Phần XIV
Chương - 10 -11 -

Trong ánh sáng mờ mờ của buổi rạng đông, quân sĩ nhanh nhẹn tìm lấy ngựa của mình, thắt đai yên và ai nấy đều theo lệnh về chỗ.
Denixov đứng cạnh trạm ra những mệnh lệnh cuối cùng. Đội binh của đơn vị du kích, trong tiếng lép bép của hàng trăm bàn chân giẫm lên bùn. Xuất phát trước đi lên con đường cái và chỉ một loáng đã khuất giữa rặngcây trong làn sương mù của buổi rạng đông. Viên thủ lĩnh ra mệnh lệnh cho quân cô-dắc. Petya cầm cương ngựa sốt ruột chờ lệnh lên yên. Mặt cậu, vừa rửa nước lạnh và nhất là đôi mắt cậu, bừng bừng như lửa, sống lưng như có một luồng điện chạy qua, và toàn thân cứ rung lên từng đợt.
- Thế nào xong cả chưa? - Denixov nói. - Đưa ngựa ra đây.
Họ đưa ngựa ra. Denixov nổi cáu với người cô-dắc vì đai yên thắt lỏng; chàng mắng người cô-dắc rồi lên yên. Petya xỏ chân vào bàn đạp, con ngựa theo thói quen cứ muốn cắn chân cậu nhưng Petya bây giờ đang có cảm tưởng như mình không có trọng lượng nữa, đã nhanh nhẹn nhảy lên yên quay lại những người lính phiêu kỵ ở phía sau đang xuất phát trong bóng tối, và cho ngựa lại gần Denixov.
- Anh Vaxili Fiodorovich, anh giao cho tôi một nhiệm vụ gì chứ? Anh nhé… tôi van anh… - Petya nói.
Denixov có vẻ như đã quên rằng Petya có tồn tại ở trên đời này. Chàng quay lại nhìn cậu.
- Tôi chỉ xin cậu một điều, - chàng nghiêm nét mặt nói, - là phải nghe tôi và đừng có tự ý chạy tứ tung lên.
Suốt dọc đường Denixov không nói với Petya một câu nào nữa, chàng lặng thinh ngồi trên mình ngựa. Khi họ đến ven rừng; ở phía đông trời đã bắt đầu sáng rõ hơn. Denixov nói thì thầm mấy tiếng với viên thủ lĩnh cô-dắc, và đoàn cô-dắc bắt đầu tiến qua mặt Denixov và Petya, khi họ đã đi qua hết, Denixov giục ngựa đi xuống dốc núi. Lũ ngựa trượt chân trên sườn dốc, thỉnh thoảng lại ngồi bệt mông xuống, đoàn quân kéo xuống hẻm núi. Petya cưỡi ngựa đi cạnh Denixov, toàn thân cậu mỗi lúc một rung mạnh thêm.
Trời sáng dần, chỉ có làn sương mù che khuất những vật ở xa xa. Xuống đến chân dốc, Denixov ngoảnh lại và gật đầu ra hiệu cho người của mình đứng cạnh chàng, nói:
- Hiệu lệnh?
Người cô-dắc giơ cao tay lên, một tiếng súng nổ. Và ngay lúc ấy có tiếng vó ngựa phi rầm lập ở phía trước tiếng hò reo ở khắp bốn phía và thêm nhiều tiếng nổ nữa.
Nghe thấy những tiếng vó ngựa và tiếng hò reo đầu tiên, Petya lập tức quất ngựa và buông cương cho ngựa phi lên trước, không thèm nghe Denixov đang quát gọi cậu khi nghe tiếng súng nổ, Petya có cảm giác là trời bỗng sáng hẳn lên như giữa ban ngày, cậu phi về phía cầu. Phía trước quân cô-dắc đang phi ngựa trên đường cái. Trên cầu, Petya đuổi kịp những người cô-dắc bị tụt lại sau, và tiếp tục phi lên trước. Phía trước mắt có những người nào không rõ - chắc là lính Pháp - đang từ mé đường bên phải chạy sang mé đường bên trái. Một người ngã lăn ra giữa bùn, dưới chân ngựa Petya.
Cạnh một ngôi nhà gồm có một đám cô-dắc đang xúm xít lại làm gì không rỡ. Từ giữa đám đông đưa ra một tiếng rú kinh khủng.
Petya cho ngựa phi lại gần đám người và vật đầu tiên mà cậu ta trông thấy là khuôn mặt tái mét của một tên lính Pháp, hàm dưới run run, đang nắm giữ lấy cán một ngọn giáo chĩa vào người hắn.
- Ura!… Anh em ơi… quân ta…
Petya reo lên và buông lỏng cương cho ngựa bấy giờ đã nóng máu phi dọc đường làng tiến lên phía trước.
Phía trước có nhiều tiếng súng nổ. Những người cô-dắc, những người lính phiêu kỵ và những người tù binh Nga rách rưới từ hai bên đường đổ ra, la ó ioạn xạ cả lên. Một tên lính Pháp mặc ca-pốt xanh; vẻ ngang tàng, đầu không đội mũ, mặt đỏ và cau có, đang dùng lưỡi lê chống chọi với quân phiêu kỵ. Khi Petya phi lại thì tên Pháp đã gục xuống. "Lại muộn rồi!" - ý nghĩ đó thoáng qua đầu Petya, và cậu nhắm nơi có tiếng súng dồn dập phi tới. Những tiếng súng vang lên từ sân tới nhà trang chủ đêm hôm qua Petya đã đến với Dolokhov. Quân Pháp ở đây nấp sau dãy hàng rào, trong khu vườn rậm rạp mọc kín những bụi cây, bắn vào đám quân cô-dắc xúm xít ở phía trước. Phi đến gần cổng, Petya trông thấy Dolokhov trong đám khói súng, mặt xanh như tàu lá, đang quát gọi quân lính.
"Đi vòng ra phía sau! Đợi bộ binh đến!" - chàng quát trong khi Petya phi ngựa tới gần.
- Đợi à? Ura! - Petya reo lên, và không chậm một phút, cậu phi đến chỗ có tiếng súng và khói phủ dày đặc. Một loạt súng nổ, những viên đạn lạ bay vèo vèo và những viên khác trúng đôm đốp vào những vật gì không rõ. Toán cô-dắc và Dolokhov đuổi theo Petya phi ngựa vào cổng. Trong đám khói chập chờn dày đặc lính Pháp đứa thì vứt súng rời các bụi cây chạy về phía quân cô-dắc, đứa thì chạy xuống dốc về phía ao, Petya ngồi trên ngựa phi dọc theo sân nhà trang chủ, hai tay không giữ cương mà lại dang rộng ra vẫy rất nhanh một cách kỳ quặc và người mỗi lúc một nghiêng hẳn về một bên. Con ngựa vấp phải một đống than hồng đang tàn lụi trong anh ban mai, liền đứng lại, và Petya rơi phịch xuống mặt đất ướt át. Những người cô-dắc thấy chân tay cậu giật giật rất nhanh, trong khi đầu cậu im lìm không nhúc nhích. Một viên đạn đã xuyên qua sọ Petya.
Sau khi điều đình với viên sĩ quan chỉ huy Pháp vừa từ trong toà nhà cầm thanh gươm buộc chiếc khăn trắng ra gặp chàng để xin hàng, Dolokhov xuống ngựa và đến cạnh xác Petya nằm im lìm dưới đất, hai tay dang rộng ra.
- Thế là xong, - chàng cau mày nói đoạn ra cổng đón Denixov đang cưỡi ngựa tới.
- Chết rồi à?! - Denixov kêu lên khi trông thấy từ xa cái tư thế nằm của Petya, một tư thế rõ ràng của người chết mà chàng đã quá quen thuộc.
- Thế là xong, - Dolokhov nhắc lại, như thể lấy làm thích thú khi nói mấy tiếng đó, đoạn bước nhanh về phía đám tù binh mà người cô-dắc vừa xuống ngựa đang vây quanh. - Không bắt sống đấy nhé? - chàng quát với về phía Denixov.
Denixov không đáp, chàng đến gần Petya, xuống ngựa và giơ hai tay run run quay khuôn mặt tái nhợt dính máu và bùn của Petya về phía mình.
"Tôi quen ăn ngọt. Nho khô này ngon lắm, anh lấy hết đi mà ăn…" chàng mường tượng nhớ lại, và mấy người cô-dắc ngạc nhiên ngoảnh lại nhìn khi nghe những tiếng âm thanh như tiếng chó sủa phát ra từ cổ Denixov khi chàng quay phắt đi, đến cạnh hàng rào và vịn vào đấy.
Trong số những tù binh mà Denixov và Dolokhov cứu thoát có Piotr Bezukhov.
11.
Kể từ khi đoàn tù binh trong đó có Piotr rời Moskva ra đi, bộ chỉ huy Pháp không hề ra lệnh gì mới về đoàn tù binh này, ngày hai mươi hai tháng mười nó không còn đi với những đoàn xe tải đã cùng xuất phát từ Moskva nữa. Một nửa đoàn xe chở lương khô cùng đi với họ mấy chặng đường đều đã bị quân cô-dắc đánh cướp, còn lại một nửa đã đi vượt lên trước, những người kỵ binh đi bộ, lúc đấu đi phía trước mặt tù binh, nay không còn lấy một người nào: tất cả đều biến đi đâu hết. Những đội pháo binh mà trên những chặng đường đầu tiên vẫn thấy thấp thoáng ở phía trước thì nay đã nhường chỗ cho những đoàn xe tải không lồ của nguyên soái Juyno có những đơn vị người Vext phali hộ tống. Phía sau đoàn tù binh là đoàn xe chở đồ đạc của kỵ binh.
Qua Vyazma, các quân đoàn Pháp trước kia đi thành ba đạo, nay dồn lại thành một lũ người. Những dấu hiệu mất trật tự mà Piotr đã nhận thấy ở trạm nghỉ đầu tiên sau khi dời Moskva nay đã đến mức thậm tệ.
Suốt hai bên lề đường, đâu đâu cũng thấy ngổn ngang những xác người chết; những người lính rách rưới thuộc nhiều đơn vị khác nhau bị tụt lại, nối đuôi nhau không ngớt, khi thì đuổi theo kịp đoàn quân đang trẩy đi khi thì lại tụt lại phía sau.
Trong khi hành quân, đã mấy lần có báo động hão: những lúc ấy bọn lính áp giải tù binh giơ súng lên bắn loạn xạ va cắm đầu giẫm lên nhau mà chạy, nhưng rồi sau đó lại tập hợp và mắng lẫn nhau về sự sợ hão huyền vừa qua.
Ba đoàn cùng đi với nhau ấy - đoàn xe chở đồ đạc của kỵ binh, đoàn tù binh và đoàn xe tải của Juyno - vẫn còn làm thành một cái gì thống nhất riêng biệt, tuy cả ba đều tan rã rất nhanh.
Trong đoàn xe của kỵ binh, lúc đầu có đến một trăm hai mươi cỗ xe, nay chỉ còn được sáu mươi: những cỗ khác đều bị cướp mất hoặc bị bỏ lại. Trong đoàn xe của Juyno cũng có mấy chiếc bị bỏ lại hay bị cướp mất. Ba chiếc bị những toán lính tụt lại sau của quân đoàn Davu đánh cướp. Qua những câu chuyện trò của bọn lính Đức, Piotr biết rằng quân Pháp cắt cho đoàn xe tải một đội hộ tống mạnh hơn là đội quân áp giải tù binh, và một trong số các bạn đồng ngũ của họ, một người lính Đức, đã bị xử bắn theo lệnh của đích thân nguyên soái vì người ta thấy trong người hắn có một cái thìa bằng bạc của nguyên soái.
Nhưng trong ba đoàn này thì đoàn tù binh tan rã nhanh hơn cả.
Trong số ba trăm ba mươi người xuất phát từ Moskva nay chỉ còn sống sót non một trăm. Tù binh còn làm cho hắn áp tải khổ sở hơn cả những bộ yên ngựa của đoàn xe tải kỵ binh hay những đồ đạc của Juyno. Những bộ yên ngựa và những cái thìa của Juyno thì họ còn biết là những thứ dùng được, chứ lẽ gì mà những binh sĩ đói rét như họ lại phải canh giữ một lũ tù người Nga cũng đói rét như thế, cứ chết dần ở dọc đường và hễ tụt lại sau là bị bắn chết theo lệnh cấp trên, điều đó họ không những không sao hiểu được, mà lại còn ghê tởm nữa. Và những người lính đi áp giải, dường như sợ rằng trong cái tình cảnh đáng buồn mà chính họ đang trải qua, họ sẽ lại thương xót tù binh như trước đây và do đó mà làm cho tình cảnh của họ càng thêm khốn đốn, cho nên họ đối xử với tù binh càng thêm nghiêm khắc và hằn học.
Ở Dorogobuie, trong khi bọn lính áp giải nhốt tù binh vào một cái chuồng ngựa rồi đi cướp phá các kho lương của quân mình, có mấy người tù binh đào ngạch chốn đi, nhưng lại bị quân Pháp bắt được và đem bắn.
Cái quy chế được thiết lập khi xuất phát từ Moskva, định rằng sĩ quan và lính thường trong đoàn tù binh phải đi riêng ra đã bị huỷ bỏ từ lâu: tất cả những người còn đi bộ được đều đi thành một đoàn, và ngay từ chặng thứ ba Piotr đã gặp Krataiev với con chó chân khuỳnh khuỳnh lông tía đã chọn Krataive làm chủ.
Rời Moskva được ba ngày thì Krataiev lại lên cơn sốt như khi ở nhà thương Moskva, và Krataiev lại càng kiệt sức thì Piotr lại càng xa dần bác ta. Piotr cũng không biết tại sao nữa, nhưng từ khi Krataiev bắt đầu yếu đi, thì Piotr lại phải vật lộn với bản thân mới đủ, can đảm đến gần bác. Rồi thì đến gần Krataiev và nghe những tiếng rên khe khẽ của bác những khi nằm xuống nghỉ ở các trạm, ngửi thấy cái mùi bây giờ mỗi ngày một thêm nặng từ người Krataiev bốc lên, Piotr lại lảng đi thật xa và không nghĩ đến bác ta nữa.
Phải sống giam cầm, trong cái lán, Piotr đã nhận ra không phải là lý trí mà là mỗi đường gân thớ thịt của mình, rằng con người sinh ra là để hạnh phúc, rằng hạnh phúc ở ngay trong con người, trong việc thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của con người, và người ta khổ sở không phải là vì thiếu thốn mà là vì thừa thãi; nhưng bấy giờ trong khoảng ba tuần hành quân gần đây, chàng lại biết thêm một chân lý mới đầy sức an ủi nữa - chàng đã nhận ra trên đời này không có gì đáng sợ cả. Chàng đã nhận ra rằng nếu trên đời này không có một tình cảnh nào có thể làm cho ta hoàn toàn sung sướng và tự do, thì cũng không có một tình cảnh nào có thể làm cho người ta hoàn toàn bất hạnh và mất tự do được. Chàng đã nhận ra đau khổ và tự do đều có một giới hạn, và giới hạn đó là rất gần nhau, rằng một người đã từng đau khổ vì trên chiếc giường lát bằng hoa hồng của mình đã có một cánh hoa bị gấp lại, thì cũng đau khổ đúng như chàng bấy giờ khi ngả lưng trên mặt đất trơ trụi, và ẩm ướt, một bên người thì rét cóng, còn bên kia thì nóng ran lên; rằng trước kia thì chàng đi đôi giày khiêu vũ hơi chật, chàng cũng thấy đau đớn như bây giờ khi chàng đi chân không giày (giày của chàng đã bị rách nát từ lâu), đôi chân đầy những mụn loét, chàng đã nhận ra rằng trước đây lấy vợ hoàn toàn theo ý muốn của mình - như chàng vẫn tưởng, - chàng cũng chẳng tự do như bây giờ, khi người ta nhét chàng vào chuồng ngựa để nghỉ đêm. Trong tất cả những thứ mà về sau chính chàng cũng gọi là những nỗi khổ cực, nhưng lúc bấy giờ chàng không cảm thấy, thì cái chính là đôi chân không giầy đầy những chỗ sưng phồng và lở loét. Thịt ngựa thì ngon và bổ cái dư vị của chất diêm tiêu dùng thay muối lại còn đâm ra dễ chịu nữa là khác. Trời không có những cơn rét dữ dội, ban ngày khi đi đường hầu như lúc nào cũng thấy nóng, còn ban đến thì đã có bếp lửa. Những con rận nhung nhúc ở trên người chàng làm cho chàng thấy ấm. Thời kì đầu chỉ có một điều làm cho chàng khổ: ấy là đôi chân.
Ở trạm nghỉ thứ hai, khi nhìn thấy chỗ loét trên chân dưới ánh lửa trại Piotr đã nghĩ rằng chân như thế này không tài nào bước đi được nhưng khi ai nấy đều đứng dậy lên đường, chàng cũng khập khiêng bước theo, và về sau, khi đã nóng người lên, chàng bước như thường chẳng thấy đau đớn gì nữa, tuy đến chiều thì đôi chân nhìn lại càng khủng khiếp hơn trước. Nhưng chàng không nhìn xuống chân, và nghĩ sang chuyện khác.
Mãi đến bây giờ, Piotr mới hiểu hết tác dụng của sức sống con người và hiệu lực bổ ích của cái khả năng bẩm sinh con người có thể đổi hướng chú ý; nó có tác dụng như cái nắp an toàn các nồi hơi, cứ mỗi khi sức ép vượt qua mức bình thường, lại mở cho chỗ hơi thừa thoát ra ngoài.
Chàng không thấy và không nghe thấy người ta bắn chết những người tù binh tụt lại sau, mặc dầu đã hơn một trăm tù binh chết như vậy Chàng không nghĩ đến Krataiev mỗi ngày một kiệt sức và chắc hẳn chẳng bao lâu nữa sẽ phải chịu số phận ấy. Piotr lại càng nghĩ ít về bản thân nữa, tình cảnh của chàng càng khó: khăn, tương lai càng khủng khiếp, thì những ý nghĩ những kỷ niệm và những hình ảnh vui tươi và đầy sức an ủi lại càng đến với chàng nhiều hơn, bất chấp cả tình cảnh hiện tại của chàng.

Truyện CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH Phần I - Chương - 1 - Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 - Chương - 23 - Chương - 24 - Chương - 25 - Phần II - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - PHẦN III - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Phần IV - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - PHẦN V - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Phần VI - Chương - 1 - Chương - 2 Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 - Chương - 23 - Chương - 24 - Chương - 25 - Chương - 26 - Phần VII - Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Phần VIII- Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 Phần IX- Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Phần X- Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương - 12 - Chương - 13 - Chương - 14 - Chương - 15 - Chương - 16 - Chương - 17 - Chương - 18 - Chương - 19 - Chương - 20 - Chương - 21 - Chương - 22 - Chương - 23 - Chương - 24 - Chương - 25 - Chương - 26 - Chương - 27 - Chương - 28 - Chương - 29 - Chương - 30 - Chương - 31 - Chương - 32 - Chương - 33 - Chương - 34 - Chương - 35 - Chương - 36 - Chương - 37 - Chương - 38 - Phần XI-Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - 6- Chương- 7 - 8 - Chương -9 - 10 - Chương -11 -12 - Chương -13 -14- Chương -15- 16- Chương -17 - 18- Chương -19 -2o - Chương -21 -22 - Chương -23 -24- Chương - 25 - Chương - 26 - Chương - 27 - Chương -28 -29 - Chương - 30 - Chương -31 -32 - Phần XII- Chương - 1 - Chương -2 - 3 - Chương -4 - 5 - Chương -6 -7 - Chương -8 -9 - Chương -10 -11 - Chương -12 -13 - Chương -14 -15 - Chương - 16 - Phần XIII-Chương -1 - Chương -2 -3 - Chương -4 -5 - Chương -6 -7 - Chương -8 -9 - Chương -10 -11 - Chương -12 -13 - Chương -14 -15 - Chương -16 -17 - Chương -18 -19 - Phần XIV- Chương -1- Chương - 2 -3 - Chương - 4 -5 - Chương - 6 -7 - Chương - 8 -9 - Chương - 10 -11 - Chương - 12 -13 - Chương - 14 -15 - Chương - 16 -17 - Phần XV - Chương - 1 - Chương - 2 -3 - Chương - 4 -5 - Chương - 6 -7 - Chương - 8 -9 - Chương - 10 -11 - Chương - 12 -13 - Chương - 14 -15 - Chương - 16 -17 - Chương - 18 -19 - Chương - 20 - Phần XVI -Chương -1 - Chương - 2 -3 - Chương - 4 -5 - Chương - 6 -7 - Chương - 8 -9 - Chương - 10 -11 - Chương - 12 -13 - Chương - 14 - Chương - 15 -16 - Phần XVII-Chương -1- Chương - 2 - Chương - 3 - Chương - 4 - Chương - 5 - Chương - 6 - Chương - 7 - Chương - 8 - Chương - 9 - Chương - 10 - Chương - 11 - Chương Kết