Dịch giả: Thanh Vân
Chương 1

– Thời khắc của bọn trẻ và người điên.
Tôi bắt đầu sự nghiệp trong thời chiến làm nhạc công dương cầm cho một quán cà phê Nowoczesna, trên đường phố Nowolipki ở ngay trung tâm ghetto Warsaw. Tháng Mười một năm 1940, vào lúc các cổng ra vào ghetto làm xong, gia đình tôi đã bán hết mọi thứ có thể bán được từ lâu, kể cả tài sản quý giá nhất trong nhà là chiếc dương cầm. Cuộc sống dù không đáng kể đến thế, nhưng vẫn buộc tôi phải vượt qua sự thờ ơ của tôi để tìm cách kiếm sống, và ơn Chúa, tôi đã tìm được việc làm. Công việc làm tôi bớt thời giờ mà ủ ê nghiền ngẫm, và tôi ý thức được rằng cả gia đình tôi phụ thuộc vào việc tôi kiếm sống, dần dần nó giúp tôi khắc phục được tình trạng thất vọng và bơ vơ trước đây của tôi.
Công việc của tôi bắt đầu từ lúc chiều tối. Muốn đến quán cà phê, tôi phải đi qua một mê cung những con đường hẹp từ xa vào Ghetto, hoặc muốn thay đổi một chút, nếu tôi cảm thấy thích quan sát hoạt động của bọn buôn lậu, tôi phải men theo rìa bức tường.
Chiều tối là lúc thuận tiện nhất cho việc buôn lậu. Cảnh sát đã mệt lử vì đã tìm cách hốt tiền bất chính suốt buổi sáng, lúc này mất cảnh giác vì đang mải tính đếm tiền lời lãi. Nhiều dáng người không ngừng xuất hiện trong các khung cửa sổ và cửa ra vào của các khu nhà dọc theo bức tường, rồi lại chúi vào nơi ẩn nấp, sốt ruột đợi tiếng lạo xạo của một chiếc xe ngựa hoặc tiếng loảng xoảng của chuyến xe điện. Từng lúc một, tiếng động bên kia bức tường cứ rõ dần, và lúc một chiếc xe ngựa chạy nước kiệu qua theo đúng dấu hiệu thoả thuận, một tiếng huýt sáo, rồi khi đã nghe thấy, những cái bao, gói, bọc bay qua tường. Người ta nằm im, đợi đến lúc chạy ào qua cửa, hấp tấp vồ lấy các thứ của cải phi pháp, rồi lại rút vào trong nhà, và sự im lặng dối trá đầy mong đợi, những tiếng thì thào to nhỏ, bồn chồn, và bí mật lại tràn ngập đường phố, ít phút sau mới chấm dứt. Vào những ngày cảnh sát làm công việc thường lệ sốt sắng hơn, có thể nghe thấy tiếng những phát súng hoà lẫn với tiếng bánh xe ngựa, những quả thủ pháo bay qua bức tường thay cho các bao, túi, tiếng nổ ầm vang làm vôi vữa trong các ngôi nhà rơi rụng lả tả.
Chiều dài bức tường của ghetto không dọc theo suốt con đường. Cách một khoảng nhất định, có những lỗ hổng dài trên mặt đất để thoát nước từ khu vực Aryan [1] vào các cống rãnh bên ngoài lề đường của người Do Thái. Bọn trẻ con thường dùng những chỗ hổng này để buôn lậu. Có thể thấy những dáng người màu sẫm, bé nhỏ, trên các đôi chân khẳng khiu từ khắp mọi phía chạy vội đến, những cặp mắt sợ hãi lén lút liếc từ trái sang phải. Rồi những bàn tay nhỏ bé kéo mạnh các loại đồ đạc qua các lỗ hổng, những thứ đồ ký gởi này thường to hơn cả những kẻ buôn lậu.
Lúc đồ buôn lậu đã lọt qua tường, bọn trẻ phải hất chúng lên vai, chúng khom cả người, lảo đảo dưới sức nặng, mạch máu trên thái dương nổi hằn lên xanh lè vì  gắng sức, miệng chúng há hốc, thở hổn hển đau đớn hớp không khí lúc hối hả chạy về mọi hướng như những con chuột nhỏ hốt hoảng.
Công việc của chúng đầy rủi ro và nguy hiểm chẳng kém gì bọn buôn lậu người lớn. Một hôm lúc đi dọc theo bức tường, tôi đã chứng kiến hoạt động buôn lậu của bọn trẻ hình như đã đến hồi thắng lợi. Một đứa bé Do Thái vẫn còn ở phía bên kia tường, chỉ cần theo đồ của nó chui qua lỗ hổng. Hình dáng bé nhỏ, gầy guộc của nó đã hiện ra một phần, bỗng nhiên nó hét lên, và tôi nghe tiếng gầm khàn khàn bằng tiếng Đức ở bên kia tường. Tôi chạy đến nắm chặt lấy thằng bé, cố giúp nó chui qua cho thật nhanh, nhưng bất chấp sự cố gắng của chúng tôi, hông của nó vẫn mắc kẹt nơi ống cống. Tôi ráng sức kéo cánh tay nó trong khi tiếng la hét của nó ngày càng trở nên tuyệt vọng và tôi nghe thấy tiếng đấm đá nặng nề của cảnh sát phía bên kia bức tường. Lúc tôi cố kéo được thằng bé chui qua, nó đã chết. Xương sống nó đã gẫy tan.
Trong thực tế, ghetto không phụ thuộc vào việc buôn lậu để tự nuôi sống mình. Thực ra việc buôn lậu do những trùm tư bản như Kon và Heller  điều hành, chúng hoạt động dễ dàng hơn và khá an toàn. Cảnh sát canh gác được ăn hối lộ sẽ lờ đi vào những thời gian thích hợp theo những thoả thuận ngầm, lúc đó hàng dẫy xe ngựa chạy qua cổng ghetto ngay dưới mũi cảnh sát, chở theo thực phẩm, rượu đắt tiền, nhiều loại hàng quý giá và xa xỉ, thuốc lá chở thẳng đến từ Hy Lạp, nhiều thứ đồ trang điểm và mỹ phẩm của Pháp.
Hàng ngày tôi được ngắm kỹ các thứ đồ buôn lậu này ở Nowoczesna. Quán cà phê đầy ắp những kẻ giàu có lượn quanh, đeo đầy nữ trang bằng vàng, lủng lẳng kim cương. Tiếng bật nút chai champagne cùng với những món ăn trang trí cầu kỳ đưa ra phục vụ bọn đầu cơ thời chiến ngồi quanh các bàn chất đồ ăn thức uống nặng trĩu. Chính ở nơi này tôi đã mất hai thứ ảo tưởng: niềm tin vào sự đoàn kết chung chung và khả năng yêu thích âm nhạc của người Do Thái.
Không một người ăn mày nào được phép lảng vảng ngoài Nowoczesna. Những người gác cửa béo tốt dùng dùi cui xua họ đi. Nhiều xe cộ từ xa đến, mùa đông, đàn ông đàn bàn ngồi trong xe đều mặc hàng len đắt tiền, mùa hè mặc hàng lụa Pháp và đội những chiếc mũ rơm quý. Trước lúc họ đến, cả khu vực được những người gác cửa bảo vệ, bản thân họ dùng gậy xua đám đông, mặt họ méo đi vì giận dữ. Họ không cho lấy một đồng xu. Trong mắt họ, bố thí chỉ làm hư dân chúng mà thôi. Nếu bạn làm việc vất vả như họ, bạn cũng sẽ kiếm được nhiều tiền như họ, đây là điều hiển nhiên với tất cả mọi người, và nếu bạn không biết cách kiếm được nhiều trong đời, đấy là lỗi của bạn.
Cuối cùng, khi họ đã yên vị bên những chiếc bàn xinh xắn trong tiệm cà phê rộng rãi, nơi c toàn đồ trắng chịu lễ ban thánh thể lần đầu đang đứng cạnh bàn thờ. Trong nhà thờ rất đông người. Họ đang hát bài Tantum ergo và được ban phúc. Tôi cũng để cha xứ ban phúc cho cả tôi. Những đứa bé vô tội trong một thành phố Ba Lan ở nơi đây, ở một thành phố Đức nới kia, hoặc ở một nơi nào đó trên thế giới đều đang cầu Chúa, chỉ vài năm nữa thôi sẽ đánh giết nhau vì lòng hận thù mù quáng. Ngay trong những ngày xa xưa, khi các đất nước mộ đạo hơn tôn xưng người trị vì của họ là Đức Giáo hoàng thì ngày nay những người dân cách biệt hẳn với đạo Cơ đốc cũng làm như thế. Nhân loại hình như bị đày đoạ phải làm nhiều việc xấu hơn là tốt. Lý tưởng cao quý trên trái đất này là tình yêu con người.
 
Warsaw 23 tháng Bảy năm 1942
Nếu đọc báo hoặc nghe tin tức trên đài có thể tưởng mọi việc đang rất trôi chảy, hoà bình là điều chắc chắn, cuộc chiến đang thắng lợi và tương lai của dân Đức tràn đầy hy vọng. Song tôi không sao tin nổi điều ấy, vì rốt cuộc sự bất công không thể thắng thế, và phương cách người Đức trị vì các đất nước họ chinh phục nhất định sẽ dẫn đến kháng cự, không chóng thì chầy. Tôi chỉ xem xét tình hình ở Ba Lan và chưa gặp nhiều người kháng chiến, và nghe kể về họ qúa ít. Nhưng dựa vào những quan sát, những cuộc nói chuyện và thông tin hàng ngày, chúng tôi có thể thấy một bức tranh toàn cảnh. Nếu phương pháp của chính quyền và chính phủ đàn áp dân địa phương và những cuộc tiễu trừ của Gestapo ở đây đặc biệt tàn nhẫn, tôi cho rằng tình hình sẽ rất giống ở các nước bị chinh phục khác.
Sự sợ hãi và kinh hoàng bao trùm, đâu đâu cũng thấy cưỡng đoạt và bắt giam. Dân chúng bị bắt và bắn chết hàng ngày. Sinh mạng con người trở nên không còn ý nghĩa, nói gì đến tự do cá nhân. Nhưng yêu tự do là bẩm sinh của từng con người, từng dân tộc và không thể đàn áp lâu dài. Lịch sử dạy chúng ta rằng ách chuyên chế không bao giờ tồn tại lâu dài. Hiện giờ chúng ta phạm tội giết người, day dứt lương tâm vì cuộc tàn sát bất công, khủng khiếp người Do Thái. Sắp tiến hành cuộc huỷ diệt người Do Thái. Đấy là mục tiêu của chính phủ Đức từ khi bắt đầu xâm chiếm các nước phía Tây, có cảnh sát và Gestapo hỗ trợ, nhưng lần này sẽ tiến hành trong một phạm vi rộng lớn và quyết liệt.
Chúng tôi nghe được những báo cáo đáng tin cậy từ những nguồn khác nhau rằng ghetto ở Lublin đã bị huỷ diệt toàn bộ, người Do Thái bị đưa ra khỏi đấy và bị giết hàng loạt, hoặc bị đưa vào rừng, một số bị tống giam vào các trại. Dân chúng ở Lietzmannstadt và Kutno kể rằng người Do Thái – cả đàn ông, đàn bà và trẻ em – bị đầu độc bằng hơi trong các xe hơi ngạt tự động, người chết bị lột hết quần áo, bị ném vào các ngôi mộ tập thể, còn quần áo đưa vào các nhà máy dệt để tái chế. Nghe nói những cảnh khủng khiếp vẫn còn đang tiếp diễn ở đấy. Hiện giờ các bản tường trình nói đang quét sạch ghetto Warsaw theo cách tương tự. Có khoảng bôn trăm ngàn người trong ghetto và các tiểu đoàn cảnh sát Ukraina và Lithuana được sử dụng thay thế cảnh sát Đức. Thật khó mà tin được tất cả  những chuyện này, và tôi cố không quá lo lắng về tương lai của đất nước tôi, một ngày nào đó sẽ phải trả giá cho những hành động gớm ghiếc này, vì tôi không thể tin Hitler muốn làm thế và có những người ra những mệnh lệnh như thế. Nếu điều đó xảy ra, chỉ có một lời giải thích duy nhất: chúng là kẻ bệnh hoạn, không bình thường hoặc điên rồ.
 
25 tháng Bảy năm 1942
Nếu những gì người ta nói trong thành phố là thật – vì theo những nguồn tin đáng tin cậy – thì làm sĩ quan Đức chẳng vinh hạnh gì, vì không ai có thể chịu nổi những điều đang diễn ra. Nhưng tôi không tin nổi.
Nhiều tin đồn nói rằng trong tuần này ba chục ngàn người Do Thái bị đưa khỏi ghetto đi về một miền nào đó phía Đông. Dù là tin bí mật, người ta đều nói họ biết việc sẽ xảy ra: ở đâu đó gần Lublin, có nhiều ngôi nhà đã xây xong, có nhiều lò nung nóng bằng điện cao thế, giống như lò hoả thiêu bằng điện. Những con người bất hạnh bị đẩy vào phòng này và bị thiêu sống. Mỗi ngày có hàng ngàn người bị giết theo kiểu ấy, tiết kiệm được mọi thứ, không phải bắn, đào hố rồi lại lấp đất chôn họ. Máy chém trong cuộc Cách mạng Pháp không thể so sánh nổi với các biện pháp tàn sát hàng loạt có kỹ năng cao như thế này.
Chắc hẳn đây là sự điên rồ. Không thể như thế được. Tôi cứ băn khoăn vì sao người Do Thái không chịu tự vệ. Song trên thực tế có nhiều người ốm yếu vì đói và khổ sở đến mức không thể kháng cự nổi.
 
Warsaw 13 tháng Tám năm 1942
Một chủ hiệu Ba Lan bị trục xuất khỏi Posen từ hồi đầu chiến tranh, đang kinh doanh ở Warsaw. Ông ta hay bán cho tôi rau quả và các thứ. Trong thế chiến thứ nhất, ông đã chiến đấu như một lính Đức ở mặt trận phía Tây suốt bốn năm. Ông ta cho tôi xem sổ lương của ông. Người đàn ông này thông cảm sâu sắc với người Đức, nhưng ông là người Ba Lan, và vẫn sẽ là người Ba Lan. Ông thất vọng vì sự tàn bạo khủng khiếp, vì sự hung ác đầy tính thú vật  của bọn Đức đang tiến hành trong ghetto.
Không thể không băn khoăn tự hỏi nhiều lần rằng sao trong chúng ta lại có nhiều tầng lớp đê tiện đến thế. Hay bọn tội phạm hoặc người mất trí trốn khỏi nhà tù và nhà thương điên được cử đến đây làm chó săn? Không, một số là nhân vật nổi tiếng trong Nội các đã chủ trương bảo những người đồng hương ngây thơ hành động như thế. Sự xấu xa và tàn nhẫn ẩn náu trong trái tim con người. Nếu được phép phát triển tự do, chúng sẽ nảy nở thành đủ loại gớm ghiếc, kiểu như ý tưởng cần phải tàn sát người Ba Lan và Do Thái như thế này.
Người chủ hiệu Ba Lan mà tôi nhắc tới có nhiều người quen là Do Thái trong ghetto và hay đến đấy thăm. Ông ta kể lại nhiều cảnh tượng không thể hình dung nổi, và hiện giờ ông rất sợ đi đến đấy. Đi xe kéo xuống phố, ông ta thấy một tên Gestapo đang lùa một nhóm người – cả đàn ông lẫn đàn bà – vào một ngưỡng cửa của một ngôi nhà rồi bắn bừa bãi vào họ. Mười người chết và bị thương. Một người thoát chạy, tên Gestapo giơ súng ngắm nhưng hết đạn. Những người bị thương chết dần, không ai giúp họ, những bác sĩ đã bị đưa đi, bị giết chết hoặc đang chờ chết. Một phụ nữ kể với người Ba Lan quen tôi rằng có mấy tên Gestapo vào một nhà hộ sinh Do Thái, túm lấy bọn trẻ sơ sinh bỏ vào bao rồi quẳng lên xe tang. Những tiếng kêu khóc gọi con xé ruột của các bà mẹ không hề làm những kẻ tàn ác mảy may xúc động. Hôm nay hai con thú ấy đi cùng chuyến xe điện với tôi. Chúng cầm roi da trong tay, trên đường đi đến ghetto. Tôi chỉ muốn đẩy chúng xuống dưới bánh xe điện.
Chúng ta là những kẻ nhát gan, nghĩ như thế đấy nhưng vẫn để  cho mọi việc diễn ra. Chúng ta đáng bị trừng phạt, và những đứa con ngây thơ của chúng ta cũng thế, vì chúng ta đã mắc tội thông đồng khi cho phép những tội ác như thế hoành hành.
 
Sau ngày 21 tháng Tám năm 1942
Dối trá là khốn nạn nhất trong các điều xấu xa. Mọi thứ hiểm ác đều nảy sinh từ đấy. Vậy mà chúng ta đã và đang dối trá, quần chúng đang bị lừa gạt. Không một trang báo nào thóat khỏi sự dối trá, dù viết về chính trị, kinh tế, lịch sử, xã hội và văn hoá. Sự thật đang bị sức ép ở khắp nơi. Sự thật bị xuyên tạc, bóp méo và bẻ ngược. Có thể nào cứ như thế này mà thành tốt được? Không, tình hình không thể cứ như thế này mãi mãi, vì sức sống tự nhiên của con người và vì thái độ của những người tự do. Những kẻ dối trá dù có xuyên tạc sự thật sẽ phải bị diệt vong, sức mạnh thống trị của chúng sẽ bị tiêu ma và lúc đó, lại có chỗ cho loài người được tự do hơn, cao thượng hơn.
 
Ngày 1 tháng Chín năm 1942
Tại sao cuộc chiến này lại phải xảy ra? Vì lòng nhân đạo phải thể hiện ở chỗ sự vô thần  của nó đang bị lợi dụng. Đức Quốc Xã giết hàng triệu người nói là để tái lập một trật tự mới. Chúng cấm dân chúng theo tôn giáo, thanh thiếu niên được dạy phải vô thần, Giáo hội bị phản đối và tài sản của nhà thờ bị chiếm đọat. Bất cứ người nào nghĩ khác đi đều bị khủng bố, bản tính tự do của dân tộc Đức đang bị tha hóa và họ biến thành những tên nô lệ luôn khiếp sợ. Họ né tránh sự thật. Họ chẳng đóng vai trò gì trong số phận của dân tộc họ.
Lúc này chẳng có điều răn nào chống lại trộm cắp, giết người, dối trá, nói gì đến chuyện chống lại lợi ích cá nhân của con người. Sự phủ nhận những điều răn của Chúa dẫn đến sự biểu hiện vô đạo đức của tính tham lam, làm giàu bất chính, hận thù, lừa đảo, dâm loạn, dẫn đến sự cằn cỗi và suy vi của người Đức. Chúa cho phép mọi chuyện này xảy ra, ban cho chúng sức mạnh, để cho nhiều người vô tội bị huỷ diệt, để chứng tỏ cho loài người thấy, thiếu Ngài, chúng ta chỉ là những con vật tranh giành nhau, tin rằng chúng ta phải huỷ hoại lẫn nhau. Chúng ta sẽ không nghe theo lời răn thiêng liêng “Hãy yêu thương lẫn nhau”. Được lắm, lúc ấy Chúa nói, hãy thử lời răn ngược lại của Quỷ dữ “Hãy sát hại, căm thù nhau!” Chúng ta biết câu chuyện về đại hồng thủy trong kinh thánh. Vì sao loài người ban đầu lại đi đến kết cuộc buồn thảm như vậy? Vì họ từ bỏ Chúa và phải chết, có tội cũng như vô tội. Họ chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân mình vì sự trừng phạt này. Và ngày nay tình trạng cũng y như thế.
 
Ngày 6 tháng Chín năm 1942
Một sĩ quan thuộc đơn vị biệt kích nhận nhiệm vụ làm hàng rào bảo vệ kể với tôi những việc khủng khiếp họ đã làm ở thành phố của Sielce, một trung tâm hành chính. Anh ta bối rối  và phẫn nộ đến mức quên bẵng là chúng tôi đang ở trong một đám đông, có cả một nhân vật Gestapo cỡ lớn. Một hôm những người Do Thái bị lôi ra khỏi ghetto và bị lôi ra đường phố, đàn ông, đàn bà và trẻ con. Một số bị bắn công khai, ngay trước mặt người Đức và người Ba Lan. Đàn bà quằn quại trong vũng máu giữa trời hè nóng nực, chẳng ai cứu giúp. Trẻ con đi trốn bị lôi ra và ném qua cửa sổ. Sau đó hàng ngàn người bị dồn đến ga xe lửa, chờ tàu đưa họ đi. Họ chờ ở đó suốt ba ngày, trong cái nóng ghê gớm của mùa hè, không cơm ăn thức uống. Hễ người nào đứng lên là bị bắn ngay lập tức, bắn công khai. Rồi họ bị đưa đi, hai trăm người nhét trong toa chở súc vật chỉ đủ chỗ cho bốn mươi hai người. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra với họ? Không người nào công nhận là mình biết, nhưng không thể bưng bít mãi được. Ngày càng có nhiều người cố trốn thoát, và họ tiết lộ ra những sự thật khủng khiếp ấy. Nơi họ đến là Treblinka, nằm ở phía Đông Ba Lan, thuộc Đức cai trị. Các toa xe “dỡ hàng” ở đấy, có rất nhiều người chết. Toàn bộ nơi này có tường bao quanh, các toa xe tiến thẳng trước lúc được dỡ xuống. Các xác chết chất đống bên cạnh đường ray. Khi những người khoẻ đến, họ phải dọn hàng núi xác ấy đi, đào những cái huyệt mới và phủ đất khi huyệt đã đầy. Sau đó họ cũng bị bắn chết. Những chuyến khác đưa người đến giải quyết xác họ như họ đã từng làm cho những người đi trước. Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em phải cởi hết quần áo, rồi bị dồn vào một căn nhà lưu động và xả hơi ngạt. Sau đó căn nhà được di chuyển đến bên một cái hố to, mở một bên thành và nâng sàn lên đổ những xác chết vào trong ngôi huyệt tập thể. Tình hình cứ như thế trong một thời gian dài. Những người bất hạnh trên toàn cõi Ba Lan đang bị tập hợp. Một số bị giết ngay tại chỗ vì không đủ chỗ chứa, nhưng vẫn còn có quá nhiều người bị đưa đi. Mùi hôi thối khủng khiếp của xác chết lởn vởn trên toàn vùng Treblinka. Bạn tôi được một người Do Thái bỏ trốn kể lại những sự việc trên. Anh ta cùng với bảy người nữa đã trốn thoát và hiện ở Warsaw. Nghe nói có cả một số người đang ở trong thành phố. Anh ta cho bạn tôi xem một đồng 20 zloty lấy được trong túi một xác chết: anh ta đã gói tờ giấy bạc cẩn thận để mùi xác chết hãy còn dính vào đấy, như một lời nhắc nhở khôn nguôi, phải báo thù cho anh em của mình.
 
Chủ nhật, 14 tháng Hai năm 1943
 Ngày Chủ nhật, có thể theo đuổi những ý nghĩ riêng tưhọ đến chỉ vì công việc làm ăn, họ bắt đầu than phiền về thời buổi khó khăn và sự thiếu thể hiện tình đoàn kết của người Mỹ gốc Do Thái. Họ nghĩ gì về việc họ đang làm? Dân chúng ở đây đang chết dần chết mòn không có một miếng để ăn. Bao nhiêu điều kinh khủng đang diễn ra, vậy mà báo chí Mỹ không hề nhắc tới, các chủ ngân hàng Do Thái ở bờ biển bên kia không làm gì để cho Mỹ tuyên chiến với Đức, dù họ dễ dàng được tư vấn cách làm, nếu họ muốn.
Ở Nowoczesna chẳng ai chú ý đến âm nhạc mảy may. Tôi chơi to hơn thì đám đông đang ăn nhậu cũng nói to hơn, và ngày ngày đám khán giả và tôi thi nhau xem ai át được tiếng ai. Có lần một người khách còn ra lệnh cho hầu bàn đến bảo tôi ngừng chơi một lúc, vì tiếng nhạc làm hắn ta không thể thử tiếng những đồng hai mươi đô la vàng hắn vừa đòi được của một vị khách khác. Rồi hắn gõ nhẹ đồng tiền lên mặt bàn đá cẩm thạch, nâng chúng lên giữa những đầu ngón tay lên đến tận tai và chăm chú lắng nghe tiếng ngân, thứ âm nhạc duy nhất hắn quan tâm. Tôi ngưng không chơi một lúc thật lâu. May thay, tôi kiếm được việc làm ở một tiệm cà phê loại khác hẳn ở phố Sienna, nơi giới trí thức Do Thái đến nghe tôi chơi đàn. Chính nơi đây tôi đã nổi tiếng về nghệ thuật biểu diễn và kết bạn với nhiều người sau này cùng tôi trải qua những thời gian dễ chịu cũng như khủng khiếp. Trong các vị khách thường đến quán cà phê có hoạ sĩ Roman Kramsztyk, một nghệ sĩ tài năng và là bạn của Artur Rubinstein và Karol Szymanowski. Ông đã vẽ một loạt tranh kỳ diệu, miêu tả đời sống bên trong bức tường ghetto,,không hay biết ông sẽ bị ám sát và mất một phần lớn các bức tranh ấy.
Một vị khách nữa ở phố Sienna là Janusz Korczack, một trong những người cao quý nhất mà tôi được gặp. Ông là nhà văn mà hầu hết những nghệ sĩ hàng đầu của phong trào Ba Lan Trẻ đều biết tiếng. Ông thảo luận với họ bằng cách lôi cuốn nhất, sự quan tâm của ông vừa thẳng thắn vừa thú vị. Ông không được coi là một trong những nhà văn cao sang bậc nhất, có lẽ vì sự thành công của ông trong lãnh vực văn chương có một nét đặc sắc rất riêng: đó là những câu chuyện viết cho thiếu nhi và viết về thiếu nhi, nổi tiếng về sự am hiểu ý nghĩ trẻ thơ. Những truyện ấy viết không phải chỉ vì hoài bão nghệ thuật mà còn vì sự thẳng thắn và trung thực xuất phát từ trái tim của nhà hoạt động xã hội và nhà giáo dục bẩm sinh. Giá trị chân chính của Korczak không phải ở chỗ ông viết gì, mà ở những sự việc ông đã sống lúc ông viết. Nhiều năm trước đây, vào lúc khởi nghiệp, ông đã dành từng giây phút rỗi rãi và từng đồng zloty kiếm được cho sự nghiệp vì thiếu nhi, và ông tận tuỵ với chúng cho đến lúc chết. Ông đã thành lập nhiều trại trẻ mồ côi, tổ chức các biện pháp thu nhặt trẻ em nghèo, nói chuyện trên đài phát thanh, giành được sự mến mộ rộng rãi (không phải chỉ của trẻ em), là một nhà “Thông thái già”. Khi cổng các ghetto làm xong, ông vào trong đó dù ông có thể tự cứu mình, và ông tiếp tục sứ mệnh trong các bức tường như một người cha nuôi có hàng chục đứa trẻ Do Thái mồ côi, những đứa trẻ bị bỏ rơi nghèo khổ nhất trên đời. Lúc chúng tôi nói chuyện với ông ở phố Sienna, chúng tôi không biết tình yêu cao thượng và sáng chói của ông sẽ chấm dứt ra sao.
Bốn tháng sau, tôi chuyển đến một tiệm cà phê khác, Sztuka (Nghệ Thuật) trên phố Leszno. Đây là tiệm cà phê lớn nhất trong ghetto, và có nhiều điều thu hút khéo léo. Các buổi biểu diễn âm nhạc tổ chức trong phòng hoà nhạc của tiệm. Ca sĩ gồm Maria Einstenstadt, nếu không bị bọn Đức thủ tiêu thì giờ đã nổi tiếng với hàng triệu người vì giọng hát tuyệt vời của mình. Tôi chơi dương cầm tay đôi với Andrzej Goldfeder. Nhà thơ Szlengel xuất hiện hàng ngày cùng Leonid Fokczanski, ca sĩ Andrzej Walst, nhóm hài kịch được nhiều người hâm mộ “Người yêu nghệ thuật Wacus”, và Paula Braunów trong chương trình “Life Newspaper”, một tiết mục dí dỏm trong sinh hoạt của ghetto, đầy những lời bóng gió gay gắt táo bạo đối với bọn Đức. Ngoài phòng hoà nhạc, ở đây còn có quầy rượu nơi những người thích ăn uống hơn âm nhạc có thể kiếm được một ly vang hay một món ăn ngon lành. Cả hai phòng hoà nhạc và quầy rượu luôn đông người, nên hồi này tôi kiếm được kha khá, có thể tạm thoả mãn được nhu cầu của gia đình chúng tôi gồm sáu người, dù cũng chật vật chút đỉnh.
Tôi thật sự thích chơi đàn ở Sztuka, vì ở đó tôi gặp được nhiều bạn bè và có thể trò chuyện với họ giữa những buổi biểu diễn, nếu như không nghĩ đến việc về nhà vào buổi tối. Nó phủ một bóng đen lên tôi suốt các buổi chiều.
Hồi đó là mùa đông 1941 đến 1942, một mùa đông hết sức khắc nghiệt trong ghetto. Một biển người Do Thái khốn khổ bám quanh những hòn đảo nhỏ của những người tương đối khá giả, đại diện là giới trí thức Do Thái và cuộc sống xa hoa của những kẻ đầu cơ. Người nghèo yếu lả vì đói và không được che chở khỏi cái rét vì không thể trang trải nổi tiền mua nhiên liệu. Bọn vô lại cũng tràn vào quấy phá. Ghetto đầy nhung nhúc các loại ký sinh và chẳng thể làm gì được. Chấy rận từ quần áo người lan ra ngoài đường phố, chui vào xe điện hoặc các cửa hiệu. Chúng bò lúc nhúc trên các vỉa hè, lên cầu thang, nhảy từ trên trần các công sở xuống, nhiều người làm ăn buôn bán các loại đã bị thăm hỏi như thế. Chấy rận tìm được đường len vào các nếp gấp của báo chí, vào cả đồ lót sạch của bạn, thậm chí có cả trong vỏ bánh bạn vừa mua. Một trong các loại ký sinh trùng ấy có thể mang mầm bệnh Rickettsia[2].
Một nạn dịch bùng phát trong ghetto. Mỗi tháng số người chết vì Rickettsia lên tới năm ngàn. Đề tài chủ yếu trong các câu chuyện của người giàu lẫn người nghèo là bệnh Rickettsia. Người nghèo thì băn khoăn không biết chết lúc nào, còn người giàu lo giữ chặt vaccine của bác sĩ Weigel để phòng thân. Bác sĩ Weigel là nhà vi khuẩn học nổi tiếng đã trở thành nổi tiếng nhất sau Hitler, cả người thiện lẫn kẻ ác đều nói thế. Người ta kể bọn Đức đã bỏ tù bác sĩ ở Lemberg, nhưng ơn Chúa đã không giết ông, vì thực ra chúng cũng hiểu ông là một người Đức danh dự. Có tin đồn bọn chúng đã mời chào ông một phòng thí nghiệm tinh vi, một biệt thự lộng lẫy cùng chiếc xe lộng lẫy không kém, sau khi đặt ông dưới sự giám sát chặt chẽ cbại. Dân chúng nói gì về cuộc chiến mà họ tưởng có thể hy vọng? Chúng ta không có khả năng chiến thắng lấy một nước mà chúng ta đã chiếm đóng. Các nước đồng minh của chúng ta như Bulgaria, Romania và Hungary không giúp được gì. Nếu có thể đối phó được với các vấn đề nội bộ là họ đã đủ mừng rồi, và họ sẵn sàng để các lực lượng thù địch tấn công  vào biên giới nước họ. Họ không thể làm gì cho chúng ta ngoài viện trợ kinh tế, ví dụ Romania cung cấp dầu lửa. Họ đặc biệt vô dụng trong việc viện trợ quân sự. Vì chính phủ phát xít đã bị lật đổ ở Ý, nước này chẳng còn gì cho chúng ta ngoài một bãi chiến trường ở ngoài biên giới Đức, nơi lúc này vẫn còn đang giao chiến.
Sức mạnh ưu việt của kẻ thù chúng ta đang đập tan vũ khí trong tay chúng tay. Bất cứ người nào cố đứng thẳng dậy đều bị gục ngã. Tình hình là thế, làm sao chúng ta có thể nghĩ đến việc xoay chuyển tình thế cuộc chiến trở thành thuận lợi cho chúng ta?
Không một người nào ở Đức tin chúng ta sẽ thắng trận, nhưng thoát khỏi tình trạng này bằng cách nào? Sẽ không có một cuộc cách mạng nào trong nước vì không có ai có đủ can đảm liều mạng bằng cách đương đầu với Gestapo. Mà nếu một nhúm người định thử thì sẽ sử dụng cái gì? Đa số dân chúng có thể đồng ý với họ, nhưng lại bị trói tay mất rồi. Suốt mười năm gần đây, cá nhân còn chẳng có dịp biểu lộ ý chí tự do, nói gì đến quảng đại quần chúng. Bọn Gestapo sẽ nổ súng ngay tức khắc. Và chúng ta không thể trông chờ một hành động táo bạo của quân đội. Quân đội tình nguyện bị đưa đến chỗ chết, và bất kỳ một ý tưởng chống đối nào cũng có thể gây nên một cuộc thanh trừng lớn. Vì thế chắc chắn là chúng ta sẽ đi đến một kết cục chua xót. Cả dân tộc ta sẽ phải trả giá cho những lầm lỗi và những điều bất hạnh này, cho những tội ác chúng ta đã phạm. Nhiều người vô tội đã trở thành vật hiến tế trước khi chúng ta có thể xóa sạch tội giết người. Đó là một quy luật không thay đổi được trong sự việc nhỏ cũng như lớn.
 
Ngày 1 tháng Một năm 1944
Báo chí Đức tường thuật một cách phẫn nộ việc người Mỹ tước đoạt và lấy đi các tác phẩm nghệ thuật quý giá ở miền Nam nước Ý. Cái kiểu phản đối kịch liệt tội ác của người khác thật là lố bịch. Cứ làm như địch thủ không biết gì về các tác phẩm nghệ thuật quý mà chúng ta đã chiếm đoạt và mang ra khỏi Ba Lan hay hoặc đã phá huỷ ở Nga.
Ngay cả khi đứng trên quan điểm “nước ta đúng hoặc sai” và công nhận chúng ta đã thản nhiên làm việc đó, hành động đạo đức giả không đúng chỗ kia chỉ làm cho chúng ta trở thành nực cười.
 
Ngày 11 tháng Tám 1944
Fuhrer đã ban sắc lệnh phải phá trụi Warsaw đến tận mặt đất. Đã sẵn sàng để bắt đầu. Tất cả các đường phố được giải phóng trong cuộc nổi dậy đều bị đốt cháy. Dân cư phải rời thành phố, được đưa về miền Tây từng đoàn dài hàng ngàn người. Nếu tin tức này là xác thực, tôi thấy rõ rằng chúng tôi sẽ mất Warsaw, Ba Lan và bản thân cuộc chiến. Chúng ta đang từ bỏ một địa điểm chúng ta đã giữ được trong năm năm trời, giơ nó ra và bày tỏ với toàn thế giới rằng đấy là một khoản bồi thường chiến tranh. Nhiều biện pháp gớm ghiếc đã được áp dụng tại đây. Chúng ta làm như chúng ta là chủ và sẽ không bao giờ ra đi. Lúc này chúng ta không thể không thấy rằng mọi thứ thế là hỏng hết rồi, chúng ta đang phá huỷ công việc của chúng ta, mọi thứ mà chính quyền dân sự hãnh diện đến thế, vẫn coi sự có mặt tại đây là nhiệm vụ vĩ đại về văn hóa và muốn chứng tỏ sự cần thiết của họ với toàn thế giới. Cách giải quyết của chúng ta ở phương Đông đang phá sản, chúng ta đang dựng đài kỷ niệm cuối cùng cho nó bằng cách phá huỷ Warsaw.