Chương 2
Một cuộc đi tuần đêm

Mười phút sau, toán lính nhỏ di ra qua phố Trẻ Ngoan, phía sau phòng biểu diễn mà giáo chủ de Richelieu đã cho xây để diễn vở "Niramơ" và giáo chủ Mazarin - say mê âm nhạc hơn văn chương - vừa mới cho diễn những ca kịch đầu tiên trình diễn ở Phảp.
Quang cảnh thành phố thể hiện tất cả nhưng tính chất của một cuộc náo động lớn; những đoàn người đông đảo chạy khắp phố phường, và mặc dầu d'Artagnan có nói gì đi nữa, thì họ cũng dừng lại xem toán linh đi qua, vẻ giễu cợt dậm doạ chỉ rõ rằng những thị dân (1) đã tạm thời gác bỏ cái tính khoan hậu thông thường để mang những ý đồ gây gổ hơn. Chốc chốc; những tiếng ồn ào từ khu chợ Hallơ vọng đến. Những phát súng nổ lẹt đẹt từ phía phố Saint-Denis, và thỉnh thoảng đột nhiên không hiểu sao một tiếng chuông lại dội lên do tính bốc đồng của dân chúng.
D'Artagnan bước trên con đường của mình với vẻ vô tư của một người mà với những chuyện lăng nhăng như vậy chẳng thể có một tác động nào. Khi một người đứng nghênh ngang giữa lòng đường anh thúc ngựa mà chẳng hề báo tránh, và những người trong đám đông, phiến loạn hay không, như biết rõ họ đang đụng phải tay nào đây, bèn dãn ra và để toán tuần tra đi qua. Ông giáo chủ khao khát cái thái độ bình tĩnh được ông gán cho là do thói quen gặp nguy hiểm, nhưng đối với viên sĩ quan tạm thời ông bị đặt dưới quyển: ông vẫn tỏ một thứ vị nể mà chính tính thận trọng làm hoà hợp với lòng can đảm vô tư.
Khi đến gặp trạm gác ở cửa ô Sergents, người lính canh hô:
"Ai! Đứng lại!", d'Artagnan đáp và sau khi đã hỏi một mật khẩu ở giáo chủ, anh tiến đến. Mật khẩu "Louis" và "Rôcroa".
Những tín hiệu nhận biết được trao đổi. D'Artagnan hỏi xem có phải ông de Comminger chỉ huy trạm này không?
Người lính canh chỉ cho anh một viên sĩ quan đang đứng dưới đất nói chuyện, bàn tay vịn vào cổ con ngựa của người đối thoại. Đó chính là người mà d'Artagnan đang cần hỏi. Anh trở lại và nói với giáo chủ:
- Đấy là ông De Comminger.
Giáo chủ thúc ngựa về phía họ trong khi d'Artagnan kín đáo lùi lại:
- Hoan hô Gitaud, - giáo chủ nói với kỵ sĩ, - mặc dù ông đã sáu mươi tư tuổi tôi thấy ông vẫn như xưa, lanh lẹn và tận tuỵ. Ông nói gì với chàng trai này thế?
- Thưa đức ông, - Gitaud đáp - tôi bảo anh ấy là chúng ta đang sống trong một giai đoạn kỳ dị, và ngày hôm nay giống hệt một trong những ngày của khối Liên Minh mà tôi từng nghe nói đến rất nhiều trong thời trai trẻ. Anh có biết trong phố Saint-Denis và Saint-Martin, người ta không có việc gì khác ngoài việc dựng các vật chướng ngại không?
- Ông bạn Gitaud thân mến, thế Comminger trả lời ông thế nào?
- Thưa Đức ông, - Comminger nói, - tôi trả lời rằng muốn một Liên Minh, họ chỉ thiếu một điều mà tôi thấy là khá quan trọng đó là một quận công De Guise (2) vả chăng người ta không làm hai lần cùng một việc.
- Không, nhưng họ sẽ làm một La Fronde như họ bảo, - Gitaud đáp.
- La Fronde, đó là cái gì? - Mazarin hỏi.
- Thưa Đức ông, đó là cái tên họ đặt cho bè đảng của họ.
- Tên ấy từ đâu ra?
Hình như cách đây mấy ngày. Ông tham nghị Basơmông có nói ở trong Cung rằng tất cả những người làm loạn giống như bọn học sinh dùng ná bắn đá trong các hầm hố ở Paris, khi thấy viên cảnh sát đến thì chạy đi, rồi lại tập hợp lại. Thế là họ chớp lấy cái đó, giống như bọn ăn xin ở Bruxelles đã làm, vả họ tự xưng là Fronde. Hôm nay và hôm qua, mọi thứ đều là của La Fronde, bánh trái, mũ mãng, găng, bao tay, quạt; nhưng này nghe kìa.
Quả nhiên lúc ấy một cửa sổ mở ra, một người đàn ông đứng đó và bắt đầu hát:
Một cơn gió Fronde
Nổi từ sớm tinh mơ
Chắc là nó gầm thét
Chống lại Mazarin
Một cơn gió Fronde
Nổi từ sớm tinh mơ
- Đồ lếu láo! - Gitaud lẩm bẩm.
Do bực bội vì vết thương, do chỉ muốn trả thù ăn miếng trả miếng, Comminger nói:
- Thưa Đức ông, ngài có muốn tôi nã một viên đạn cho cái tên vô lại kia, để dạy cho hắn đừng có hát bậy bạ đến thế một lần nữa không?
Và anh ta đưa tay với súng ở bên yên ngựa của ông giáo chủ.
- Chớ! Chớ! - Mazarin kêu lên. - Điavôlê(4) Anh bạn thân mến anh làm hỏng bét bây giờ, trái lại mọi việc đang tiến hành rất tuyệt. Tôi hiểu người Pháp của các anh y như tôi đã tạo ra họ, từ người đầu tiên đến người cuối cùng: họ ca hát, họ sẽ trả giá. Trong thời Liên Minh mà Gitaud nói đển lúc nãy, người ta chỉ hát kinh lễ, cho nên mọi việc rất dở. Lại đây Gitaud, lại đây và ta xem ở Tám mươi người ta có canh gác tốt như ở cửa ô Sergents không?
Giơ tay chào Comminger, ông ta đi theo d'Artagnan đang lại dẫn dầu toán lính nhỏ của mình. Gitaud và giáo chủ bám sát ngay sau d'Artagnan, rồi cuối cùng đến những kẻ còn lại trong đám tuỳ tùng.
- Đúng thật, - Comminger nhìn đoàn người xa dần và lẩm bẩm, - ta quên khuấy rằng, miễn là người ta nộp tiền, đó là tất cả những gì ông ta cần, cho riêng ông ta.
Dân chúng lại tiến vào phố Xanh Ônorê bằng cách luôn luôn chuyển dịch các đoàn, trong các đoàn ấy, người ta chỉ nói về các chi dụ trong ngày, người ta phàn nàn ông vua thơ trẻ huỷ hoại nhân dân mình như thế mà không biết, người ta đổ tất cả mọi tội lên đầu Mazarin, người ta bàn kêu với quận công d'Orléans và ngài Hoàng thân, người ta ca tụng Blancmensnil và Broussel.
D'Artagnan đi qua giữa những đoàn người ấy vô tư như thể anh và con ngựa của anh đều bằng sắt; Mazarin vâ Gitaud nói chuyện thì thầm, các lính ngự lâm cuối cùng nhận ra ông giáo chủ, lẳng lặng đi theo.
Đến phố Saint-Tauma du Louvre nơi có trạm Tám Mươi, Gitaud gọi một sĩ quan cấp dưới ra báo cáo.
- Thế nào? - Gitaud hỏi.
- A? Thưa đại uý, phía này mọi sự tốt cả, có chăng tôi thiết tưởng, có chuyện gì đó đang diễn ra trong cái dinh thự kia.
Và anh ta đưa tay trỏ một toà nhà lộng lẫy ở đúng ngay tại vị trí mà từ ấy có toà Vodovin.
- Trong cái dinh thự kia… - Gitaud nói. - Nhưng đó là dinh thự Rambouillet (5).
Tôi không biết đó có phải là dinh thự Rambouillet không, - viên sĩ quan nói tiếp, - nhưng tôi thấy vô số người vẻ tiều tuỵ lắm đi vào đó.
- Chà! - Gitaud bật cười nói - những thi sĩ ấy.
- Này, Gitaud, - Mazarin bảo, - thôi đi, đừng có bình phẩm với một vẻ bất kính như vậy về các vị ấy? Anh không biết tôi đã là thi sĩ hồi còn thanh niên và tôi đã làm những vần thơ như loại thơ của Benxơrađơ ấy!
- Ngài ư? Thưa Đức ông.
- Phải, chính tôi, anh có muốn tôi đọc nghe không?
- Tôi không biết lắm, thưa Đức ông. Tôi không hiểu tiếng Ý.
- Ừ nhưng anh hiểu tiếng Pháp, phải không, anh bạn Gitaud tốt bụng và trung thực của tôi, - Mazarin vừa nói vừa đặt tay thân mật lên vai. Ông và người ta ra mệnh lệnh nào đó bằng thứ tiếng ấy cho anh thì anh sẽ thi hành chứ!
- Hẳn nhiên rồi, thưa Đức ông, như tôi đã từng làm, miễn là mệnh lệnh đó từ hoàng hậu ban ra.
- A phải! – Macdaranh cắn môi nói. Tôi biết là anh hoàn toàn trung thành với bà ấy.
- Tôi là chỉ huy đội ngự vệ của hoàng hậu hơn hai mươi năm nay.
- Lên đường, ông d'Artagnan, - giáo chủ nói, - phía này mọi sự tốt cả!
D'Artagnan lại dẫn đầu đoàn người, không nói một lời và với sự phục tùng thụ động tạo nên tính cách của người lính kỳ cựu.
Anh rong ruổi đến phía cồn đất Saint-Roch nơi có cái trạm thứ ba sau khi đi qua phố Richelieu và phố Vilơđô. Đó là cái trạm lẻ loi nhất vì nó gần giáp với thành luỹ và ở phía này, thành phố thưa người ở.
- Ai chỉ huy trạm này? - Giáo chủ hỏi.
- Vilơkiê - Gitaud đáp.
- Quỷ ạ! - Mazarin kêu. - Ông nói chuyện riêng với hắn thôi, ông hẳn biết chúng tôi bất hoà với nhau từ khi ông nhận trách nhiệm bắt giữ quận công de Beaufort, hắn ta tưởng vinh dự ấy thuộc về hắn với tư cách là chỉ huy ngự vệ của Đức vua.
- Tôi biết rõ, và tôi đã bảo hắn đến trăm lần rằng hắn lầm rồi, Đức vua không thể ra lệnh ấy cho hắn, vì hồỉ ấy, vua mới chưa đầy bốn tuổi.
- Đúng, nhưng tô1, tôi có thề ban lệnh đó cho hắn, Gitaud ạ. song tôi lại thích rằng đó là ông.
Gitaud không đáp, thúc ngựa tiến lên, tự giới thiệu với người lính gác và cho gọi ông de Vilơkiê.
Ông de Vilơkiê đi ra với giọng bực bội khó chịu đã thành thói quen, ông nói:
- A? Ông đấy à, Gitaud! Ông đến đây làm quái gì thế?
- Tôi đến hỏi xem có chuyện gì mới ở phía này không?
- Thế ông muốn có chuyện gì nào? Người ta hô: "Đức vua muôn năm" và "Đả đảo Mazarin!" đó không phải là chuyện mới à? Thời gian gần đây, chúng tôi quen với những tiếng hô ấy.
- Và các ông phụ hoạ chứ gì? - Gitaud đáp.
- Thực tình đôi khi tôi rất thèm? Tôi thấy họ rất đúng, Gitaud ạ.
Tôi sẵn sàng cho đi năm năm tiền lương của tôi, không nhận lương để Đức vua tăng thêm năm tuổi.
- Thật chứ, và nếu nhà vua thêm năm tuổi thì sẽ có chuyện gì xảy ra.
- Nếu Đức vua thành niên, Đức vua sẽ tự mình ban mệnh lệnh và tuân theo cháu trai của Henri IV ắt là thú vị hơn con trai của Pietro Mazarin. Vì Đức vua, mẹ kiếp, tôi vui lòng xả thân, còn nếu vì Mazarin mà tôi bị giết giống như cháu trai ông suýt bị hôm nay ấy, thì chẳng có thiên đường nào, dù tôi có được đặt đàng hoàng vào đấy lại có thể an ủi được tôi bao giờ.
- Được rồi. được rồi, ông Vilơkiê – Mazarin - Cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo về lòng trung thành của ông lên Đức vua.
Rồi quay lại đám tuỳ tùng, ông bảo:
- Đi thôi các anh, mọi việc tốt cả, ta trở về.
- Này. - Vilơkiê hỏi, - Mazarin ở kia ư? Càng hay, đã từ lâu tôi có ý muốn nói thẳng trước mặt ông điều mà tôi nghĩ về ông ta, Gitaud, ông đã tạo cho tôi cơ hội ấy, và mặc dù ý định của ông có thể không phải là những ý định tốt nhẩt đối với tôi, tôi cũng xin cảm ơn ông.
Và ông quay gót trở lại đơn vị canh gác, miệng hát một điệu hát Fronde. Trong khi đó Mazarin quay về đăm chiêu tư lự, điều mà ông đã liên tiếp nghe qua Comminger, Gitaud, và Vilơkie càng khiến ông tin chắc vào điều suy nghĩ là trong trường hợp những biến cố quan trọng ông sẽ chẳng còn ai vì mình ngoài hoàng hậu, mà hoàng hậu thì thường bỏ rơi bạn bè, nên sự nâng đỡ của hoàng hậu đối với ông tể tướng đôi khi dường như chẳng chắc chắn gì và rất bấp bênh, mặc dầu ông đã có những cách đề phòng.
Suốt thời gian trong chuyến đi ban đêm ấy, tức là quãng gần tiếng đồng hồ. Ông giáo chủ vừa lần lượt nghiên cứu Comminger, Gitaud và Vilơkiê, vừa xem xét mọi người. Con người ấy tỏ ra thản nhiên trước sự hăm doạ của dân chúng và trước những lời bông đùa mà Mazarin buông ra, người ấy không hề cau mày cũng như trước những lời đùa bỡn mà anh ta là đối tượng, ông thấy đó dường như một người ngoại lệ và được tôi luyện để ứng phó với những biến cố thuộc loại những biến cố trong đó người ta đang có mặt, nhất là những biến cố mà trong đó người ta sắp có mặt.
Vả chăng cái tên d'Artagnan ấy đối với ông hoàn toàn xa lạ, và mặc dầu Mazarin mới đến nước Pháp vào khoảng năm 1634 và 1635; tức là bảy hoặc tám năm sau những biến cố mà chúng tôi đã kể trong một thiên truyện trước, ông giáo chủ thấy hình như một trường hợp nào đó mà nay ông không nhớ rõ, ông đã nghe thốt ra cái tên giống như tên một con người nổi bật lên như một tấm gương về dũng cảm, khôn khéo và tận tuỵ.
Ý nghĩ ấy xâm chiếm đầu óc ông mạnh đến nỗi ông quyết định làm sáng tỏ ngay không chậm trễ; nhưng những điều cần tìm hiểu về d'Artagnan không thể hỏi thẳng ngay anh ta được. Qua, vài tiếng thốt ra từ miệng viên trung uý ngự lâm quân, ông giáo chủ nhận ra ngay nguồn gốc Gascogne, mà người Ý và người Gascogne thì hiểu biết nhau quá rõ và giống nhau quá đỗi nên không thể tin cậy lẫn nhau về những điều mà họ tự nói về bản thân mình. Cho nên, khi đến dãy tường rào của Hoàng cung, giáo chủ gõ vào một cái cửa nhỏ gần đó nay là quán cà-phê De Foa, và sau khi cảm ơn d'Artagnan và đặn anh đợi ở trong sân Hoàng cung, ông ra hiệu cho Gitaud đi theo ông. Cả hai người xuống ngựa, trao dây cương, cho tên hầu đã mở cửa và biến vào trong vườn.
Ông Giáo chủ vịn vào cánh tay viên đại uý ngự vệ già và nói:
- Ông Gitaud thân mến ơi, lúc nãy ông có nói với tôi là ông đã phục vụ hoàng hậu ngót hai mươi năm nay rồi phải không?
- Vâng, đó là sự thật, - Gitaud đáp.
- Này, Gitaud thân mến ơi, - giáo chủ tiếp, - tôi nhận xét thấy ngoài tinh thần quả cảm của ông không còn phải tranh cãi và lòng trung thành của ông đã qua mọi thử thách, ông còn có một trí nhớ tuyệt diệu.
- Đức ông nhận xét như vậy ư? - Viên đại uý, ngự vệ nói, - Quỷ ạ! Thật là rủi cho tôi.
- Thế là thế nào?
- Chắc hẳn một trong những phẩm chất hàng đầu của người cận thần là biết quên đi.
- Như ông Gitaud, ông không phải cận thần. Ông là một người lính trung thực, một trong những đại uý nọ, như hãy còn sót lại vài người của thời vua Henri IV nhưng buồn thay rồi chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn lại người nào cả.
- Kỳ thật! Phải chăng Đức ông bảo tôi đến để xem số tử vi cho tôi?
- Không đâu, - Mazarin cười nói, - tôi bảo ông đến để xem ông có chú ý đến ông trung uý ngự lâm quân không?
- Ông d'Artagnan ấy à?
- Phải.
- Tôi chẳng cần phải chú ý, thưa Đức ông - tôi biết ông ta từ lâu.
- Vậy là người thế nào?
- Ờ? - Gitaud ngạc nhiên vể câu hỏi. - Đó là một người Gascogne chứ sao!
- Phải, tôi biết điều đó, nhưng tôi muốn hỏi xem đó có phải là một người mà có thể tin cậy dược không?
Ông de Treville rất quý trọng ông ta, mà ông de Treville, ngài biết đấy, thuộc những người bạn lớn của hoàng hậu.
- Tôi muốn biết xem đó có phải là một người đã từng chứng tỏ giá trị và tài năng của mình chưa?
- Nếu theo ngài hiểu như một quân nhân dũng cảm, tôi thiết tưởng có thể trả lời đúng như vậy. Tại cuộc bao vây thành La Rochelle ở đèo Xuydơ, ở Pecpinhăng, tôi nghe nói ông ta đã hoàn thành quá cả nhiệm vụ của mình kia đấy.
- Nhưng Gitaud, ông biết đấy, những tể tướng khốn khổ như chúng tôi, thường thường còn cần cả những người khác những người dũng cảm kia. Chúng tôi cần những người khôn khéo. Ông d'Artagnan dưới thời giáo chủ Richelieu chẳng đã dính líu vào một chuyện mưu mô nào đó chăng mà dư luận chung mong muốn rằng ông ta hãy rút ra một cách thật khéo léo.
- Thưa Đức ông! - Gitaud thấy rõ là giáo chủ muốn làm cho ông phải phun ra, bèn đáp - Tôi buộc phải thưa với Các hạ rằng tôi chi biết điều mà dư luận chung có thể mách đến Các hạ. Riêng tôi không bao giờ dây vào những chuyện mưu mô, mà nếu như thỉnh thoảng tôi có nghe đôi điều tâm sự về những âm mưu của những người khác thì do điều bí mật không phải là của tôi, Đức ông sẽ cho là phải khi tôi giữ gìn điều bí mật ấy cho những ai đã gửi gắm vào tôi.
Mazarin lắc đầu và nói:
- A! Tôi cam đoan là có những vị tể tướng thật là hạnh phúc, họ biết tất cả những gì họ muốn biết.
- Thưa Đức ông. - Gitaud nói tiếp, - Ấy vì những vị đó không đem cân tất cả mọi người vào cùng một bị và họ biết gõ vào những người chinh chiến về chuyện chiến tranh và gõ vào những người mưu mô về chuyện âm mưu. Ngài hãy tìm hỏi mọi người mưu toan nào đó ở cái thời kỳ ngài nói đến vả ngài sẽ moi được ở họ cái mà ngài muốn, tất nhiên là phải trả tiển.
- Ồ! Mẹ kiếp!- Mazarin thốt lên và chợt nhăn nhó, cái nhăn nhó thương bật ra khi người ta đụng với ông đến vấn đề tiền bạc theo cái nghĩa mà Gitaud vừa nói. - Người ta sẽ trả tiền… nếu như, không có cách nào khác.
- Có thật đúng là Đức ông yêu cầu tôi chỉ cho một người đã từng dây vào những chuyện mưu mô trong thời kỳ ấy không?
- Per Bacco! - Mazarin bắt đầu suốt ruột kêu lên. - Dễ đến một tiếng đồng hồ rồi, tôi có hỏi ông điều gì khác đâu, rõ cứng đầu, cứng cổ.
- Có một người mà tôi có thể đảm bảo với ngài về phương diện đó tất nhiên nếu ông ta muốn nói.
- Đó là việc của tôi.
- A, thưa Đức ông, không phải bao giờ cũng dễ dàng bắt những người không muốn nói phải nói.
- Chà! Cứ kiên nhẫn là sẽ đạt. Này, thế cái người ấy là…
- Bá tước de Rochefort…
- Bá tước de Rochefort?
- Rủi thay ông ta đã biến mất từ bốn năm năm rồi và tôi không biết ông ta bây giờ ra sao.
- Tôi thì tôi biết đấy, Gitaud ạ, - Mazarin nói.
- Thế ban nãy sao Các hạ còn than vãn và kêu không biết gì hết?
- Và, - Mazarin nói tiếp, - Ông tưởng rằng ông Rochefort…
- Đó là kẻ một lòng một dạ theo ngài giáo chủ đấy, nhưng tôi xin báo trước Đức ông là ngài sẽ phải trả giá đắt về điều đó, ngài giáo chủ xưa rất hào phỏng với các bộ hạ của mình.
- Phải rồi, phải rồi, Gitaud ạ, - Mazazin nói. - đấy là một con người vĩ đại, nhưng ông ta có cái thiếu sót đó. Cảm ơn Gitaud, tôi sẽ lợi dụng lời khuyên bảo của ông, ngay tối nay.
Do lúc ấy hai người đối thoại đi tới sân Hoàng cung, giáo chủ giơ tay ra hiệu chào Gitau và chợt thấy một viên sĩ quan đang đi đi lại lại ông tiến đến gần người ấy.
Đó là d'Artagnan đợi giáo chủ trở lại như giáo chủ đã ra lệnh.
- Lại đây, ông d'Artagnan, - Mazarin nói, với giọng dịu dàng uyển chuyển nhất của mình, - tôi có một mệnh lệnh trao cho ông.
D'Artagnan nghiêng mình, đi theo giáo chủ theo lối cầu thang bí mật và một lát sau đã trở lại chỗ văn phòng, nơi anh đã ra đi. Giáo chủ ngồi trước bàn giẩy và lấy một tờ giấy viết lên đó mấy dòng.
D'Artagnan đứng yên, thản nhiên chờ đợi, không suốt ruột cũng không tò mò; anh đã trở thành một người lính bằng máy hành động hay nói đúng hơn là tuân theo bằng lò xo.
Giáo chủ gấp thư và niêm phong, rồi bảo:
- Ông d'Artagnan, ông mang bức công văn này đến ngục Bastille và dẫn về vài người ghi tên trong đó; ông lấy xe ngựa, một toán áp tải và canh giữ người tù cho cẩn mật.
D'Artagnan cầm phong thư, đưa tay lên mũ chào, xoay mình trên gót chân như viên đội huấn luyện khéo léo nhất có thể làm được, đi ra và một lát sau, người ta nghe thấy anh ra lệnh, giọng ngắn gọn, đều đều:
- Bốn ngươl hộ tống, một cỗ xe, con ngựa của tôi.
Năm phút. sau, tiếng bánh xe và móng ngựa vang lên trên nền sân.
Chú thích:
(1) Geois thời ấy có nghĩ là các thị dân và cũng để chỉ tầng lớp tư sản thành thị
(2) Quận công De Guise (1550 - 1588) – thủ lĩnh của Liên Minh trong chiến tranh tôn giáo, đánh thắng phe tân giáo. Sau bị ám sát
(3) La Fronde - cái ná bắn đá, cái súng cao su
(4) Quỷ quái
(5) chỉ Richelieu