BONG BÓNG MÙA MƯA

Dạo đó vào đầu mùa mưa, bầu trời lúc nào cũng xám xịt với những cơn mưa như trút và đường phố ngập lụt mênh mông. Lần đầu tiên gặp Lan, Du không có cảm tình với cô. Lan ngồi trong ban sát hạch tuyển nhân viên, bên cạnh ông giám đốc Kinh Doanh – Tiếp Thị hói đầu người nước ngoài trông rất thực dân và ông Tổng giám đốc cũng người nước ngoài có vẻ điềm đạm nhưng bí hiểm. Trong lúc Du bị “quay” tơi tả, cổ họng khô khốc và mồ hôi đầm đìa dù đang trong phòng máy lạnh, Lan không hỏi anh câu nào, chỉ im lặng cười lạnh lùng và nhìn anh chán nản. Khi ra về, chạy xe cùng cơn mưa chiều xối xả, Du cầm chắc thất bại không chen nổi vào công ty đa quốc gia này. Trải qua vài lần chuyển chỗ làm bằng cả hai mô hình “tự nguyện” và “bán tự nguyện”, anh lại quyết định tìm cơ hội mới. Khi nghe Du báo tin này, mẹ anh buồn bã lắc đầu “Thanh niên bây giờ cứ nhảy hoài không mệt!”. Tuy nói thế, nhìn Du trở về từ những cuộc phỏng vấn cùng cơn mưa đầu mùa, bà động viên liên tục “Thời buổi ganh đua bây giờ, không tự tìm đường ra đi cũng bị họ chèn ép!”
Hai ngày sau buổi phỏng vấn chỗ Lan, không ngờ Du được gọi đi làm. Hẳn ông Tổng giám đốc, người có vẻ dễ chịu nhất ngày hôm đó đã quyết định tuyển Du với vị trí “phụ trách đào tạo” cho bộ phận Kinh Doanh và Tiếp Thị dù anh nộp đơn cho vị trí “phụ trách sản phẩm”. Những ngày đầu đi làm, anh rất ngại đụng mặt Lan, sếp trực tiếp của mình. Du cố gắng siêng năng đi sớm về trễ, không nề hà đi công tác tỉnh như con thoi. Công việc của anh vừa bám theo đội ngũ bán hàng ngoài thị trường để hiểu công việc, vừa soạn giáo án để đào tạo cho họ những kỹ năng cần thiết. Trong những lần cùng đi thực tế với nhân viên tiếp thị, Du thấy họ dành cho Lan nhiều tình cảm và hết sức ngưỡng mộ cô. Họ cho anh biết Lan là gương thành công cho nhiều người bởi tính năng động, cầu tiến và nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên, điều làm Lan trở nên thân thương là cô sống rất thật tình.
- Sếp Lan chịu khó hỗ trợ nhân viên lắm – chị Tâm, tổ trưởng bán hàng ở Cần Thơ thân thiện – Em được làm việc trực tiếp với Lan sau này thể nào cũng giỏi.
- Thật sao? – Du buột miệng – Thấy cô ta lạnh lùng, phách lối lắm!
- Em mới vô mà! – chị Tâm cười thấu hiểu - Ở đời tưởng vậy mà hổng phải vậy!
Sau những đợt công tác, về lại văn phòng Sài Gòn, Du bình tĩnh ngắm lại sếp. Cô chưa đến ba mươi, còn quá trẻ cho chức vụ giám đốc Kinh Doanh với hai trăm nhân viên trên toàn quốc. Vậy mà dù tất bật, bận rộn và chịu nhiều áp lực, hiếm khi nào thấy cô căng thẳng. Ngay cả khi Lan tỏ vẻ than thở “stress quá!”, mọi người vẫn thấy cô tươi cười. Lan rất thân với các sếp nước ngoài, cô cười đùa, cùng đi ăn trưa và là cánh tay mặt của họ trong công việc. Có thể cô giỏi, nhưng Du chưa thấy phục. Chẳng qua cô có thể có một dáng vẻ hợp “gu” Tây: chân dài, người mảnh mai, da ngăm đen, mắt xếch, gò má cao và trông hơi hô. Khi nghe Du tả, mẹ anh kinh ngạc “Sao có người xấu dữ!”. Du bật cười, biết mình không công bằng. Lan không xinh nhưng thật có duyên nhờ vẻ hài hoà từ những “đề phô” và nụ cười luôn chực trên môi. Tuy thế, Du chưa bao giờ có cảm tình vì chẳng nhận được sự hỗ trợ nào ngoài những yêu cầu có vẻ trịch thượng “Anh đi công tác thế nào, về phải làm báo cáo chứ!”, “Anh báo cáo như vậy sao được, sơ sài quá!”, “Anh làm lại báo cáo đi, dài dòng kể lể như vậy làm sao Lan có thời giờ đọc!”, “Báo cáo anh Du viết không mạch lạc, không theo trình tự logic nào hết!”, “Vị trí của anh là phụ trách đào tạo mà viết một báo cáo không suôn thì đào tạo ai?”. Sau khi sửa tới sửa lui bản báo cáo đầu tiên của mình mà vẫn chưa vừa lòng sếp, Du hỏi:
 - Thật ra thì cô muốn gì?
 - Muốn anh Du viết một bản báo cáo hoàn hảo – Lan cười hồn nhiên trước vẻ mất bình tĩnh của anh.
 - Cụ thể là gì? Bao nhiêu trang? Bao gồm mấy phần? Phần nào cô quan tâm nhất? Viết theo kiểu gì?
Cô cười, lần lượt trả lời những câu hỏi của anh. Du lại tiếp tục làm bản báo cáo, nguyền rủa tất cả những ai đàn bà làm sếp. Khi anh nộp lại, lòng hồi hộp, lần này nếu Lan bác bỏ, anh nghĩ mình không “thọ lâu” được ở đây.
 - Khá lắm! – mặt sếp dãn ra – Có vậy mà phải làm tới làm lui mới đạt.
 - Nếu ngay từ đầu cô cho tôi biết những yêu cầu cụ thể, tôi đã hoàn thành từ sớm – Du bực, nói khá gắt.
 - Sao anh không hỏi? – Lan nhướng đôi mắt vốn đã xếch của mình – Làm sao Lan biết anh cần cái gì?
Khi anh kể mẹ nghe, bà cười lớn “Tội nghiệp con trai!”. Sau lần “đụng độ” đầu tiên đó, anh tiếp tục còn nhiều va chạm với sếp dù vẫn nhận ra mình là người thừa kiêu hãnh nhưng lại thiếu tự tin. Nếu Lan là đàn ông, hẳn anh không “lên gân” như vậy. Hết thời gian thử việc, làm hợp đồng chính thức, Tổng giám đốc gọi anh vào phòng nói chuyện. Ông khen anh nhiệt tình, chịu khó cống hiến, dù còn chưa thật sự chuyên nghiệp. Nghe anh cảm ơn đã tuyển dụng, ông cười lớn:
 - Hãy cảm ơn Lan, cô ta thuyết phục tôi đó chứ!
 - Sao? – Anh chưng hửng.
 - Hôm phỏng vấn cậu không tự tin lắm, cũng không nêu lên được động lực cá nhân trong nghề nghiệp – Tổng giám đốc cười thân thiện – Lúc đó tôi chỉ thích tiếng Anh trôi chảy của cậu. Nhưng Lan tin rằng đằng sau vẻ rụt rè là tinh thần cầu tiến. Cô ta công nhận cậu chưa nhiều kinh nghiệm cọ xát thực tế để đảm nhận chức “phụ trách sản phẩm” nhưng thừa năng lực làm đào tạo, Lan hay nói “Đàn ông Việt Nam kiêu hãnh nhưng yếu đuối!”. Một năm nay ở đất nước này, tôi thấy đúng. Tôi thích tuyển phụ nữ làm việc hơn! Dù có vẻ bất tiện khi họ mang thai và nuôi thành phố lớn Châu Âu. Về lại Paris sau những chuyến đi mệt mỏi nhưng hào hứng. Thu được bà Janne hết lòng ngưỡng mộ “Tao tự hào về mày! Nhỏ con, ốm yếu, quặt quẹo mà lết hết các nước như vậy thật là một thành tích lớn!”. Bà Janne không nói quá, lúc mới qua bà rước Thu ở phi trường, trông cô xanh xao kinh khủng. Bà giành xách hết những hành lý nặng nhưng khi xuống hầm xe metro Thu lại nôn thốc nôn tháo do không chịu nổi hơi người và do thiếu không khí. Đến nhà, bà Janne lại khệ nệ rê hết hành lý lên căn nhà trên tầng sáu mà không có thang máy. Dù không đi nổi Thu cũng cố sĩ diện lết tới nơi rồi lăn quay ra giường bà bất tỉnh. Hôm sau dẫn Thu đi thăm tháp Eiffel và cung Sacré Coeur, bà Janne không dùng xe điện ngầm mà cho cô đi xe bus. Thế mà Thu cũng không tránh khỏi bị say xe cứ phải nôn nhiều lần. Lần đó bà Janne cứ ghẹo “Mày đi thăm Paris với những cái bọc nilon”.
Trở về Việt Nam sau chuyến tu nghiệp đó, Thu không nghĩ mình có ngày quay lại Châu Âu nhưng cô lại làm việc cho một tập đoàn của Đức và thường phải đi công tác sang công ty mẹ. Lần này Thu cũng tranh thủ ghé lại Paris thăm bà bạn vong niên của mình. Quả so với cái thời đạp xe trên đường Đồng Khởi giờ bà đã già đi nhiều, tóc rụng nhiều và làn da ngày một nhăn. Tuy thế, lần nào đến phi trường Charles De Gaules, Thu cũng thấy cái dáng tầm thước, khuôn mặt tươi cười và mái tóc bạc lơ thơ của bà Janne đứng đón. Tuổi đã cao, không còn sức giành xách những chiếc vali nặng của Thu, bà thay thế bằng giá kéo gắn bánh xe để vận chuyển dễ dàng. Dáng đi của bà vẫn còn hùng hổ dù lưng có chiều hướng cong lại và lúc nào trông bà cũng có vẻ khoẻ mạnh hơn cô bạn trẻ tuổi người Việt Nam. Mỗi lần gặp lại Thu, bà nhiệt tình nấu nướng, làm bánh tarte nhân táo, pha trà rồi hai người nhâm nhi bàn luận đủ thứ chuyện.
- Mày thấy chưa, lần đầu đi tu nghiệp ở đây mày nói tụi Châu Âu ăn hiếp người Việt Nam, chê tụi bây thụ động, thiếu sáng tạo, không có khả năng phản ứng trước rủi ro. Vậy mà bây giờ mày cứ đi Tây như đi chợ - bà Janne nói liến thoắng – Tao biết mà, tụi da trắng rồi cũng phải nhìn mọi người một cách công bằng. Nền kinh tế ở đây đình trệ rồi, giờ phải đi đầu tư ở các nước đang phát triển thôi. Không tôn trọng người bản xứ thì thất bại là cái chắc!
- Bà nghĩ vậy hả? – Thu e dè hỏi lại.
- Chứ còn gì nữa, bây giờ ở Việt Nam toàn công ty đa quốc gia – bà Janne ra vẻ sành – Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vào loại nhất thế giới!
- Tại tệ quá nên không thể tệ hơn, phải tăng trưởng thôi – Thu bĩu môi – Còn các nước phương Tây đã phát triển đụng trần rồi thì phải đình trệ, nhưng họ sang nước thứ ba đầu tư và rốt cuộc cũng đem lợi nhuận về công ty mẹ.
- Thì sao? Đâu có tiêu cực – bà Janne hớp một ngụm trà lài Thu vừa đem từ Việt Nam sang tặng – Cả hai cùng có lợi, nước mày cũng trở nên năng động hơn, nền kinh tế phát triển hơn, còn tụi trẻ như mày được học hỏi những công nghệ hiện đại.
- Một nền kinh tế thực sự phát triển phải do chính những doanh nghiệp trong nước định đoạt chứ không phải do các nhà đầu tư nước ngoài. Khi nào các công ty Việt Nam ăn nên làm ra lúc đó mới đáng hãnh diện – Thu cố gắng nín cười trước vẻ nghiêm túc của bà già – Mấy công ty nước ngoài vô Việt Nam khôn lắm, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, hất cẳng mấy công ty nhỏ của Việt Nam ra khỏi thị trường nhờ vốn mạnh. Thôi bà ơi, tóm lại dân tôi vẫn còn chịu thiệt lắm!
- Vậy tại sao mày không làm việc cho công ty Việt Nam mà lại làm cho công ty Đức?
- Tại… tôi… đang “nằm vùng”!
Kết thúc những tranh luận của hai người lúc nào Thu cũng bị bà Janne dồn vào thế bí. Dù gì bà cũng hơn cô bao nhiêu tuổi đời và có một vốn kiến thức tổng hợp kha khá. Thời trẻ bà Janne kể mình làm công nhân một hãng dệt, chưa từng vào Đại học và cũng không tham gia một tổ chức xã hội nào. “Nhưng tao hay xem báo chí, nghe đài và thích đi du lịch”. Thu mê cái sở thích “đi thực tế” đến các nước của bà Janne và tự hỏi không biết tiếng Anh làm sao bà xoay xở ở Ấn Độ, Trung Quốc hay Malaysia. Bà cười khà khà nháy mắt tự hào “Vậy mới hay! Tao chỉ bị thổ tả một lần khi uống thứ nước mía ép ở Ấn Độ”. Sau mỗi chuyến đi, bà Janne bê về căn hộ nhỏ như hộp quẹt của mình ở Paris bao nhiêu là sách và những vật phẩm kỷ niệm. “Chúng làm cuộc sống của tao không ngừng tiến về phía trước”.
Đã lâu lắm rồi Thu không có dịp đi công tác bên Đức để ghé thăm bà bạn già vui tính của mình. Cô đã chuyển chỗ, sang làm cho một công ty của Mỹ. Lương tăng nhưng áp lực cũng trở nên kinh khủng đến mức nhiều lần Thu muốn tháo chạy. Cô cũng chẳng còn thời giờ viết email dông dài chuyện vớ vẩn với Janne. Tuy nhiên mỗi lần bị sếp nước ngoài o ép, Thu lại nhớ đến bà Janne. Hồi đó khi tu nghiệp ở Pháp bị đối xử phân biệt, cô được bà động viên bằng triết lý “Đời là một cuộc đấu tranh không ngừng! Hãy đấu tranh để chứng minh mình là ai! Hãy đấu tranh để được thế giới công nhận! Và đấu tranh để sánh ngang hàng với các cường quốc!”. Thu đã bật cười trước cái vẻ “đao to búa lớn” của bà già và làm bà “cụt hứng” khi trả lời “Tại bà là người Pháp nên “hô khẩu hiệu” thì dễ lắm!”. Dù thế Thu đã chép lại cái khẩu hiệu đó. Thi thoảng cô mở sổ ra xem và thấy áy náy đã dội nước lạnh vào sự động viên nhiệt tình của bà bạn già.
Sài Gòn lúc này nóng quá làm Thu nhớ đến mùa hè Paris năm nào cùng nằm nghêu ngao hát bên bờ hồ với bà Janne. Cô giật mình nhận ra đã rất lâu không có tin tức gì của bà già vốn rất siêng viết email. Thu gọi điện sang nhiều lần nhưng máy chỉ để lại tin nhắn bà không có nhà. Sốt ruột, cô nhờ một người quen khác ở Paris đến tận nhà xem bà già thế nào.
- Alô! Mày lo cho tao hả? Mày còn nhớ đến bà già này hả? – Cuối cùng bà Janne gọi về, giọng bà tràn đầy niềm vui – Mày sợ tao chết rồi chứ gì? Trời ơi! Hè năm nay còn nóng hơn cái năm mày từ Đức sang Paris thăm tao. Mấy ông bà già bị “quay chín” hết! Ghê quá!
- Bà biến đi đâu vậy hả? – Thu mừng nghẹn giọng – Bà đi du lịch ở nước nào sao?
Cuối cùng sau bốn tháng nằm nhà, Liên vào được một công ty đa quốc gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sữa với chức danh “phụ trách đào tạo” thuộc phòng nhân sự. Dù không mấy thích công việc này nhưng cô biết đây là cơ hội cho một người thiếu thực hành thừa lý thuyết như mình. Liên nhiệt tình cố gắng làm tốt công việc để chứng tỏ bản thân và được Ban giám đốc hỗ trợ dù những khó khăn từ sự đố kỵ của đồng nghiệp không ít lần làm cô thất vọng. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp Liên như được trở về với không khí năng động thời du học bên Anh. Cô hiểu ra trước kia mình thật không công bằng khi trách những trí thức trẻ du học về không làm việc trong công ty Việt Nam mà thích đầu quân vào những công ty đa quốc gia. Cô đã thiển cận nghĩ họ chỉ bị thu hút vì lương cao. Thật ra môi trường chuyên nghiệp mới là miền đất hứa cho những người trẻ nhiều hoài bão. Tiếc là những viên gạch mình xây đắp mỗi ngày không phục vụ trọn vẹn cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước.
Làm việc được hơn một năm, Liên được thuyên chuyển sang bộ phận Marketting, làm “giám đốc sản xuất” cho một nhãn hàng mới về sữa bổ xung canxi cho trẻ em đang lớn. Lương cô được tăng lên gấp đôi và trước khi chính thức bắt tay vào vị trí mới, Liên được sang công ty mẹ tại Thụy Sĩ học nghề trong hai tháng. Trở lại Châu Âu sau gần ba năm xa cách, cô ngỡ ngàng nhận ra trong suốt thời gian đó hầu như Châu Âu không thay đổi gì so với tốc độ xây dựng chóng mặt ở Việt Nam. “Quả thật nước mình đang trong giai đoạn thay da đổi thịt hằng ngày”, Liên vui vui nghĩ. Từ Thụy Sĩ nhân một kỳ lễ kéo dài nhiều ngày, Liên lấy vé máy bay sang Anh thăm ký túc xá cũ ở Birmingham – nơi kỷ niệm thời du học vẫn ùa về trong từng giấc mơ hằng đêm.
Đầu thu lá vàng rơi vô lối xuống những con đường hẹp của thành phố cổ kính và đã xuất hiện những cơn gió cắt da thi thoảng làm rùng mình khách bộ hành. Kéo cao cổ áo, Liên nhớ đến lời một vị giáo sư Đại học Việt Nam đã bốn mươi năm định cư ở Anh: “Thời tiết đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế: những nước khí hậu lạnh khắc nghiệt miền Bắc Âu đều có nền công nghiệp nặng phát triển vượt bậc, còn nước ấm cúng phương Nam chỉ lấy hội hè làm vui”. Liên mỉm cười cúi nhặt một chiếc lá vàng. Ở đâu con người biết vận dụng những khó khăn để biến thành động lực thì ở đó có phát triển. Còn những ai sớm tận hưởng sự tiện lợi sẽ phải thiệt thòi về sau. Trong chuyến du lịch vòng quanh Châu Âu do trường Đại học Birmingham tổ chức những ngày còn du học, Liên đặc biệt yêu thích người Hà Lan. Họ thân thiện, hiếu khách và giỏi ngoại ngữ một cách đáng ngạc nhiên. Ngay cả những tài xế lái xe bus trên đường phố Amsterdam hay những nông dân chăn nuôi bò bên những cối xay gió hiền hoà đều nói được lưu loát hai ngoại ngữ Anh – Pháp. Khi cô nêu thắc mắc họ học ngoại ngữ làm gì thì nhận được câu trả lời chất phác “Để giao tiếp với thế giới vì có ai biết được tiếng Hà Lan đâu!”. Lần đó một vài sinh viên người Anh đi chung đỏ mặt muốn độn thổ, họ gật đầu thú nhận “Người Anh chúng tôi yếu ngoại ngữ kinh khủng!”
Ký túc xá giờ buồn thiu vì chẳng thể nào tìm lại được không khí xưa với những người bạn từ khắp nơi tụ về. Liên chỉ gặp lại được một vài sinh viên khi cô về Việt Nam họ hãy còn là lính mới năm nhất. Hà đã nghỉ học vì liên tục rớt nhiều năm, trường không cho đăng ký tiếp, cô bé không dám quay về Việt Nam mà chạy sang Pháp, chui vào một trường nhỏ xíu không tên tuổi hòng dễ tìm một mảnh bằng con con đem về trình phụ huynh. Liên nhẩm tính dễ chừng thời gian Hà học xong Đại học cũng tương đương với số năm người ta làm tiến sĩ. Liên tìm đến thăm chị Cầm giờ đã cam phận mở một cửa hàng bán hoa nho nhỏ. Chị mừng cho thành công của Liên, rưng rưng nước mắt “Nếu còn ở lại Việt Nam giờ chị đã có thể lên đến chức “giám đốc tiếp thị”, nắm trong tay chiến lược kinh doanh của bao nhiêu mặt hàng, chị sẽ có mức lương chừng hai ngàn đô và hạnh phúc với sự nghiệp đáng tự hào của mình”. Liên an ủi dù sao giờ ngồi bó những bông hoa cho khách chị cũng được sống với niềm vui yêu hoa lá mà trong thời gian làm việc bận rộn ở Việt Nam chị không tận hưởng được. “Ừ thì cũng phải biết chấp nhận cuộc đời để tiếp tục sống – chị Cầm cười hiu hắt – ông xã cũng rất thương chị, sợ chị thất nghiệp ngồi không buồn quá, ổng gom hết tiền cho chị thuê cửa hàng bán hoa này…”
Tạm biệt chị Cầm, Liên quay lại Thụy Sĩ háo hức tu nghiệp tiếp. “Đại bản doanh” của công ty mẹ thật quy mô với những nhà máy sản xuất hiện đại làm Liên say mê học hỏi. Hầu như ngày nào cô cũng ở lại đến chuyến xe bus cuối cùng lúc mười giờ hơn. Thời gian dường như trôi qua quá nhanh khi người ta tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Cuối thu vào đông, thời tiết trở nên khắc nghiệt, Liên lên đường về Việt Nam với lòng nhiệt tình được cống hiến tối đa những gì công ty đã ban tặng. Cô thường chạnh lòng tiếc cho những bạn trẻ làm việc trong những cơ quan nhiều tiềm năng nhưng cơ chế nặng nề và phải chịu đựng mấy ông sếp tự ti lúc nào cũng thích thú với việc làm thui chột sức sáng tạo của những nhân viên trẻ tài năng. Nếu họ được trân trọng và tạo điều kiện học hỏi như Liên thể nào họ cũng sống chết với nghề và làm rạng danh nước Việt. Ngay cả Liên bây giờ cũng đành đi đường vòng, học hỏi và cống hiến cho những công ty nước ngoài trước khi có đủ kinh nghiệm làm việc cho chính doanh nghiệp một trăm phần trăm Việt Nam của mình. Tiếc là khi đó kinh nghiệm vững vàng nhưng lòng nhiệt tình và sức sáng tạo của tuổi trẻ đã ở lại với những công ty ngoại quốc.
Trước khi về nước, Liên tranh thủ ghé sang Pháp thăm Hà. Cô bé ở tận một tỉnh nhỏ vùng Tây Bắc xa xôi nên khi ra phi trường đón người bạn cũ, Hà đã bật khóc xúc động. Liên ngỡ ngàng được Hà dẫn ra chợ, nơi chiếc xe tải nhỏ bán đồ ăn Việt Nam đậu khiêm tốn trong một góc hẹp. Một anh chàng nhỏ thó nhưng có vẻ vui tính chào đón Liên niềm nở và hối hả làm cho cô một hộp đầy ắp nào chả giò, tôm lăn bột chiên và bánh cuốn. “Ông xã em đấy – Hà lỏn lẻn cười thành thật giới thiệu – Bên nhà chẳng ai biết đâu. Anh ấy thương yêu em lắm, chúng em cùng vất vả buôn bán nhưng hạnh phúc lắm chị ạ!”. Liên gật đầu thấu hiểu nhưng còn cố hỏi “Vậy chuyện học tính sao?”. Hà dứt khoát lắc đầu “Dẹp hết, em sang Pháp những muốn học lại nhưng tiếng Pháp tiêu hoá không xong. Em gặp anh Tuấn, anh ấy cũng là lưu học sinh đấy, tốt nghiệp văn chương Pháp hẳn hoi nhưng xin việc khó quá, người dì sang lại cho anh ấy chiếc xe này. Chúng em thương nhau, dựa vào nhau mà sống. Em chẳng về Việt Nam nữa đâu, chừng nào bố mẹ vẫn khăng khăng đòi em đem bằng về”. Tiễn Liên ra phi trường, Hà dúi vào tay cô một xấp tiền lẻ sặc mùi dầu mỡ nhờ đem về làm quà cho bố mẹ “Bao nhiêu năm nay các cụ tằn tiện cho con, thế mà…Cứ nói em đi làm thêm. Đừng kể gì về anh Tuấn và chuyện em bỏ học nhé – Hà khóc không thành tiếng – Em cũng khổ tâm lắm chị ạ!”. Liên lên máy bay, đau lòng thương Hà, thương Tuấn, thương chị Cầm và cả những bạn trẻ bên nhà luôn ao ước một lần sang nước người du học và hẳn từng ganh tị với những ai được bước chân vào giảng đường phương Tây.
Về lại Việt Nam sau mấy tháng học bên công ty mẹ, Liên bị mọi người nhận xét già dặn hẳn ra. “Bên đó tụi nó có “khủng bố” em không mà trông em sọm lại thế?”. Liên bật cười lắc đầu, chân thành trả lời với mỗi đồng nghiệp như thể đang tự nói với chính mình “Thì phải trưởng thành hơn chứ! Lần nào đi cũng vậy, hành trình đi tìm chính mình bao giờ cũng thú vị, dẫu có nhiều niềm đau…”

Truyện Cùng Tác Giả Bảo tàng sợ hãi Bồ câu chung mái vòm Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình Cạo gió mùa xuân Chim trời day dứt không muốn bà ra phi trường trong cái lạnh thấu xương, nhưng bà nhất định phải đi. Nắm mãi tay Thu không muốn rời, bà thật tình nói “Chắc khi mày có dịp trở sang Paris thì tao không còn ở nhà cũ nữa. Tao chẳng thể tiếp mày, nấu ăn cho mày được đâu. Khi đó mày vào viện dưỡng lão thăm tao nhé!”. Thu nhăn nhó vào phòng cách ly nhìn bà Janne nước mắt ròng ròng chôn chân không chịu rời bước. “Về nhà đi! Về đi! – cô vẫy tay xua – Có một lá thư dưới gối dành cho bà! Về đọc đi rồi trả lời sớm nhé!”
Trên máy bay Thu mỉm cười lau nước mắt nghĩ đến cảnh bà bạn già mở thư cô ra đọc. Bà sẽ ngồi bó gối, trông thật nhỏ bé trên giường rồi từ từ lướt mắt qua các hàng chữ “Janne thương yêu, bà đã dạy tôi phải luôn tranh đấu. Và rồi tôi đã phần nào thành công trên con đường nghề nghiệp của mình. Cũng như bà, tôi yêu bài hát “Cuộc sống màu hồng” và thích những bộ phim hài vui nhộn của Louis De Funes với kết thúc luôn có hậu. Vì thế tôi không ưa viễn cảnh sang Paris khi bà đã vào viện dưỡng lão. Bà rất thích không khí gia đình ba thế hệ của chúng tôi phải không? Bà có muốn cùng mẹ tôi sáng sáng tập dưỡng sinh, trưa nấu ăn cho bọn trẻ và tối đến thì trông nom thằng “Sóc Nâu” học tập cho đàng hoàng? Gia đình tôi đã bàn bạc rồi và quyết định mời bà hãy cùng đến Việt Nam sống chung mái nhà với chúng tôi…”
Có thể bà Janne sẽ không rời được nước Pháp, có thể bà không xa được nơi con cháu mình đang sinh sống, cũng có thể bà cân nhắc không thuận tiện lắm khi phải trải qua những ngày cuối đời xa Tổ quốc. “Nhưng dù bà chọn cách nào – Thu hài lòng nhắm mắt lại suy tư sau khi đã cài dây an toàn – bà giờ sẽ có một niềm tin vào những giá trị gia đình mà không một xã hội hiện đại nào có quyền phá vỡ”.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Hiệu đính: Cây Phong
Nguồn: Cây Phong
Thư viện ebook
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 29 tháng 11 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---