Chương Bốn - Chuyển hình ký
Phần Hai - VẬN ĐỘNG

Sự cường thịnh phồn vinh của
quốc gia không phải chỉ đạt tới
bằng quân hùng tướng mạnh,
sự suy lạc của quốc gia không
phải là suy lạc của vũ lực.
Nguyên nhân tạo ra hưng suy
có nhiều mặt, văn hóa, chính
trị, kinh tế, quân sự kết tụ
với nhau như dây xích, một
mắt xích lơi lỏng là khiến tất
cả rã rời
Chuyển hình kỳ là gì?
Lịch sử có những chuyển hình kỳ. Thế giới đầu thế kỷ 19 là một chuyển hình kỳ. Do công nghiệp phát triển ở Âu Châu ảnh hưởng đến đông phương làm cho lịch sử đông phương chuyển theo tạo thành chuyển hình kỳ. Nước ta cuối đời Tự Đức quốc thế chuyển suy là một chuyển hình kỳ. Pháp lên thống trị là một chuyển hình kỳ. Tháng tám 1945 là một chuyển hình kỳ. Tháng sáu 1954 đất nước phân chia là một chuyển hình kỳ v.v... Lịch sử chuyển hình dẫn các mặt sinh hoạt khác chuyển hình. Quan hệ phần tử trí thức với lịch sử rất hệ trọng, chuyển hình kỳ của trí thức phần tử mang nhiều quyết định cho vận mạng lịch sử. Chính bởi lẽ đó nên giáo sư Fichte mới nói: Cuộc cải tạo nước Đức, là Luther (la réforme allemande, c'est Luther).
Sinh mệnh lực của quốc gia là phần tử trí thức, nói thế không có nghĩa là đặt vấn đề tâm vật. Vấn đề ấy ngày nay đã quá lỗi thời rồi. Bây giờ không còn phải là lúc đưa ra hai thái cực một là tư tưởng Tự Do, bình đẳng, hai là sưu cao thuế nặng bóc lột để giải thích cho cách mạng Pháp theo hai chiều nữa, cũng như không ai còn cãi vã vô ích để biết gasoline hay tia lửa làm cho ô tô chạy. Và tất cả đã đồng ý nếu không có cả gasoline và tia lửa thì chẳng ô tô nào chạy cả, cũng như không có tư tưởng và sinh hoạt thực tế thì cũng chẳng làm gì có lịch sử. Vả lại ở trên đã nói, nay xin nhắc lại, trong chính trị, trí thứcc chỉ có giá trị khi nào nó có thể biến thành quyền lực vật chất. Giá trị của phần tử trí thức trong chính trị cũng chỉ được thừa nhận qua tiêu chuẩn này.
oOo
Louis Bodin viết: Tri thức sinh xuất bởi Đại học. Các trường đại học là nguồn gốc phân phát cho tinh thần nhân loại một mô thức giáo huấn, truyền đạt và bầy tỏ. Nếu chỉ dùng đại học như Bodin thì quá hạn chế, vậy phải nói thay bằng phần lử trí thức được sản xuất từ các nơi giảng học. Một tủ sách cũng có thể là nơi giảng học nếu người đọc sách thấu hiểu và tự giảng cho mình. Một tiểu tổ nghiên cứu cũng là một nơi giảng học. Tuy nhiên khi ngành ấn loát chưa phát triển, khi những phương tiện học tập và truyền bá còn quá thiếu, thì vai trò đại học (université) quả là rất hệ trọng.
Thời kỳ Trung cổ Tây phương, những trường dòng và trường đạo nắm độc quyền mọi nghiên cứu, tư tưởng mới được viết tay chừng vài chục cuốn được đóng kỹ lưỡng và chừng vài trăm người được quyền tham khảo.
Thời kỳ này được gọi là thời kỳ quan học và tăng học. Giai cấp giáo sĩ, giai cấp quý tộc thống trị nắm trọn quyền học vấn.
Khỏang giữa thế kỷ 13 các trường đại học Âu châu gặp gỡ nhau và trao cho nhau những tư tưởng mới lạ. Xung đột giữa trí thức già trẻ gây thành phong trào phản y qui (anticonformisme) hay phản truyền thống (antitraditionalisme). Phái trẻ nổi lên chế riễu xã hội tôn giáo, ca tụng phong tục tự do. Người ta đọc thấy tư tưởng này trong những thi phẩm của Rutebeuf hay tiểu thuyết Roman de la Rose của Jean de Meung(Meun?)
Thế kỷ thứ 14 và 15, có sự biến chuyển lớn của phần tử trí thức. Khắp Âu châu ngòai văn hóa đại học còn phát triển văn hóa đại chúng. Ở cấp đại học, chủ nghĩa tự nhiên (naturalisme) lan tràn mạnh, tất cả khao khát tìm tòi mới mẻ và tất cả ngờ vực những uy quyền bí hiểm của thần thánh.
Kỹ thuật ấn lóat phát minh làm đảo lộn sinh họat văn hóa. Sách thay thế cho bản viết tay làm cho số người đọc tăng mau. Người trước tác không phải sống bám các thế lực quyền quý nữa. Họ có thể độc lập sáng tác, trí thức phần tử có thể sống bằng nghề sáng tạo hay truyền bá tư tưởng.
Thời kỳ này lịch sử mệnh danh là thời kỳ Phục hưng về mặt tôn giáo còn gọi là thời kỳ cải tạo (Réforme). Rabelais, Montaigne, Ronsard, Luther, Calvin là những ngôi sao sáng lúc ấy.
Âm mưu chính trị của Richelieu trong việc thành lập Hàn lâm viện là muốn công chức hóa trí thức phần tử, cho trí thức một ngôi cao để biến họ thành công cụ chính quyền. Nhưng phần tử trí thức mỗi ngày mỗi đông và nhu cầu khai sáng mỗi lúc càng mạnh. Hiểu biết lan đến đâu, dân chúng đòi giải phóng đến đó. Diderot viết bài về con người (Homme) trong cuốn Bách khoa, treo lá cờ tuyên chiến đầu tiên với thần quyền, vũ trụ không ở tay thượng đế mà ở trong tay con người. Nhà triết học Kant đưa ra khẩu hiệu Sapere aude (Hãy bạo dạn phê phán).
Thế kỷ 18, chủ nghĩa Voltairisme, tư tưởng Rousseau ngự trị, các nguồn học vấn đều đổ về xây dựng chủ nghĩa nhân văn. Cho đến nay chủ nghĩa nhân văn ấy đã trải qua những thời kỳ lãng mạn, phóng nhiệm, tự nhiên, xã hội. Hết thẩy các chủ nghĩa trên đều đắm mình trong không khí tái tạo nhân loại bằng chính con người (La regéneration de l'homme par l'homme).
Chuyển hình kỳ của phần tử trí thức Trung Quốc
Hãy bắt đầu lịch sử vận động của phần tử trí thức Trung Quốc bắt đầu từ thời đại Xuân Thu và Chiến Quốc bởi lẽ giai cấp sĩ chỉ thực sự thành hình và học vấn thực sự phổ cập vào thời đại này, bởi lẽ kể từ nhà Chu thiên sang Đông, Trung Quốc đã trải qua mn tư tưởng tiến bộ của Tôn Trung Sơn thế mà hai bên kết hợp được với nhau. Tại sao? Dưới một tình thế cần thiết nào đó, chính trị có thể thiết lập hai khuynh hướng trái ngược, vả lại bấy giờ chỉ quảng đại quần chúng lạc hậu mới có dũng khí hoạt động thôi, còn phần tử trí thức vì hay suy nghĩ nên thường gia nhập phong trào chậm trễ.
Giữa Nghĩa hòa đoàn và Tam hợp hội có một điểm khác nhau là Tam hợp hội nhờ phần tử trí thức tiến bộ nên đã tiến bộ hơn.
 Từ Hưng Trung Hội đến Đồng Minh Hội
 Đầu thế kỷ thứ 20, người đi du học mỗi lúc mỗi đông. Nhật Bản là điểm chuyển vận để người T.Q. tiếp thụ văn minh Tây phương. Đồng thời ở trong nước các trường mới mở ra cũng nhiều, xã hội T.Q. đang dâng lên phong khí mới.
Lưu học sinh ở Nhật tổ chức Thanh niên hội để làm cách mạng, rồi đến Ái quốc học xã do Sái Nguyên Bồi lãnh đạo, Hoàng Hưng ở Nhật về nước thành lập Hoa hưng hội. Ở Hồ Bắc thanh niên học sinh tổ chức Khoa học bổ tập sở. Ở Thượng Hải có Quang phục hội.
Thanh niên trí thức ồ ạt hoạt động cách mạng dưới nhiều hình thức: bí mật, công khai, hợp pháp, bất hợp pháp. Họ tuyên truyền dân chủ, sách vở chính trị được in ra rất nhiều khiến cho ngòi bút Lương Khải Siêu vốn tung hoành lâu nay bị lu mờ.
Cách mạng từng đấu tranh tư tưởng ra không chỉ nhằm thống trị Mãn Thanh, còn kịch liệt bài bác chủ trương của phái cải tạo. Phần tử trí thức cách mạng nhận rằng ngoài việc suy đảo đế chế không còn con đường cứu nước nào khác nữa. Phải cải lương biến pháp mấy năm trước đây là tiến bộ, dẫn đạo cách mạng, bây giờ trở thành lạc hậu làm vướng chân cách mạng.
Hưng trung hội nhập với Tam hợp hội để mong vận dụng các cao thủ giang hồ, trước phong trào cách mạng của thanh niên trí thức không thể không sửa đổi, do đó Tôn Trung Sơn liền đem Hưng trung hội liên kết với Quang phục hội và Hoa hưng hội để thành lập Đồng minh hội. Hưng trung hội nay chỉ còn là bộ phận để giữ mối quan hệ với đám giang hồ cao thủ mà thôi.
Thanh niên trí thức rất hoan nghênh việc làm của họ Tôn, họ đồng lòng bầu họ Tôn làm lãnh tụ Đồng minh hội. Đặc chất của Đồng minh hội là trung tâm lãnh đạo cách mạng đã về tay phần tử trí thức.
Hội viên Đồng minh hội tăng gia cực mau, chỉ non năm năm trời con số ba trăm lên tới vài vạn. Hoạt động ít lâu Đồng minh hội đã chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, tuyên ngôn xác định cương lĩnh chính trị đuổi Mãn, khôi phục Trung Hoa xây dựng Dân quốc, chia lại ruộng đất. Cơ quan ngôn luận của Đồng minh hội là tờ Dân báo. Trên Dân báo Tôn Trung Sơn trình bày chủ nghĩa tam dân của ông. Sau khi Đồng minh hội đưa ra chủ nghĩa tam dân để tiến hành cách mạng dân chủ thì bắt đầu một cuộc tử chiến với phái cải lương biến pháp.
Chính biến Mậu Tuất, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu là thần tượng được phần tử trí thức sùng kính. Khi Đồng minh hội thành lập, Khang Lương vẫn giữ mãi điệu kèn cũ nên bị đả kích thậm tệ.
Ở thời kỳ Hưng trung hội, Tôn Trung Sơn còn đau lòng vì toàn thể học sinh đồng tình với Khang Lương. Sang thời kỳ Đồng minh hội sinh viên học sinh bỏ dần Khang Lương.
Thanh niên trí thức hăng hái can đảm không kém bang hội giang hồ nhất tề tham gia lưu huyết đấu tranh.
Uông Tinh Vệ mưu sát Nhiếp Chính Vương.
Từ Tích Lân đâm tuần phủ An Huy. Lân bị bắt và bị đánh đập đến chết.
Nữ sĩ Thu Cẩn cùng Từ Tích Lân mưu đồ khởi nghĩa bị xử tử. Tô Mạn Thù thi sĩ, đòi giết Khang Hữu Vi để tiêu diệt bọn bảo hoàng.
Những tháng trước cách mạng Tân Hợi, hầu như hết thấy phần tử đoàn kết dưới lá cờ cách mạng. Về phía thống trị, bấy giờ mới đi thu nhặt lý luận, phương pháp biến pháp, cải lương để đối kháng với cách mạng.
 Một cuộc cách mạng ôn hòa?
 Ngày 10-10-1911 là ngày cách mạng Tân Hợi khai hỏa khởi nghĩa ở Vũ Xương. Tháng 12 chiếm Nam Kinh. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng Thống lâm thời. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Vũ Xương là “phong trào đường sắt”. Chính phủ Mãn Thanh cấu kết với tư bản ngoại quốc để cướp bóc của thương gia, dẫn đến vận động thỉnh nguyện của thương giới rồi vận động phản kháng của học sinh.
Việc đường sắt là việc tranh lợi giữa quan lại và thương gia. Trên ý thức chính trị là sự phản đối chính phủ cướp bóc và là cuộc đấu tranh giai cấp giữa nhà buôn với quan lại.
Chính phủ Mãn Thanh sợ xung đột lan rộng mới sai Đoan Phương đem quân lên trấn áp. Đoan Phương chết trong hỗn loạn, mặc dầu vụ đường sắt im hơi nhưng nó đã rải ra một lớp chất dẫn hỏa để đợi cách mạng châm lửa. Ngọn lửa ấy từ Vũ Xương mang đến. Quân cách mạng chiếm toàn thành Vũ Xương rồi liền triệu tập hội nghị quyết định:
a) Tuyên bố Trung Quốc là Trung Hoa dân quốc gồm các giống Mãn, Mông, Hồi, Hán, Tạng.
b) Phế trừ niên hiệu hoàng triều Mãn Thanh.
c) Hiệu triệu các tỉnh khởi nghĩa lật đổ chính phủ Mãn.
d) Tôn trọng lợi ích của các nước trên lãnh thổ Trung Hoa.
e) Quốc kỳ gồm năm màu đỏ, vàng, lam, trắng, đen.
Năm điều trên chứng tỏ nhận thức của cách mạng Vũ Xương tương đối cao.
Chỉ có một điểm lầm lẫn là cử Lê Nguyên Hồng làm đô đốc. Lê Nguyên Hồng là tư lệnh tân quân của chính phủ Mãn Thanh. Lê Nguyên Hồng không phải là người cách mạng nên khi được cách mạng đưa lên chức đô đốc để bổ cáo an dân, Hồng không ký tên, cách mạng phải bắt Hồng ký bằng súng. Đành rằng cách mạng cần dùng đám tân quân của Hồng nhưng đưa Hồng vào hàng lãnh tụ cách mạng là một việc kém tính toán, lưu hại về sau. Phần tử trí thức cách mạng hãy còn thiếu tự tin.
Lần lượt trong khoảng thời gian năm mươi ngày, các tỉnh khác cũng theo Vũ Xương khởi nghĩa.
Cách mạng Tân Hợi thành tựu nhanh chóng.
Cách mheight:10px;'>
Sau hòa ước Nhâm Tuất, tập đoàn thống trị nhà Nguyễn, mặt đối ngoại hy vọng Pháp hài lòng, trên mặt trị vẫn giữ nguyên nề nếp cũ, trên mặt văn hóa vẫn thiển lậu với thi phú tiểu xảo. Riêng tại Nam kỳ phần tử trí thức đã tỉnh cơn mê, nhưng họ không còn thì giờ để tìm hiểu văn minh cơ khí nữa vì họa vong quốc, họ chỉ có thì giờ tổ chức và vận động kháng Pháp. Khi thực dân Pháp tấn công tỉnh Gia Định, triều đình Huế cắt đất ba tỉnh miền đông cho Pháp thì phong trào kháng Pháp bùng dậy, lãnh đạo bởi sĩ phu yêu nước như Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tòng, Nguyễn Trung Trực. Nổi bật nhất là ông Nguyễn Đình Chiểu, ông đem ngòi bút yêu nước và chính nghĩa ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Nam kỳ suốt hai mươi năm trường. Ông Nguyễn Đình Chiểu là người trí thức đáng yêu kính nhất và cũng là nhà thơ lớn nhất trong hậu bán thế kỷ 19, ông dùng văn thơ để khích lệ đấu tranh và ghi lại những nét tuyệt đẹp của bản anh hùng ca kháng Pháp suốt cả thời kỳ đầu cuộc xâm lược. Bên cạnh cụ Đồ Chiểu còn có những người trí thức tên tuổi khác như Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị v.v… Các ông này mở mặt trận văn thơ để chống lại bọn sĩ phu cúi đầu làm tay sai cho giặc Pháp như Tôn Thọ Trường, Trương Vĩnh Ký. Phong trào yêu nước chống Pháp lan từ Nam ra Bắc theo với sự trở mặt của Pháp để thôn tính toàn cõi Việt Nam.
Hòa ước Thiên Tân ký giữa Patenôtre và Lý Hồng Chương nhận cho Pháp bảo hộ Việt Nam thì Pháp không còn kiêng dè gì nữa, họ làm áp lực đủ điều bằng những thái độ khinh mạn.
Về phía Việt Nam, chính quyền hoàn toàn ở trong tay hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sau khi hai ông này thủ tiêu liền một lúc mấy ông vua triều Nguyễn.
Ngày 19 tháng 5 năm 1885 thống tướng De Courcy từ Pháp qua để buộc triều đình Huế chấp nhận bảo hộ. Đến nơi De Courcy cho đòi Tường và Thuyết sang bên tòa khâm để ấn định việc vào yết kiến vua Hàm Nghi. Thuyết thấy Pháp có cử chỉ vô lễ, cáo ốm không sang, chỉ có mình Tường sang thôi. De Courcy không chịu nói “nếu ốm thì khiêng sang”. Thuyết tức giận quyết định đánh Pháp. Đến chương trình yết kiến vua, De Courcy đòi phải mở cửa chính. Triều đình thấy điều ấy trái với quốc lễ xin để De Courcy đi cửa giữa còn quân đội thì xin đi cửa hai bên, De Courcy không chịu. Hai bên dằng co. Tôn Thất Thuyết đưa ra chủ trương sống chết cũng liều một trận, họa may trời có giúp kẻ hèn yếu này chăng. Chiều hôm ấy De Courcy mở tiệc, khi tàn thì súng ở trong thành phố nổ ra đùng đùng, rồi những nhà ở chung quanh dinh Khâm sứ cháy, lửa đỏ rực trời. Sáng hôm sau quân Pháp phản công, quân ta thua chạy. Tường ra đầu thú còn Thuyết rước Vua Hàm Nghi chạy về Quảng Bình. Ở đây Vua Hàm Nghi phát hịch Cần Vương truyền đi các nơi. Phần tử trí thức hưởng ứng hịch Cần Vương nổi lên đánh phá khắp nơi, nhưng vì thiếu sự phối hợp chặt chẽ nên phong trào Cần Vương thất bại. Các ông Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật v.v…người thì bị bọn Việt gian bắt giết, người thì trốn sang Tàu, chôn vùi theo phong trào Cần Vương là tư tưởng tôn quân phong kiến.
Hiện thực tố cáo và thoát ly
Sau khi phong trào Cần Vương bị dập tắt, vua Hàm Nghi bị bắt, thống trị thuộc địa và bảo hộ của Pháp mỗi ngày thêm vững chãi, thì phần tử trí thức trở về với khí tiết nhà nho, triệt để áp dụng thái độ bất hợp tác đồng thời dùng văn thơ trào phúng để tiếp nối cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, và trước cảnh triều đình bù nhìn, họ chống luôn chế độ phong kiến. Những văn thơ châm biếm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Học Lạc, v.v… đều nhằm một đối tượng là bọn đầu hàng giặc, bán nước buôn dân để bảo toàn đời sống mưu cầu danh vị, mặt khác những văn thơ ấy cũng miêu tả cái xã hội mới do thực dân Pháp tạo nên với tất cả những xấu xa lố lăng của nó, nhất là ở thành thị như bài hội Tây và lấy Tây của cụ Nguyễn Khuyến. Cùng lúc đó lại có một số nhà nho tiêu cực, không dám chống lại bọn thực dân tiêu cực và bọn phong kiến đầu hàng, đã đi tìm một lối thoát trong thiên nhiên hay trong một cuộc đời nhàn tản, tiêu biểu cho phần tử trí thức loại này phải kể đến các ông Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, v.v… Mặc dầu họ ca tụng cảnh gấm vóc của giang sơn nhưng vẫn chỉ là lòng yêu nước tiêu cực trong tư tưởng thoát ly hưởng lạc.
Biến pháp và Duy Tân
Năm 1898 tại Trung Quốc có một chính biến mệnh danh là chính biến Mậu Tuất. Đó là hành động đầu tiên của phần tử trí thức T.Q. đối với việc cải cách. Chính biến này là kết quả thất trận nhục nhã trước Nhật Bản do nội tranh giữa tập đoàn Tây Thái Hậu và Quang Tự gây ra.
Tây Thái Hậu là một mụ tham lam còn Quang Tự tương đối là một hoàng đế tiến bộ. Tây Thái Hậu nắm trọn thực lực chính phủ. Còn Quang Tự chỉ có đám thư sinh làm vây cánh. Tập đoàn thư sinh lấy phê phán chỉ trích làm vũ khí tấn công phái thực lực. Với lòng yêu nước nhiệt liệt thư sinh đem lại thắng lợi ban đầu cho Vua Quang Tự là bắt Lý Hồng Chương đánh Nhật. Bị thua nên dân đâm chán nản, khiến cho phái thư sinh mất đà, thư sinh trên tinh thần lãnh đạo chiến tranh, nhưng vào thực tế họ chỉ là những kẻ đánh nhau trên giấy, lại thêm bị bọn chính trị cáo già thuộc đảng Tây Thái Hậu phá phách nên những dự tính của đế đảng biến ra mây khói.
Lý Hồng Chương khuất phục ký điều ước Mã Quan cắt nhượng cho Nhật Bản đảo Đài Loan.
Phần tử trí thức đối với đảng của Tây Thái Hậu cũng như đảng của Quang Tự đều cảm thấy thất vọng, nhưng nếu đem so sánh thì đế đảng vẫn hơn cho nên họ ủng hộ Quang Tự. Vì các nhân vật cao cấp còn mãi giữ miếng nhau nên trung tầng trí thức giữ vai trò chủ chốt trong vận động mới. Nhà Mãn Thanh lúc mới vào thống trị T.Q. đã triệt để cấm xử sĩ hoành nghị (kẻ sĩ bàn bạc), bây giờ thất trận nên sự khống chế lỏng lẻo, cho nên kẻ sĩ thừa thế vươn lên.
Người tiền phong của vận dụng biến pháp là Richard Timothy quốc tịch Anh rất thạo chữ Hán, tác giả mấy cuốn sách viết bằng Hán tự: Thái Tây Tân sử lãm yếu, Liệt Quốc biến thông hưng thịnh ký, Thất quốc tân học bị yếu, đều là những tác phẩm quan trọng thời bấy giờ, bắc cầu cho trí thức phần tử tìm hiểu ngoại quốc. Timothy đề nghị với Vua Quang Tự sửa đổi chính trị, lập một hội đồng gồm các đại thần triều đình với mấy người ngoại quốc hợp lực thi hành cải cách. Sửa đổi chính trị đành rằng là nhu yếu bách thiết nhưng để người ngoại quốc tham dự vào nội chính là một điều không thể nào chấp nhận được. Việc không thành, tuy nhiên sáng kiến tốt được lưu ý.
Tiếp theo là Khang Hữu Vi dâng thơ yêu cầu biến pháp với hơn một ngàn ba trăm chữ ký. Nhóm Khang Hữu Vi kịch liệt công kích Lý Hồng Chương về lề lối tiến bộ quan liêu của ông này. Nội dung bức thư đưa ra ba điều:
a) Sửa đổi những phép tắc sẵn có (biến thành pháp)
b) Tìm hiểu tình cảnh của dân chúng (thông hạ tình)
c) Cẩn thận việc dùng người (thận tả hữu)
Thế lực Lý Hồng Chương quá lớn nên không ai dám đem việc Khang Hữu Vi trình tấu lên vua, chẳng những vậy Khang Hữu Vi còn không được ghi tên ứng thí nữa. Tuy nhiên nhờ tiếng đồn đại lưu truyền nên thanh danh Khang Hữu Vi nổi như sóng rồi qua sự vang danh đó biến thành vận động chính trị toàn quốc. Thanh triều không dám coi Khang Hữu Vi là tên cuồng sĩ nữa, đành phải cho Khang Hữu Vi ứng thí, ông đỗ tiến sĩ và được bổ làm chủ sự công bộ, liền tiếp tục công việc vận động biến pháp từ dân gian chuyển vào chính phủ. Quang Tự sai Văn Đình Thức tổ chức Cường học hội. Khang Hữu Vi kéo học trò giỏi của ông là Lương Khải Siêu vào lãnh đạo. Biến pháp vốn dĩ là chủ trương chính trị của trí thức hạ tầng, qua Cường học hội nó bị cuốn vào xoáy thực tế chính trị, phe Khang Hữu Vi chuyển thành đế đảng và là đầu mối xung đột với đảng của Tây Thái Hậu.
Khi Cường học hội chưa thành lập, phe Khang Hữu Vi chưa có bối cảnh (background) chính trị cũng chưa hề tiếp xúc với thế lực ngoại quốc nào hết. Đến lúc phe Khang Hữu Vi thành đế đảng rồi thì tình hình khác hẳn. Timothy liên lạc ngay với Khang Hữu Vi. Đây là lần đầu tiên phần tử trí thức Trung Quốc kết hợp với người ngoại quốc hoạt động chính trị.
Đảng của Vua Quang Tự khuynh hướng thân Anh Mỹ, sự kết hợp giữa Khang Hữu Vi với Timothy là việc dĩ nhiên, vận động biến pháp bây giờ mang bộ mặt mới, đế đảng lãnh đạo và Anh Mỹ làm bối cảnh, gây thêm vây cánh với đám đại thần trong triều, họ gia nhập vận động để thích ứng trào lưu gây thêm thế lực bản thân.
Trước sự bành trướng của vận động biến pháp, đảng Tây Thái Hậu khó ngồi yên, thế tất phải phản công, lại nhân Lý Hồng Chương ngoại giao với  Nga thành công, khiến Nhật e dè tuyên bố trả lại cho Trung Quốc tỉnh Liêu Đông, như vậy trên thanh thế đảng Tây Thái Hậu khôi phục uy tín. Mở đầu phản công, Tây Thái Hậu cho Từ Đồng công khai bài bác biến pháp. Đồng lý luận “thà mất nước chứ không biến pháp”. Thấy ngọn gió xoay chiều, các đại thần liền trở cờ, đình chỉ mọi sự giúp đỡ nhân lực tài lực cho Cường học hội. Rồi đến lượt ngự sử Dương Sùng Doãn khai pháo tố cáo Cường học hội là một hội đảng tư lập mưu đồ gây lại phong khí xử sĩ hoành nghị. Tây Thái Hậu ra lệnh giải tán, đế đảng yếu thế khoanh tay. Mới thành lập có bốn tháng trời, cơ sở gây chưa được bao nhiêu, phe đỡ đầu là đế đảng thì quá yếu, Tây Thái Hậu lại tấn công ngay vào cơ quan đầu não, nên Cường học hội không thể chống đỡ nổi. Cường học hội giải tán, cơ sở bị niêm phong nhưng chính vì thế Vận động biến pháp Duy Tân tràn ra ngoài làm thành yêu cầu chính trị của hết thảy phần tử trí thức trong nước. Riêng ở Bắc Kinh nó im hơi thôi, các nơi khác nó sôi động. Đáng kể nhất là tỉnh Hồ Nam, nhờ các người cai trị tỉnh này ủng hộ biến pháp nên Đàm Tự Đồng, Đường Tài Thường mới hoạt động dễ dàng. Hai ông cho mở tại Hồ Nam trường Thời Vụ rồi mời Lương Khải Siêu về làm giám đốc, hai ông cũng thuyết phục được người cầm quyền áp dụng chính sách cai trị mới. Đi xa hơn Khang Hữu Vi, nhóm Đồng, Thường loại bỏ chủ trương quân chủ lập hiến và thay thế vào đó thể thức dân chủ Anh Mỹ. Biến pháp dần dần ngả màu cách mạng. Khuynh hướng cách mạng gây lo ngại cho đến cả phần tử trí thức tiến bộ nhưng bất đồng ý kiến với Thường, Đồng và Siêu, họ kết thành trận tuyến chống đối. Các lãnh tụ trí thức bảo thủ như Diệp Đức Huy, Vương Tiên Khiêm từng tung ra khẩu hiệu bảo vệ thánh đạo, mượn miếu Khổng Tử khai hội đòi đem lăng trì tùng xẻo Lương Khải Siêu. Cuộc hội họp này tổ chức ngay tại tỉnh Hồ Nam.
Phần Khang Hữu Vi bỏ Bắc Kinh xuống Quảng Đông hoạt động thu hoạch nhiều thành công, ông giảng học ở Vạn Mộc thảo đường, đào tạo khá đông cán bộ, thành công của Khang Hữu Vi sau Cường học hội giải tán chứng tỏ phần tử trí thức trong khốn ách mông muội vẫn nhiệt thành đi tìm xuất lộ.
 Tây Thái Hậu tiêu diệt phái Duy Tân
 Năm Quang Tự thứ 24 tức năm Mậu Tuất (1898), đế đảng quyết liệt thi hành tân chính, ban bố một đạo dụ do Khang Hữu Vi viết:
“Phong khí chưa khơi mở, các bậc lão thành lấy cớ lo cho  nước vẫn ngoan cố với thái độ mặc thủ thành quy, không chịu theo tân pháp, toàn nói toàn làm những việc vô ích. Thử hỏi thời cục như vậy, quốc thế như vậy mà đem binh lực thiếu luyện tập, sĩ nhân vô thực học để chống lại với giáp lới binh thì làm sao thắng nổi?...
Nay trẫm tuyên thị rõ ràng kể từ đây các đại thần, Vương công và sĩ thứ phải nỗ lực, căm giận gây hùng chí, dùng đạo nghĩa thánh hiền để tìm học Tây học mà cứu nước nhà.
Ban dụ rồi, Vua Quang Tự cho triệu Khang Hữu Vi về chính thức giao cho công tác sửa đổi pháp chế. Bên cạnh Khang Hữu Vi là đại thần Ông Đồng Hòa. Đảng Tây Thái Hậu lập tức phản ứng không cho đối phương đủ thời gian chuẩn bị, hạ lệnh bãi chức Ông Đồng Hoà. Lệnh được thi hành hết sức bí mật giữa lúc Ông Đồng Hòa đang mải vui với bữa tiệc thọ. Mưu kế cầm tặc cầm vương của Tây Thái Hậu rất hiệu quả. Mất Ông Đồng Hòa phái Duy Tân như rồng mất đầu.
Trong khi đó dụ của Vua Quang Tự chẳng ai thi hành nghiêm chỉnh vì lẽ phái cũ còn quá mạnh. Ba tháng qua công việc tân chính không hề nhúc nhích. Đ, nhà nào gia sử cũng ghi lắm thời kỳ vàng son. Thêm nữa địa vị của họ do tích lũy lâu đời bành trướng thế lực mà có, không phải dựa vào đặc quyền do chính phủ ban phát cho. Bởi vậy họ tự cao ngạo vô cùng. Nhà họ Lý vốn cũng chỉ là một môn phiệt khởi nghiệp xây dựng nhà Đường tất nhiên không có cái thế của Lưu Bang từ bình dân quật khởi làm hoàng đế cho nên đối với môn phiệt Đường triều chỉ có thể dùng thủ đoạn điều chỉnh chứ không thể dùng quyền lực chấn áp. Ngược lại các môn đệ cũng vì địa vị mình lăn lưng ủng hộ chính phủ, thiên hạ thái bình thì môn đệ mới mong hưởng thú vui an thái. Dưới nguyên tắc cầu hiền cộng trị, chính quyền và trí thức cùng nhau kiến thiết chính trị làm cho Đường thịnh trị thi hành được nhiều chính sách lớn. Nhờ thái độ tích cực đối với chính trị nên phần tử trí thức đời Đường rất đa năng, đa tài. Những kế hoạch to tát, những nghị luận khôi vĩ nẩy sinh mọi nơi. Đời sau mới có câu: Hán nhân hậu Đường nhân đại là thế. Phần tử trí thức đời Đường không chỉ có những cống hiến lớn lao trên chính trị mà còn trên văn hóa và tôn giáo nữa. Các môn đệ theo Phật giáo đã hoàn tất ba phái:
Thiên đài
Thiền
Hoa Nghiêm
Họ đã dùng truyền thống văn hóa bản quốc chế biến Phật giáo thành tôn giáo mới. Họ đã điều chế được tâm lý say mê của tôn giáo với cái sáng suốt của lý trí. Câu nói "Nếu tôi gặp Như lai tôi sẽ cho một búa chết tốt rồi vứt xác cho chó ăn" của Lục tổ Huệ Năng thật đáng tiêu biểu cho sự can đảm và sáng suốt của lý trí.
Từ giữa đến cuối đời Đường ngoài môn đệ và thiền tự có thêm một lực lượng trí thức khác là các tấn sĩ đắc thế. Đây là kết quả của chế độ khảo thí, chính quyền khai phóng tấn sĩ thông qua khảo thí gia nhập chính trị thì môn đệ thế lực cũng dần dần thoái nhượng. Trí thức tấn sĩ không xuất thân môn đệ nên rất non kém với vấn đề chính quyền, thêm nữa chế độ khảo thí đương thời thuần chú trọng đến thi phú phù hoa càng khiến cho thế lực trí thức mới lúng túng trước chính trị. Chế độ khảo thí bày đặt nhiều thủ tục khắt khe như trình lý lịch, tra khám thân phận, chờ nghe điểm danh, vác lều chiếu ống quyển, chuẩn bị dầu đèn thực phẩm v.v... đã làm cho lòng tự tôn thương tổn. Thi không đỗ thì chịu thiệt thòi về những lúc nha môn khinh miệt mắng nhiếc. Một sớm bảng vàng có tên thì bước đường phú quý trải ra trước mặt, muốn chóng muốn vững tất phải bôn tẩu luồn lọt. Để trả thù những phút khổ sở ấy nên vừa hiển đạt là lập tức mở yến tiệc gọi đĩ xướng ca, ăn chơi thỏa thích cho bõ lúc sớm hôm đèn sách sáng tối chầu chực. Người đắc thế thì vậy, người yếu thế thì tỏ thái độ khinh bạc cưỡi lừa qua cầu dưới mưa rơi tuyết lạnh tìm vần thơ. Phần tử trí thức cuối đời Đường tiến mãi vào cái hố trụy lạc.
Đời Tống.
Bắc Tống khai thủy, môn đệ không còn, cao tăng cũng hết, nhân tài cạn hiếm. Đa số theo học các thiền tự, quay về đời tục. Tấn sĩ khinh bạc không đảm đương nổi đại sự thiên hạ. Trong tình hình này, phải đợi phần tử trí thức mới nổi dậy, sự nổi dậy đó lịch sử mệnh danh là trí thức đời Bắc Tống.
Trí thức Bắc Tống mang tinh thần tôn giáo Thiền chính thức chuyển đi vào xã hội hiện thực, đem quan niệm thanh tĩnh tịch diệt, cứu cánh Niết bàn chính thức chuyển biến thành lý tưởng nhân văn truyền thống tu thân, trị quốc, bình thiên hạ.
Việc thứ hai là cổ xúy giáo dục tự do thay thế cho chế độ giáo dục môn đệ, một mặt đốc thúc chính phủ xây dựng học hiệu công lập, mặt khác hô hào tư nhân giảng học, đồng thời thành lập thư viện, tạo thành vận động giáo dục vĩ đại.
Phần tử trí thức đã gặp nhiều khó khăn vì giáo dục tự do tức là không chịu sự khiển chế của chính quyền, không chịu quan liêu hóa nên chính quyền quý tộc đều không ưa. Thoát hóa tôn giáo khiến cho lực lượng tăng lữ tự miếu ghét bỏ. Tống nho tám hướng thụ địch, nhưng nhờ tinh thần lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ, nên họ đã vượt nhiều trở ngại mà tạo được sinh mệnh mới phong khí mới. Nhưng thắng lợi huy hoàng chẳng được bao lâu vì Tống Nho đi quá trớn, đặt danh giáo cao hơn quan tước triều đình, họ yêu cầu cả Hoàng Đế cũng phải học đạo tu đức, phải cúi đầu tôn sư trọng đạo. Họ không thuần phác như Tây Hán, không thanh cao như Đông Hán, không khoát đạt như đời Đường, Tống Nho quá nghiêm túc đến độ ngoan cố. Ở thái độ ngoan cố họ thành ra bất cận nhân tình, phân ly chính trị nên trước sức tấn công ào ạt như cuồng phong của Mông Cổ, phần tử trí thức Bắc Tống thu rút lại chỉ còn là bọn khua môi múa mép thanh đàm cao luận.
Dưới thống trị Mông Cổ, nho sinh bị coi ngang loại "ăn mày" kém hòa thượng một bậc. Nhà nho tìm mọi cách mai danh ẩn tích không trực tiếp nhúng vào chính trị cho nên mất hết tất cả mọi địa vị lãnh đạo. Họ chuyên chú vào việc sáng tạo văn học, do đó Nguyên đại có nhiều tác phẩm về kịch từ, thơ, họa, y khoa, toán số, cơ giới rất quý báu. Họ cũng mai danh ẩn tích để xoay vào thương mại tiểu công nghệ và đã gây nhiều thành quả tốt đẹp.
Đời Minh.
Chính quyền Mông Cổ băng hoại, cách mạng dân tộc bùng lên kêu gọi nhân dân Trung Quốc hướng về thời oanh liệt Hán Đường xưa.
Lý học gia đời Minh cũng cùng một cách điệu với Tống, nhưng lại khác Tống ở điểm xa cách giữa giàu với nghèo, gia đình thư sinh đời Minh so với đời Tống giàu có hơn nhiều, tại Giang Nam có nhà đầy tớ người hầu dư cả trăm. Chế độ khoa cử cũng khác xưa, một khi trúng tấn sĩ là thành quan to ngay không phải giữ tiểu chức nữa, vì vậy phần tử trí thức đời Minh có khí độ hào kiệt. Các trường do phái Vương Đường (Dương?) Minh và Long Khê được hoan nghênh nhiệt liệt, giảng đài thường đông nghẹt người nghe. Người đến nghe giảng có hai lớp, lớp học thức và lớp bình dân. Lớp bình dân gồm nam phụ lão ấu, phu khuân vác và mã phu, thương cố cứ đúng kỳ hội tập. Học vấn đời Minh không đi theo thượng khuynh tính để giảng dậy trị quốc bình thiên hạ mà đi theo hạ khuynh tính vào lộ tuyến xã hội tìm đến chính tâm thành ý. Học thuyết lương tri của Vương đường Minh do những buổi diễn giảng đã thành ra một thứ triết học đại chúng, đại chúng cũng nhờ thế mà mở mang kiến thức rất nhiều.
Huy hoàng được một thời gian thì phát lộ ra nhược điểm: đại chúng thấm nhuần học vấn nhưng thượng tầng bỏ ngơ. Để bổ khuyết phái Thiền Tông chỗi dậy phất cờ vặn (văn?) học, bỏ giáo dục xã hội thành lập chính diện văn chương, nhưng vì cố lên cao lại nhiều mùi vị tôn giáo nên văn chương đâm ra cuồng quái như kiểu trường phái của Lý Trác Ngô gây nhiều ảnh hưởng phá hoại.
Giữa đời Minh về sau, chế độ khoa cử lâm vào cái bệnh "bát cổ" tức là đường chết của học vấn mở đường cho Mãn Thanh xâm lăng.
Đời Thanh.
Xu thế học phong đời Thanh tập trung vào phái bác học, các học giả chú ý khai phá cổ học để tìm thực học nhưng lại bỏ quên sinh hoạt hiện thực trước mắt. Chính quyền Thanh triều luôn luôn dòm dỏ áp bức khiến cho tinh thần giảng học khó phục hưng. Nội tâm phần tử trí thức nung nấu chí khí phản chính phủ, nhưng họ đã đi tìm học vấn qua một phương pháp không chính xác là đào bới quá khứ lịch sử để chẩn bệnh hiện tại mong phát hiện phương thuốc chờ thời hưng vương phục quốc. Khốn nỗi điều họ chờ lại xuất hiện quá chậm trễ khiến cho hy vọng mỗi lúc thêm ảm đạm mơ hồ. Quay về nghiên cứu kinh điển cũ, tìm hiểu cái hay cái đẹp của người xưa mà sao lãng cái thực tế trước mắt là quay về chồng sách mọt để làm con mọt sách. Bệnh nặng nhất của phần tử trí thức đời Thanh là: coi nhẹ chính trị tính, xã hội tính, lịch sử tính để chui vào cái cũi "thuần học" vị học thuật nhi học thuật. Họ không cao vọng làm thầy lãnh đạo tướng chỉ huy, họ không tha thiết với nhân quần tập thể, họ không chú ý đến sinh hoạt hiện thực, bao nhiêu hứng thú họ đem đổ dồn vào mấy quyển cổ thư. Trái hẳn với Hán nho đem thánh nhân thần hóa, Thanh nhân đem thánh nhân thư bản hóa. Vùi đầu vào cổ thư để kiếm (kiểm?) thảo là phản ứng tiêu cực của phần tử trí thức thống hận Thanh triều cướp nước, thái độ tiêu cực này không phải là thái độ chính thường của nho gia vì nho gia đối với chính trị bao giờ cũng tích cực. Trên chính trị thì nước mất, trên văn hóa thì bị cắt đoạn không tiếp nối vươn lên, đó là lỗi lầm to tát của phần tử trí thức vậy.
(Những kỳ chuyển hình của phần tử trí thức T.Q. ở chương này viết dựa theo ý kiến của các học giả Tiền Mục, Mạnh Vũ, Hồ Thu Nguyên.)