông trở về Paris nơi danh tiếng con người trí tuệ của ông đã được thiết lập ông cho làm một cái ghế đi động theo sáng kiến của mình. Một hôm ông ngồi trong chiếc ghế ấy và đến thăm hoàng hậu Anne d'Autriche, bà hoàng cảm phục trí tuệ của ông đã hỏi ông có mong muốn một tước vị gì không.
- Thưa Hoàng hậu, - Scarron đáp - có một tước vị mà tôi rất tham vọng.
- Tước vị gì? - Hoàng hậu hỏi.
- Thưa, tước vị bệnh nhân của người, - tu viện trưởng đáp.
Và Scarron đã được phong là Bệnh nhân của Hoàng hậu với một khoản trợ cấp một nghìn năm trăm livres.
Tuy nhiên, một hôm phái viên của giáo chủ đã nói cho biết rằng ông đã sai lầm vì tiếp đãi ông chủ giáo.
- Tại sao vậy? - Scarron hỏi, - đó chẳng phải là một người dòng dõi hay sao?
- Có chứ.
- Đáng mến không?
- Không chối cãi được.
- Thông tuệ không?
- Khốn thay, ông ấy quá thừa.
- Vậy thì cớ sao ông lại muốn tôi thôi không gặp gỡ một người như vậy? - Scarron hỏi.
- Bởi vì ông ta nghĩ xấu.
- Thật ư? Nghĩ xấu về ai?
- Về ông giáo chủ…
- Sao lại thế nhỉ? - Scarron nói. - Ông Gilles Despréaux nghĩ xấu về tôi tôi vẫn tiếp tục gặp gỡ ông ta, thế mà ông lại bắt tôi không được gặp ông chủ giáo chỉ vì ông ta nghĩ xấu về một người khác ư? Không thể được!
Câu chuyện ngừng ở đấy, còn Scarron vì bực tức, càng gặp gỡ ông de Gondy nhiều hơn.
Buổi sáng hôm chúng ta đến đúng vào kỳ hạn phát tiền quỹ, theo lệ thường. Scarron sai tên hầu mang phiếu đến quỹ trợ cấp để lĩnh lương quý nhưng ông được trả lời:
"Nhà nước không còn tiền cho tu viện trưởng Scarron".
Lúc tên hầu mang thư trả lời đó về nhà thì có quận công de Longueville đang ở chơi, ông đề nghị sẽ cấp cho Scarron một khoản trợ cấp to gấp đôi khoản trợ cấp mà lão Mazarin cắt đi của ông, nhưng lão bại liệt ranh ma không nhận. Thế là chỉ đến bốn giờ chiều tất cả thành phố đều biết tin về việc giáo chủ cắt lương Scarron.
Hôm ấy lại đúng vào ngày thứ năm, ngày tiếp khách của tu viện trưởng; người ta ùn ùn kéo đến nhà ông, và người ta ủng hộ phong trào La Fronda một cách điên cuồng ở khắp nơi trong thành phố.
Arthos đi đến phố Saint-Honoré gặp hai người quý tộc mà anh không quen, họ cũng đi ngựa như anh, có một tên hầu đi theo như anh và đi cùng đường với anh.
Một trong hai người đó ngả mũ ra và nói với anh:
- Thưa ông, ông có tin rằng cái lão Mazarin đê tiện ấy đã cắt tiền trợ cấp của ông Scarron đáng thương ấy không?
- Đó là một việc đại vô lý, Arthos vừa đáp vừa chào lại hai người kỵ sĩ.
Người ban nãy lại nói:
- Người ta thấy rõ ông là người trung thực và cái lão Mazarin ấy là một tai vạ thật sự.
- Chao ôi! Thưa ông, - Arthos đáp - Ông nói điều ấy với ai vậy?
Và họ chia tay nhau hết sức lễ phép.
- Chúng ta đến đó tối nay thật là vừa hay, - Arthos nói với tử tước - Chúng ta sẽ chúc mừng con người tội nghiệp ấy.
Nhưng ông Scarron là ai mà làm náo động cả kinh thành Paris lên thế - Raoul hỏi. - Một ông thượng thư bị thất sủng chăng?
- Ô, lạy Chúa, không phải đâu, tử tước ạ, - Arng Arthos vẫn tỏ vẻ điềm nhiên.
Đến bậc tam cấp. Raoul trông thấy ba con ngựa.
- Ô thưa ông, ông tiễn tôi ư? - Cậu nói, mặt mày rạng rỡ hẳn lên. Niềm vui mừng ánh lên trong mắt Raoul và cậu nhẹ nhàng nhảy lên mình ngựa.
Arthos cũng thong thả lên ngựa sau khi đã nói khẽ một lời với tên hầu, nên đáng lẽ đi theo sau ngay thì hắn trở lên nhà. Raoul mừng rỡ được bá tước đi cùng, nên không nhận thấy hoặc làm ra bộ không nhận thấy gì hết.
Hai người quý tộc ra Pont Neuf, đi dọc các kè hay đúng hơn như hồi ấy người ta gọi là mảng Pépin, và đi men theo các bức tường của toà Biệt trang lớn Grand Chatelêt. Họ vào phố Saint-Denis thì tên hầu đuổi kịp.
Họ đi đường rất im lặng. Raoul cảm thấy rõ ràng phút chia tay đang đến; cả ngày hôm qua bá tước bảo ban làm mọi thứ liên quan đến cậu. Hơn nữa, những cái nhìn của ông tăng bội phần trìu mến, và vài lời ông bật ra chan chứa yêu thương. Chốc chốc một suy nghĩ hoặc một điều khuyên nhủ thốt ra thì lời lẽ đầy vẻ ân cần lo lắng.
Sau khi qua cửa ô Saint-Denis, và tới ngang tầm toà Récollets, Arthos liếc nhìn con ngựa của từ tước và nói:
- Raoul, tôi vẫn thường bảo anh phải đề phòng điều này và chớ có quên, vì đó là một khuyết điểm lớn của một người cưỡi ngựa. Nhìn xem! Con ngựa của anh đã mệt rồi, sùi cả bọt mép ra, trong khi con ngựa của tôi vẫn như mới ở chuồng ra. Anh ghì hàm thiếc mạnh quá làm cho nó cứng cả mõm; và hãy chú ý, anh sẽ không thể làm nó vận động với sự lanh lẹn cần thiết. Sự an toàn của người kỵ sĩ đôi khi nằm trong sự tuân theo lẹ làng của con ngựa. Tám ngày nữa, anh hãy nhớ tới điều đó, vì anh sẽ không phải vận động trong một trường đua ngựa mà là trên một bãi chiến trường.
Rồi để điều nhận xét ấy khỏi mang một vẻ quan trọng nặng nề đột nhiên Arthos nói tiếp:
- Raoul xem kìa, cánh đồng đẹp thế kia; săn bắn chim đa đa thì tuyệt.
Raoul được một bài học tốt và tỏ ra rất khâm phục, vì nó được đưa ra một cách tế nhị dịu dàng biết chừng nào.
- Hôm nọ tôi còn chú ý một điều nữa, - Arthos nói, - đó là khi dùng súng ngắn, tay anh duỗi thẳng quá, nên bắn mất chính xác. Vì anh bắn mười hai phát thì trượt ba.
- Còn ông thì cả mười hai phát đều trúng đích, - Raoul cười đáp. - Bởi vì tôi gập cánh tay và tì lên khuỷu tay.
- Raoul, anh có hiểu rõ điều tôi muốn nói không?
- Dạ, có ạ. Theo lời khuyên, tôi đã tập một mình và đã thành công mỹ mãn.
- Này, - Arthos nói tiếp, - cũng như khi tập đấu kiếm, anh công kích đối phương dữ quả. Ở tuổi anh thường mắc khuyết điểm ấy, tôi biết lắm; những cử động của thân mình khi công kích thường làm trệch đường mũi kiếm; và nếu anh phải đương đầu với một địch thủ bình tĩnh, hắn sẽ chặn đứng anh từ nước kiếm đầu tiên anh chơi như vậy, bằng một miếng gỡ đơn giản hoặc bằng ngay một nhát đâm thẳng.
- Vâng, như ông vẫn thường làm như vậy, nhưng chẳng ai có được lòng quả cảm và sự lanh lẹn khéo léo như ông.
Chà, một cơn gió mát! - Arthos nói, - đó là một kỷ niệm của mùa đông. Nhân tiện, dặn anh thêm; nếu anh đi ra tuyến lửa, mà anh sẽ ra thôi, vì anh đã được tiến cử với một vị trưởng rất mê thuốc súng, thì hãy nhớ rằng trong một cuộc chiến dấu đặc biệt, như thường hay xảy ra đối với những người kỵ binh chúng ta, hãy nhớ kỹ là đừng bao giờ bắn trước cả. Kẻ nào bắn trước ít khi trúng địch thủ, bởi vì hắn nổ súng chẳng qua vì sợ mình sẽ bị mất súng trước một kẻ thù có súng; khi nào hắn bắn, anh hãy cho ngựa của mình chồm lên; cái động tác ấy đã hai ba lần cứu tôi thoát chết rồi đấy.
- Tôi sẽ ứng dụng, dù chỉ là để tạ ơn.
- Ơ này! - Arthos kêu, - phải chăng kia là những kẻ săn bắn trộm bị người ta bắt giữ? Ờ, đứng rồi. Raoul, lại còn một điểm quan trọng nữa: nếu anh bị thương trong một cuộc công kích, nếu anh ngã ngựa và còn chút sức lực, thì rời ngay khỏi con đường mà trung đoàn anh đi, nếu không nó có thể trở lại và anh sẽ bị giày xéo dưới vó ngựa. Bất cứ trường hợp nào, nếu bị thương, anh viết thư ngay cho tôi, hoặc nhờ người viết; chúng tôi rất thông thạo về những vết thương, - Arthos vừa nói thêm vừa mỉm cười.
- Xin cảm ơn ông. - Cậu thiếu niên rất xúc động đáp.
- A! Chúng ta đến Saint-Denis rồi! - Arthos lẩm bẩm.
Quả thật lúc ấy họ đến cổng thị trấn có hai lính canh. Một tên nói với tên kia:
- Hình như lại một nhà quý tộc trẻ tuổi nữa sắp sung vào quân đội.
Arthos quay đầu lại, bất cứ cái gì liên quan đến Raoul, dù gián tiếp anh đều thích thú.
- Do đâu mà anh đoán biết được? - Arthos hỏi.
- Thưa ông, - tên lính canh đáp, - do cái dáng vẻ của cậu nhà. Với lại cậu cũng đến tuổi rồi. Đó là người thứ hai trong ngày hôm nay.
- Thế sáng nay cũng có một người trẻ tuổi như tôi đến đây à? - Raoul hỏi.
Vâng, thực vậy, một người vẻ mặt cao sang và trang bị ngựa rất oách, ra dáng con nhà gia thế.
- Đó sẽ là một bạn đồng hành của tôi đó, thưa ông, - Raoul vừa đi vừa nói, - Nhưng than ôi! Anh ta sẽ không làm tôi quên được người mà tôi bị mất.
- Raoul, tôi không chắc anh sẽ đuổi kịp anh ta đâu, - Arthos nói, - bởi vì tôi cần nó, chuyện với anh tại đây, và cái điều tôi nói cũng chiếm khá thời gian, nên nhà quý tộc ấy sẽ đi trước anh đấy.
- Dạ xin tuỳ ý ông.
Vừa trò chuyện, họ vừa đi qua các phố đông nườm nượp nhân ngày lễ rồi đến trước một giáo đường cổ trong đó đang cầu lễ misa đầu tiên.
- Raoul, ta xuống ngựa đi, - Arthos bảo. - Olivain giữ ngựa cho chúng tôi và đưa tôi thanh kiếm.
Arthos cầm lấy thanh kiếm, rồi hai nhà quý tộc đi vào nhà thờ.
Arthos dâng nước thánh cho Raoul. Trong trái tim người cha có một chút gì như mối yêu thương ân cần của một tình lang đối với tình nương của mình vậy.
Cậu thiếu niên chạm vào tay Arthos, chào và làm dấu thánh.
Arthos nói một câu gì đó với lnột người canh gác, hắn cúi mình và đi về phía những hầm mộ táng.
- Lại đây Raoul, - Arthos bảo, - chúng ta đi theo người này.
Người canh mở cổng rào những ngôi mộ vua chúa và đứng ở bậc trên còn Arthos và Raoul đi xuống. Phía dưới sâu của cầu thang nhà mồ được chiếu sáng bởi một cây đèn bạc đặt ở bậc cuối cùng.
Ngay bên dưới cây đèn ấy có một nhà táng chân chống bằng gỗ sồi, phủ một tấm mùng lớn bằng gấm tím thêu hoa huệ vàng.
Lòng đầy ưu sầu và vẻ uy nghiêm của nhà thờ vừa đi qua chuẩn bị sẵn cho chàng thiếu niên đi đến tình huống này, cậu bước xuống thong thả và trang trọng, rồi bỏ mũ đứng nghiêm trước di hài của vị vua cuối cùng. Vị vua ấy chỉ phải đi theo tổ tiên khi kẻ kế vị ông đến nối gót ông, và dường như ông nằm đó để nói với niềm kiêu hãnh của con người đôi khi rất dễ phẩn khich khi ở trên, rằng: "Hỡi cát bụi trần gian, ta đợi người!"
Một lát im lặng.
Rồi Arthos giơ ngón tay chỉ vào cỗ quan tài và nói:
- Cái phần mộ vô định này là của một con người yếu hèn và không quyền thế vậy mà lại có một triều đại đầy những biến cố lớn lao. Vì ở trên ông vua, có trí tuệ của một người khác canh giấc, giống như cây đèn kia canh giấc bên trên cỗ quan tài này và chiếu sáng nó.
- Người kia là vua thực sự, Raoul ạ; người này chỉ là một bóng ma và người kia đặt linh hồn mình vào đó(1). Song le cái quyền uy quân chủ ở nước ta nó mạnh mẽ biết chừng nào, con người kia chẳng được vinh dự có một nấm mồ dưới chân của kẻ mà vì họ ông ta đã đem cả cuộc đời để tạo nên niềm quang vinh. Bởi vì, Raoul, hãy nhớ lấy điều này, nếu như người ấy đã làm cho nhà vua nhỏ bé thì ông ta đã làm cho vương vị lớn lao hơn, và trong cung điện Louvre cất giữ hai điều: vua thì chết và vương vị không chết, Raoul này, triều đại ấy đã qua đi, vị tể tướng mà ông chúa của mình hết sức kiềng nể, sợ hãi và căm ghét, khi xuống mồ đã kéo theo mình cả nhà vua mà ông không muốn để còn sống một mình, chắc hẳn vì ngại rằng nhà vua sẽ phá hoại sự nghiệp của ông ta, bởi vì nhà vua chỉ có thể kiến thiết khi có ở bên cạnh mình hoặc Chúa trời hoặc anh linh của Chúa. Vậy mà trong khi ấy, cả thiên hạ coi cái chết của tể tướng như một giải thoát.
Những người đương thời thật là mù quáng, và chính tôi, đã có mấy lần ngang nhiên ngăn cản những ý đồ của con người vĩ đại ấy. Ông nắm cả nước Pháp trong tay mình và tuỳ theo ông siết chặt lại hay buông tay ra mà bóp nghẹt nó hoặc cho nó thở thoải mái.
Nếu như trong cơn giận dữ khủng khiếp của mình, ông đã không nghiền nát tôi ra, tôi và các bạn thân của tôi, chắc hẳn là để hôm nay tôi có thể nói với anh rằng: này Raoul hãy luôn luôn biết phân biệt nhà vua và vương vị; vua chỉ là một con người, vương vị là ý thức của Chúa; khi nào anh hoài nghi không biết cần phải phụng sự ai, thì hãy bỏ đi cái vỏ ngoài vật chất mà giữ lấy cái nguyên lý vô hình, là tất cả.
Tuy nhiên Chúa muốn làm cho cái nguyên lý ấy có thể sờ thấy được và cho nó hiện thân vào một con người. Raoul ơi, tôi nhìn tương lai của anh dường như qua một đám mây. Tôi tin rằng tương lai anh sẽ sáng sủa hơn của chửng tôi.
Chúng tôi đã có một tể tướng mà không có vua; trái hẳn lại, anh có một ông vua mà không có tể tướng(2). Vậy thì anh có thể phụng sự, yêu mến và kính trọng đức vua. Nếu như ông vua ấy là một bạo chúa vì mọi sự toàn năng đều có cái choáng váng thúc đẩy nó đi đến bạo quyền - thì anh hãy phụng sự, yêu mến và kính trọng vương vị, nghĩa là cái điều không bao giờ sai lầm, nghĩa là ý thức của Chúa trên cõi trần này, nghĩa là cái tia lửa trời nó làm cho hạt bụi trở thành lớn lao và thần thánh đến nỗi chúng ta, những nhà quý tộc cũng vào hạng danh gia thế phiệt, cũng thành chẳng có nghĩa lý gì trước cái hình hài nằm ở bậc cuối cùng của cầu thang này, giổng như hình hài ở trước ngai vàng của Đấng cứu thế.
- Thưa ông, tôi sẽ tôn thờ Chúa - Raoul nói - Tôi sẽ kính trọng vương vị, tôi sẽ phụng sự Đức vua, và nếu như phải chết, tôi sẽ cố gắng chết hoặc vì Đức vua, hoặc vì vương vị, hoặc vì Chúa. Ông hiểu tôi rõ ràng chứ?
Arthos mỉm cười và nói:
- Anh là một thiên bẩm cao quý. Đây là thanh kiếm của anh.
Raoul quỳ một chân xuống đất.
Arthos nói tiếp:
- Thanh kiếm này đã được cha tôi, một nhà quý tộc trung hậu mang. Đến lượt tôi lại mang nó và đôi lần tôi đã làm rạng rỡ nó khi chuôi kiếm ở trong lòng bàn tay tôi và bao kiếm đeo ở bên sườn tôi. Raoul, nếu như bàn tay anh hãy còn yếu đề sử dụng thanh kiếm này thì càng hay, anh sẽ có thêm thì giờ để tập tành và để chỉ tuốt nó ra khi nào nó cần phải trông thấy ánh mặt trời.
Raoul đón nhận thanh kiêm từ tay bá tước và nói:
- Thưa ông, tôi chịu ơn ông về mọi thứ; tuy nhiên thanh kiếm này là tặng vật quý báu nhất mà ông đã cho tôi. Tôi xin thề với ông rằng tôi sẽ mang nó với tư cách một người biết ơn.
Rồi cậu kính cẩn ghé môi hôn lên chuôi kiếm.
- Tốt lắm, - Arthos nói, - tử tước hãy đứng lên và chúng ta ôm hôn nhau.
Raoul đứng dậy và xúc động tràn trề, nhào mình vào cánh tay Arthos.
Bá tước cảm thấy trái tim mình như tan ra, lẩm bẩm.
- Thôi vĩnh biệt, và hãy nhớ tới tôi.
- Ôi vĩnh viễn! Vĩnh viễn? - Chàng trẻ kêu lên. - Ôi, tôi xin thề như vậy, và nếu có điều bất hạnh xảy ra với tôi thì tên ông sẽ là cái tên cuối cùng tôi thổt ra, sẽ là kỷ niệm của tôi, ý nghĩa cuối cùng của tôi.
Arthos vội vã đi lên để che giấu nỗi xúc động của mình. Anh lấy một đồng tiền vàng cho người canh mộ, cúi mình trước bàn thờ, rồi rảo bước ra cổng nhà thờ. Olivain chờ ngoài đó cùng với hai con ngựa kia.
Arthos trỏ tấm dải đeo gươm của Raoul và bảo:
- Olivain, buộc lại vòng thanh kiếm, nó hơi trễ xuống quá. Được rồi. Bây giờ anh đi theo tử tước cho đến khi nào Grimaud đuổi kịp các anh; bác ấy đến thì anh từ giã tử tước. Raoul, nghe đấy chứ? Grimaud là một người lão bộc đầy lòng quả cảm và thận trọng: bác ấy sẽ đi theo anh.
- Thưa vâng, - Raoul đáp.
- Nào lên ngựa, tôi muốn được trông thấy anh ra đi.
Raoul tuân lệnh và nói:
- Xin vĩnh biệt ông! Xin vĩnh biệt người che chở kính yêu của tôi.
Arthos vẫy tay chào, vì không dám nói nên lời, còn Raoul cất mũ và đi xa dần.
Arthos đứng lặng im và nhìn theo cho đến lúc Raoul khuất sau chỗ đường rẽ.
Rồi ném cương ngựa vào tay một người nhà quê, anh lững thững bước lên bậc, trở vào nhà thờ, đến một góc tối tăm nhất và cầu nguyện.
Chú thích:
(1) chỉ tể tướng Richelieu và vua Louis XIII
(2) chỉ vua nhỏ Louis XIV và Mazarin.

- Không, - bà de Chevreuse nói.
- Không, - cô Paulet nói.
- Quả vậy, tôi cho rằng hoàng hậu chỉ truyền cho ít người biết thôi, nhưng tôi, tôi nắm chắc trong tay.
- Và ông thuộc chứ?
- Tôi chắc là có nhớ.
- Nào? nào! - mọi người nhao nhao lên.
Aramis kể:
- Chuyện ấy xảy ra trong trường hợp như thế này. Ông de Voiture ngồi trong cỗ xe của hoàng hậu, bà cùng ông ta đi dạo chơi tay đôi trong rừng Fontainebleau. Ông ta làm ra vẻ đang ngẫm nghĩ để hoàng hậu hỏi xem ông ta nghĩ gì. Y như rằng, điều đó diễn ra.
Hoàng hậu hỏi:
- Ông de Voiture, ông đang nghĩ gì thế?
Voiture mỉm cười và giả vờ suy nghĩ năm giây để người ta tương rằng ông ứng khẩu thành thơ và đáp:
"Tôi nghĩ rằng sau bao tháng năm ròng
Nàng bị đoạ đày gian khổ bất công
Số mệnh đã thưởng cho nàng xứng đáng
Nào danh dự, nào vinh quang xán lạn;
Nhưng khi xưa trong cảnh ngộ đáng thương
Chắc nàng còn sung sướng trăm đường
Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 CHương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chhương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 cái mà tôi đã hứa với ông. Người được chúng ta che chở sẽ được tiếp đãi chu đáo.
- Thưa bà, - Arthos nói, - anh ta sẽ sung sướng được chịu ơn bà.
- Về phương diện ấy ông chẳng có gì phải ganh tị với anh đâu vì rằng chính tôi, tôi nhờ ơn ông mà được biết ông ta, - người đàn bà ranh mãnh đáp và nở một nụ cười gợi nhớ đến Marie Michon cho cả Aramis và Arthos.
Nói xong bà đứng dậy và gọi xe của mình. Cô Paulet đã về rồi và cô Scudéry cũng ra về.
Arthos bảo Raoul:
- Tử tước, anh hãy đi theo bà công tước de Chevreuse, hãy nói với bà cho anh vinh hạnh đỡ bà lên xe, rồi cảm ơn bà.
Cô gái Ấn Độ xinh đẹp đến chỗ Scarron để xin cáo lui.
- Cô đã về cơ à? - Ông nói.
- Tôi là một trong những người cuối cùng ra về, ông thấy đấy.
- Nếu ông có những tin tức về ông de Voiture, nhất là những tin tốt lành, xin ông làm ơn gửi cho tôi vào ngày mai.
- Ồ, ông ta có thể chết bây giờ, - Scarron đáp.
- Thế là thế nào? - Cô thiếu nữ mở mắt hỏi.
- Bài tán dương ông ta đã làm xong rồi.
Và họ vui cười chia tay nhau; cô thiếu nữ ngoái đầu lại để nhìn người bại liệt đáng thương với vẻ thích thú, còn người bại liệt dõi theo cô bằng con mắt tình tứ.
Các nhóm khách thưa thởt dần. Scarron không làm ra bộ nhìn thấy một số tân khách đã chuyện trò bí mật với nhau, thư từ đã đến với nhiều người, và buổi tối hội họp dường như có một mục đích bí mật nó đi trệch khỏi chuyện văn chương mà họ đã bàn cãi om sòm.
Những điều đó có can hệ gì đến Scarron? Bây giờ người ta cứ việc hoạt động thoải mái cho phong trào La Fronda ở ngay nhà ông; vì từ sáng hôm nay như ông đã nói, ông không còn là bệnh nhân của hoàng hậu nữa rồi.
Còn về Raoul, quả nhiên anh đã đưa bà công tước ra tận xe của bà, bà ngồi và đưa bàn tay cho anh hôn; rồi do một trong những cơn ngẫu hứng cuồng điên đã khiến bà thật đáng yêu quý và nhất là thật nguy hiểm, bà đột nhiên ôm lấy đầu anh và hôn lên trán mà nói:
- Tử tước ơi mong rằng những điều chúc mừng của tôi và cái hôn này sẽ mang lại hạnh phúc cho anh.
Rồi bà đẩy anh ra xa và bảo người xà ích đánh xe đến dinh Luynes. Cỗ xe đã lăn bánh, bà de Chevreuse còn giơ tay ra hiệu với anh một lần cuối qua cửa xe, Raoul quay trở vào cứ ngẩn người ra.
Arthos hiểu rõ những gì đã diễn ra và mỉm cười.
- Tử tước, lại đây, - anh nói, - đã đến lúc anh rút lui rồi đấy; ngày mai anh đi đến quân đội của Ngài hoàng thân, chúc anh ngủ ngon đêm cuối cùng của người thành thị.
- Tôi sẽ là người lính ư? - Chàng thanh niên hỏi. - Ôi! Thưa ông xin hết lòng cảm ơn ông!
- Xin từ biệt bá tước, tôi trở về tu viện của tôi, - tu viện trưởng De Herblay nói.
- Xin từ biệt tu viện trưởng, - Ông chủ giáo nói - ngày mai tôi giảng kinh và tối nay có đến vài chục bài phải tham khảo.
- Xin từ biệt quý vị, - bá tước nói, - còn tôi, tôi sẽ ngủ hai mươi bốn giờ liền, vì mệt mỏi lắm.
Ba người chào nhau sau khi trao đổi với nhau một cái nhìn cuối cùng. Scarron liếc mắt theo dõi họ qua các ô cửa phòng khách.
Chẳng có ai trong bọn họ sẽ làm như họ nói đâu. Scarron lẩm bẩm với nụ cười ranh ma của mình. Nhưng họ cứ việc làm, những con người quý tộc trung hậu! Biết đâu họ chẳng làm thế nào để trả lại trợ cấp cho ta?…, Họ thì họ có thể vung cánh tay lên, thế là quá nhiều; còn ta, than ôi! Ta chỉ có cái lưỡi, nhưng ta sẽ cố gắng chứng minh rằng đó là một cái gì đáng kể.
- Ơ này? Champenois, mười một giờ điểm rồi đấy. Đến đẩy ta về giường nào. Quả tình cái cô tiểu thư d'Aubigné ấy thật là kiều diễm
Nói rồi, kẻ bại liệt tội nghiệp ấy biến vào trong buồng ngủ, cánh cửa khép lại sau lưng ông ta, và những ngọn đèn sáng lần lượt tắt dần trong căn phòng khách ở phố Tournelles.
Chú thích:
(1) chỉ một người đàn bà phong lưu đài các.
(2) Nếu thằng bé không dành cho Viếcgin một nơi ở tử tế, thì mọi người sẽ rơi từ cái bờm của con giao ong (tiếng La-tinh)
(3) Một học giả Pháp (thế kỷ XVII), soạn những sách về ngôn ngữ và làm thơ.
(4) Thày tu giúp việc trợ giáo.
(5) Từ giã thế gian. (Tiếng la-tinh).
(6) cha Vincent là linh mục nghe xưng tội của hoàng hậu
(7) Hồi thế kỷ XVI, Christope Colone khám phá ra châu Mỹ tưởng là đã đi tới Ấn Độ, nên người ta quen gọi dân bản xứ là người Ấn Độ. Martinique là một hòn đào ở Trung Mỹ.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Hiếu đính: Ct.Ly
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 4 tháng 11 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--