Paris, Pháp
 
CUỘC ĐIỀU TRA VỤ TỰ TỨ TRÊN THÁP EIFFEL.
Cuộc thẩm vấn diễn ra tại sở Cảnh sát Reuilly trên phố Henard, Quận mười hai.
Hai thám tử André Belmondo và Pierre Marais mở đầu buổi hỏi cung người quản lý tháp Eiffel.
Thứ Hai, 6 tháng năm.
Thời gian 10 giờ sáng
Đối tượng: René Pascal.
Belmondo: ông Pascal, chúng tôi có đủ lý lẽ xác định là Mark Harris, nạn nhân được cho là té ngã từ trên đài quan sát tháp Eiffel đã bị giết chết.
Pascal: Bị giết chết? Mà sao… Tôi được nghe báo cáo là tai nạn do…
Marais: Làm sao chung quanh có bao lơn che chắn cao khỏi đầu người nạn nhân có thể té ngã xuống đất được?
Belmondo: Chúng tôi có đủ lý lẽ xác minh đây không phải là một vụ tự tử. Bởi ông ta đã chuẩn bị sắp xếp nghỉ cuối tuần với vợ, là Kelly một người mẫu.
Pascal: Tôi thật đau buồn, thưa quý ông, nhưng mà tôi chẳng hiểu… sao lại mời tôi đến đây.
Marais: Chúng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc buổi tối nhà hàng đóng cửa lúc mấy giờ?
- Pascal: Đúng mười giờ. Đêm đó có bão, nhà hàng vắng khách phải đóng cửa sớm…
Marais: Cầu thang máy ngừng chạy từ lúc nào?
Pascal: Thường chạy tới nửa đêm mới ngừng, đêm đó thấy không còn khách và người tham quan, tới mười giờ khoá máy.
Belmondo: Luôn cả thang máy chạy lên đài quan sát?
Pascal: Vâng. Tất cả thang máy đều khoá.
Marais: Vậy có thể đi cầu thang bộ từ dưới lên tới nơi được chứ.
Pascal: Không được. Tối đó mọi cửa đều khoá. Tôi không thể hiểu vì sao tai nạn xảy ra. Nếu…
Belmondo: Chuyện đó tôi sẽ nói ra đây. Nạn nhân Harris bị xô ngã từ trên cao xuống. Chúng tôi đã lên tới nơi xem xét hiện trường tại chỗ rào chắn nơi xảy ra tai nạn còn dấu xây xát, lớp cất ximăng bám dính vô dưới đế giầy nạn nhân Harris chính là lớp ximang bị bong tróc ngay tại chỗ rào chắn đài quan sát. Nếu cửa tầng dưới đã khoá, thang máy ngừng hoạt động nạn nhân không làm sao lên tới nơi ngay lúc nửa đêm?
Pascal: Tôi không biết. Không có cầu thang máy…thì làm sao… làm sao đi lên đó được.
Marais: Nhưng mà cầu thang máy còn hoạt động thì mới đưa ông Harris lên tới trên đài quan sát. Luôn cả thủ phạm… có thể vài ba tên… rồi bọn chúng quay trở xuống.
Belmondo: Ta có thể nghi cho kẻ lạ mặt cho chạy cầu thang máy.
Pascal: Không có chuyện đó. Người gác cầu thang máy thường trực tại phòng máy, buổi tối dùng khoá đặc biệt.
Marais: Có mấy chìa khoá tất cả?
Pascal: Có ba chìa. Tôi giữ một, hai chìa kia được cất giữ tại đây.
Belmondo: Ông xác định rõ cầu thang máy đóng cửa lúc mười giờ tối chứ?
Pascal: Vâng.
Marais: Ai chịu trách nhiệm tại chỗ?
Pascal: Toth. Gérard Toth.
Marais: Cho tôi gặp đương sự.
Pascal: Tôi cũng muốn gặp.
Marais: Ông muốn nói sao?
Pascal: Toth tối hôm đó không đi làm. Tôi đến nhà tìm, không nghe thấy ai lên tiếng, tôi hỏi thăm chủ nhà mới hay Toth đã dọn đi nơi khác.
Marais: Không để lại địa chỉ sao?
Pascal: Không. Hắn đã cuốn gói cao chạy xa bay từ lúc nào.
°°°
- Cao chạy xa bay? Có phải ta vừa nhớ lại nhà ảo thuật đại tài Houdini hay là một tên gác cầu thang quỷ quyệt?
Người vừa lên tiếng là ngài Tổng thư ký Renaud, chỉ huy Tổng hành dinh cơ quan Interpol. Ông nhỏ người tính năng động hoạt bát, tuổi trạc năm muơi có thâm niên hai mươi năm phục vụ trong ngành Cảnh sát Renaud ngồi chủ toạ phiên họp trong phòng họp lớn tại Tổng hành dinh bảy tầng lầu Trụ sở Cảnh sát quốc tế một nơi thanh lọc tất cả mọi nguồn tin cho 126 đơn vị cảnh sát thuộc bảy mươi tám nước: Trụ sở nằm trong khu phố St. Cloud, khoảng mười cây số về hướng tây Paris được điều hành do một lực lượng thám tử từng phục vụ trong Sở an ninh Pháp và Sở cảnh sát Paris.
Quanh bàn họp mười hai nhân viên đã có mặt đầy đủ. Cuộc thẩm vấn thám tử Belmondo vừa diễn ra trước một giờ.
Ngài tổng thư ký chua chát lên tiếng:
- Vậy là anh và thám tử Marais không thể thu thập được một manh mối nào vì sao nạn nhân bị giết chết tại một nơi khó có thể xâm nhập vô được, hơn nữa bọn sát thủ cũng khó mà len lỏi vô rồi thoát ra ngoài trót lọt hay sao? Các anh… báo cáo có vậy thôi sao?
- Tôi và Marais đã đối chứng với nhiều người…
- Thôi được. Anh có thể ra về!
- Thưa ngài, tuân lệnh!
Mọi người nhìn theo nhà thám tử vừa bị một trận te tua. Có người bảo;
- Thế đấy, đến anh ta cũng phải chịu thua.
Ngài tổng thư ký quay lại bàn họp:
- Trong lúc thẩm vấn, các anh có ai nghe nhắc… tới một nhân vật tên là Prima?
Mọi người chăm chú hồi lâu, rồi lắc đầu - không, Prima là nhân vật thế nào?
- Chúng ta chưa biết được. Cái tên được viết nguệch ngoạc trên mảnh giấy còn sót lại trong túi áo jacket nạn nhân ở New York. Trong vụ nầy có liên quan tới một đầu mối, ngài thở ra.
- Các bạn, chúng ta đang gặp một việc nan giải, một bài toán còn ẩn số. Tôi đã phục vụ trong ngành mười lăm năm, từng điều tra nhiều vụ giết người hàng loạt, bọn tội phạm quốc tế, tội bạo hành, tội giết cha, và nhiều vụ có thể đoán ra được thủ phạm. -Ông dừng lại. - Trong từng ấy thời gian chưa lúc nào gạp một vụ như vừa qua. Tôi gởi một bản THÔNG BÁO đến cơ quan điều tra ở New York.
°°°
Manhattan New York.
Frank Bigley, chỉ huy một đơn vị thám tử ở Manhattan đang xem xét tờ trình của Tổng thư ký Renaud gởi tới vừa lúc hai thám tử Earl Greenburg và Robert Praegitzer bước vô.
- Thưa sếp cần gặp?
- Vâng, mời các anh ngồi.
Hai người kéo ghế ngồi.
Sếp Bigley, đưa ra một trang giấy.
- Đây là bản THÔNG BÁO sáng nay Interpol vừa gởi tới. Ông đọc to: "Cách nay sáu năm một nhà khoa học Nhật, Akira Iso đã treo cổ tự tử tại phòng riêng trong một khách sạn ở Tokyo. Cuộc điều tra cho thấy sức khoẻ ông Iso rất tốt, vừa được đề bạt lên một chức vụ cao hơn giữa lúc tinh thần phấn chấn".
- Ở bên Nhật? Nhưng mà có liên quan gì…
- Tôi đọc tiếp. "Cách đây ba năm, một nhà khoa học Thuỵ Sĩ, Madeleine Smith, ba mươi hai tuổi, tự tử bằng cách mở bình gaz tại nhà riêng ở Zurich. Bà đang mang thai và dự tính làm đám cưới với người cha đứa bé còn trong bụng. Nhân chứng -bạn bè cho biết bà chưa bao giờ được sung sướng như lúc ấy". Ông ngước nhìn hai nhân viên thám tử.
- Cách đây ba hôm một nhân vật ở thành phố Berlin tên là Sonja Vebrugge chết trong bồn tắm. Ngay trong đêm hôm đó, Mark Harris một người Mỹ té lộn nhào từ trên đài quan sát tháp Eiffel xuống đất. Ngày hôm sau một công dân Canada tên là Gary Reynolds chết trong một tai nạn máy bay đụng vô sườn núi ngoại ô thành phố Denver.
Greenburg và Praegitzer chăm chú nghe đọc, chưa hết bàng hoàng.
- Và mới hôm qua, các anh phát hiện xác chết nạn nhân Richard Stevens tấp vô bờ sông East River.
Earl Greenburg nhìn theo sếp, kinh ngạc.
- Mấy vụ đó liên quan gì đến chúng tôi?
Sếp Bigley lặng lẽ nói.
- Tất cả những cải chết được nhận dạng như nhau.
Greenburg nhìn sâu vô mắt ông:
- Sao? Để tôi nghĩ lại xem. Một người Nhật cách đây sáu năm, người Thuỵ sĩ ba năm, mới đây vài bữa một người Đức, người Canada và hai người Mỹ. - Gã ngồi lặng thinh một lúc. - Mấy vụ nầy có liên quan gì với nhau?
Sếp Bigley đưa qua Greenburg bản THÔNG BÁO của cơ quan Interpol. Greenburg vừa đọc tròn xoe mắt.
Gã ngước nhìn chậm rãi nói:
- Interpol nghi cho viện nghiên cứu Kingsley International đứng đằng sau mấy vụ nầy sao? Một trò cười.
Praegitzer lên tiếng:
- Thưa sếp, chúng tôi vừa nhắc tới tên tuổi một cơ quan nghiên cứu tầm cỡ thế giới.
- Tất cả nạn nhân là những người có liên quan cơ quan KIG, do Tanner Kingsley đứng đầu; Chủ tịch Uỷ ban khoa học của Tổng thống, Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban chính sách quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc. Tôi muốn đề nghị cậu và Greenburg nên có một cuộc trao đổi với Kingsley.
- Vâng.
- Nầy Earl…
- Sếp bảo sao?
- Nên dè dặt và dò dẫm từng bước.
°°°
Năm phút sau, Earl Greenburg gặp thư ký Ric của Kingsley trên máy, gã quay qua Praegitzer
- Mười giờ sáng thứ ba ta tới điểm hẹn. Ngài Kingsley đang có mặt ra điều trần tại một Uỷ ban quốc hội ở Washington…
°°°
Washington, D.C
Tại buổi điều trần của Uỷ ban môi trường Thượng viện ở Washington, D.C, một hội đồng gồm sáu vị Thượng nghị sĩ và ba mươi quan khách tham dự một nhóm phóng viên lắng nghe Tanner Kingsley đọc bản điều trần.
Tanner Kingsley, trong độ tuổi bốn mươi, cao lớn điển trai, đôi mắt xanh sắc sảo, thông minh khuôn mặt với chiếc mũi dọc dừa, chiếc cằm cương nghị trông như hình tượng tạc in trên đồng tiền.
Chủ tịch Uỷ ban, Thượng nghị sĩ Pauline Mary Van Luven, nhân vật thể lực khoác một tư cách đầy vẻ tự tin. Bà nhìn qua Tanner dõng dạc lên tiếng mời ông Kingsley phát biểu.
Tanner gật:
- Cám ơn bà Thượng nghị sĩ. Ông quay qua phía các thành viên Uỷ ban mở đầu; với giọng nói sôi nổi.
- Trong khi một số các nhà hoạt đông chính trị của chúng ta loay hoay với những sự kiện trái đất ấm dần lên và hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ được chứ?
- Con Angel thuộc về tôi. Ông đem biếu cho tôi, phải không?
Mark dừng lại nghẹn họng.
- Ờ, nhưng mà em đã nói…
- Tôi muốn thoả thuận với ông, Harris. Tôi được giữ con chó Angel, còn ông có thể lui tới tự nhiên.
Nghĩ ngợi một lúc mặt mày sáng rỡ gã nói:
- Vậy là em vừa nói tôi có thể… em muốn cho tôi…
Kelly nói:
- Sao không gác lại chuyện đó để tối nay tính?
Nàng có ngờ đâu chính nàng đang là đích ngắm của bọn sát thủ.

Dịch giả : Trạch Thiên
Chương 12

Paris, Pháp.
 
Ngay lúc mọi người biết tin cái chết của Mark, Kelly Harris nghe chuông điện thoại reo liên tục, hoa phúng điếu và e-mail gởi đầy hộp thư. Người đầu tiên được báo tin là Sam Meadows, một đồng nghiệp đồng thời là bạn chí cốt của Mark.
- Kelly! Lạy chúa. Tôi không dám tin? Tôi… tôi không biết nói sao, vô cùng bàng hoàng, ngồi nhìn quanh tưởng chừng Mark còn đây. Kelly… nếu cần giúp đỡ gì cứ nói.
- Không, cám ơn Sam - Nhớ nhắn tin luôn. Tôi muốn đỡ đần…
Và cứ thế những cuộc gọi từ những bạn bè của Mark, của người mẫu đồng nghiệp với Kelly.
Bill Lerner giám đốc công ty người mẫu gọi chia buồn, không quên nhắn nhủ.
- Kelly, nói ra đây không tiện. Tôi thấy em nên trở lại làm việc cho nhẹ bớt phần nào âu lo. Em muốn chừng nào trở lại công ty?
- Tôi muốn chừng nào Mark về lại. - Kelly buông máy xuống bàn.
Chuông lại reo. Nhọc nhằn Kelly phải lên tiếng:
- Alô?
- Thưa bà Harris.
Nàng còn là bà Harris nữa không? Không còn nữa, nhưng mãi mãi nàng là vợ của Mark.
Nàng nghiêm giọng nói.
- Bà Mark Harris nghe đây.
- Đây là văn phòng ngài Tanner Kingsley. - Đúng là nơi Mark đang… đã phục vụ, Kelly nghĩ - Sao ạ?
- Ngài Kingsley mong được gặp bà tại thành phố Manhattan. Ông có một cuộc họp tại văn phòng của cơ sở bà có thể đến được chứ?
Kelly có thể đến. Nhưng mà trước đó nàng đã dặn công ty hhông đăng ký một chuyến bay nào hết. Nàng lấy làm lạ. Vì sao Tanner Kingsley cần gặp nàng. Lạ lắm, nàng thản nhiên đáp:
- Vâng.
- Bà có thể rời Paris thứ Sáu được chứ?
Không còn thời điểm nào thuận lợi hơn thứ sáu
- Được thôi.
- Khá lắm. Chúng tôi đã đặt vé trước tại hãng United Airlines, bà cứ ra sân bay Charles de Gaulle đi. - Gã cho biết số chuyến bay. - Đến New York sẽ có xe ra đón.
°°°
Ngày trước có lần Mark kể cho nàng nghe về Tanner Kingsley. Mark đã từng biết ông là một thiên tài, xứng đáng được sát cánh trong công tác. Biết đâu ta sẽ được chia sẻ với ông ta hình ảnh tốt đẹp về Mark: nghĩ tới đó Kelly cảm thấy hoan hỉ.
Angel chạy vô leo lên đùi nàng ngồi. Kelly ôm nó vào lòng.
- Ta đi vắng ai lo cho mi? Má mi sẽ lo cho mày, ta đi xa vài hôm.
Chợt Kelly sực nhớ ai lo canh chừng nó.
Nàng chạy xuống cầu thang tới chỗ văn phòng quản lý chung cư công nhân đang lắp ráp một cầu thang máy mới, Kelly liếc mắt nhìn theo đám thợ.
Philippe Cendre, quản lý chung cư, người cao lớn khuôn mặt dễ nhìn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, cả vợ con hăng hái nhiệt tình làm việc. Lúc hay tin Mark gặp nạn cả nhà ông bàng hoàng. Đám tang Mark được an táng tại nghĩa trang Père Lachaise, hôm đó Kelly có nhờ gia đình nhà Cendre tham gia.
Kelly bước tới trước căn hộ nhà Philippe, nàng giơ tay gõ cửa. Chờ Philippe ra mở cửa Kelly lên tiếng.
- Tôi có chút việc nhờ ông.
- Mời bà vô đây. Bà cần nhờ việc gì, bà Harris?
- Tôi có việc đi New York ba bốn hôm, nên muốn nhờ ông trông giùm con Angel.
- Trông giúp? Tôi với bà Ana Maria đây thương nó lắm.
- Cám ơn ông. Được vậy thì tôi mừng lắm.
- Tôi sẽ lo cho nó bà yên tâm.
Kelly hớn hở:
- Khỏi phải nói, tôi cưng nó lắm.
- Hôm nào bà đi?
- Thứ Sáu.
- Được thôi, để tôi lo chuyện đó. Bà còn nhớ tôi cho hai đứa con gái vừa nhập học trường Sorbonne chứ?
- Tôi không nghe. Vậy thì khá lắm, ông phải mừng lắm chứ.
- Có. Nhập học mới vừa được hai tuần. Cả nhà nhốn nháo, y như một giấc mơ
°°°
Buổi sáng thứ sáu, Kelly đem giao con Angel cho nhà Philippe Cendre.
Kelly giao thêm mấy cái túi giấy.
- Đây là món Angel thích nhất, cả mấy thứ đồ chơi trong đó…
Philippe bước lùi lại, Kelly nhìn thấy phía sau chỗ ông đứng nhiều món đồ chơi bày dưới sàn.
Kelly vui cười.
- Angel, mi tốt số lắm đấy! - Nàng ôm nó vào lòng một lần cuối. - Đi nhé, Angel. Cám ơn ông nhiều lắm, Philippe.
Kelly vừa bước đi, Nicole Paradis, người gác máy tổng đài chung cư, đứng chờ ở cửa vẫy tay chào. Người bà nhỏ con tóc hoa râm ngồi trong bàn chỉ nhìn thấy có cái đầu ngoi lên.
Bà vui cười chào Kelly.
- Bà đi nhớ lắm đó, bà nhớ về sớm nhé.
Kelly giơ tay ra bắt:
- Cám ơn. Tôi sẽ về sớm.
Ít phút sau nàng đã ngồi trên xe ra sân bay.
°°°
Sân bay Charles de Gaulle như mọi ngày khách đông quá tải. Nhìn quanh những quầy vé, gian hàng, nhà hàng ăn uống, cầu thang bộ, hệ thống cầu thang cuốn khổng lồ di chuyển liên tục như những con quái vật ngụp lặn lên xuống không ngớt.
Kelly ra tới sân bay đã có người phụ trách chờ sẵn đưa qua cổng dành riêng. Bốn mươi lăm phút sau máy gọi thông báo chuyến bay. Kelly vừa bước tới cứa ra máy bay, một người phụ nữ đứng gần bên nhìn theo.
Kelly đi khuất đàng xa, người đàn bà lôi điện thoại di động ra gọi.
°°°
Kelly đang bay ở trên không, tâm trí hướng về Mark, mơ màng không hay biết chuyện mọi người lén nhìn nàng.
Mark làm gì lúc nửa đêm ở trên đài quan sát tháp Eiffel? Hẹn gặp ai ở trên đó? Lý do nào? Nàng đang còn thắc mắc. Và điều nầy không ngờ được- Vì sao Mark muốn tự tử? Ta với chàng đang sống yên vui, yêu nhau. Ta không tin chàng muốn tự kết l iễu đời mình. Mark không phải vậy… không… không phải Mark.
Kelly nhắm nghiền mắt thả dòng ký ức ngược về quá khứ.
°°°
Lần hẹn đầu tiên. Nàng mặc chiếc váy đen trên mặc chiếc bờ lu trắng cổ cao, để cho Mark tường là nàng muốn trêu anh. Hay đó chỉ là do thói quen mỗi khi đi chơi tối Kelly cảm thấy chột dạ. Bởi vì một việc xảy đến cho nàng lúc nhỏ. Còn giấu kín mãi, từ đó Kelly không đi đâu với người đàn ông nào xa lạ, trừ khi lo việc làm ăn hoặc tham gia một công tác từ thiện.
Mark không phải là tình nhân, Kelly nghĩ mãi trong đầu, chàng với ta mới là bạn mỗi khi đi ra phố ta được bảo vệ, không có chuyện yêu đương nhăng nhít.
Kelly đang miên man với dòng suy tưởng, chuông ngoài cửa kêu.
Kelly hít vô một hơi đoán chừng có tin vui, Mark đứng chờ mặt mày hớn hở trên tay cầm một chiếc hộp và chiếc túi bao giấy. Anh mặc bộ đồ trông vụng về bên trong áo sơ mi xanh. Thắt cà vạt đỏ đi giầy nâu. Kelly không nhịn được cười thành tiếng. Thiệt tình Mark không phải dân ăn chơi. Trước kia nàng đã từng biết nhiều gã đàn ông tự đề cao mình thái quá lúc nào cũng bảnh bao lịch sự ra phết. Không rào đón, Kelly lên tiếng:
- Anh vào nhà đi.
- Chắc là tôi không đến trễ?
- Không, hoàn toàn không!
Mark đưa gói quà cho Kelly:
- Món quà nầy dành cho em.
Bên trong chiếc hộp đựng hai kí chocolate. Bao nhiêu năm, Kelly chỉ nhận được những món kim cương, áo lông thú, chỉ thiếu mỗi món chocolate. Đây là một món người mẫu rất thích, nàng vừa mừng vừa nghĩ.
Kelly tươi cười:
- Cám ơn anh!
Mark lôi trong túi giấy ra.
- Còn món nầy dành cho con Angel.
Vừa lúc đó Angel từ đâu chạy lăng xăng tới ngay chỗ Mark đang đứng, vẫy đuôi mừng quýnh.
Mark đỡ lên tay ôm vỗ vỗ.
- Nó còn nhớ ra ta.
- Phải nói là rất cảm ơn ông mới có được nó. - Kelly nói. - Có nó làm bầu bạn, trước nay chưa được thấy ai cho.
Mark nhìn theo Kelly ánh mắt thay cho lời muốn nói.
Một buổi tối hài lòng ngoài mong đợi. Bên cạnh có Mark người bạn đồng hành dễ mến, Kelly đoán được qua ánh mắt, nhìn anh ngây người sung sướng được gần bên nàng. Anh chàng thông minh nói đễ nghe, tiếc là thời gian qua mau không như nàng tường lúc ra đi.
Sau buổi hẹn, Mark nói:
- Ta còn hẹn nhau lần khác nữa mà.
- Vâng, em cũng nghĩ vậy.
- Em thích môn thể thao nào nhất, Kelly?
- Em thích môn bóng đá. Anh thích chứ?
Mark mặt thộn ra:
- À…ờ… vâng… tôi… Tôi cũng thích.
Anh chàng có tật nói phét, Kelly nghĩ. Chợt một ý nghĩ không hay lóe lên trong đầu.
- Sắp tới có giải tranh vô địch tối Thứ Bảy. Anh đi coi chứ?
Mark cố dằn xuống, giọng lơi lả:
- Có, có chứ. Vui lắm.
Một tối qua mau, trở về lại gần nhà của Kelly, nàng thấy bồn chồn trong người. Kịch bản sau một màn hẹn hò thường là: Ta hôn nhau trước khi chia tay đi chứ" Cho phép tôi được vô nhà uống một chút gì đã… Em không nên ngủ một mình
Vừa đặt chân lên trước cửa nhà, Mark nhìn qua buột miệng nói:
- Em biết tôi để ý em ở điểm nào nhất, Kelly?
Kelly muốn nín thở. Thì đây rồi, nàng nghĩ. Mông em to… Hai vú em căng tròn… ước gì được em gác hai chân dài lên quanh cổ…
- Không - Kelly thản nhiên đáp - anh để ý gì nhất?
- Mắt em thấy buồn.
Chưa để cho Kelly kịp nói Mark chặn ngang:
- Chúc em ngủ ngon.
Kelly đứng nhìn theo.