Dịch giả: Tĩnh Hà - Kiều Oanh
Chương 9
Hy vọng tiêu tan

Kinh nghiệm tôi học được qua việc lái xe trên những con đường làng và những quan chức cho tôi đã đem lại kết quả tốt trong một cuộc điều tra tôi được giao nhiệm vụ thực hiện vào mùa xuân năm 1966. Tổng thống Johnson đã yêu cầu đại sứ quan báo cáo thường xuyên về những gì ông ta chính thức gọi là cuộc chiến tranh khác, kém về mặt quân sự, sẽ càng mạnh về mặt chính trị của cuộc xung đột cao hơn lòng trung thành của những người dân vùng nông thôn, khác với cuộc chiến tranh của các đơn vị chiến đấu lớn chống lại các lực lượng Bắc Việt Nam hoặc các đơn vị chủ lực Việt Cộng. Điều này phải bắt đầu bằng một bản báo cáo cho Tổng thống về sự tiến triển được mong đợi,, được thực hiện ở Việt Nam trong chương trình bình định năm 1966. Trên cơ sở của báo cáo trước đây, phó Đại sứ William Porter yêu cầu tôi chuyển từ đoàn của Lansdale về để thu thập dữ liệu về khu vực Quân đoàn 3 xung quanh Sài Gòn cho việc viết báo cáo này, không phụ thuộc vảo MACV vì chắc chắn MACV sẽ đưa ra những đánh giá riêng của nó.
Tôi lại lái xe về các tỉnh của Quân đoàn 3, lần này chủ yếu đi một mình, quan sát các điều kiện dọc theo các tuyến đường và nói chuyện với từng cố vấn Mỹ. Tôi tập trung tới họ hơn người Việt Nam vì trong trường hợp này báo cáo của tôi phải được nhanh chóng hoàn thành. Tôi đem về những tài liệu đã tập hợp được trong một đề cương chi tiết ngày 31 tháng ba về "sự tiến triển" được mong đợi, bắt đầu bằng: "Trong phần lớn các khu vực ưu tiên của Quân đoàn 3, việc đạt được kết quả mong muốn của chúng ta rất kém thậm chí là các mục tiêu vừa phải trong chương trình bình định ở nông thôn năm 1966…"(74)
Tôi đã phân phát, trình bày và bảo vệ đề cương này trong một cuộc họp của Hội đồng đặc nhiệm, gồm các cấp trưởng hoặc cấp phó của tất cả các cơ quan dưới sự lãnh đạo của đại sứ, do phó Đại sứ Porter chủ trì, với sự có mặt của các đại diện chính phía quân sự trong đó có một cấp lướng, người chịu trách nhiệm về chương trình bình định của MACV. Có một đại diện của CIA và các đại diện của tất cả các ban khác trong Hội đồng. Robert Korner thuộc văn phòng NSC ở Nhà Trắng sau này tới Việt Nam để đi đầu trong nỗ lực bình định dưới sự chỉ huy của tướng Westmoreland, đã tham dự cuộc họp để xem xét quá trình tiến triển cho Tổng thống Johnson. Tôi rất nhớ thời gian của cuộc họp này vì hôm đó là ngày sinh nhật của tôi, ngày 7 tháng tư năm 1966.
Tôi bắt đầu với việc nêu những đánh giá về bản báo cáo có kèm theo biểu đồ, ngay trước tôi là biểu đồ của tướng Harris W. Hollis, người thực hiện chương trình bình định. Ông ta đã đưa ra một bản thống kê quân sự về những gì quá trình bình định đã đạt được ở Quân đoàn 3. Ông còn thể hiện trên một bản đồ trong đó các phần của Quân đoàn 3 có màu đỏ biểu thị sự kiểm soát của Cộng sản, các khu vực bị tranh chấp biểu thị bằng đường vạch chéo song song và các khu vực do GVN kiểm soát có màu xanh da trời. Bản đồ của ông ta vẫn còn được treo trên một cái giá bên cạnh tôi khi tôi trình bày. Về nguyên tắc, các khu vực khác nhau này được đánh giá bằng một bộ tiêu chí cụ thể. Nhưng trong điều kiện thực tế, tôi đã đanh giá "sự kiểm soát của GVN" nghĩa là một khu vực trong đó một quan chức của huyện hoặc của làng, do chính phủ Việt Nam trả lương hoặc cuối cùng do chúng ta trả lương, có thể ngủ qua đêm trong một làng mà không cần có vệ sĩ. Đó là một cuộc thử nghiệm thú vị ở một khu vực do chính phủ kiểm soát. Ở Quân đoàn 3 không có những tình trạng đó dù là các khu vực màu xanh da trời. Hơn nữa, khi bàn bạc công việc với các quan chức, tôi biết được rằng một khu vực bị tranh chấp là một nơi trong đó một quan chức sẽ không phải ngủ qua đêm nhưng ban ngày có thể vào cùng với một tiểu đội hoặc một trung đội lính để bảo vệ anh ta. Khu vực màu đỏ do Việt Cộng kiểm soát là nơi một quan chức sẽ không thể qua nếu không có một hoặc hai đại đội đi theo.
Một vấn đề khác nữa để xem bản đồ là trong một khu vực bị tranh chấp, GVN có sự tiếp cận khá tốt với mọi người vào mọi lúc của ngày nhưng cơ bản là không vào ban đêm. Việt Cộng đã có sự tiếp cận tốt với một số người vào ban ngày, khi không có binh lính nào của GVN ở đó, thì gần như vào tất cả các đêm. Kết quả, GVN kiểm soát ban ngày, Việt Cộng kiểm soát ban đêm.
Nghĩa là Việt Cộng có thể thu thuế đều đặn, tiến hành tuyển tân binh, truyền giáo và thậm chí ngủ ở đó trong nhiều đêm. Vì các mục đích thiết thực, họ đã sống ở đó; những người khác sẽ không thông báo về họ mặc dù có các quan chức chính phủ đi theo là một bảo vệ tới thăm vào ban ngày. GVN cũng có thể vào khu vực đó vào ban ngày để thu thuế (và các khoản cho thuê), cố bắt lính quân dịch và (uyên truyền. Quân du kích địa phương không đủ mạnh để ngăn chặn họ trừ phi họ đến để tiến hành một hoạt động quân sự. Nhưng nếu các đơn vị Việt Cộng muốn tiến hành hoạt động quân sự trong khu vực đó, để di chuyển hoặc để phục kích một đơn vị RFs hoặc một đơn vị của Quân đội Việt Nam cộng hoà, họ cũng sẽ không gặp phải phiền phức. Họ có thể dựa vào sự ủng hộ của dân địa phương và của những người khác để giữ bí mật cho họ trước Quân đội Việt Nam cộng hoà.
Tóm lại, chúng ta đang tự đánh lừa chúng ta bằng việc gọi các khu vực và các làng này là nơi bị tranh chấp. Vì những thói quen hữu hiệu nhất, các khu vực này đều do Việt Cộng kiểm soát.
Tôi nói với người nghe, tấm bản đồ trước cuộc họp cho thấy, "Đây là kết quả được thể hiện dưới dạng màu sắc, các khu vực kiểm soát hiện tại". Tiếp theo có một lớp vải sợi mỏng trong suốt có thể nhìn qua được, cho biết: "Và đây sẽ là kết quả vào cuối năm, sau khi chúng ta thực hiện các kế hoạch của mình. Chúng ta mong đợi kết quả báo cáo cho Tổng thống lúc đó sẽ thêm nhiều màu xanh da trời hơn. Chúng ta sẽ mở rộng khu vực màu xanh da trời nhiều hơn".
Tôi chỉ vào bản đồ có lớp vải mỏng trên đó và nói: "Kế hoạch là khu vực màu xanh da trời sẽ mở rộng từ đây đến đây. Đó là kế hoạch của chúng ta. Bây giờ, chúng ta nên nói gì với Tổng thống về việc ông ta sẽ đánh cược với chúng ta như thế nào, liệu kế hoạch đó có đạt được mục tiêu hay không?"
"Ông ta nên đánh cược rằng việc mở rộng khu vực màu xanh sẽ không xảy ra. Sẽ không có sự tiến triển nào được tạo ra ở quân đoàn này vào năm 1966". Nguyên nhân do không được an toàn vì Việt Cộng; cũng như quan trọng là người dân bị mất an toàn và thiếu sự bảo vệ của các lực lượng chính phủ. Để giải thích điều đó, tôi đã nói với họ về điều tôi đã chứng kiến trong 10 ngày trước khi lái xe đi vào khu vực đó.
Một trong những cảnh đó là một làng nhỏ ở gần một chiếc cần ở tỉnh Long An, cách không xa Sài Gòn bị cháy. Sáng hôm đó tôi lái xe từ Sài Gòn đi về phía nam, khi đi qua, ngôi làng vẫn đang cháy. Một người dân cho tôi biết một tiểu đội dân quân Việt Cộng đã vào cướp làng một cách lặng lẽ trong đêm. Một đoạn đường ngắn tới làng và một chiếc cầu lớn rất dễ thấy, cách làng khoảng gần 100 mét. Tôi đã chụp một tấm ảnh để trình lên cuộc họp, từ trong đám những túp lều đang cháy, chỉ vì đó là nơi tôi đang đứng hoặc vì nhìn vào bức ảnh chụp cả chiếc cầu và những túp lều, có thể bạn nhận ra ngay chiếc cầu và ngôi làng nhỏ đó gần nhau tới mức nào.
Nguyên nhân làm cho việc này trở thành quan trọng là vì một trung đoàn của quân đội miền Nam Việt Nam, Trung đoàn 49 thuộc Sư đoàn 25 có sở chỉ huy đã hỗ trợ làm chiếc cầu đó.
Có 2 tiểu đoàn (lính Sài gòn) đang sống ngay ở khu vực lân cận của chiếc cầu, cách ngôi làng khoảng 100 đến 100 mét. Tôi được biết lý do ngôi làng bị cháy qua những người dân làng và đám lính nguỵ vì khi một tiểu đội dân quân Việt Cộng vào làng trong đêm, các đơn vị lính Sài gòn cách đó gần 200 mét đã bắn rocket và pháo vào khu làng và làm tất cả các túp lều bốc cháy. Những túp lều này được làm bằng lá cọ, nhưng bây giờ chúng đã trở thành đống tro đang bốc khói.
Không một tiểu đội hay trung đội nào lại dám mạo hiểm di chuyển vào làng qua chiếc cầu này để thách thức sự xuất hiện của Việt Cộng. Ngay việc đi bộ vào làng để ngủ, Việt Cộng cũng đã khiến cho quân đội miền Nam Việt Nam phải phá huỷ ngôi làng và những người hàng xóm của họ. Có thể Việt Cộng đã cố tình làm việc này để trừng phạt những người dân làng vì một số lý do. Hoặc Việt Cộng có thể đã tin tưởng vào kinh nghiệm trước đây vì đó là nơi ăn ở giữa họ và trung đoàn và nó đã đổ vỡ vào đêm nay. Hoặc có thể chỉ huy trung đoàn đã muốn trừng phạt dân làng vì một số lý do. Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ có người dân là phải hứng chịu. Tôi được biết tiểu đội Việt Cộng đã bỏ đi mà không hề bị thương vong khi đám cháy bắt đầu. Mọi người đều đồng ý rằng binh lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà đã bắn trước tiên.
Tôi không biết đã có bao nhiêu thương vong. Tôi không nghĩ có rất nhiều băng đạn đã được bắn ra, mà chỉ đủ để bắn từ túp lều này sang túp lều khác liền kề nhau. Trên những mảnh đất vuông nơi một túp lều bị cháy, người dân và đám trẻ con đang bới những đống tro để lượm những mảnh gốm vỡ, những ấm trà, ít đồ chơi và khung ảnh bị cháy. Tôi đã chụp được nhiều ảnh của đám người này, tôi cũng sẽ trình lên. Dân làng trông rất buồn, ngoại trừ đôi lúc một đứa trẻ tỏ ra vui sướng khi nó tìm thấy một đồ chơi bằng nhựa chưa bị cháy nhiều lắm.
Đó là những cảnh bạn có thể chứng kiến chỉ khi đang đi trên đường vì bạn thực sự không thể có được một báo cáo kiểu này từ một người cố vấn. Về trường hợp này tôi đã kiểm tra 10 ngày sau đó để xem sự kiện đó có được cố vấn báo cáo lên không nhưng đã không thấy có.
Tôi tiếp tục tả lại hai trường hợp khác tôi đã quan sát trong 10 ngày trước. Tôi đi thanh tra các trường học đang được xây dựng theo kế hoạch của chương trình bình định. Chúng ta đã cung cấp xi măng cho những trường học này qua chương trình AID, một phần phi quân sự mà chúng ta đang làm. Điều tôi chứng kiến đã tự nói lên chính nó. Trong nhiều ngày, hết trường học này đến trường học khác, nếu bạn ấn gót giầy xuống sàn nhà gót giầy của bạn sẽ lún đến cùng cái được gọi là bê tông.
Nếu bạn lấy trong túi ra một đồng xu, cạo vào các bức tường hoặc sàn nhà, cát sẽ cày lên vụn tan. Thực tế bạn có thể chọc ngón tay qua. Đây là thực chất của lớp "bê tông" được làm chủ yếu bằng cát. Đại diện AID cấp tỉnh nói, mỗi lớp học sử dụng hết 30 bao xi măng thay cho 75 bao theo yêu cầu và được USAID viện trợ. Phần còn lại được chuyển đổi, đem bán ra chợ đen cho các công trình xây dựng tư nhân, xây dựng chung cư ở Sài Gòn để kiếm lợi riêng cho xã trưởng, cho những người nhận xi măng của AID chuyển đến. Đây là sự nhận thức chung của mọi người. Tôi trích ra đây một đoạn phát biểu của đại diện cấp tỉnh trong cuộc họp này: "Những người này biết bê tông sẽ như thế nào; họ sẽ ra sao và họ biết phần còn lại sẽ đi đâu. Ngay cả những tác động về mặt chính trị của một chương trình được tiến hành như thế này là gì? Họ có thấy vui không khi chẳng thu được gì? Hay nếu chúng ta không có chương trình gì hết thì những cam kết bị phá vỡ, các công trình xây dựng kém chất lượng, sự đánh lạc hướng và những khoản tiền thu nhập một cách bất chính có làm họ tức hơn với chính phủ? Chúng ta phải cố gắng để làm cho ra".
Tôi nói, các cố vấn khác mà tôi nói chuyện với, không nghĩ là cần phải nghiên cứu thêm. Họ nói, những người hiểu rất rõ số xi măng còn lại sẽ đi đâu, thay vào các trường học cho con em họ, thực tế Mỹ đã bỏ qua chuyện đó vì việc đó đã xảy ra ngay trước mắt chúng ta. Điều này làm cho họ tức giận với cả chính quyền miền Nam Việt Nam và Mỹ, vì thế đã khuyến khích con em họ ghi tên vào danh sách tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng. Cùng lúc, có một sự thật là một số trường học, nếu được dựng lên sau khi xây, lại bị Việt Cộng phá huỷ. Tôi cũng đã nhìn thấy những trường hợp đó trên dọc đường đi và đôi khi ngay bên cạnh các tiền đồn của PFs. Nhưng trong nhiều trường hợp, Việt Cộng đã không phải phá vì đơn giản chúng tự đổ. Cùng với những bức ảnh chụp gót giầy của tôi đang bước lạo xạo trên chỗ được gọi là một sàn bê tông, tôi đã đưa ra cuộc họp những bức ảnh tôi đã chụp các lớp học xây bằng cát. Những bức ảnh cho thấy những vòng xoáy cát lớn đang cuốn qua sàn nhà trước một cơn gió nhẹ. Các phòng học được xây dựng tháng trước, món quà của người Mỹ, đang biến mất trước mắt chúng ta, đang cươn đi trong gió.
Điều thứ 3 tôi báo cáo là làng Đức Lập, xã Duc Han A và Duc Han B. Các xã này được tiểu đoàn biệt kích số 38 bảo vệ, các tiểu đoàn độc lập người Việt Nam được dựng theo mô hình các tiểu đoàn biệt kích riêng của chúng ta. Điều tôi quan sát được là dấu hiệu của các lỗ đạn trên tường nhà từ tuần trước. Các ký hiệu bằng tiếng Việt Nam mà người ta đã dịch cho tôi là những khẩu hiệu rất tục tĩu chống lại cái mà người Mỹ gọi là cán bộ phát triển cách mạng (RD). Các ký hiệu này do đám biệt kích viết lên, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những lỗ đạn trên tường. Tôi được biết một viên chỉ huy trung đội biệt kích đã lệnh cho một nữ cán bộ ngủ với anh ta. Khi cô ta từ chối, viên chỉ huy, để giữ yên ổn, đã yêu cầu cô ta chấp thuận nhưng cô ta vẫn từ chối và cuộc xô xát đã xảy ra giữa đám lính biệt kích và nhóm cán bộ; đám biệt kích đã giết một vài thành viên của nhóm cán bộ. Cùng lúc, có thể do tức giận trước một cuộc tấn công của Việt Cộng vào tiểu đoàn, tiểu đoàn biệt kích đã đổ xô vào khắp làng, dồn dân làng vào trước họng súng, lấy đi tất cả những đồ vật có giá trị của họ và hãm hiếp nhiều phụ nữ trong đó có cả các cán bộ. Nhóm cán bộ này đã không ở trong xã nữa vì họ sợ đám biệt kích. Vào buổi sáng ngày 27-3, tôi tới thăm và được biết dân trong hai làng đó đã liên lạc với Việt Cộng để nhờ họ tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích số 38.
Để kết thúc báo cáo tôi nói, Tổng thống phải được biết rằng việc ủng hộ vật chất, tiền của và trang thiết bị - giống như việc cung cấp xi măng cho các trường học hoặc tài trợ cho các lực lượng miền Nam Việt Nam như tiểu đoàn biệt kích và trung đoàn của Quân đội Việt Nam cộng hoà - sẽ không có sự tiến triển gì, cũng không giành được các mục tiêu hoặc tạo thuận lợi cho các mục tiêu của nước Mỹ chừng nào mà những thực tế như thế này vẫn tiếp tục được chờ đợi. Hãy cố gắng vì chúng ta có thể thay đổi được những việc này và chúng ta nên cố gắng - tôi đã nêu ra một số giả thiết phải thực hiện việc đó như thế nào - Tổng thống không nên chờ đợi vào bất cứ sự tiến bộ thực sự nào trong năm 1966 - nếu có thể.
Theo tôi nhớ lại, hoàn toàn cảm thấy dễ sợ khi nghĩ tới việc đòi hỏi những đánh giá thẳng thắn của giới quân sự, những người hiện tại đang đối mặt với một đại diện trực tiếp của Tổng thống.
Nhưng sau 10 ngày đi trên đường, tôi lại chẳng đếm xỉa gì tới việc này. Cũng nhờ vào thời gian thực tập với Vann, tôi đã có một cái thẻ quan trọng: tôi là người duy nhất ở đó được vào các xã để chứng kiến những việc này. Không còn ai cùng cấp với tôi, cả phía quân sự và dân sự (trừ John) là thích hợp để báo cáo những việc như thế theo sự quan sát riêng của mình. Niềm tự hào về việc giải thích được nhiều điều trước những người khác đã giúp cho những kết luận của tôi có căn cứ và với những căn cứ này họ không thể tranh cãi hoặc phủ nhận một cách thẳng thắn.
Cho họ niềm tin, tôi nhanh chóng chứng minh được rằng phản ứng của một số sĩ quan cao cấp ở đó với bài giới thiệu này ít gay gắt hơn tôi mong đợi. Một trong những đại tá có kinh nghiệm nhất ở đó, một người tôi không biết rõ, sau cuộc họp đã kéo tôi sang phòng bên cạnh, ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi và nói một cách nhã nhặn: "Những điều anh vừa nói là đúng. Anh đã nói lên sự thật". Sau đó ông ta nhìn tôi, gật đầu và nói: "Chúc mừng anh". Tôi gật đầu, chúng tôi đứng lên và quay ra nói chuyện với những người khác, đang ra về.
Sau khi tôi phát biểu, một vị tướng, người đưa bản báo cáo tóm tắt này cho MACV đã cố gắng để khôi phục lại trạng thái ban đầu. Ông ta nói trong khi rất nhiều điều tôi đã báo cáo là đúng sự thật về quá khứ, thậm chí cả hiện tại, nhưng thực tế dưới sự chỉ đạo của Mỹ, một số đơn vị của quân đội Việt Nam cộng hoà, đặc biệt là sư đoàn số 5 vẫn đang "khá lên".
Đó là câu thần chú mà các cố vấn người Mỹ (trước họ là người Pháp) đã dựa vào hàng thập kỷ nay để làm lạc hướng mối quan tâm của cấp trên. Tôi chỉ rõ có một số căn cứ để nói như thế trong một số trường hợp. "Nhưng vấn đề phải đối mặt là: họ đang tiến triển nhanh tới mức nào, nhanh được bao nhiêu? Có tiến triển nhanh hơn Việt Cộng không? Tiến triển như thế có đủ để thay đổi chương trình mà chúng ta tuyên bố sẽ đệ trình lên Tổng thống vào cuối năm nay không? Hay sẽ không có tiến bộ nào để báo cáo? Tôi nói tôi nghĩ là không.
Bảy năm sau, tháng 5-1973, tôi nhận thấy phải kể lại buổi báo cáo ngày hôm đó cho bồi thẩm đoàn trong phiên toà xét xử tôi. Luật sư yêu cầu tôi kể lại kinh nghiệm của tôi ở Việt Nam, nhưng tôi thấy phía truy tố đã thành công trong việc phản bác lại bất cứ điều gì tôi nói ra nếu dưới dạng "tôi biết" hoặc "tôi đi đến kết luận" hoặc nếu nó liên quan tới những gì tôi đã viết ra mà không được đưa ra làm bằng chứng. Tuy nhiên, tôi đã để ý thấy khi nào tôi dẫn chứng là tôi đã nhìn thấy hoặc tôi đã báo cáo miệng thì mọi phản đối của người truy tố đều không được chấp nhận. Có nghĩa là tôi có thể giải thích bản báo cáo này bằng lời nói như kiểu truyền đạt những điều tôi đã biết ở Việt Nam và những điều đã làm tôi thay đổi.
Khi tôi kể tới một ngôi làng bị cháy, tôi ngừng lại một lát sau đó nói với giọng xúc động: "Đó là một cảnh tượng hết sức tồi tệ". Lúc này, bản ghi chép về phiên toà cho thấy, tôi nói:
"Xin lỗi", tôi xin ngừng một phút. Sau đó, tôi bình tĩnh lại và tiếp tục kể khoảng nửa tiếng hoặc hơn phần còn lại của bản báo cáo trước cuộc họp. Đến giờ nghỉ ăn trưa, tôi vào căn phòng có đội bảo vệ, ngồi xuống một chiếc bàn và khóc suốt thời gian ăn trưa.
Các thành viên khác của đội bảo vệ đã rời phòng, để tôi lại một mình. Họ không hiểu tại sao tôi khóc. Kể cả các phóng viên đã mở cửa vào phòng vài lần để nói chuyện với một trong các luật sư của tôi, thấy tôi gục đầu xuống bàn thổn thức, cũng vội vàng đóng cửa lại. Đó là lần duy nhất họ thấy tôi như thế.
Cuối giờ ăn trưa, tôi rửa mặt, quay trở lại phòng toà án và tiếp tục đưa ra lời khai trước toà trên bục đứng của nhân chứng.
Phần lớn mọi người đều cho rằng sự suy sụp của tôi đơn giản là do căng thẳng khi đứng làm chứng.
Tôi khóc vì nhớ lại buổi sáng hôm đó, đám khói bốc lên từ những chiếc chiếu ngủ đã bị cháy, những nền lò sưởi cháy đen, một bà già đang nhặt lên một chiếc ấm trà từ đống tro tàn. Tôi đã không nghĩ tới cảnh tượng đó trong suốt 7 năm. Bây giờ nghĩ lại cảnh đó, tôi thấy những bức ảnh tôi đã chụp và đưa cho các tướng lĩnh và cho Korner xem trong cuộc họp. Tôi thấy hình ảnh một cô bé gái nhỏ nhắn cầm con búp bê nhựa bị cháy đen trên tay, tôi thấy Việt Nam.
Mùa xuân năm 1966, có một cuộc nổi dậy lớn nữa của Phật giáo ở Quân đoàn 1, các tỉnh phía bắc của miền Nam Việt Nam, gồm các thành phố Huế và Đà Nẵng. Trước khi xảy ra việc này, Hubert Humphrey đã đến Sài Gòn trong một chuyến thăm ngắn để đề nghị sự ủng hộ công khai của tướng Kỳ.
Trước sự ủng hộ mạnh mẽ của người Mỹ, Kỳ quyết định không cần tới tướng Nguyễn Chánh Thi, kẻ cạnh tranh lớn nhất của ông ta, và có thể nói là người chỉ huy quân sự giỏi nhất trong quân đội Việt Nam cộng hoà. Mặc dù cả Kỳ và Thi đều theo đạo Phật, Thi chịu trách nhiệm ở Quân đoàn 1 gần Đà Nẵng, đã có mối quan hệ gần gũi hơn với những người theo đạo Phật ở phía bắc. Khi Kỳ vận động ông ta, Thi đã từ chối đi và củng cố lại nhóm theo đạo Phật. Họ coi thường chính quyền ở Sài Gòn và sát nhập các lực lượng với Thi, gây áp lực nhằm thay thế chính quyền Kỳ bằng các cuộc bầu cử quốc gia.
Lúc này, Lodge và MACV đã có kế hoạch đưa quân lính thuỷ đánh bộ người Việt Nam tới Đà Nẵng cùng với các loại xe tăng và sự hỗ trợ của không quân để dập tắt cuộc nổi dậy. Trong khi đó, các thầy tu (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em tham gia) đã lập lên các bàn thờ Phật trên đường phố và ngồi cạnh đó. Các xe tăng của Sư đoàn 1 Quân đội Việt Nam cộng hoà đóng quân ở Quân đoàn 1 đã tới chỗ các bàn thờ và dừng lại. Những chiếc xe tăng này sẽ không đè qua các bàn thờ. Điều đó chứng tỏ rằng lính lái xe tăng đã sẵn sàng tham gia vào cuộc nổi dậy của những người theo đạo Phật. Nhưng ngày 7-4, ngày tôi đang báo cáo trước Hội đồng đặc nhiệm, thì những chiếc xe tăng do Mỹ chuyển từ một vùng khác tới đã cán qua các bàn thờ. Tất cả những người biểu tình gồm cả các thầy tu của Phật giáo đều bị bắt. Nhiều người theo đạo Phật, giờ đã vào rừng để tham gia cùng Việt Cộng, trong khi nhiều người khác bị bắt và bị tra tấn.
Tôi thấy những sự kiện này đã có tác động đối với Châu, người bạn của tôi. Với tôi lúc đó dường như Châu rõ ràng đã mất hết hy vọng rằng GVN có thể được cải tổ. Hy vọng của Châu tan vỡ niềm tin của riêng tôi cũng bị giáng một đòn chí tử. Nhiều bạn đồng nghiệp thân thiết nhất của tôi và tôi vẫn muốn tin vào sự hợp lý của nỗ lực này chỉ vì biết được một số ít người Việt Nam như Châu, người đã có lòng tin vào những nỗ lực chung của chúng ta. Từ đó tôi tin rằng nỗ lực của chúng ta chỉ là chiếu lệ.
Điều chúng ta có thể hy vọng nhất là giảm thiểu những hành động tàn bạo nhất của nỗ lực chiến tranh. Chúng ta tập trung cố gắng chấm dứt việc ném bom, nã pháo bừa bãi và tiếp tục đưa ra những lời khuyên thích hợp tuy nhiên không hy vọng nhiều là người ta sẽ nghe theo lời khuyên đó hoặc lời khuyên đó sẽ làm mọi thứ hoàn toàn khác trước.
Sau mùa xuân năm 1966, trong cuộc nổi dậy của người theo đạo Phật, tôi đã lái xe đi dọc con đường giữa Đà Nẵng và Hội An ở Quân đoàn 1, con đường đã bị chặn lại hoặc bị chia cắt cứ nửa dặm một - vì có các đường hào chạy ngang qua đường làm chúng tôi phải lái xe chạy vòng hoặc chạy cắt qua các hàng rào thép gai - không phải do Việt Cộng mà là do các đơn vị lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà, những người đã phản đối chế độ của tướng Kỳ ở Sài Gòn. Kết quả là cả hai bên trong cuộc nội chiến này đều được trả lương đều đặn bằng ngân sách của Mỹ.
Dọc tuyến đường là một dãy các công sự bị bỏ hoang, các công trình xây dựng đa dạng đã có từ những thời kỳ khác nhau theo thứ tự thời gian lùi dần. Có các tiền đồn của PF được xây dựng mới đây. Nếu có tiền đồn nào, chúng ta lại trả lương cho dân quân địa phương và cung cấp xi măng để họ xây dựng.
Nhưng về cơ bản đây toàn là những công sự bằng bùn, nhỏ và sơ sài, khó có thể bảo vệ được các làng xã. Các công sự này mới bị bỏ gần đây do cuộc nổi dậy bất bạo động của dân địa phương chống lại chính quyền Sài Gòn, đang nuôi quân bằng sự viện trợ của Mỹ. Các đồn như thế tôi đã thấy ở khắp Việt Nam. Nhưng bên cạnh mỗi đồn là một hầm súng máy, được xây dựng tốt hơn bằng bê tông, một hầm hình trụ có các cửa sổ nhỏ.
Người phiên dịch đi cùng tôi là một trung uý trẻ người Việt Nam giải thích cái này do người Pháp xây dựng từ thời chống Pháp. Tôi nhận thấy trông nó giống như một trong những hầm súng máy nhỏ hơn mà tôi đã nhìn thấy trong các bức tranh của Maginot Line người Pháp ngay từ những ngày đầu xâm lược Pháp của người Đức. Chúng tôi lái xe qua mấy cái hầm này. Chủ yếu là từ cuộc chiến tranh của người Pháp năm 1946-1954 để giành lại thuộc địa và trong thời gian đó người Pháp đã tiến hành một chương trình bình định rất giống với của chúng tôi bây giờ.
Trung uý chỉ tay ra phía trước và nói, nhưng một số hầm trong đó đã có từ lâu, từ những năm 20 và 30 và thậm chí sớm hơn nhiều thời kỳ bình định Việt Nam của người Pháp.
Giữa những cái hầm này, dọc theo tuyến đường là một số hầm súng máy loại khác rất đặc biệt, cũng bằng bê tông nhưng hình tròn giống như những lò nướng. Tôi nhận ra những hầm này có trong các bức tranh minh hoạ cuộc chiến đấu trên đảo Thái Bình Dương của các lính thuỷ đánh bộ trong Chiến tranh thế giới lần II. Chúng là của người Nhật, được xây dựng khi người Nhật bình định một vùng nay gọi là Quân đoàn 1 trong cuộc xâm chiếm Việt Nam của người Nhật trong thời chiến. Cuối cùng, chúng tôi đến chỗ một cái gò lớn, cỏ mọc nhiều, thỉnh thoảng có những phiến đá rất cũ. Tôi được biết đó là một công sự cổ của người Trung Quốc, được xây dựng khi Trung Quốc thống trị Việt Nam, bắt đầu với cái mà bây giờ là Quân đoàn 1, trong khoảng thời gian trên một nghìn năm. Khi người phiên dịch nói với tôi và tôi cũng đã được nghe Trần Ngọc Châu từng nói: "Anh phải hiểu rằng chúng tôi là một dân tộc đã đánh bại quân Trung Quốc mặc dù Trung Quốc đã đô hộ chúng tôi một nghìn năm".
Lái xe trên con đường này giống như đi du lịch hoặc đi thăm một khu khai quật khảo cổ để đem lên mặt đất tầng lớp của nhiều thời đại lịch sử. Đó là một kiểu bảo tàng ngoài trời với nỗ lực của những người ngoại quốc muốn lập lên chính quyền của họ và kiểm soát người dân Việt Nam hoặc ít ra là muốn để bảo vệ binh lính và những người cộng tác của họ khỏi sự tấn công của người dân địa phương. Lúc này hoàn toàn không an toàn cho chúng tôi vì dân quân địa phương và Quân đội Việt Nam cộng hoà do GVN trả lương đã bỏ làng xóm để theo Việt Cộng đi biểu tình chống lại chính quyền Sài Gòn ở Đà Nẵng và các địa phương khác. Chúng tôi lái xe rất nhanh qua các đám ùn tắc trên đường, với vũ khí luôn sẵn sàng. Mặc dù thế, khi đi ngang qua, đám trẻ luôn rất thân thiện với chúng tôi. Chúng vẫy tay và gọi chúng tôi bằng những từ tiếng Mỹ duy nhất chúng biết: "Xin chào! Number one! Ok!", những từ như thế đã in đậm trong trái tim tôi khi tôi được nghe lần đầu tiên sau chuyến đi tới Việt Nam.
Khi nghe một vài tiếng như thế, người phiên dịch đi cùng tôi nói: "Khi tôi còn là một cậu bé ở tuổi của chúng, tôi cũng đã từng hét lên hello (xin chào) với các binh lính người nước ngoài".
Tôi hỏi: "Anh nói Bonjour (xin chào bằng tiếng Pháp) như thế nào?"
Anh ta nói: "Ohayo Gozaimasu" (xin chào bằng tiếng Nhật).
Tôi biết chúng tôi đang theo chân người Pháp ở Việt Nam, tất cả những ai ủng hộ cho chủ nghĩa thực dân đều là đồng minh của chúng tôi trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng khi một người đã lớn lên bằng phim ảnh của cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương và sau đó là các câu chuyện chiến tranh trong binh chủng lính thuỷ đánh bộ, tôi lại cảm thấy thật đáng sợ khi nghe thấy người ta nói tôi đang bước theo những vết chân của người Nhật.
Mùa xuân năm 1966, tôi báo cáo với tướng Lansdale về chuyến bay cùng với một người tiền trạm trên không để chuẩn bị thực hiện các cuộc tấn công của không quân và pháo binh vào một vùng tranh chấp ở xung quanh Plain of Reeds (vùng Đồng Tháp Mười - ND), một vùng đầm lầy hoang vu gần Sài Gòn. Tôi đã chứng kiến một số mặt của cuộc chiến tranh và cách thức tiến hành một số hoạt động của chúng ta mà người khác không thể thấy được - cụ thể là, các trường hợp trong các mục tiêu đã lựa chọn, được thực hiện không theo kế hoạch hay mệnh lệnh mà theo người thực hiện các cuộc không kích và anh ta sẽ chọn việc tấn công trực tiếp vào họ như thế nào, cũng như kết quả của các chương trình làm rụng lá và thuốc diệt cỏ của chúng ta ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Từ trên máy bay, tôi đã chụp ảnh được một khu vực thật đặc biệt thuộc một tỉnh ở gần Đồng Tháp Mười, một tỉnh của các loại cây cối xanh um tùm, giàu lúa gạo, chà là và những thứ cây khác Nhìn từ trên không trung nó như một bức tranh đầy màu sắc, tôi nghĩ cấp trên của tôi nên biết về điều này. Một con sông chảy trong tỉnh chia đôi khu vực, một bên do chính quyền Sài Gòn kiểm soát - một chính quyền được chúng tôi ủng hộ - và một bên do Việt Cộng kiểm soát được thể hiện bằng màu đỏ trên các bản đồ quân sự. Bên màu đỏ của con sông đã bị trơ trụi do các máy bay rải thuốc diệt cỏ làm rụng hết lá và làm chết tất cả các loại cây cối. Nhìn chung, màu sắc trên một bản đồ chính trị hoàn toàn không đúng với bất cứ những gì bạn có thể nhìn thấy trên mặt đất hoặc từ trên không. Nhưng trong trường hợp này, lá rụng chỉ ở một bên của con sông nên từ trên không trung bạn có thể nhìn thấy một sự tương phản rất thú vị. Bên này của con sông là một vùng nông thôn cây cối xanh tươi - thực tế khá đẹp - còn bên kia là một sa mạc khô cằn, không có sự sống, không cây cối. Nó thực sự là màu đỏ, giống như trên các bản đồ của chúng ta; chắc hẳn phải là sắt thép trong lòng đất. Tôi đã báo cáo với tướng Lansdale và các bức ảnh của tôi cũng chỉ ra rằng chúng tôi đã tạo ra một sa mạc.
Trên chuyến đi đó, chúng tôi đã bị bắn từ khu vực xung quanh của một ngôi làng. Viên phi công, người có kinh nghiệm đã cảnh báo với tôi rằng nếu hoả lực bắn trực tiếp vào máy bay của chúng ta, chúng ta có thể nhận biết được bằng âm thanh của hoả lực. Chúng ta sẽ nghe thấy một tiếng nổ dữ dội, "giống như nổ bỏng ngô". (Tuần sau một quan sát viên cùng với viên phi công vẫn đi bằng máy bay trinh sát đó đã bị tấn công, một viên đạn xuyên qua ghế chỗ tôi đang ngồi). Viên phi công đã nói đúng; mặc dù chúng tôi không bị trúng đạn, âm thanh từ mặt đất nghe rất giống tiếng nổ bỏng ngô. Viên phi công đã tiến hành một cuộc không kích vào ngôi làng bằng một đợt máy bay từ các vùng lân cận, rõ ràng các phi công thực hiện chuyến bay này đang chờ anh ta hoặc một quan sát viên khác đưa ra các mục tiêu Máy bay đi đầu phóng rocket có các đầu nổ chứa phốt pho trắng vào ngôi làng, có thể để đánh dấu mục tiêu cho các máy bay khác làm nhiệm vụ ném bom và napan. Một trong những quả bom napan đã nổ gần ngôi làng, tung ra một khối lửu lớn trùm lên cả một cánh đồng lúa. Những quả bom napan và bom thường rơi trúng vào làng trông rực lên một cách khác lạ. Một số ngôi nhà có mái ngói đỏ rực.
Phốt pho trắng nổ trông giống như một chùm hoa. Những cánh hoa trắng sáng - trắng hơn bất cứ thứ gì, xoè ra, cùng các nhuỵ hoa màu đỏ sẫm. Thật là một quang cảnh lộng lẫy. Tuy nhiên, khi phốt pho trắng dính vào da thịt, nó sẽ cháy đến tận xương; bạn không thể rửa sạch bằng nước. Trong các bệnh viện dân sự ở Việt Nam mà Vann và tôi đã tới thăm, tôi đã thấy những đứa trẻ bị phốt pho đốt cháy và những đứa khác bị cháy bởi napan, thứ sẽ để lại một vết sẹo kiểu khác. Bạn cũng không thể rửa sạch napan bằng nước. Tôi đã chứng kiến cả hai trường hợp này trong đội quân lính thuỷ đánh bộ, trong các bài tập thực hành và tôi biết chúng là những vũ khí rất hữu hiệu. Chúng tôi nghĩ về các chất này khi phải cứu lấy mạng sống các binh lính của chúng tôi, đặc biệt khi chúng tôi là phía duy nhất sử dụng chúng ở Việt Nam, nhưng khi tôi là một lính thuỷ đánh bộ, tôi không muốn được cứu bằng hai chất này mà hơn thế tôi muốn được cứu bằng các loại vũ khí hạt nhân. Và đó là trước khi tôi được tận mắt chứng kiến những gì chúng đã gây ra cho con người.
Trên đường quay trở về, khi đang bay qua vùng Đồng Tháp Mười, viên phi công nói với tôi qua hệ thống micro, "dưới kia có Việt Cộng". Chiếc máy bay đột nhiên bổ nhào xuống. Viên phi công chỉ xuống mặt đất phía dưới chúng tôi và nói: "Việt Cộng".
Đó là lần đầu tiên ở Việt Nam tôi nghe thấy một người nói như thế về một ai đó một cách liên tiếp. Khi chúng tôi khởi hành sáng hôm đó, anh ta đã bảo tôi đem theo một khẩu súng phòng khi bị bắn, và khi anh ta nói "Việt Cộng", theo bản năng tôi đã giật lấy khẩu súng. Tôi nhìn theo tay anh ta chỉ và nhìn thấy hai con số trên bộ quần áo kiểu pijama màu đen, mà quân du kích và dân quân cũng như những người dân vùng nông thông ở miền Nam Việt Nam thường mặc. Dường như họ đang phải chạy xa một chiếc thuyền gần đó. Viên phi công giơ khẩu M-16 và bắt đầu bắn bằng chế độ tự động, một tay, từ phía cửa sổ cạnh chỗ anh ta ngồi khi chúng tôi đang lái xe. Chúng tôi bay ngay phía trên đầu họ, chỉ cách khoảng hơn 30 mét và rõ ràng là họ không có vũ khí. Tôi nói điều này với viên phi công và anh ta nói có thể họ để vũ khí trên thuyền. Tôi cảm thấy ngốc nghếch khi giữ khư khư khẩu súng nhưng sau đó đã đặt lại vào bao.
Viên phi công cho máy bay lao thẳng lên và bay một vòng số 8, sau đó quay lại, nhao xuống và tiếp tục bắn. Khi máy bay lao xuống, những người này nằm rạp xuống đám bãi sậy vì thế rất khó có thể phát hiện ra họ. Nhưng khi bay tới chỗ chúng tôi đã nhìn thấy họ lần cuối, anh ta lại cho máy bay vút lên và thực hiện một vòng số 8 hẹp hơn, tôi quay lại nhìn và thấy họ đã trở dậy và chạy tiếp. Việc này đã xảy ra vài lần. Cứ khi nào máy bay nhao xuống, họ nằm rạp xuống, sau đó lại đứng lên và chạy tiếp ngay sau khi máy bay đã đi. Họ hình như không biết rằng chúng tôi có thể nhìn thấy họ qua phía sau của cabin và nhìn thấy rất rõ khi họ chạy. Nhưng dù sao cũng không có nhiều cơ hội để bắn trúng họ từ trên máy bay. Việc này kéo dài độ 15 phút. Tôi bắt đầu bị say vì những cú lộn nhào của máy bay.
Cuối cùng, viên phi công đã đặt khẩu M-16 xuống, tăng độ cao và bay về phía căn cứ. Tôi hỏi anh ta: "Điều này có thường xuyên xảy ra không?"
Viên phi công trả lời: "Lúc nào cũng thế. Đó là điều vì sao tôi phải đem theo súng".
Tôi hỏi: "Bằng cách này đã bao giờ anh bắn trúng một ai chưa?"
Anh ta nói: "Không thường xuyên lắm. Rất khó bắn trúng một người bằng một khẩu M-16 từ trên máy bay, nhưng như thế sẽ làm cho họ sợ khiếp vía. Tối nay họ sẽ là những Việt Cộng khá bị kích động".
Tôi không chắc về điều này lắm. Với tôi có lẽ có rất nhiều Việt Cộng đã rất tự hào khi đối mặt với những cỗ máy của người Mỹ mà vẫn còn sống sót.
Sau khi chúng tôi hạ cánh trên một đường băng nhỏ, viên phi công nói với tôi: "Này, anh vừa có một chuyến đi tuần vòng quanh rất tốt. Anh đã chứng kiến một cuộc không kích và đã nhìn thấy một số Việt Cộng…". Tôi muốn biết làm thế nào anh ta biết họ là Việt Cộng, viên phi công nói, "chẳng có gì ngoài Việt Cộng ở vùng này". Đây là "một vùng bắn tự do", nghĩa là chúng ta được phép bắn chết bất cứ ai chúng ta phát hiện thấy trên vùng đất đó.
Quay trở về đại sứ quán, tôi kiểm tra lại những điều anh ta nói. John Vann cho tôi biết có khoảng gần 2.000 dân chài sống trong khu vực đó, họ vẫn đánh cá trong khu vực mặc cho các cuộc tấn công của chúng ta. Điều này không chứng minh được là viên phi công đã sai đối với hai trường hợp mà chúng tôi nhìn thấy. Nhưng khi quay trở lại tôi nói với tướng Lansdale về cảm giác lo lắng của mình rằng tất cả những người dân Việt Nam đang bị săn đuổi từ trên không trung như những động vật mà chỉ dựa vào nơi họ đang ở và những bộ đồ họ đang mặc.
Khi mô tả lại sự việc cho Lansdale, tôi nói điều đặc biệt nhất là mất bao lâu để ngôi làng đó bị các máy bay ném bom của Mỹ tấn công. Chúng ta đã bị bắn, đúng, nhưng là do ai bắn. Họ phải có mối liên hệ gì với ngôi làng này? Hay những người dân, và những đứa trẻ, trong những ngôi nhà đang bốc cháy? Bạn có thể nhìn thấy nhiều điều từ độ cao 180 mét - vì thực tế máy bay này đã bay thấp, rất thấp trừ khi bị tấn công - nhưng bạn không thể có những câu trả lời cho các câu hỏi đó. Dù câu trả lời có thế nào đi nữa thì chúng tôi cũng đang phục vụ cho các mục đích của người Mỹ (ở đây tôi còn chưa muốn nói tới quyền của chúng ta là gì và chính nghĩa của chúng ta ở đâu) bằng các trận trút bom tới tấp xuống mặt đất để trừng phạt người dân sống trong những ngôi nhà kia? Tôi không muốn nêu câu hỏi này ra với viên phi công vì anh ta đang thực hiện nhiệm vụ của mình một cách rất thản nhiên. Tôi dành nó cho cấp trên của tôi mặc dù đó là một câu hỏi không có lời giải. Đây là lời nhận xét của cấp trên của tôi về kết quả của các cuộc không kích chống lại dân thường trong một cuộc chiến tranh như thế, trong một bài báo viết về quan hệ ngoại giao của ông tháng mười năm 1964: "Yêu cầu quân sự cấp bách nhất hiện nay là phải tạo ra quyền ưu tiên số một cho lĩnh vực quân sự để bảo vệ và giúp đỡ người dân. Khi giới quân sự bắt đầu nổ súng ở cự ly xa, cho dù bằng các vũ khí bộ binh, pháo binh hay không kích vào một xã hay một làng đông dân thường, thì các sĩ quan miền Nam Việt Nam, những người đưa ra các mệnh lệnh đó và các cố vấn Mỹ, những người đã để họ thực hiện mệnh lệnh, đang góp phần phá đi sự tự do của dân làng. Sự căm thù của người dân đối với giới quân sự vì những hành động như thế là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy họ phối hợp với Việt Cộng". Tới giờ, tôi đã nghe điệp khúc này nhiều lần từ John Paul Vann, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe được từ Lansdale - đó là lý do mà Vann cũng như tôi, tôn trọng ông ta - và ông ta đã không thay đổi quan điểm của mình.
Mùa hè năm 1966, Patricia Marx tới Sài Gòn thăm tôi trong một chuyến thăm dài ngày lần thứ hai vào kỳ nghỉ hè. Khi tôi đến Việt Nam năm 1965, vì sự hiểu lầm của tôi về tình cảm của cô ấy tôi không chắc rằng chúng tôi sẽ lại thân thiết được như trước. Nhưng chúng tôi bắt đầu gửi thư và băng qua lại cho nhau, lại một lần nữa tôi đắm chìm trong tình yêu. Tháng mười hai năm 1965, Patricia tới thăm tôi ở Sài Gòn, trong kỳ nghỉ Giáng sinh của tôi, chúng tôi đã cùng nhau đi du lịch Thái Lan, Ấn Độ và Nepal. Đó là một kỳ nghỉ rất lãng mạn. Trước sự ngạc nhiên của mình, tôi tự thấy phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc kết hôn lại. Trong khi chúng tôi thường tranh luận về Việt Nam, nhưng tôi cho rằng tôi có thể thuyết phục hoặc ít ra là gieo rắc những triển vọng tốt đẹp vào cô ấy rằng chúng ta đã đính hôn với một lý do chính đáng, có sự ủng hộ của những người Việt Nam như Châu, những người đang đấu tranh để đất nước của họ thoát khỏi sự thống trị của Cộng sản. Tôi đưa cho Patricia một cuốn sách của Hoàng Văn Chí có nhan đề "Từ Chủ nghĩa thực dân tới Chủ nghĩa cộng sản" viết về sự khắc nghiệt của thời kỳ Cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam.
Một phân vân nhỏ của tôi về Patricia, không biết cô ấy có đủ can đảm để là người bạn đời của tôi không. Tôi đã được trả lời vào một buổi sáng sớm ở Benares khi chúng tôi đi chơi ở Ganges bằng một chiếc thuyền nhỏ chạy qua những bãi hoả thiêu đang cháy, nơi những thi thể được hoả táng. Xuống khỏi cầu tầu và các bậc thang là tới con sông, mọi người đang tắm trên Ganges thần thánh. Lúc đó người lái thuyền gợi ý tôi tự tắm trên sông. Tôi hỏi liệu những người đi tắm khác cũng sẽ được hoan nghênh, nhưng anh ta nói sẽ chẳng có ai để ý và hoá ra điều đó là thật. Tôi bỏ quần áo ngoài và kiểm tra kỹ mạn thuyền. Tôi thấy đám tro tàn trên mặt nước đang trôi ra từ một vụ hoả táng ngược dòng. Trong khi đó, không chút do dự, Patricia cởi chiếc quần bò, chỉ mặc chiếc váy màu đỏ và lội qua chỗ tôi. Cô ấy làm tôi rất có ấn tượng. Tôi không nghĩ mình đã biết nhiều các cô gái Mỹ, những người rất thích nước. (Patricia nói: "Em bị lôi cuốn mạnh mẽ. Em đã phát điên lên vì yêu, mất hết tự chủ). Trên sông, tôi đã hỏi cô ấy sẽ lấy tôi chứ và cô ấy gật đầu.
Trở về Sài Gòn, cô ấy phải quay về Mỹ và tôi đã không nhìn thấy Patricia trong suốt 6 tháng. Trước khi cô ấy được nghỉ tháng sáu năm 1966, chúng tôi đã có kế hoạch cùng nhau đi Nhật trong kỳ nghỉ của tôi. Tôi nói với Patricia tôi không thể bỏ qua cơ hội để đưa ra những đánh giá cho Hội đồng đặc nhiệm trong nhóm nghiên cứu liên ngành về chương trình bình định.
Trong khi tôi phải tới nhiều nơi để thực hiện công việc nghiên cứu Patricia đã nhanh chóng tìm cho mình một công việc. Sau cuộc gặp với nhà báo Frances Fitzgerald (Tác giả của cuốn Fire in the lake - Lửa trong lòng hồ), Patricia đã đề nghị họ cùng nhau viết một bài báo về "các nạn nhân khác" ở Việt Nam, những người tị nạn đã trốn khỏi quê hương để tới những nơi có sự kiểm soát của chúng tôi(75). Chính sách quan hệ với quần chúng của Mỹ là những người này phải bỏ phiếu chống lại Việt Cộng bằng cách rời khỏi gia đình của họ. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn dân tị nạn và đàm phán với đại diện của họ trong các trại cho thấy rất rõ ràng rằng một lý do cơ bản và là lý do duy nhất làm họ phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa, nơi thờ cúng của gia đình và mồ mả tổ tiên là do hậu quả kéo dài của các cuộc không kích và pháo kích của Mỹ.
Patricia và Frances đã thực hiện cuộc phỏng vấn với GVN và các quan chức Mỹ có trách nhiệm quan tâm tới những người tị nạn này. Họ thấy hoảng sợ trước sự tự mãn và thờ ơ của đám quan chức này, đặc biệt là người Việt Nam, nó được thể hiện bằng các điều kiện sống của những người tị nạn ở các trại xung quanh Sài Gòn mà chúng tôi đang tới thăm. Trong tất cả các vùng nông thôn tôi đã tới thăm, tôi chưa được tới một trại tị nạn nào gần Sài Gòn như họ đang tả lại cho tôi. Lúc đó Patricia thúc giục tôi đi cùng với họ. Thời tiết đang trong mùa mưa.
Điều tôi thấy là một thành phố nhỏ có nhiều người đang sống trong các túp lều trên các cánh đồng bùn lầy và rác rưởi trộn lẫn với nhau. Dân tị nạn sẽ đi qua đám bùn lầy này bằng một tấm ván nhỏ bắc từ túp lều này sang túp lều kia. Thật sự không thể nào không dẫm chân vào đống bùn dơ dáy đó, nhất là với một người phương Tây. Như thế mới có thể thấy được tại sao người ta lại dùng bom để bắt người dân phải chuyển vào những nơi như thế này.
Patricia đã nhìn cuộc chiến tranh bằng con mắt hoàn toàn khác. Không có nhiều phụ nữ Mỹ ở Việt Nam ngoại trừ các cô thư ký. Vào một đêm ở Chợ Lớn, khu phố Tàu, ăn tối với 8 hoặc 9 người bạn trai, Patricia tình cờ hỏi từng người về hoàn cảnh gia đình của họ. Sau này cô ấy nói với tôi rằng tất cả bọn họ đều ly dị hoặc ly thân với vợ từ lâu. Không ai là mới cưới. Patricia có cảm nhận rằng họ đều là những người đàn ông tuyệt vọng với gia đình nên tìm đến với sự nguy hiểm và chiến tranh, ưa mạo hiểm vì họ cảm thấy không còn gì để mất. Cô ấy sẵn sàng phổ biến điều đó với toàn bộ đoàn đi, với những người đàn ông cô ấy biết là đang tiến hành cuộc chiến tranh trong nước, mặc dù tôi không chắc đó là việc làm chính đáng.
Mặt khác, bây giờ tôi đã đính hôn. Nhưng hình như cô vợ chưa cưới của tôi khi quay trở lại Việt Nam đã bị nhiễm nặng các quan điểm chống chiến tranh. Những nỗ lực trước đây của tôi truyền cho cô ấy đã dần mất đi. Tôi cứ phân vân, ai đã truyền bá cho cô ấy? Khi tôi hỏi Patricia, cô ấy giải thích nhiều năn nay người ta đã đưa lên tivi cho những người Mỹ ở trong nước xem những cảnh quay hàng ngày về cuộc chiến đấu và sự phá huỷ ở Việt Nam mà chúng tôi hoàn toàn không được xem ở Sài Gòn, nơi chúng tôi còn không được xem cả những chương trình thời sự của Hoa Kỳ. Vì thế, không có gì là khó đối với cô ấy khi xem được những gì thực sự đang diễn ra ở Việt Nam khi cô ấy phải xa tôi. Patricia nói, tôi là người đã cố gắng truyền bá cho cô ấy. Còn sự chứng kiến trực tiếp của cô ấy với cái mà Johnson và Humphrey gọi là một cuộc chiến khác đã không giúp gì được cho tôi.
Tại bữa tiệc chia tay Neil Sheehan (nhà báo Mỹ, tác giả của cuốn sách Bright Shining Lie - Sự lừa dối hào nhoáng) và Susan Sheehan, những người sẽ rời Sài Gòn sau nhiệm kỳ thứ hai của Neil ở tờ Thời báo New York, chúng tôi đã gặp một thành viên của Uỷ ban Giám sát quốc tế (ICC), người vừa từ Hà Nội vào. Tôi chưa bao giờ gặp người nào đã từng ở miền Bắc Việt Nam lúc chúng tôi tiến hành các cuộc tấn công. (Các báo cáo của Harrison Salisbury cho tờ Thời báo 6 tháng sau là những thống kê đầu tiên về sự thiệt hại phía dân sự ở miền Bắc mà đa phần người Mỹ trong đó có cả các quan chức cấp cao, được đọc). Chúng tôi rời bữa tiệc ra về, ngay sau khi nghe ông ta kể về những khu phố của thường dân bị bom của chúng ta san phẳng, Patricia quay sang tôi và nói với giọng buộc tội căng thẳng: "Làm sao anh có thể tham gia vào việc này?"
Tôi cảm thấy thất vọng và tức giận. Tôi không thích điều chúng tôi vừa nghe được, hơn bất cứ điều gì cô ấy đã làm. Tôi căm ghét điều đó. Về việc này chẳng lẽ cô ấy không hiểu rõ tôi?
Tôi luôn phản đối việc ném bom miền Bắc, và ngay lúc này tôi đang cố gắng hết sức và tôi biết đây cũng là cách hiệu quả nhất để hạn chế việc ném bom ở miền Nam. Cứ cho là như vậy, tôi sẽ không đến bất cứ đâu. Nhưng tôi cảm thấy mình đang bị buộc vào trách nhiệm trước mọi vấn đề của cuộc chiến, kể cả các lĩnh vực tôi không bao giờ tin vào và các lĩnh vực tôi muốn chấm dứt.
Chúng tôi dường như lại quay lại tình trạng của tháng 6-1965. Tôi đã huỷ bỏ việc đính hôn và ý tưởng cưới một ai đó luôn làm cho tôi phải nghi ngờ. Khi chúng tôi chia tay, tôi chắc chắn là chia tay vĩnh viễn nhưng thực tế được khoảng 3 năm. Tôi sẽ tham gia vào nhóm người cô ấy đã gặp ở Chợ Lớn. Khi nhìn lại, sự chuẩn đoán của cô về những người này đã giúp tôi khá nhiều cho những tháng còn lại của tôi ở Việt Nam.
Tháng 10-1966, tôi trở về Mỹ trong một kỳ nghỉ. Nhưng ở Washington tôi lại được lệnh sang Việt Nam trong một chuyến đi có định hướng thay cho Nicholas Katzanbach, vừa lên làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Trên chiếc KC- 137 không cửa sổ của McNamara, một chiếc máy bay có thể bay một mạch tới Việt Nam, tôi có cơ hội để đưa cho John McNaughton, người cấp trên trước đây của tôi, tất cả các bản ghi nhớ mà tôi đem về từ Sài Gòn. Tôi rất hài lòng thấy John đưa từng bản một cho McNamara khi ông ta đọc xong và nhìn họ đọc từng trang một của các bản ghi nhớ. Đó là một chuyến đi dài và hình như họ không đem theo thứ gì để đọc. Tôi luôn nghĩ về điều đó như một điểm mạnh cho công việc của mình. Thông thường, bạn không bao giờ biết được liệu một người cấp trên có thực sự muốn đọc những gì bạn đã viết ra không, đó là chưa kể tới việc còn đưa nó cho cấp trên. Lúc đó McNaughton bảo tôi ngồi cạnh và đưa ra 2 đề nghị, cho chính ông ta và cho Bộ trưởng: Tôi có thể đưa cho ông ta một bản copy của bản báo cáo về chuyến đi của tôi tới Hậu Nghĩa và nếu không phiền tôi có thể không đưa bản báo cáo này và các bản báo cáo khác cho tướng Wheeler, vì tầm quan trọng của các mối quan hệ quân - dân?
Trên chuyến bay trở về Washington một tuần sau đó, khi chúng tôi gần kết thúc chuyến đi, McNamara gọi tôi ra phía sau máy bay, nơi ông đang đứng với Bob Korner, một trợ lý đặc biệt cho Tổng thống về các nỗ lực bình định của Washington.
McNamara nói: "Dan, anh là người có thể giải quyết được việc này. Korner đang bảo chúng ta đã tiến bộ rất nhiều trong chương trình bình định. Tôi nói mọi việc trở nên tồi tệ hơn cách đây một năm. Anh thấy thế nào?"
Tôi nói: "Ồ, thưa ngài Bộ trưởng, tôi rất muốn biết mọi việc tiến triển được bao nhiêu so với chúng cách đây một năm. Mọi việc khá tồi tệ, nhưng tôi sẽ không nói là tồi tệ hơn bây giờ mà vẫn chỉ là như trước ".
McNamara phấn khởi nói: "Điều đó đúng như điều tôi đang nói. Năm ngoái, chúng ta đưa thêm hơn một trăm nghìn quân vào đất nước này và không hề có sự tiến triển nào. Mọi việc hoàn toàn không tốt hơn. Nghĩa là tình hình cơ bản thực sự tồi tệ hơn! Không đúng thế sao?"
Tôi trả lời: "Ồ, ngài đã có thể nói như thế thì đó thực sự là một cách nhìn nhận thú vị về vấn đề này".
Ngay lúc đó máy bay bắt đẫu tới chỗ đường vòng và viên phi công thông báo: "Thưa các quí ngài, chúng ta đang đến gần căn cứ không quân Andrews. Xin quí vị ngồi tại chỗ và thắt chặt dây an toàn".
Mười phút sau chúng tôi hạ cánh xuống mặt đất. McNamara cùng chúng tôi bước xuống chiếc thang phía sau ông ta. Hôm đó là một buổi sáng sương mù, một hình vòng cung các máy camera và đèn truyền hình đã đứng đứng sẵn ngay chỗ máy bay hạ cánh.
Giữa vòng cung có một hàng các micro. McNamara bước qua các micro và nói với đám đông các phóng viên: "Thưa các bạn, tôi vừa từ Việt Nam trở về, tôi rất vui vì có thể thông báo với các bạn rằng chúng ta đang có những tiến triển lớn trong nỗ lực của chúng ta ở Việt Nam trên mọi phương diện. Những gì tôi đã thấy và nghe được trong chuyến đi này đã rất khích lệ tôi…"
Chú thích:
(74) "của Quân đoàn 3" - Ellsberg, bản ghi nhớ cho Phó Đại sứ Perter, tài liệu chưa xuất bản.
(75) Sau cuộc gặp nhà báo Francé… một bài báo cùng với… Fitz Gerald, 59-67.