Dịch giả : Thủy Nguyên
Phụ Lục

Đêm Ai Cập  

Thoạt đầu Puskin đặt tên cho truyện này là "Clêôpatơra". Ông viết vào mùa thu năm 1835 ở Mikhailốpxkôiê. Tác phẩm không đuợc hoàn thành trọn vẹn. Có lẽ Puskin sử dụng trích đoạn trường ca bỏ dở "Êderxki" (1833) và bài thơ về Clêôpatơra viết năm 1824 và đuợc viết lại năm 1828 của mình đua vào truyện làm lời ứng tác của nghệ sĩ Ý. Hình tượng nhà thơ ứng tác có thể có đuợc do ấn tượng sau các buổi trình diễn của người Đức tên là Mắc Langhesvartxơ đến nước Nga năm 1832. Người bạn gần gũi của Puskin, nhà thơ Ba Lan Ađam Mitxkiêvích cũng có tài ứng tác thơ. Ở hình tượng Tsarxki, Puskin đua vào một số nét tiểu sử của bản thân. Truyện "Đêm Ai Cập" lần đầu in sau khi nhà thơ đã qua đời, trong tạp chí "Người đuơng thời" (1837, t. VIII).
1) Đề từ này lấy ở "Tùng thư trò chơi chữ" (1771) của hầu tước Biơvrơ.
2) Món kem sữa làm ở cửa hàng kẹo bánh của Rêdanốp ở Pêterburg.
3) Métxenát - người đỡ đầu khoa học và nghệ thuật; gọi theo tên một nhà quý tộc giàu có ở Rôm, nổi tiếng che chở các nhà thơ và hoạ sĩ.
4) Đề từ trích trong bài tụng ca "Thượng đế" (1784) của G. Đergiavin.
5) Đexđêmôna - nữ nhân vật trong bi kịch "Ôtenlô" (1604) của U. Sếchxpia.
6) La singnora Catalani - bà Catalani Angiêlica (1780-1849) - nữ ca sĩ nổi tiếng người Ý, những năm 20 thế kỷ XIX sang biểu diễn ở Pêterburg.
7) "Tăngkrét" (1813) - nhạc kịch của nhạc sĩ Ý Gioakinô Rôxinhi (1792-1868) dựa trên cốt truyện bi kịch cùng tên của Vônte (1760). Đuợc công diễn ở Pêterburg vào mùa biểu diễn năm 1834-1835.
8) Gia đình Tsentsi - một gia đình quyền quý ở La Mã. Năm 1598 các thành viên của gia đình này bị truy tố vì tội giết người cha của gia đình là Phrantsexcô Tsentxi. Cảnh sát của Giáo hoàng Klimen VIII dò la đuợc rằng tham gia vào vụ giết người này có cô con gái của Phrantsexcô - cô Bêatơritsê xinh đẹp, em trai cô ta và dì ghẻ của họ, vợ Phrantsexcô là Lukrêtxia Pêtơrônhi. Mặc dù toà án đã rõ ràng việc giết người có nguyên nhân là sự lăng nhục quá đáng của gã Phrantsexcô truỵ lạc và chuyên quyền đối với các thành viên trong gia đình, nhưng các bị cáo vẫn bị kết án tử hình. Thái độ kiên quyết của Bêatơritsê thể hiện trong khi bị tra tấn và lúc lên đoạn đầu đài đã khiến cho mọi người thương cảm. Lịch sử gia đình Tsentsi là cơ sở cho một loạt tác phẩm văn học.
Ngày cuối cùng của thành Pômpei. - Chủ đề để ứng tác thơ có lẽ đuợc gợi ra bởi bức tranh của Cáclơ Pêtơrôvích Briulốp (1799-1852) đuợc trưng bày ở Pêterburg năm 1834 và gây tiếng vang lớn trong dư luận.
Clêôpatơra và các tình nhân của bà. – Clêôpatơra (69-30 trước công nguyên) - nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập. Triều đại của bà ta trùng với giai đoạn Ai Cập bị La Mã chinh phục. Nhằm giữ được quyền binh trong tay mình, Clêôpatơra đã gắn bó số phận của mình khi thì với Xêda, lúc thì với Mắccơ Antôni (thống lĩnh quân đội La Mã đã chạy sang Ai Cập). Khi Mắccơ Antôni bị Ốctavian đánh bại, Clêôpatơra đã uống thuốc độc tự tử, và Ai Cập bị sáp nhập với La Mã. Clêôpatơra nổi tiếng vì trí thông minh, vì sắc đẹp hiếm có, vì tri thức và thói truỵ lạc. Hình tượng Clêôpatơra và số phận của bà ta là đề tài của nhiều tác phẩm văn học.
Mùa xuân nhìn qua cửa ngục. – Đề tài có lẽ được gợi ra bởi chi tiết trong cuốn sách nổi tiếng lúc đó của nhà văn và nhà hoạt động chính trị Ý Xinviô Penlicô (189-1854) "Những nhà ngục của tôi" (1832)
Cuộc khải hoàn của Tasso. - Tốcvatô Tasso (1544-1595) – nhà thơ Ý nổi tiếng thời Phục Hưng. Sống dưới triều quận công Phêrarơxki Anphôngxơ II. Do nhhững mưu toan thoán đoạt trong cung đình nên bị giam vào ngục, đến cuối đời vẫn bị truy nã và bị chết trong nhà tu ít lâu trước khi được vòng nguyệt quế ở Kapitôlia. Về đề tài này K.N. Bachiuskốp (1787-1855) đã viết bản sầu ca "Tasso hấp hối" (1817).
9) Ý nói tình tiết trong cuốn sách "Về những con người danh tiếng của thành La Mã" mà người ta cho là của nhà văn và nhà sử học La Mã cổ đại Xếchxtơ Avrêlia Víchto (thế kỷ IV sau công nguyên).
10) Êpiquya - triết gia duy vật cổ Hy Lạp thế kỷ IV-III trước công nguyên, cho rằng mục đích cuộc sống là hướng khoái lạc.
11) Kipriđa – tên gọi nữ thần tình yêu của người Hy Lạp cổ đại.
12) Kharít – trong thần thoại cổ Hy Lạp thì ba chị em nữ thần tượng trưng cho sự duyên dáng và lôi cuốn.
13) Amua – thần tình yêu của người La Mã cổ đại. Được thể hiện qua hình hài một chú bé trần truồng có đôi cánh sau lưng và bộ cung tên.
14) Aít – theo thần thoại cổ Hy Lạp, đó là thần của âm phủ và của vương quốc các người chết.
Thủy Nguyên dịch

Xem Tiếp: ----