Đẹp Mãi Mùa Xuân
Từ Khắc Nguyên

° Nhân vật chính trong truyện " Đẹp mãi mùa xuân" chính là cô em dâu trong gia đình.
Hiện nay cô đang làm chủ nhà hàng Thanh Thảo tại Porltand, Oregon
Lần đầu tiên tại thành phố Portland (Oregon), Hội Mỹ Thuật Việt Nam Hải Ngoại có tổ chức một buổi triển lãm tranh của năm họa sĩ Việt Nam, hiện nay đang định cư tại Hoa Kỳ. Riêng họa sĩ Tô Hải mới đặt chân leeen đất Mỹ vài năm nay. Vì trục trặc về lí lịch, giấy tờ nên sau một đợt thanh lọc cuối cùng ở một trại trên hòn đảo tại Nam Dương, anh mới được đi. Hải đã trải qua thời gian 10 năm trong cảnh cùng cực, nhưng với túi đồ nghề anh mang theo trong lúc vượt biên, chỉ với cây cọ và môt số mầu sắc, anh đã ghi lại hình ảnh của biển khơi và một số mầu sắc, ghi lại mây trời và núi biếc xung quanh anh như một an ủi, một niềm vui.
Hải lại là một họa sĩ thích vẽ về biển. Từ con tim và trí óc cùng với niềm say mê vẻ đẹp, tư tưởng anh trong khi vẽ hình như bay bổng và chan hòa vào cõi mênh mang của biển cả, mây cao và núi non hùng vĩ ngút ngàn. Anh cũng muốn vẽ làm sao cho ngọn sóng dâng trào, như nghe được tiếng vỗ vào mỏm đá, vẽ làm sao cho cánh buồm no gió mà hình như nghe đươc tiếng gió hú, đánh bạt được cả cánh chim biển ngoài khơi. Người họa sĩ khi vẽ không phải chỉ là người chỉ biết chụp lại cảnh vật mà thực sự là một "Tiểu Tạo Hóa ". Bởi vì một bức tranh có giá trị nghệ thuật phải do chính con tim và khối óc tác giả tạo nên, trong đó họa sĩ, có quyền thêm chỗ này một chút, bỏ bớt chỗ kia đi và thêm mầu sắc cho cảnh trí được hoàn chỉnh và tươi đẹp hơn.
Trong phòng triển lãm, khách vào thăm mỗi lúc một vắng đi. Bỗng có một người đàn bà ăn mặc sang trọng, tóc cắt ngắn, mang gọng kính vàng, tuổi độ trung niên, nhưng còn giữ được nét đẹp và trẻ trung bước gần đến họa sĩ Hải và hỏi:
- Xin lỗi, ông có phải là họa sĩ Tô Hải không ạ?
- Dạ phải.
- Tôi muốn mua bức tranh " Thù Biển" ở đằng kia, ông tính bao nhiêu?
Hải lưỡng lự một chút rồi trả lời:
- Thưa bà bức tranh đó không bán chỉ để tặng một người. Bà có thể mua các bức họa khác về biển như: Biển Đỏ, Biển Động, Biển Giận, Khóc Biển...
Người đàn bà sau khi nghe Hải nói, hơi cau mặt, nhưng sau đó lại mỉm cười:
- Người được ông tặng bức tranh chắc phải rất đặc biệt đối với ông?
- Vâng, đó là người đã tạo nên một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời họa sĩ của tôi.
Người đàn bà không nói về bức tranh nữa mà hỏi anh Hải:
- Sau này tôi muốn liên lạc thì địa chỉ của ông ở đâu?
- Bà có thể tiếp xúc với văn phòng Hội Mỹ Thuật ở đây.
Người đàn bà cám ơn rồi vội bước ra cửa. Trong khi đó Hải nhìn theo và tự nghĩ không biết người đàn bà này là ai? Ngoài khung cửa, Hải nhìn thấy ánh nắng chiều sắp tắt lịm và ánh đèn đường đã bắt đầu bật sáng, khiến anh lại nhớ đến buổi chiều được đặt chân lên dàn khoan dầu trong hải phận Nam Dương vào một buổi chiều năm ấy.
Hải nhớ rõ cuộc hành trình đi tìm tự do hơn Mười năm về trước. Chiếc ghe máy trở gần 70 người, kể cả tài công, hoa tiêu và thợ máy âm thầm rời bến thuộc ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Chuyến đi đó thật là thuận buồm, xuôi gió như ước nguyện của mọi người. Họ lênh đênh trên biển cả suốt năm ngày đêm, chỉ nghe tiếng sóng vỗ vào mạn ghe và ngửi thấy mùi mặn chát của nước biển. có lúc họ nhìn thấy tàu buôn của một vài nước, họ đánh tín hiệu cầu cứu, nhưng không một tàu nào đáp lại. Họ hiểu rằng lòng nhân đạo đối với thuyền nhân trong những năm gần đây đã bắt đầu mệt mỏi rồi. Thế mới biết yếu tố thời gian thật cay nghiệt. trước nagy2 30-4-1975, chỉ vì trễ mất mấy phút bận bịu với vợ con, con tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã rời bến ra đi vĩnh viễn mà anh phải trả giá quá đắt: Bị ở tù CS gần chục năm, vợ con trách móc vì cuộc sống đói khổ, nhưng chỉ bốn năm sau đó, vợ con anh đã vượt biên cùng gia đình bên ngoại và hiện nay sống tại Mỹ. Khi ở tù về, dù có bạn bè níu kéo anh vào những hội nghệ thuật này, hội nghệ sĩ kia, anh cũng quyết tâm ra đi. Một người bạn đã nói với anh:
- Anh chỉ có vẽ thôi, có làm chính trị, chính em hay làm cho nhà nước gì đâu mà sợ!
Hải Trả lời ngay:
- Không đơn giản như vậy đâu bạn. Như anh đã biết, chính sách của Đảng và Nhà Nước là tất cả đều phục vụ cho một chế độ, nhất là văn hóa và văn nghệ. trong thời gian tôi bị tù ở miền Bắc, có dịp tiếp xúc với một số phạm nhân, trước đây là những cán bộ CS. Có anh cán bộ (bị tù về tội kinh tế ) khi gặp tôi đã hỏi đùa:" Kẻ chiến thắng và người bại sao lại gặp nhau ở đây?" Người khác lại hỏi tôi:" Anh làm gì?" - " Tôi chỉ là một họa sĩ ". Bọn họ rú lên cười và nói:" Cứ vẽ linh tinh là vào tù mọt gông đấy cậu ạ ". Rồi họ kể cho tôi nghe câu chuyện này: Năm 1960 -1961, miền Bắc bị hạn hán, mất mùa, "Nhà Nước" đưa ra chiến dịch "Chống hạn " và mỗi người, mọi người đều phải tham gia. Nhà thơ thì có câu " Vắt đất ra nước thay trời làm mưa " Một anh Họa sĩ ở tỉnh Hải Hưng thì vẽ một bức tranh, hai người đàn bà xắn quần trên đầu gối, đang tát nước bằng gầu dây từ một ruộng lúa thấp lên một thửa ruộng cao, đang trồng ngô, đát thì nứt nẻ và ngô thì đang héo, sắp chết. Ông họa sĩ này phải đi cải tạo hơn 10 năm đấy!
Hải nói với họ như một câu hỏi lại:
- Đâu có dễ gì đi cải tạo như vậy?
Rồi một người trong bọn họ giải thích như sau:
- Đảng rất sáng suốt và lại đa nghi nữa. Này nhé! Ông hạo sĩ vẽ nhh văng xuống biển. Hải kéo Hạ lùi ra sau lưng chàng nói nhỏ:
- Hình như cướp biển. Em nằm úp xuống và đừng cử động. Hạ nghe lời Hải và làm theo lời chàng.
Có tiếng bước chân đi lần đến hầm tàu. Một người đàn ông râu ria xồm xoàm đang bước xuống hầm tàu. Hắn xổ ra một chàng tiếng bản xứ ra dấu cho mọi người lên hết boong tàu. Hạ vẫn không tránh khỏi. Chúng dồn nhóm đàn ông trên ghe vào cuối đuôi tàu. Phụ nữ, trẻ con ở đầu buồng lái. Có năm tên đứng gác và năm tên còn lại bắt đầu lục soát vòng vàng tiền bạc.
Chiếc nhẫn vàng trên tay Hạ mẹ cho để phòng thân cũng bị tháo ra. Xong xuôi, chúng nhìn quanh. Trên ghe chỉ độ khoảng năm cô gái suýt soát tuổi nàng. Những hình dáng tả tơi bệnh hoạn của những ngày lao đao trên biển chẳng còn chút sinh khí. Chúng dồn năm cô gái vào một góc trống ở đầu tàu. Trong đó có Hạ. Tiếng quần áo xé toạc. Những tiếng cười man sợ nổi lên. Và chúng thay nhau giở trò hãm hiếp. Hạ bị đẩy nằm dài xuống sàn tàu trong tầm nhìn của Hải. Tên râu ria khi nãy đè lên người nàng. Mùi hôi da thịt nồng nặc của hắn làm Hạ phát ói. Nàng thét lên và chưa kịp thiếp đi đã nhìn thấy dáng Hải lao tới. Một nhát búa của tên đứng gác loé lên và Hải đã ngã gục nằm bất động trên sàn tàu.
Hạ tỉnh lại với cảm giác lạnh khi những giọt mưa nhỏ xuống trên người của nàng. Chung quanh đã hoàn toàn yên lặng. Chỉ còn nghe tiếng sóng vỗ. Nắng đã tắt và trời đang chuyển tối. Hạ nhìn chung quanh. Những thân người nằm la liệt bất động. Hải thì úp mặt trên sàn tàu. Nàng cố lết dần đến cạnh Hải và lật ngửa chàng lên. Một dòng máu đã khô chạy dài trên trán. Đôi mắt mở trợn trừng. Nàng ôm chầm lấy Hải. Thân thể đã lạnh toát. Hạ đưa tay vuốt mắt chàng. Đôi mắt nhắm lại. Nàng nhìn Hải. Cũng khuôn mặt mới đây còn còn thủ thỉ bên Hạ những ước mơ sau này của chàng. Một căn nhà trên biển. Nghe tiếng sóng, ngắm trời chiều. Tất cả chỉ còn là mộng tưởng. Bây giờ Hải nằm yên lặng bất động. Nàng thoáng thấy dấy lên nỗi hận. Giá như chuyến đi này không có nàng. Hải sẽ không đau lòng kháng cự để nhận cái chết thê thảm như thế vậy. Hạ nuốt nghẹn vào lòng. Những giọt nước mắt của nàng ứa ra chảy xuống trên người Hải. Hạ lần tay vuốt lại mái tóc chàng. Mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ giờ khô cứng những máu. Hạ đặt một nụ hôn nghẹn ngào trên môi chàng. Mùi khô tanh của máu quyện lẫn trong miệng nàng vẫn thấy ngọt ngào. Hạ nhìn Hải lần nữa. Bằng hết sức còn lại, Hạ nâng đầu chàng lên và đẩy dần đến thành tàu. Hạ thoáng nghĩ như một an bài của Hải như tiếng tên gọi. Hải phải trả về lại với biển. Nàng nhắm mắt đẩy mạnh. Mặt biển dấy động và nước bắn lên tung toé. Hạ gục luôn trên sàn tàu.
Hạ thả bộ dọc theo mé biển. Ở một khúc quanh, sóng vỗ mạnh vào những thành đá liên tục và nhịp nhàng học theo tiếng rì rào của sóng biển. Những bọt nước bắn lên từng chuỗi trắng xóa. Nàng đi qua đi lại nhiều lần và không biết đã đếm được bao nhiêu lần dấu chân trên cát. Nỗi đau đớn trong lòng Hạ vẫn chưa nguôi. Chuyến tàu năm mươi người chỉ còn lại không quá mười người. Hạ vẫn tưởng như một phép lạ đến với nàng. Trong tận cùng nỗi tuyệt vọng đợi chết, không còn chút tàn lực để nhảy xuống biển chết theo Hải, Nàng may mắn được cứu thoát nhờ một chiếc thuyền vượt biển khác đi ngang trông thấy. Cuối cùng thì chiếc tàu này cũng đến được một hòn đảo vùng Mã Lai.
Hạ phải nằm bệnh viện điều trị mất mười ngày. Sau khi xuất viện, nàng được chuyển đến một căn trại dành cho những người tỵ nạn. Có khoảng hơn hai trăm người đang tạm trú tại đây. Hạ may mắn có cha là sĩ quan chế độ cũ, và là nạn nhân của hải tặc nên được phái đoàn Hoa Kỳ nhận. Những ngày nằm đợi lên đường định cư, nàng hay có thói quen thả bộ dọc trên biển mỗi buổi chiều.
Với nàng biển vẫn quyến rũ, vẫn nồng nàn nhưng tận trong cùng tiềm thức là nỗi đau dầy xé trong hồn. Nàng phải đánh đổi một giá quá đắt trên biển và luôn cả người tình duy nhất đầu đời. Hạ chỉ báo tin cho mẹ với vài lời ngắn gọn là nàng đã đến nơi bình yên. Và nhờ Mẹ báo tin cho gia đình Hải biết rằng chàng không may mắn đã chết trên biển, và không nói rõ lý do.
Một năm sau Hạ được định cư tại Mỹ. Nàng ghi danh học tiếp tục và kiếm được chân phụ nhà hàng buổi tối. Tháng lương đầu tiên nàng đã gởi hết cho mẹ. Cái tin mẹ nhận tiền đi sau cái tin Ba qua đời. Ba đã chết trong tù vì không chịu đựng được sự đầy ải. Tiền của Hạ gởi về đủ cho mẹ làm giỗ và ra Bắc tìm xác cha về.
Rồi ba năm sau mẹ cũng qua đời vì sự nhớ con và nỗi cô đơn của mẹ. Hạ bây giờ chỉ còn lại một mình với hành trình đơn độc.
Hạ đã ra trường, nàng dồn hết vào công việc để tìm quên với cánh cửa lòng luôn khép kín và không đón nhận bất cứ một thứ tình cảm nào khác đến với nàng.
Cuối cùng rồi Hạ cũng mua được một căn nhà trên biển. Nàng cố gắng thực hiện ước mơ của Hải cho dù chàng đã chết. Hạ vẫn dành thời gian ngắm biển mỗi buổi chiều cùng lắng nghe tiếng sóng vỗ hằng đêm của biển. Và tự trong tiềm thức Hạ cho đến bây giờ, nàng vẫn tưởng tượng Hải mãi luôn ở bên cạnh nàng.
::: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh:::


Chiếc ghe của chúng tôi nhẹ nhàng chuyển mình rời bến đậu, từ từ vượt sóng tiến vào biển khơi. Qua được một đêm một ngày, chiếc ghe đã ra tới hải phận. Tôi ngoảnh mặt nhìn lại phía sau, chỉ thấy một chân trời mênh mông xa tắp, không hề nhìn thấy bến bờ xóm làng.
Đêm thứ hai, đại dương bắt đầu nổi sóng. Từng con sóng nhấp nhô vươn cao lên tới đỉnh đầu, rồi thụp sâu xuống lòng biển cả làm cho chiếc ghe mỏng manh bé nhỏ của chúng tôi như một cánh lá trôi nổi giữa dòng. Bầu trời đêm đen kịt không một ánh sao. Không gian thỉnh thoảng loé lên những ánh chớp cắt ngang lưng trời, tiếp theo là tiếng sấm, tiếng sét kinh hồn tỏa ra trên lòng biển đêm đen tăm tối. Cơn bão nhiệt đới kéo tới dập vùi con thuyền bé nhỏ của chúng tôi trong đêm đen đầy đe dọa. Từng đợt sóng lớn đánh mạnh xuống, làm cho thân ghe vặn vẹo tròng trành như muốn lật úp trên mặt đại dương đang đùng đùng dậy sóng. Mọi người trên ghe thất kinh thì thầm van vái Phật Trời...
Bỗng cả tầu kinh hoảng hơn nữa khi chúng tôi phát giác ra chiếc ghe bị ngập nước sắp chìm. Tất cả những người đàn ông trên ghe thay phiên nhau tát nước. Nhưng tình trạng không có dấu hiệu khá hơn. Cuối cùng, chúng tôi phải chọn giải pháp chỉ để lại trên ghe một can xăng với một can nước uống. Kỳ dư tất cả những vật dụng cá nhân đem theo đều được bỏ xuống mặt biển cho chiếc ghe nhẹ hơn, mới mong vượt qua được cơn bão thập tử nhất sinh này và mạng người mới hy vọng được bảo đảm.
Sau khi mọi thứ đã được bỏ lại trong lòng đại dương, chiếc ghe mới lướt qua được từng đợt sóng cho đến sáng ngày hôm sau, chúng tôi mới thực sự thoát khỏi nanh vuốt đầy thịnh nộ của thủy thần. Đến lúc này, biển lặng sóng êm trở lại, những người trên ghe chúng tôi mới cảm thấy vừa đói, vừa khát vừa giá lạnh vô cùng. Cái lạnh đã thấm nhập vào tận mỗi tế bào của da thịt nhưng chúng tôi có còn gì đâu để mà giúp cho thân thể được ấm áp ngoài những lời cầu kinh và những điều tha thiết khấn vái. Phản ứng của tất cả mọi người chúng tôi là đi lục lọi tìm lại chút lương khô nào đó may ra còn sót lại. Nhưng hỡi ơi! Tất cả gói to gói nhỏ mà chúng tôi mang theo bên mình đều đã quăng xuống biển trong đêm hết cả, để rồi giờ đây chỉ còn biết nhìn nhau ngậm ngùi chia xẻ từng cơn đói khát và giá lạnh. Giờ đây gia tài còn lại của tất cả chúng tôi chỉ là một ít gạo và một can nước, chỉ đủ nấu cháo để cùng chia ra mỗi người được nửa chén cầm hơi mà níu kéo sự sống qua thêm được một ngày.
Đêm thứ ba lại đến trên mặt biển đen vô tình tiếng sóng vỗ bì bạch vào thân ghe như tiếng ma quái đe dọa, khiến tôi đã sợ lại càng thêm sợ phập phồng khi nghĩ đến những câu chuyện linh thiêng của những người đi biển trước đây kể lại. Từng cơn đói khát lạnh lẽo dậy lên hành hạ khiến cho tôi liên tưởng tới mái ấm gia đình với cha mẹ và những bữa cơm no lòng, Với những đêm ngày ấm áp trong vòng tay thương yêu bao bọc của cha mẹ, của làng xóm quê hương thân thiết. Không biết trong lúc này cha mẹ của tôi, các anh em của tôi có thể biết rằng tôi đang phải chịu đựng từng cơn đói khát lạnh lẽo cùng với biết bao lo sợ vô hình đến có thể lả người đi được.
Trong cơn mê đồng thiếp đó, bên tai tôi bỗng nghe có tiếng ai đó khóc than nghe thật não lòng ai oán! Tôi vội lắng tâm nghe ngóng, nhận ra được có cả tiếng khóc bi thiết của trẻ thơ. Rồi những tiếng khóc đó mỗi lúc như mỗi xa dần, chỉ còn lại lãng đãng tiếng mõ cầu kinh. Tôi cho rằng, rất có thể chiếc ghe của chúng tôi đã trôi dạt và tới được một vùng đất liền nào đó. Tôi định lên tiếng hỏi người bên cạnh thì bỗng có tiếng của một thanh niên:
- Bà con ơi! Chúng ta đã tới được Thái Lan rồi...Có ai nghe tiếng gõ mõ tụng kinh không?
Tôi và mọi người cùng xác nhận:
- Có...!
Trả lời xong câu hỏi thì bọn con gái chúng tôi bỗng trở nên lo lắng khi liên tưởng tới thảm cảnh sẽ gặp, nếu chiếc ghe của chúng tôi trôi ngang qua hải phận Thái Lan và với lứa tuổi 17, 18 như tuổi của tôi thì chắc chắn không thoát khỏi bọn chúng. Theo phản ứng tự nhiên, tôi liền lấy nhớt đặc trên ghe để trét kín lên khuôn mặt của mình để bọn hải tặc Thái Lan khó lòng nhận diện, may ra thoát được tai nạn.
Tuy nhiên với anh tài công thì mọi việc lại không phải như chúng tôi đang lo nghĩ. Anh là người nắm chiếc la bàn đi biển trong tay, cho nên anh biết chiếc ghe của chúng tôi không đi về hướng Thái Lan. Với nhiều năm kinh nghiệm đi biển, hiểu rõ các hiển linh trên biển cả, với những oan hồn uổng tử vùi thây trong lòng biển lạnh để rồi hiển linh báo mộng, cho nên anh tài công ôn tồn khẳng định:
- Bà con nên giữ bình tĩnh, ngồi yên một chỗ, đừng hoang mang di động quá rất dễ bị lật ghe. Chúng ta hiện còn xa đất liền. Ai là người Công Giáo thì hãy đọc kinh. Ai là người Phật Giáo thì cũng cầu siêu cho các oan hồn uổng tử còn đang vất vưởng trên mặt biển khơi.
Nghe đến đây, tôi muốn thét lên vì sợ. Nhưng tôi kịp trấn tỉnh, quay sang ôm cứng lấy người bên cạnh. Chúng tôi chẳng ai bảo ai cùng khóc thương cho những con người bất hạnh, những đồng bào ruột thịt của chúng mình đã vùi thân trong lòng biển lạnh cũng chỉ vì hai chữ Tự Do. Trên ghe chúng tôi phần nhiều là người Công Giáo cho nên chúng tôi cùng bảo nhau đọc kinh khấn nguyện, và cầu siêu cho các linh hồn chết oan uổng trên mặt biển này.
Vì quá chăm chú cầu nguyện, cầm lòng cầm trí khấn khứa cho các linh hồn, nên tôi không biết những tiếng khóc ỉ ôi trên mặt biển vắng đã chấm dứt từ lúc nào. Chúng tôi chỉ thấy rằng, sau đó chiếc ghe trở chúng tôi đã như có một phép mầu nhiệm làm cho chạy rất nhanh và rất êm ái như đang lướt đi trên sông vắng để cuối cùng, vì đói, vì khát, vì lạnh quá mọi người đều thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn nhưng đầy sự bình an một cách kỳ lạ, cho đến khi những tia nắng ấm, êm dịu chiếu xuống chiếc ghe xơ xác của chúng tôi làm mọi người lúc bấy giờ mới bừng tỉnh giấc...Nắng ấm chan hòa khiến cho lòng tôi thêm an tịnh và thân thể cảm thấy khoẻ khoắn hơn.
Mọi người đã có thể nhìn nhau với nụ cười gượng gạo đầy tình thân chia xẻ. Chúng tôi cùng nhìn ngắm từng bầy cá Heo như đang chia xẻ niềm vui vô tình. Chúng nhảy lên từng đợt theo hướng chiếc ghe đang chạy tới.
Cho đến giữa trưa, khi ánh nắng đã chan hòa trên mặt biển như không hề có chuyện gì thì bỗng nhiên có một chiếc tầu Anh xuất hiện. Chúng tôi đồng loạt la hét ầm ĩ cùng với dải khăn trắng có viết sẵn chữ S.O.S được giăng lên. Chiếc tầu Anh đã cặp sát tới cạnh chiếc ghe mong manh bé nhỏ của chúng tôi với một chiếc thang dây thả xuống để cho tất cả chúng tôi lần lượt được đặt chân lên chiếc tầu sắt to lớn đầy vững chãi mang ký hiệu của nước Anh đầy thân ái, đã ra tay cứu vớt chúng tôi từ một chiếc ghe vượt biển bé nhỏ như một chiếc lá giữa dòng biển rộng mênh mông đầy bất trắc hãi hùng.
Chúng tôi được những người trên chiếc tầu Anh đón nhận một cách đầy tình người với những bữa ăn nóng hổi thịnh soạn mà tất cả chúng tôi, có lẽ chưa từng ai được hưởng kể từ khi Cộng sản vào chiếm Miền nam yêu dấu. Chúng tôi đứng trên boong của con tầu nhân đạo đưa mắt nhìn vào lòng biển rộng dưới kia, thấp thoáng trong ánh nắng rực rỡ chói lòa trên làn nước bạc là chiếc ghe bé nhỏ đã cưu mang, bảo bọc sinh mạng chúng tôi trong suốt mấy ngày nguy lao gian khó vừa qua. Chúng tôi chỉ biết ngửa mặt thầm tạ ơn Chúa Phật đã ban cho chúng tôi có được cơ may thoát hiểm. Nếu không có chiếc tấu Anh ra tay cứu vớt, không biết rồi sẽ ra sao, số phận chúng tôi rồi sẽ đi về đâu trong lòng biển cả vô tình...
Sau bao nhiêu năm dài sống trên vùng đất tự do no ấm, của cải dư đủ thừa mứa, không biết trong chúng ta, có ai còn nhớ lại lời hứa khi chúng ta còn đang ngụp lặn trong mênh mang mưa bão và đói khát với gian nguy, với hàng vạn nỗi kinh hoàng?
Giờ đây, chúng ta hãy thắp lên một nén hương trầm để tưởng niệm những hương hồn của các thuyền nhân đã chìm sâu thân xác trong lòng biển lạnh năm xưa. Cầu mong cho các vong linh bất hạnh khốn khổ đó sớm siêu thoát vinh thăng, sớm được yên nghỉ trên đất nước trời. Những vong linh vì hai chữ Tự Do đã nói lên đầy ắp sự can trường bất khuất, chẳng khác gì các vị anh hùng hào kiệt rất xứng đáng được ghi danh vào trang sử của dân tộc Việt Nam vào thời kỳ biến động với cuộc hành trình biển Đông xảy ra có một không hai trong lịch sử của thế gian cũng như giống nòi, để cho các thế hệ sau này có thể biết được chiến sử hào hùng của những anh hùng vượt chết đi tìm Tự Do trên biển cả, với ước vọng mưu cầu nhân quyền dân chủ và cơm no áo ấm cho toàn dân mà hiện nay còn đang bị Cộng Sản Việt Nam chiếm đoạt. Cũng còn là một phương pháp ngăn chặn áp bức, những nghiệt ngã điên cuồng mà những người Cộng Sản với guồng máy độc ác đang cai trị trên quê hương yêu dấu của chúng ta.
Cầu xin các vong linh của những thuyền nhân Việt Nam đã vùi thây trong lòng Biển Đông hoang lạnh năm nào hãy về đây chứng dám cho tấm lòng của những đồng bào thân yêu đang tha thiết khấn nguyện và tưởng niệm về nỗi bất hạnh mà các hương linh này đã phải trải qua.
Cali, 4/2/03
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : nguoiviet
Nguồn: nguoiviet
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 6 tháng 1 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả 206 bài thuốc Nhật Bản 50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS Ai là người đầu tiên ... Alfred Hitchcock tuyển chọn An Tư Công chúa Anh Đức Anh Thơ Bà Huyện Thanh Quan Bạch Cư Dị Bạn biết gì về ...

Xem Tiếp »