Dịch giả : Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Chương 67

Lúc trở về, Nekhliudov thấy ở trong văn phòng người ta đã sắp sẵn cho chàng một chiếc giường cao có mền đắp chân, một đôi gối, một chiếc khăn trải giường bằng lụa màu đỏ thẫm, có hình vẽ thêu thùa rất tinh vi, dày đặc, khiến cho chiếc khăn cứng lại hẳn: đây hẳn là lấy ở bộ chăn mền cưới của vợ viên quản lý. Anh chàng nầy mời Nekhliudov ăn thêm những thức ăn bữa trưa còn lại, nhưng chàng từ chối. Viên quản lý xin lỗi chàng về việc đón tiếp quá xềnh xoàng, rồi lui ra, để chàng ở lại một mình.
Sự cự tuyệt của nông dân không hề làm cho Nekhliudov nao lòng. Trái hẳn lại, chàng thấy yên tâm và vui sướng, dù rằng ở Kuzminxkoie chủ trương chàng đề ra đã được nông dân đón nhận và cảm ơn, còn ở đây chỉ thấy những nghi ngờ và thậm chí cả thù hằn nữa.
Căn buồng bẩn thỉu, không khí lại ngột ngạt khó thở. Nekhliudov ra sân, định ra vườn dạo chơi, nhưng chàng chợt nhớ tới cái đêm hôm ấy, nhớ đến cái cửa sổ nhà dưới, đến bậc tam cấp ở đằng sau nhà, chàng cảm thấy lòng nặng nề khi nhìn lại những nơi đã bị một hành động tội lỗi làm ô uế nầy. Chàng ngồi xuống bậc tam cấp và hít thở không khí ấm áp của ban đêm được mùi lá phong non thơm ngát, mắt đăm đăm nhìn khu vườn đang mờ tối hẳn, lắng nghe tiếng cối xay, tiếng những con hoạ mi xao xác và tiếng hót đều đều đơn điệu của một con chim nào đó trong bụi cây kề bên. Ở cửa sổ buồng viên quản lý ánh đèn vụt tắt; phía đông, từ sau nóc nhà ngang, mặt trăng lưỡi liềm nhô lên, sáng rực; những tia chớp loang loáng mỗi lúc một mau soi tỏ khu vườn hoang dại, hoa lá xum xuê và ngôi nhà đổ nát.
Bỗng có tiếng sấm nổ ầm ầm ở đằng xa và một đám mây đen sẫm che kín hết một phần ba bầu trời. Tiếng hoạ mi cùng các chim chóc khác im bặt, tiếng ngỗng kêu quang quác, inh ỏi, át cả tiếng nước ào ào ở cối xay, rồi phút chốc từ trong sân nhà viên quản lý, vang lên tiếng gà gáy sớm, như chúng vẫn thường gáy vào những đêm oi ả dông tố. Tục ngữ có câu: "Gà gáy trước, rước đêm vui". Đối với Nekhliudov, thì quả đêm đó là một đêm sung sướng vô cùng, một đêm chứa chan hạnh phúc. Trí tưởng tượng làm sống lại trong lòng chàng những kỷ niệm của cái mùa hè tuyệt diệu đã qua kia, chàng sống, trẻ trung, trong trắng, trong khu vườn nầy và chàng cảm thấy, giờ đây mình vẫn như xưa, không phải chỉ như ở cái thời xa xôi đó, mà còn cả ở những giây phút đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình. Không những chàng nhớ lại, mà chàng còn cảm thấy mình đang như hồi mới là một thiếu niên mười bốn tuổi đầu, cầu nguyện Chúa vạch cho thấy chân lý; hoặc như hồi còn là một đứa con nít gục đầu trên gối mẹ khóc lúc chia tay, hứa suốt đời làm đứa con ngoan, không bao giờ để mẹ phải phiền lòng. Chàng cảm thấy mình như trước kia, khi cùng với bạn là Nikolenka Yecteniev quyết tâm thề sẽ mãi mãi dìu dắt nhau trên con đường làm điều thiện, hiến tất cả cuộc đời cho hạnh phúc của mọi người.
Bây giờ chàng nhớ lại ở Kuzminxkoie mình đã bị cám dỗ như thế nào, để rồi đâm ra luyến tiếc nhà cửa, rừng cây, trang trại và đất đai; và giờ đây, chàng tự hỏi: mình có tiếc không? Và chàng lấy làm lạ là tại sao lúc ấy mình lại có thể có ý nghĩ tiếc rẻ được.
Chàng nhớ lại tất cả những điều đã trông thấy ban ngày; người đàn bà với đàn con có chồng bị giam vì đã chặt ít cây trong khu rừng của chàng, và cái mụ Matrena ghê gớm nọ, mụ cho rằng, hoặc ít nhất mụ cũng đã nói rằng phận sự của những người phụ nữ ở tầng lớp mụ phải hiến thân cho các ông chủ, như những cô nhân ngãi, và coi đó là lẽ đương nhiên; chàng nhớ lại cách thức mụ xử đối với trẻ thơ, nhớ lại cái lối người ta gửi chúng đến nhà dục anh, nhớ tới cái thằng bé đội chiếc mũ thóp khâu bằng mụn giẻ rách, thằng bé khốn khổ, cằn cọc, héo hon, có nụ cười thương tâm và đang chết đói; nhớ tới những người đàn bà bụng mang dạ chửa, yếu đuối, mà người ta còn muốn bức phải lao động cho chàng, chỉ vì chị ta đã làm việc mệt lả nên không trông được con bò cái đói cỏ của mình.
Đến đây, chàng vụt nhớ tới nhà lao, những cái đầu cạo trọc, đến những phòng giam, những xiềng xích, mùi hôi thối và bên cạnh đó là cuộc sống xa hoa, dâm dật của chàng, đồng thời cũng là cuộc sống của những kẻ ở thành thị, ở thủ đô, cuộc sống như những ông chủ. Tất cả những điều đó đối với chàng thực đã rành rành, không còn ngờ vực gì nữa.
Vầng trăng bạc đã gần tròn vạnh nhô lên khỏi nóc nhà ngang. Những bóng đèn đổ dài trên sân, và mặt mái tôn của ngôi nhà đổ nát bỗng sáng loáng hẳn lên. Dường như không thể hững hờ được với ánh sáng tươi đẹp đó, con chim hoạ mi lại cất tiếng hót lýu lo và chép mỏ.
Nekhliudov nhớ lại khi ở Kuzminxkoie chàng đã suy nghĩ thế nào về cuộc đời mình, về cách giải quyết các vấn đề: tương lai sẽ làm gì và làm theo cách nào, chàng nhớ mình đã lúng túng, lẩn quẩn, không sao giải quyết được vì mỗi vấn đề đều có nhiều cách hiểu. Bây giờ cũng những vấn đề ấy, chàng lấy làm lạ rằng sao nó lại giản đơn đến thế chính là vì giờ đây, chàng không nghĩ tới những hậu quả có thể xảy đến cho mình, điều đó chàng không hề để ý, mà chỉ nghĩ đến bổn phận phải làm. Chàng ngạc nhiên thấy, nếu hỏi phải làm gì cho bản thân, thì chàng do dự không sao quyết định được, nhưng nếu là phải làm gì cho người khác thì chàng thấy rõ ngay, chẳng chút mơ hồ. Nhưng bây giờ không chút mơ hồ, chàng thấy là phải đem chia ruộng đất của mình cho nông dân, bởi vì giữ lấy nó là có tội. Và cũng chẳng chút mơ hồ, chàng thấy rằng mình không được rời bỏ Katiusa, phải tiếp tục giúp đỡ nàng, sẵn sàng chịu đựng tất cả để chuộc tội. Chàng thấy rõ về việc nầy phải nghiên cứu, phân tích, nhìn nhận cho thấu đáo tất cả những điều xét xử và trừng phạt của toà án, trong đó, chàng cảm thấy mình đã nhìn ra một điều gì đó mà người khác không trông thấy. Kết quả sẽ ra sao, chàng không biết, nhưng có điều chắc chắn là chàng sẽ phải làm việc đó và làm nhiều việc khác nữa. Và niềm tin chắc ấy đã khiến cho lòng chàng tràn ngập niềm vui sướng.
Mây đen đã kéo phủ kín bầu trời, những tia chớp nháy đã nhường chỗ cho những làn chớp giật chói loà, soi rõ cả mảng sân và toà nhà hư nát, với những bậc thềm đã sụp đổ; trên đấu, sấm nổ ầm ầm. Chim chóc im bặt. Những tiếng lá cây rì rào nổi lên. Một làn gió nhẹ thoảng tới bậc thềm, chỗ Nekhliudov ngồi, vuốt ve mái tóc chàng. Một giọt nước rơi xuống, tiếp sau, là một giọt nữa, rồi đến những giọt khác lộp bộp rơi trên đám lá cây ngưu bàng, trên mái nhà, và cả không trung lòe sáng như bốc cháy. Vạn vật im phăng phắc. Nekhliudov không kịp đếm đến ba thì có một vật gì nổ tung ngay trên đầu chàng với một tiếng khủng khiếp, ầm ầm vang dội trong bầu trời mênh mông.
Nekhliudov trở vào nhà.
"Phải, phải! chàng nghĩ - công việc của một đời ta, tất cả công việc đó có ý nghĩa của nó ta không hiểu và không thể nào hiểu được. Vì sao lại có hai bà cô ta trên đời nầy? Tại sao Nikolenka Yecteniev lại chết đi còn ta thì sống? Tại sao lại có Katiusa? Và cái việc làm rồ dại của ta? Tại sao có cuộc chiến tranh ấy? Và tất cả cuộc sống phóng đãng điên rồ mà ta đã trải qua, tại sao? Hiểu được tất cả những điều đó, hiểu được tất cả việc làm của Chúa, ta hiểu sao nổi? Nhưng làm trọn cái ý Chúa đã khắc sâu vào tâm khảm ta, điều đó ta làm được và là điều ta biết chắc chắn. Và khi ta làm trọn được ý Chúa thì chắc chắn lòng ta sẽ yên tĩnh thảnh thơi".
Lúc nầy, mưa như trút nước từ mái nhà đổ xuống, chảy ồng ộc vào trong chiếc thùng. Những tia chớp soi sáng mảnh sân và ngôi nhà thưa thớt dần. Nekhliudov về buồng, cởi quần áo, lên giường nằm, trong bụng vẫn sợ những con rệp nấp sau các tờ giấy rách dán trên tường.
"Ừ, cảm thấy mình không phải là ông chủ mà là người đày tớ chàng thấy thích thú với ý nghĩ đó. Điều chàng lo sợ không phải là không có lý. Ngọn nến vừa thổi tắt là lũ rệp xông tới đốt ngay.
"Phân phát ruộng đất, đi Siberi, rận rệp, bẩn thỉu và còn gì nữa? Nếu phải chịu đựng tất cả những cái đó ta cũng vui lòng".
Nhưng mặc dầu với tất cả thiện ý, chàng vẫn không chịu nổi và phải ra ngồi bên cửa sổ bỏ ngỏ, ngắm nhìn mây trên trời lúc nầy đang cuốn đi xa và vành trăng lại mới ló lên.
 

Truyện PHỤC SINH Lời mở đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 !!!8839_67.htm!!! Đã xem 779358 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả : Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Chương 66

--!!tach_noi_dung!!--
Tiếng người nói ồn ào phát ra từ đám tập trung trong sân nhà viên trưởng thôn, nhưng khi Nekhliudov đến gần thì mọi người yên lặng một lúc, và cũng giống như ở Kuzminxkoie, họ lần lượt bỏ mũ ra chào. Nông dân ở vùng nầy cổ lỗ hơn nông dân ở Kuzminxkoie rất nhiều; đàn bà con gái tai đeo lông chim nõn còn đàn ông thì hầu hết đi giầy cỏ và mặc áo cánh hoặc áo lông kiểu Thổ Nhĩ Kỳ nhà may lấy; có cả một vài người đi chân đất; mình mặc có một chiếc áo cánh, họ đi làm đồng về, đến thẳng đây.
Nekhliudov cố nén xúc động; bắt đầu, chàng nói ngay cho họ biết ý định của chàng đem hiến cho mọi người tất cả ruộng đất của mình. Những người nông dân im lặng nghe chàng nói, vẻ mặt thản nhiên.
- Cái đó là dĩ nhiên! Đúng thế đấy! - Họ la lên.
Nekhliudov tiếp tục nói với họ về hoa lợi, về ruộng đất phải được chia đều cho tất cả mọi người; và vì thế, chàng xin nhượng lại tất cả ruộng đất của chàng cho họ lấy một số tiền do họ sẽ tự định lấy, số tiền đó sẽ bỏ vào một cái quỹ chung mà chỉ riêng họ được hưởng. Những lời tán thành và đồng ý tiếp tục vang lên, nhưng những bộ mặt nghiêm nghị của họ mỗi lúc càng trở nên nghiêm nghị. Những con mắt trước vẫn nhìn vào vị quý tộc thì bây giờ cũng nhìn xuống đất, tuồng như họ không nỡ làm cho chàng phải hổ thẹn, vì mưu mẹo của chàng họ đã biết tỏng cả rồi, chàng lừa bịp nổi ai đâu!
Nekhliudov nói lên ý kiến của chàng cũng khá rành mạch và nông dân lại là những người sáng ý. Nhưng họ không hiểu, không thể hiểu được chàng, cũng vì một lý do như với viên quản lý. Họ tin tuyệt đối rằng bản tính của con người ta ở đời là chạy theo tư lợi. Còn về địa chủ, thì kinh nghiệm truyền từ đời nầy sang đời khác đã dạy cho họ biết rằng chúng luôn luôn mưu lợi ích của chúng trên lưng nông dân. Vì thế nên họ nói rằng nếu ông chủ trang ấp có triệu tập họ lại để đề nghị với họ một cách dàn xếp mới nào đó thì cũng chỉ để lừa bịp họ bằng một mánh khóe khôn khéo hơn thôi.
Nào, thế thì các người định mức tô sẽ là bao nhiêu? - Nekhliudov hỏi.
- Chúng tôi làm sao có thể định mức tô được? Ruộng đất ở tay ngài, quyền hành ở cả ngài? - Có nhiều tiếng đáp lại trong đám đông.
- Không phải thế đâu. Các người sẽ được tuỳ tiện sử dụng số tiền đó vào những công việc cần thiết nhưng cho cả thôn xã kia mà.
- Không được đâu, thôn xã là một việc, và cái đó lại là một việc khác.
- Các người nên hiểu, - viên quản lý cũng theo Nekhliudov đến dự, y cười tìm cách giải thích, - Công tước muốn nhượng lại ruộng đất cho các người lấy một số tiền, nhưng số tiền đó sẽ trở về với các người dưới hình thức một công quỹ để tuỳ thôn xã sử dụng.
- Chúng tôi hiểu lắm chứ, - một ông già móm mém, vẻ mặt nghiêm nghị nói, mắt không ngước lên, - đại thể đây là một kiểu ngân hàng chứ gì, có điều chúng tôi sẽ phải trả đúng hạn. Chúng tôi không thích như vậy đâu. Đời chúng tôi thế nầy đã khổ cực lắm rồi. Bây giờ lại thế nữa thì đến nước đi ăn mày thôi.
- Tất cả những cái đó ích lợi gì? Cứ để nguyên như cũ, chúng tôi lại thích hơn, - những tiếng càu nhàu bất mãn, đến cả thô tục nữa, nổi lên.
Và họ càng từ chối quyết liệt khi Nekhliudov nói đến bản khế ước chàng định viết ra và bảo họ ký.
- Tại sao lại phải ký? Trước kia chúng tôi đã làm ăn như thế nào thì chúng tôi sẽ cứ làm ăn như vậy. Hà tất phải bày thêm chuyện, chúng tôi dốt nát biết gì.
- Chúng tôi không thể đồng ý bởi vì chúng tôi không quen việc như thế. Cứ để y nguyên như cũ? Chỉ cốt là đừng bắt chúng tôi phải tự xoay xoả lấy giống lúa thôi, - có nhiều tiếng nói to.
Như thế nghĩa là theo cách thức làm ăn hiện nay thì nông dân phải tự túc giống lúa, mà họ thì muốn chủ ấp từ nay trở đi phải cấp cho họ.
- Như vậy là các người từ chối. các người không muốn lấy ruộng đất? - Nekhliudov quay lại hỏi một anh chàng nông dân đứng tuổi, vẻ mặt hớn hở, quần áo rách rưới, chân đi đất, tay trái cầm thẳng đờ một mũ lưỡi trai rách, giống kiểu binh lính khi được lệnh trật mũ ra.
- Hoàn toàn đúng thế? - Con người nông dân chưa thoát khỏi ảnh hưởng mê muội của tập quán cũ nhà binh, trả lời.
- Vậy là các người có đủ ruộng đất rồi?
- Hoàn toàn không! - Người cựu binh trả lời với một vẻ cố làm ra hân hoan, tay cẩm chiếc mũ rách thận trọng giơ ra đứng trước mặt, dường như để tặng cho ai muốn dùng nó…
- Dù sao nữa, các người cũng hãy suy nghĩ về những điều tôi đã nói với các người. - Nekhliudov ngạc nhiên nói, và chàng nhắc lại những điều chàng đã đề xuất.
- Chúng tôi đã nghĩ cả rồi. Chúng tôi nói thế nào là làm đúng như vậy, - ông già móm làu nhàu nói.
- Tôi sẽ ở lại đây hết cả ngày mai. Nếu sau nầy, các người có thay đổi ý kiến thì báo cho tôi biết.
Nhưng những người nông dân không trả lời. Không khai thác ở họ được điều gì, Nekhliudov trở về văn phòng.
- Thưa Công tước, ngài thấy không? - Viên quản lý nói, lúc hai người về đến nhà - tôi đã thưa với ngài là ngài sẽ không thể đi đến một sự thoả thuận nào với họ đâu; nông dân họ bướng bỉnh lắm. Ở chỗ hội họp chỉ khăng khăng một mực chống lại và không có gì lay chuyển được họ. Chính vì vậy cái gì họ cũng sợ. Song cũng vẫn những người nông dân cái gì họ cũng không ưng thuận ấy dù là ông già tóc hoa râm hay là cái anh Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 chàng tóc đen kia cũng vậy, họ đều là những con người hết sức tinh khôn. Giả sử có một người đến văn phòng, ta mời anh ta ngồi chơi uống trà, - viên quản lý cười nói, - rồi cùng chuyện vãn với anh ta, thì thật là một cái túi khôn. Một ông bộ trưởng thực thụ đấy? - Hắn thảo luận thật ra là về mọi vấn đề. Nhưng ở buổi họp, thì hắn lại là một người khác hẳn, cứ quanh đi quẩn lại có một câu thôi.
- Như vậy ta có thể gọi một vài người lanh lợi nhất đến đây không? Tôi sẽ giải thích tỉ mỉ công việc cho họ rõ.
Có thể được, - viên quản lý trả lời, miệng cười tươi tỉnh hơn.
°°°
- Thế nó có mưu mẹo không, hở cụ? - Người nông dân tóc đen có bộ râu rậm chẳng bao giờ chải, lên tiếng; anh lắc lư trên lưng con ngựa cái béo tốt đang bước đi đều đều Anh nói với ông cụ già cùng đi, ông cụ gầy còm, khoác chiếc áo lông rách, cưỡi ngựa đi bên cạnh, tiếng xích buộc ngựa leng keng nhịp theo.
Hai người dắt đàn ngựa đi ăn đêm, dọc theo con đường cái và lén lút cho ngựa vào ăn trong rừng của chủ trang ấp.
- "Tôi cho không các người ruộng đất, các người chỉ có ký thôi!". Bọn chúng đã chẳng thường xỏ mũi bà con mình đó sao. Thôi, xin ông bạn đừng có đùa? Bây giờ chúng tớ cũng láu như "chú mình" rồi, - hắn nói thêm và cất tiếng gọi con ngựa đang lảng xa đàn: "Bé à? Bé à?". Hắn vừa ghìm ngựa lại và ngoái nhìn về đằng sau gọi to. Nhưng con ngựa con không còn ở đằng sau, nó đã ở trong cánh đồng cỏ bên phải.
- Cụ xem con chó đẻ kia, nó đã quen mùi những cánh đồng cỏ của chủ trang ấp rồi? - Người nông dân có bộ râu không hề chải, nói tiếp, khi nghe tiếng thân cây me dại kêu lắc rắc dưới móng con ngựa con vừa phi và hí trong cánh đồng cỏ đẫm sương chiều, thoang thoảng mùi ao đầm thơm mát.
- Anh có nghe thấy tiếng lắc rắc không, gai rậm mọc tốt rồi đấy, đến ngày nghỉ lễ phải cho lũ đàn bà đi xáo cỏ mới được, - người nông dân gầy gò nói. - Không thì liềm hái sẽ cùn hỏng hết.
- Nó bảo "ký đi", - anh chàng nông dân râu rậm tiếp tục chỉ trích những câu nói của chủ trang ấp; - ký đi, rồi nó sẽ nuốt tươi bọn mình cho mà xem.
- Đúng thế đấy! - ông già trả lời.
Rồi họ im lặng. Chỉ còn nghe thấy tiếng vó ngựa lốp bốp trên con đường đá.
 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : Mohanoi - Nguyễn Học.
Nguồn: Nhà xuất bản VĂN HỌC 2004 - MHN, Nguyễn Học.
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 15 tháng 2 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--