Dịch giả : Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Chương 72

Lúc bấm chuông ở cổng chính, nghĩ không biết hôm nay gặp Maxlova, tâm trạng nàng sẽ thế nào, nghĩ đến vẻ bí ẩn ở con người nàng và ở tất cả những người bị giam trong nhà lao nói chung, Nekhliudov thấy hãi hùng, và lòng se lại. Chàng nói với người cai ngục ra mở cổng xin cho gặp Maxlova. Sau khi hỏi thăm, người nầy cho biết hiện nay Maxlova đã chuyển sang làm ở bệnh xá.
Chàng đến bệnh xá và được người gác ở đó, một ông già bé nhỏ, phúc hậu nghe chàng nói muốn đến thăm Maxlova liền để cho chàng vào và dẫn chàng đến khu trẻ em. Một bác sĩ còn ít tuổi, sặc mùi axit phenic ra hành lang tiếp Nekhliudov, và nghiêm nghị hỏi chàng muốn gì. Bác sĩ nầy vốn đối xử dễ dãi với bệnh nhân, vì thế thường có chuyện va chạm với ban giám đốc nhà lao và ngay cả với viên bác sĩ trưởng. Sợ Nekhliudov đến yêu cầu một điều gì bất hợp pháp chăng, và hơn nữa, cũng muốn tỏ ra mình là người không thiên vị ai, ông ta cố làm ra vẻ nghiêm khắc.
- Đây là khu trẻ em không có người phụ nữ nào cả.
- Tôi biết, nhưng có một tù nhân được chuyển đến đây làm hộ lý.
- Đúng, có hai người, vậy ông muốn gì?
- Tôi có họ hàng với một người tên là Maxlova, giờ tôi muốn gặp. Tôi sắp đi Petersburg để đệ đơn kháng án của cô ấy lên Khu mật viện, nên tôi muốn trao cho cô ấy cái nầy, một tấm ảnh thường thôi.
Nekhliudov nói và rút ở trong túi ra chiếc phong bì.
- Cái nầy thì được, - bác sĩ dịu giọng nói và, quay lại, bảo một bà lão đeo tạp dề trắng đi gọi Maxlova.
- Mời ông ngồi xuống đây, hay mời ông sang bên phòng khách.
- Xin cảm ơn bác sĩ, - Nekhliudov nói, và nhận thấy bác sĩ tỏ ra niềm nở với mình, chàng hỏi xem bệnh xá đây mọi người có được hài lòng về việc làm của Maxlova không.
- Cũng được, hoàn toàn cô ta trước kia như thế, mà bây giờ làm được như thế là khá? Nhưng, kỳa cô ta đây roi.
Từ phía trong cửa, Maxlova theo sau bà hộ lý già bước vào. Nàng đeo một chiếc tạp dề trắng ra ngoài cái áo vải kẻ sọc; đầu đội một chiếc khăn bịt kín tóc. Nhìn thấy Nekhliudov nàng đỏ bừng mặt, ngập ngừng đứng lại rồi chau mày, mắt nhìn trở xuống, nàng rảo đi trên tấm thảm trải dọc theo hành lang; tiến lại phía chàng.
Thoạt tiên, nàng không muốn, nhưng rồi nàng lại đưa tay cho Nekhliudov bắt, và càng đỏ mặt hơn. Không gặp lại Maxlova từ hôm nàng xin lỗi về sự nóng nảy của mình, Nekhliudov hy vọng nàng vẫn ở trong tâm trạng hôm đó. Nhưng Nekhliudov thấy nàng khác hẳn, trên gương mặt nàng có một cái gì mới lạ, một vẻ lầm lỳ, rụt rè và hình như có ác cảm đối với chàng. Chàng nhắc lại với nàng điều đã nói với bác sĩ: chàng sắp đi Petersburg và giờ đây đến để đưa lại cho nàng chiếc phong bì với tấm ảnh lượm được ở Panovo mang về.
- Tôi tìm thấy cái nầy ở Panovo, một tấm ảnh cũ. Có lẽ cô xem nó cũng thích. Cô hãy cầm lấy.
Maxlova rướn đôi lông mày, đưa cặp mắt hơi hiếng chăm chú nhìn Nekhliudov, tỏ vẻ ngạc nhiên, như muốn hỏi tại sao chàng lại làm thế, và lẳng lặng không nói một lời nàng luồn bỏ chiếc phong bì vào bên trong tạp dề.
- Tôi có đến thăm bà dì cô ở đấy.
- Ồ, ông đã đến thăm bà ấy à, - nàng nói giọng lãnh đạm.
- Ở đây cô có dễ chịu không? - Nekhliudov hỏi.
- Được tốt thôi!
- Công việc không nặng nhọc quá chứ?
- Không, có gì đâu. Tôi còn chưa quen.
- Tôi rất mừng cho cô. Dù sao cũng còn hơn ở đấy.
- Ở đấy là ở đâu? - Nàng nói, đôi má bỗng nhiên đỏ tía lên.
- Ở bên nhà lao ấy mà - Nekhliudov vội nói thêm.
- Hơn về cái gì? - nàng hỏi.
- Ở đây mọi người tốt hơn. Không như những người ở bên ấy.
- Ở đấy có rất nhiều người tốt, - nàng nói.
- Tôi đã vận động cho gia đình nhà bà Melsov và tôi hy vọng hai mẹ con bà ấy sẽ được tha.
- Lạy Chúa phù hộ! Một bà cụ tốt quá chừng! - Nàng nhắc lại ý kiến của mình về bà Melsov, miệng hơi mỉm cười.
Hôm nay tôi đi Petersburg. Việc của cô sắp được thẩm xét lại và tôi hy vọng sẽ phá được án.
- Phá được hay không thì bây giờ đằng nào cũng thế thôi, - nàng nói.
- Tại sao lại "bây giờ"?
- Chẳng tại sao cả, - nàng vừa nói vừa thoáng đưa qua một con mắt dò hỏi lên nhìn Nekhliudov.
Chàng hiểu rằng bằng lời nói và cái nhìn đó; nàng muốn biết chàng vẫn giữ vững ý định kết hôn với nàng hay thấy nàng cự tuyệt mà đã thay đổi ý định.
- Tôi không hiểu tại sao cô lại bảo đằng nào cũng thế. Đối với tôi thì mới thực sự đằng nào cũng vẫn thế, cô được trắng án hay không, trường hợp nào, tôi cũng vẫn sẵn sàng làm đúng lời tôi đã nói, - chàng nói, giọng cương quyết.
Nàng ngẩng đầu lên, đôi mắt đen hơi hiếng nhìn chăm chú vào mặt chàng rồi nhìn ra phía trước, gương mặt nàng tươi sáng hẳn lên vì vui sướng. Song lời nàng nói khác hẳn ý tứ biểu lộ trong khóe mắt.
- Tốt hơn là ông đừng nói đến chuyện đó, - nàng nói.
- Tôi nói để cô biết cho.
- Về vấn đề đó thì đã nói hết cả rồi, chẳng còn gì mà nói cả nữa, - nàng cố nén một nụ cười.
Có tiếng ồn ào, tiếp theo là tiếng một đứa trẻ khóc vang lên trong phòng bệnh nhân.
- Hình như người ta gọi tôi, - Maxlova vừa nói vừa đưa mắt lo lắng nhìn quanh.
- Thôi, thế xin chào cô.
Nàng vờ không trông thấy bàn tay chàng đưa ra, quay mặt đi, tìm cách che giấu nỗi mừng của lòng mình và thoăn thoắt bước đi trên tấm thảm dọc hành lang.
"Nàng có điều gì? Nàng nghĩ thế nào? Nàng có những cảm xúc gì? Nàng muốn thử lòng ta hay thực là nàng không thể tha thứ cho ta được? Nàng không thể nói hay không muốn cho ta biết những ý nghĩ và cảm xúc của mình? Đối với ta lòng nàng đã dịu hay vẫn giận hờn?" - Nekhliudov tự hỏi và không tài nào trả lời được. Chàng chỉ biết có một điều: nàng đã thay đổi; trong tâm hồn nàng đang có một chuyển biến quan trọng, sự chuyển biến đó chẳng những đã khiến chàng hoà hợp với nàng mà còn hoà hợp với Đấng Thượng đế thiêng liêng mà nhân danh Người, sự chuyển biến kia đang thực hiện. Và sự hoà hợp đó khiến lòng chàng tràn ngập hân hoan và xúc động.
Trở về phòng làm việc, một gian buồng nhỏ trong kê tám chiếc giường trẻ em. Maxlova theo lệnh người nữ hộ lý bắt tay vào dọn giường. Nhưng vì tay cầm khăn trải giường, người nhoài về phía trước nên nàng trượt chân và suýt ngã. Một thằng bé đầu quấn băng, đang ở thời kỳ trở lại bình phục, mắt vẫn chăm chú nhìn nàng từ nãy, thấy thế bật cười. Maxlova không nhịn lâu được, cũng ngồi xuống thành giường và cười phá lên, tiếng cười dễ lây, lan sang lũ trẻ, mấy đứa khác cũng phá ra cười ha hả, người nữ hộ lý thì nghiêm khắc mắng nàng:
- Chị làm sao mà cười rú lên thế? Chị tưởng như vẫn ở chỗ ngày trước của chị đấy hẳn! Đi lấy cơm đi!
Maxlova nín cười, nàng lấy bát đĩa và bước đi đến chỗ lĩnh cơm; nhưng bắt gặp cái nhìn của thằng bé đầu quấn băng mà người ta đã cấm không cho cười, nàng lại phì cười. Ngày hôm đó, mấy lần, hễ gặp lúc vắng vẻ, ngồi một mình, nàng lại kéo tấm ảnh nhô lên khỏi phong bì một chút để ngắm nghía. Chỉ đến chiều tối, khi công việc đã xong, còn một mình trong căn buồng ở chung với một hộ lý khác, nàng mới kéo hẳn tấm ảnh ra khỏi phong bì và ngồi lặng giờ lâu đưa mắt âu yếm nhìn từng chi tiết những khuôn mặt, những bộ quần áo, những bậc tam cấp những bụi cây; trên nền những bụi cây đó nói lên khuôn mặt của Nekhliudov; nàng nhìn lâu tấm ảnh đã ố vàng. Nàng ngắm nghía không chán mắt, nhất là hình ảnh chính mình, hình ảnh khuôn mặt nàng trẻ, đẹp, với những món tóc xoăn xoã quanh vầng trán. Nàng mải mê ngắm đến nỗi không thấy bạn cùng phòng đi vào.
- Cái gì đấy? Anh ta đã cho cậu cái nầy đấy à? - Người nữ hộ lý to lớn, hiền hậu bước vào, vừa cúi xuống tấm ảnh, vừa hỏi nàng. - Có phải cậu đấy không?
- Còn ai nữa? - Maxlova vừa nói vừa nhìn bạn mỉm cười.
- Thế đây là ai? Anneta chứ gì! Và đây là mẹ anh ta?
- Cô anh ta đấy. Thế cậu không nhận ra đây là mình à? - Maxlova hỏi.
- Nhận ra thế nào được? Không tài nào? Gương mặt cậu bây giờ nom khác hẳn. Chắc ít nhất cũng phải mười năm rồi.
- Không phải kể năm mà là cả một đời người, - Maxlova nói, vẻ tươi tỉnh trên gương mặt nầy bỗng biến mất, mắt nàng buồn thiu và một nếp nhăn hằn sâu giữa hai hàng lông mày.
- Dù sao đi nữa thì cuộc sống ở đấy cũng không vất vả.
- Không vất vả, - Maxlova nhắc lại, đôi mắt nhắm nghiền, đầu lắc lắc. - Tệ hơn là ở tù khổ sai.
- Tại sao thế?
- Là vì cứ tám giờ tối đến bốn giờ sáng và ngày nào cũng thế.
- Nhưng tại sao các cậu không bỏ mà đi?
- Bỏ đi? Cũng muốn đấy, nhưng không được. Thôi, nói đến làm gì! - Maxlova vùng đứng dậy, ném tấm ảnh vào trong ngăn kéo chiếc bàn con, và cố cầm những giọt nước mắt uất hận, nàng chạy ra ngoài hành lang, kéo dập cánh cửa lại.
Trong khi nhìn tấm ảnh, nàng cảm thấy mình trẻ lại như hồi chụp ảnh và mơ màng nghĩ đến hạnh phúc lúc bấy giờ, cũng như giờ đây, nàng có thể hưởng cùng Nekhliudov. Nhưng những lời người bạn gái đã nhắc nàng nhớ lại con người nàng hiện nay và con người nàng trước kia, hồi ở "đấy", nhớ lại tốt cả những nỗi ghê tởm của cuộc sống đó, nỗi ghê tởm mà trước kia nàng chỉ cảm thấy một cách mơ hồ, không bao giờ dám để cho mình nhận thấy rõ ràng.
Chỉ bây giờ nàng mới nhớ lại như hiện lên trước mắt, tất cả những đêm kinh khủng đó, nhất là cái đêm hội giả trang nàng đợi một anh sinh viên đã hứa chuộc nàng ra khỏi tay mụ đầu. Nàng nhớ lại lúc ấy nàng vận chiếc áo lụa hồng, hoen ố vết rượu, hở phơi ngực, với một chiếc nơ hồng trong mớ tóc rối, người mệt rã rời, lại say chuếnh choáng; vào lúc hai giờ sáng, khi đã tiễn khách ra về, giữa hai điệu nhảy, nàng ngồi xuống bên cạnh người nữ nhạc công dương cầm - người đàn bà nầy gầy giơ xương, mặt sần sùi những mụn và than thở về cuộc sống vất vả nặng nề của mình - người nữ nhạc công cũng cảm thấy cảnh huống mình nặng trĩu chán chường; lúc ấy Klara chợt tới, và cả ba người liền quyết định phải thoát ra khỏi cuộc sống ấy. Họ tưởng đêm ấy thế là xong và đã đứng dậy ra về; bỗng trong lối cửa ra vào, lại có tiếng lè nhè của khách làng chơi say rượu. Người nhạc công vĩ cầm bắt đầu dạo nhạc, đệm theo một bài hát ca vui nhộn, mở đầu cho một điệu vũ nhảy đôi nhiều lượt. Một thằng cha người nhỏ bé áo chẽn và thắt cravat trắng, mồ hôi nhễ nhại, hơi rượu sặc sụa, miệng luôn luôn nấc, đã ôm lấy người nàng; một thằng khác to lớn, râu rậm, cũng bận áo chẽn (họ vừa đi nhảy ở đâu về) đã ôm lấy Klara và giờ lâu, họ đã quay, đã nhảy, đã la hét, đã nốc rượu… Và một năm trời đã qua đi như thế, rồi hai năm, ba năm.
Làm gì mà con người chẳng khác hẳn. Mà nguyên nhân gây ra tất cả những nông nỗi đó là hắn. Bỗng tất cả những nỗi cay đắng, lòng căm giận Nekhliudov trước kia lại vụt trỗi dậy trong lòng, nàng muốn chửi rủa, mắng nhiếc hắn một phen. Giờ đây, nàng tiếc vừa rồi đã để lỡ cơ hội không nói một lần nữa cho hắn biết là nàng đã hiểu rõ tâm địa của hắn, nàng sẽ không lùi bước trước hắn nữa đâu, nàng sẽ không cho phép hắn lợi dụng tâm hồn nàng như xưa kia bắn đã lợi đụng thể xác nàng, cũng không cho phép hắn dùng nàng làm đối tượng để hắn ban ân huệ.
Và nàng muốn uống rượu để dập tắt cái cảm giác đau thương, xót xa cho thân phận mình, và lòng căm giận vô ích với con người ấy. Nếu ở trong nhà giam thì chắc chắn nàng sẽ không giữ được lời hứa; nhưng ở bệnh xá đây không thể tìm đâu ra rượu ngoài cách hỏi xin người y tá, mà Maxlova sợ anh chàng nầy, vì hắn vẫn thường cứ xoắn lấy nàng. Vả lại nàng đã chán ngấy tất cả những quan hệ với bọn đàn ông rồi. Ngồi trên chiếc ghế dài ngoài hành lang một lúc, nàng trở về buồng và không trả lời người bạn gái hỏi, nàng cứ ngồi khóc rất lâu, thương xót cho cuộc đời tan nát của mình.
 

Truyện PHỤC SINH Lời mở đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Đã xem 779363 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả : Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Chương 70

--!!tach_noi_dung!!--
Nekhliudov không phải đợi lần lượt, chàng được viên trạng sư tiếp ngay và y nói luôn với chàng về vụ án mẹ con bà Melsov, y đã nghiên cứu hồ sơ, và rất công phẫn vì cái lối buộc tội vô căn cứ.
- Vụ nầy thật là đáng phẫn nộ? Rõ ràng là tên chủ nhà đã tự nó châm lửa đất nhà để lĩnh tiền bảo hiểm. Nhưng cái chính là ở chỗ tội lỗi của mẹ con bà Melsov hoàn toàn không có lấy một tang chứng. Chẳng qua chỉ tại viên dự thẩm quá ư sốt sắng và viên phó chưởng lý làm ăn cẩu thả mà ra. Nếu vụ nầy được đưa ra xử ở đây chứ không phải ở toà án quận, thì tôi cam đoan cãi cho họ được kiện mà không lấy một xu tiền công. Còn về việc thứ hai, sớ xin đại xá của Fedoxia Biriukov đệ trình lên đức Hoàng đế, tôi đã thảo xong, nếu ông có đi Petersburg thì mang theo, đích thân đệ trình lấy và thỉnh cầu, nếu không, họ sẽ tự hỏi bộ Tư pháp, và ở đấy, người ta sẽ trả lời quấy phá cho qua chuyện, thế tức là công việc sẽ chẳng đi đến đâu. Ông phải cố tìm những vị cao cấp có thế lực mới được.
- Đến tận Hoàng thượng à? - Nekhliudov hỏi.
Viên trạng sư mỉm cười:
- Đấy là cấp tối cao, còn cấp cao tôi muốn nói đây là bí thư hay chủ tịch Ban khiếu tố(1). Thế là đủ cả rồi.
- Chưa, tôi có một cái thư của những tín đồ tông phái, - Nekhliudov vừa nói vừa rút ở trong túi ra lá thư. - Nếu chuyện họ kể mà có thật thì cũng khó mà tưởng tượng nổi. Tôi định sẽ đi gặp họ ngày hôm nay xem vụ nầy thế nào.
- Tôi thấy thế nầy thì ông thành ra một cái phễu, một cái ống máng để tất cả những oán thán trong nhà tù trút qua – viên trạng sư mỉm cười, nói - những chuyện như loại nầy thì cơ man nào mà kể, ông không cáng đáng hết được đâu Nhưng đây thật là một vụ kỳ lạ, - Nekhliudov trả lời và chàng tóm tắt câu chuyện:
Ở một làng nọ, nông dân tụ họp nhau lại đọc kinh Phúc âm, bị nhà đương chức đến giải tán. Hôm chủ nhật sau, họ lại tụ tập nhau lại, lần nầy tên đội trưởng cảnh sát huyện đến lập biên bản, rồi đưa họ ra toà. Viên dự thẩm mở cuộc điều tra, viên phó chưởng lý thảo bản cáo trạng, rồi toà án công nhận lời buộc tội. Lúc viên phó chưởng lý buộc tội tang vật nằm ở trên bàn chỉ là những bản kinh Phúc âm. Đám nông dân bị kết tội đi đày.
- Thật là kinh khủng, - chàng nói thêm. - Có thể như thế được ư?
- Cái gì làm ông ngạc nhiên kia chứ?
- Thì tất cả ; Ừ, nếu chỉ là việc làm của viên đội trưởng cảnh sát thì còn có thể hiểu được, hắn ta chỉ biết chấp hành mệnh lệnh, nhưng đến phó chưởng lý, người đã làm ra bản cáo trạng, một kẻ có học thức…
- Cái lầm chính là ở chỗ đó. Chúng ta cứ tưởng bọn biện lý, thẩm phán gồm toàn những con người mới, những người có tư tưởng tự do. Đúng, có một thời kỳ, họ là những con người như vậy đấy. nhưng giờ đây thì khác hẳn. Họ chỉ còn là những viên chức chăm chăm đợi đến ngày hai mươi mỗi tháng để lĩnh lương, mà lương thì họ muốn được tăng lên không ngừng. Tất cả những nguyên tắc làm việc của họ chỉ có thế thôi. Họ tuỳ tiện muốn buộc tội xét xử kết án ai, tuỳ ý thích của họ.
- Vâng, nhưng có lẽ nào luật pháp lại cho phép đầy người ta đi Siberi chỉ vì đã tập hợp nhau lại đọc kinh Phúc âm? Không những nó cho phép đày họ đến những nơi xa xôi mà nó còn có thể lên án khổ sai nữa, nếu có chứng cớ rằng, khi đọc những bản kinh Phúc âm, những người nông dân kia đã tự tiện giảng cho người khác theo một ý nghĩa không giống ý nghĩa mà Giáo hội đã quy định; vì như vậy là chỉ trích lời giảng giải chính thức của Nhà thờ. Mà theo điều 196 thì làm tổn thương đến đức tin chính giáo ở nơi công cộng là bị tội đày đi biệt xứ.
- Điều đó không thể được.
- Tôi cam đoan với ông là đúng thế đó. Tôi thường bảo với ngài tư pháp, - viên trạng sư tiếp tục - rằng tôi không thể nào nhìn họ mà không cảm ơn họ, nếu tôi mà không bị bỏ tù, và cả ông nữa, cả mọi người chúng ta nữa, cũng vậy, là chỉ nhờ tấm lòng nhân đức của họ mà thôi. Chứ tước đoạt quyền công dân của chúng ta và đày mỗi người trong bọn ta đến những nơi xa xôi, thật không còn gì dễ hơn.
- Nếu sự thể là như vậy và tất cả đều phụ thuộc vào cái sở thích của viên chưởng lý hoặc những kẻ có quyền tuỳ tiện thi thành hay không thi hành luật pháp thì còn cần gì đến toà án nữa.
Viên trạng sư phá lên cười vui vẻ:
- Ông nói gì mà lạ vậy? Đó, là triết lý đấy, ông bạn ơi. Chúng ta có thể thảo luận về vấn đề nầy được đấy? Vậy mời ông thứ bảy lại nhà tôi chơi, ông sẽ gặp những nhà bác học, những nhà văn, những nhà hoạ sĩ. Và chúng ta có thể thảo luận về những vấn đề chung đó - viên trạng sư vừa nói vừa mỉa mai nhấn mạnh mấy tiếng "vấn đề chung" - Nhà tôi đã được biết ông, vậy thế nào ông cũng đến nhé.
- Tôi sẽ cố gắng, Nekhliudov trả lời, chàng cảm thấy đúng là mình nói dối và nếu chàng có cố gắng thì chỉ là để khỏi phải dự cuộc họp mặt buổi tối đó ở nhà viên trạng sư với các nhà bác học, các nhà văn, các nhà hoạ sĩ.
Cái cười của viên trạng sư để trả lời Nekhliudov khi chàng nhận xét cho toà án là vô dụng nếu các thẩm phán có thể tuỳ tiện thi hành bay không thi hành luật pháp, và những "vấn đề chung" tỏ cho Nekhliudov thấy quan điểm của chàng về những vấn đề nầy khác hẳn quan điểm của viên trạng sư và chắc hẳn là bạn bè của y nữa.

© 2006 - 2024 eTruyen.com