Giấc Mơ Của Biển
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

(Tặng cho những ai cùng gánh chịu những bất hạnh trên biển. Cho tình duy nhất và vết thương đầu đời )
Hạ khép nhẹ cánh cổng và đứng nhìn lại căn nhà lần nữa. Bên góc cửa sổ phòng nàng, trận mưa đầu hôm làm rụng tả tơi những cánh hồng vừa mới chớm nở. Hạ thả bộ trên lòng lề đường. Cơn mưa buổi tối còn đọng từng vũng trên những mặt đường loang lổ. Ở đầu góc phố, chiếc xe bán phở và tiếng rao lanh lảnh của chú Tầu già thường đánh thức nàng dậy vào mỗi buổi sáng vẫn thường nhật. Hạ thoáng ngậm ngùi. Những thân quen này không biết có còn trở lại với nàng không nữa.
Hôm qua, Mẹ Hải đã mời Hạ và mẹ nàng đến nhà. Bà đã chuẩn bị cho Hải một chuyến vượt biển. Hải có vẻ chần chừ. Bà biết tình cảm của Hải đối với Hạ, Hải không muốn rời xa nàng. Và mẹ Hạ đã đồng ý cho nàng ra đi cùng Hải.
Thật sự Hạ chẳng muốn xa mẹ lúc này dù nàng rất yêu Hải. Ba thì đang còn bị cải tạo. Kinh tế gia đình chỉ nhờ vào mẹ và Hạ phụ giúp. Buổi sáng trước giờ đi học, nàng phải phụ mẹ gánh hàng rau ra chợ. Sau giờ tan học, nàng lại phải phụ mẹ gánh hàng về nhà. Đoạn đường từ nhà ra chợ dễ cũng gần cả cây số. Có một lần ngã bệnh nằm nhà đợi mẹ, nhìn mẹ oằn vai gánh hàng về nhà, Hạ thấy xót xa đến ứa nước mắt.
Bởi thế hôm qua ở nhà Hải, nàng đã không cảm thấy háo hức như chàng. Hạ đã trả lời với mẹ:
- Con chẳng thích đi mẹ ạ!
Mẹ có vẻ ngạc nhiên và trố mắt nhìn nàng:
- Sao vậy? Con không thích đi với Hải à?
- Dạ không phải vậy, nhưng...
- Nhưng thế nào?
Mẹ hỏi gặng sau cái nhìn nhíu mày. Mới chị có ba năm sau ngày ba đi cải tạo, những tất bật cơm áo đã làm mẹ già đi thấy rõ, những nếp nhăn đã hằn sâu trên mặt và tóc mẹ đã bắt đầu điểm trắng. Mấy lần Hạ nài nỉ xin nghỉ học để phụ mẹ, nhưng mẹ vẫn khăng khăng từ chối. Nàng nghẹn ngào trả lời mẹ:
- Con không thích xa mẹ. Con sợ...
- Con sợ gì?
Hạ ngã vào lòng mẹ và òa lên nức nở:
- Rồi mẹ sẽ như thế nào khi không có con? Ai chăm sóc lúc mẹ đau bệnh?
Mẹ nâng mặt Hạ lên và lần tay vuốt tóc nàng. Những ngón tay run rẩy chứng tỏ mẹ cũng rất đau lòng. Dẫu vậy, mẹ cũng dằn lòng cười! Con gái sắp lấy chồng rồi còn khóc. Không sợ Hải cười cho à?
Mẹ nói tiếp:
- Đừng bận tâm cho mẹ. Mẹ phải khỏi để đợi ba về chu
- Nhưng ai sẽ phụ mẹ? Mẹ sẽ cực nhọc hơn nhiều.
Mẹ cười và nói:
- Không sao. Mẹ sẽ chịu được mà. Vả lại nếu con đi được, vài năm sau mẹ chẳng cần phải bận tâm nữa. Con sẽ lo được cho mẹ, mẹ an tâm hưởng già rồi. Nếu con chẳng đi, mẹ còn cực cả đời. Rồi còn lo nổi cho Ba con không nữa?
Thấy Hạ còn chần chừ, mẹ hỏi tiếp:
- Con không yêu Hải à?
- Dạ có, nhưng...
- Có là được rồi. Còn nhưng gì nữa. Mẹ nói đùa tiếp:
- Con yêu Hải thì con phải về với biển chứ. Phải vậy không nào?
Cuối cùng Hạ đã quyết định cho chuyến ra đi của mình.
Căn nhà của Hải nằm tận cuối phố. Theo lời của người tổ chức, sáng sớm hôm nay họ sẽ đến đón Hạ và Hải tới điểm hẹn để đi. Mẹ Hạ đã đến nhà Hại từ sáng sớm và đang đợi nàng. Hạ bước vào nhà. Mẹ nàng, mẹ Hải và Hải đang ngồi trò chuyện ở phòng khách cùng người đàn ông lạ mặt. Hạ gật đầu chào mọi người. Người đàn ông ngước lên nhìn nàng và nói:
- Thôi được. Giờ chúng ta lên đường.
Hạ liếc nhìn mẹ. Quầng mắt mẹ hình như trũng sâu. Có lẽ đên hôm qua mẹ không ngủ. Hạ nuốt nghẹn ngào và vội vã quay người ra cửa như trốn chạy. Chợt có tiếng mẹ gọi ngược sau lưng:
- Hạ. Đợi mẹ chút.
Mẹ nắm tay Hạ và lần tay đeo chiếc nhẫn vàng vào tay nàng. Cái vốn liếng cuối cùng còn lại của mẹ dành để thăm nuôi Ba trong những lần tới. Mẹ hôn lên tóc nàng và thì thầm:
- Con cất hộ thân. Nhớ cẩn thận và giữ gìn sức khoẻ. Đừng bận tâm cho mẹ.
Hạ bật khóc. Những dồn nén bây giờ được dịp tuôn trào. Hải nắm tay nàng kéo vội ra cửa.
Trời đã sáng hẳn. Mặt trời đã bắt đầu lên. Bến xe miền tây nhộn nhịp người qua lại. Tiếng lơ xe vọng lên ơi ới. Hải nắm tay Hạ đi theo người đàn ông dẫn đường bước lên chuyến xe đi rạch Giá. Xe đã đông đặc người.
Xe bắt đầu lăn bánh. Hai bên đường, những đồng lúa èo uột cạn khô nước. Thành phố lùi dần sau lưng. Hạ cố chớp mắt. Căn nhà nàng, ngôi trường học, bạn bè, dẫy nhà lồng nuôi sống mẹ con nàng đi lần vào trong trí. Hạ thiếp ngủ trong vòng tay của Hải.
Tiếng bánh xe dừng lại. Hải lay nàng dậy. Trời đã qua chiều và nắng hơi dịu lại. Hải và Hạ bước xuống theo dấu hiệu của người đàn ông dẫn đường và đi theo sau. Con đường đất đỏ chạy dài vào làng với những hàng dừa cao vút. Xóm nhỏ lưa thưa vài chục căn nhà nằm xa nhau rời rạc.
Khoảng chừng mười phút di bộ, qua thêm một khúc rẽ vắng vẻ, Người đàn ông dẫn đường đưa Hải và Hạ vào một căn nhà nằm khuất sau một rặng dừa. Cả một chặng đường dài, bây giờ người đàn ông dẫn đường mới bắt đầu lên tiếng:
- Cô cậu tạm nghỉ ngơi nơi đây cho đến tối. Tôi sẽ mang cơn cho hai người.
Mệt mỏi lẫn lo âu, chẳng ai nuốt nổi miếng cơm nào. Ngồi dựa lưng trên chiếc sạp tre !!!8713_20.htm!!! Đã xem 112999 lần.

Đánh máy : nguoiviet
Nguồn: nguoiviet
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 6 tháng 1 năm 2007

Chiếc ghe của chúng tôi nhẹ nhàng chuyển mình rời bến đậu, từ từ vượt sóng tiến vào biển khơi. Qua được một đêm một ngày, chiếc ghe đã ra tới hải phận. Tôi ngoảnh mặt nhìn lại phía sau, chỉ thấy một chân trời mênh mông xa tắp, không hề nhìn thấy bến bờ xóm làng.
Đêm thứ hai, đại dương bắt đầu nổi sóng. Từng con sóng nhấp nhô vươn cao lên tới đỉnh đầu, rồi thụp sâu xuống lòng biển cả làm cho chiếc ghe mỏng manh bé nhỏ của chúng tôi như một cánh lá trôi nổi giữa dòng. Bầu trời đêm đen kịt không một ánh sao. Không gian thỉnh thoảng loé lên những ánh chớp cắt ngang lưng trời, tiếp theo là tiếng sấm, tiếng sét kinh hồn tỏa ra trên lòng biển đêm đen tăm tối. Cơn bão nhiệt đới kéo tới dập vùi con thuyền bé nhỏ của chúng tôi trong đêm đen đầy đe dọa. Từng đợt sóng lớn đánh mạnh xuống, làm cho thân ghe vặn vẹo tròng trành như muốn lật úp trên mặt đại dương đang đùng đùng dậy sóng. Mọi người trên ghe thất kinh thì thầm van vái Phật Trời...
Bỗng cả tầu kinh hoảng hơn nữa khi chúng tôi phát giác ra chiếc ghe bị ngập nước sắp chìm. Tất cả những người đàn ông trên ghe thay phiên nhau tát nước. Nhưng tình trạng không có dấu hiệu khá hơn. Cuối cùng, chúng tôi phải chọn giải pháp chỉ để lại trên ghe một can xăng với một can nước uống. Kỳ dư tất cả những vật dụng cá nhân đem theo đều được bỏ xuống mặt biển cho chiếc ghe nhẹ hơn, mới mong vượt qua được cơn bão thập tử nhất sinh này và mạng người mới hy vọng được bảo đảm.
Sau khi mọi thứ đã được bỏ lại trong lòng đại dương, chiếc ghe mới lướt qua được từng đợt sóng cho đến sáng ngày hôm sau, chúng tôi mới thực sự thoát khỏi nanh vuốt đầy thịnh nộ của thủy thần. Đến lúc này, biển lặng sóng êm trở lại, những người trên ghe chúng tôi mới cảm thấy vừa đói, vừa khát vừa giá lạnh vô cùng. Cái lạnh đã thấm nhập vào tận mỗi tế bào của da thịt nhưng chúng tôi có còn gì đâu để mà giúp cho thân thể được ấm áp ngoài những lời cầu kinh và những điều tha thiết khấn vái. Phản ứng của tất cả mọi người chúng tôi là đi lục lọi tìm lại chút lương khô nào đó may ra còn sót lại. Nhưng hỡi ơi! Tất cả gói to gói nhỏ mà chúng tôi mang theo bên mình đều đã quăng xuống biển trong đêm hết cả, để rồi giờ đây chỉ còn biết nhìn nhau ngậm ngùi chia xẻ từng cơn đói khát và giá lạnh. Giờ đây gia tài còn lại của tất cả chúng tôi chỉ là một ít gạo và một can nước, chỉ đủ nấu cháo để cùng chia ra mỗi người được nửa chén cầm hơi mà níu kéo sự sống qua thêm được một ngày.
Đêm thứ ba lại đến trên mặt biển đen vô tình tiếng sóng vỗ bì bạch vào thân ghe như tiếng ma quái đe dọa, khiến tôi đã sợ lại càng thêm sợ phập phồng khi nghĩ đến những câu chuyện linh thiêng của những người đi biển trước đây kể lại. Từng cơn đói khát lạnh lẽo dậy lên hành hạ khiến cho tôi liên tưởng tới mái ấm gia đình với cha mẹ và những bữa cơm no lòng, Với những đêm ngày ấm áp trong vòng tay thương yêu bao bọc của cha mẹ, của làng xóm quê hương thân thiết. Không biết trong lúc này cha mẹ của tôi, các anh em của tôi có thể biết rằng tôi đang phải chịu đựng từng cơn đói khát lạnh lẽo cùng với biết bao lo sợ vô hình đến có thể lả người đi được.
Trong cơn mê đồng thiếp đó, bên tai tôi bỗng nghe có tiếng ai đó khóc than nghe thật não lòng ai oán! Tôi vội lắng tâm nghe ngóng, nhận ra được có cả tiếng khóc bi thiết của trẻ thơ. Rồi những tiếng khóc đó mỗi lúc như mỗi xa dần, chỉ còn lại lãng đãng tiếng mõ cầu kinh. Tôi cho rằng, rất có thể chiếc ghe của chúng tôi đã trôi dạt và tới được một vùng đất liền nào đó. Tôi định lên tiếng hỏi người bên cạnh thì bỗng có tiếng của một thanh niên:
- Bà con ơi! Chúng ta đã tới được Thái Lan rồi...Có ai nghe tiếng gõ mõ tụng kinh không?
Tôi và mọi người cùng xác nhận:
- Có...!
Trả lời xong câu hỏi thì bọn con gái chúng tôi bỗng trở nên lo lắng khi liên tưởng tới thảm cảnh sẽ gặp, nếu chiếc ghe của chúng tôi trôi ngang qua hải phận Thái Lan và với lứa tuổi 17, 18 như tuổi của tôi thì chắc chắn không thoát khỏi bọn chúng. Theo phản ứng tự nhiên, tôi liền lấy nhớt đặc trên ghe để trét kín lên khuôn mặt của mình để bọn hải tặc Thái Lan khó lòng nhận diện, may ra thoát được tai nạn.
Tuy nhiên với anh tài công thì mọi việc lại không phải như chúng tôi đang lo nghĩ. Anh là người nắm chiếc la bàn đi biển trong tay, cho nên anh biết chiếc ghe của chúng tôi không đi về hướng Thái Lan. Với nhiều năm kinh nghiệm đi biển, hiểu rõ các hiển linh trên biển cả, với những oan hồn uổng tử vùi thây trong lòng biển lạnh để rồi hiển linh báo mộng, cho nên anh tài công ôn tồn khẳng định:
- Bà con nên giữ bình tĩnh, ngồi yên một chỗ, đừng hoang mang di động quá rất dễ bị lật ghe. Chúng ta hiện còn xa đất liền. Ai là người Công Giáo thì hãy đọc kinh. Ai là người Phật Giáo thì cũng cầu siêu cho các oan hồn uổng tử còn đang vất vưởng trên mặt biển khơi.
Nghe đến đây, tôi muốn thét lên vì sợ. Nhưng tôi kịp trấn tỉnh, quay sang ôm cứng lấy người bên cạnh. Chúng tôi chẳng ai bảo ai cùng khóc thương cho những con người bất hạnh, những đồng bào ruột thịt của chúng mình đã vùi thân trong lòng biển lạnh cũng chỉ vì hai chữ Tự Do. Trên ghe chúng tôi phần nhiều là người Công Giáo cho nên chúng tôi cùng bảo nhau đọc kinh khấn nguyện, và cầu siêu cho các linh hồn chết oan uổng trên mặt biển này.
Vì quá chăm chú cầu nguyện, cầm lòng cầm trí khấn khứa cho các linh hồn, nên tôi không biết những tiếng khóc ỉ ôi trên mặt biển vắng đã chấm dứt từ lúc nào. Chúng tôi chỉ thấy rằng, sau đó chiếc ghe trở chúng tôi đã như có một phép mầu nhiệm làm cho chạy rất nhanh và rất êm ái như đang lướt đi trên sông vắng để cuối cùng, vì đói, vì khát, vì lạnh quá mọi người đều thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn nhưng đầy sự bình an một cách kỳ lạ, cho đến khi những tia nắng ấm, êm dịu chiếu xuống chiếc ghe xơ xác của chúng tôi làm mọi người lúc bấy giờ mới bừng tỉnh giấc...Nắng ấm chan hòa khiến cho lòng tôi thêm an tịnh và thân thể cảm thấy khoẻ khoắn hơn.
Mọi người đã có thể nhìn nhau với nụ cười gượng gạo đầy tình thân chia xẻ. Chúng tôi cùng nhìn ngắm từng bầy cá Heo như đang chia xẻ niềm vui vô tình. Chúng nhảy lên từng đợt theo hướng chiếc ghe đang chạy tới.
Cho đến giữa trưa, khi ánh nắng đã chan hòa trên mặt biển như không hề có chuyện gì thì bỗng nhiên có một chiếc tầu Anh xuất hiện. Chúng tôi đồng loạt la hét ầm ĩ cùng với dải khăn trắng có viết sẵn chữ S.O.S được giăng lên. Chiếc tầu Anh đã cặp sát tới cạnh chiếc ghe mong manh bé nhỏ của chúng tôi với một chiếc thang dây thả xuống để cho tất cả chúng tôi lần lượt được đặt chân lên chiếc tầu sắt to lớn đầy vững chãi mang ký hiệu của nước Anh đầy thân ái, đã ra tay cứu vớt chúng tôi từ một chiếc ghe vượt biển bé nhỏ như một chiếc lá giữa dòng biển rộng mênh mông đầy bất trắc hãi hùng.
Chúng tôi được những người trên chiếc tầu Anh đón nhận một cách đầy tình người với những bữa ăn nóng hổi thịnh soạn mà tất cả chúng tôi, có lẽ chưa từng ai được hưởng kể từ khi Cộng sản vào chiếm Miền nam yêu dấu. Chúng tôi đứng trên boong của con tầu nhân đạo đưa mắt nhìn vào lòng biển rộng dưới kia, thấp thoáng trong ánh nắng rực rỡ chói lòa trên làn nước bạc là chiếc ghe bé nhỏ đã cưu mang, bảo bọc sinh mạng chúng tôi trong suốt mấy ngày nguy lao gian khó vừa qua. Chúng tôi chỉ biết ngửa mặt thầm tạ ơn Chúa Phật đã ban cho chúng tôi có được cơ may thoát hiểm. Nếu không có chiếc tấu Anh ra tay cứu vớt, không biết rồi sẽ ra sao, số phận chúng tôi rồi sẽ đi về đâu trong lòng biển cả vô tình...
Sau bao nhiêu năm dài sống trên vùng đất tự do no ấm, của cải dư đủ thừa mứa, không biết trong chúng ta, có ai còn nhớ lại lời hứa khi chúng ta còn đang ngụp lặn trong mênh mang mưa bão và đói khát với gian nguy, với hàng vạn nỗi kinh hoàng?
Giờ đây, chúng ta hãy thắp lên một nén hương trầm để tưởng niệm những hương hồn của các thuyền nhân đã chìm sâu thân xác trong lòng biển lạnh năm xưa. Cầu mong cho các vong linh bất hạnh khốn khổ đó sớm siêu thoát vinh thăng, sớm được yên nghỉ trên đất nước trời. Những vong linh vì hai chữ Tự Do đã nói lên đầy ắp sự can trường bất khuất, chẳng khác gì các vị anh hùng hào kiệt rất xứng đáng được ghi danh vào trang sử của dân tộc Việt Nam vào thời kỳ biến động với cuộc hành trình biển Đông xảy ra có một không hai trong lịch sử của thế gian cũng như giống nòi, để cho các thế hệ sau này có thể biết được chiến sử hào hùng của những anh hùng vượt chết đi tìm Tự Do trên biển cả, với ước vọng mưu cầu nhân quyền dân chủ và cơm no áo ấm cho toàn dân mà hiện nay còn đang bị Cộng Sản Việt Nam chiếm đoạt. Cũng còn là một phương pháp ngăn chặn áp bức, những nghiệt ngã điên cuồng mà những người Cộng Sản với guồng máy độc ác đang cai trị trên quê hương yêu dấu của chúng ta.
Cầu xin các vong linh của những thuyền nhân Việt Nam đã vùi thây trong lòng Biển Đông hoang lạnh năm nào hãy về đây chứng dám cho tấm lòng của những đồng bào thân yêu đang tha thiết khấn nguyện và tưởng niệm về nỗi bất hạnh mà các hương linh này đã phải trải qua.
Cali, 4/2/03
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : nguoiviet
Nguồn: nguoiviet
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 6 tháng 1 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--