Chương 6

Les Echos: François Chereque hôm qua đã tố cáo ‘sự suy sụp của hệ thống y tế tự do’. Các bác sĩ hành nghề tự do, và đặc biệt là các bác sĩ đa khoa, những kẻ đã bỏ thánh phố đi nghỉ hè vào tháng 8, họ không chịu trách nhiệm phần nào ư? Pierre Costes: Không thể nói như thế được. Hai ngày cuối tuần 16 và 17 tháng 8, có 3 000 bác sĩ làm việc trong các thành phố. Hơn nữa, ngay khi thủ tướng cho phép các tỉnh trưởng phát động kế hoạch Màu Trắng, chúng tôi đã đề nghị các bác sĩ đa khoa phải sẵn sàng phục vụ các tổ chức cứu thương trong vùng. Trong tư cách chủ tịch hội bác sĩ đa khoa, tôi không muốn bút chiến với Francois Chereque. Lời phát biểu của ông ta cần được giải thích. Tôi cho rằng sự phê phán của ông ta trên thực tế hướng tới công việc chăm sóc y tế trong thành phố nói chung. Đó là sự thật mà chúng tôi cũng lên án từ lâu. Trong từng vùng, không có một hệ thống riêng biệt, được tổ chức đàng hoàng để liên kết tất cả các nhân viên làm công việc này với nhau. Đây phải là một bài học rút ra từ thảm họa. Nhưng đề tài này cần được nhìn nhận một cách rộng hơn. Những công việc hữu ích và cấp bách đầu tiên là báo trước hạn hán, cung cấp hơi mát và nước uống. Đó là vấn đề xuất phát từ trách nhiệm chung của nhiều người, nhiều ngành khác nhau chứ không chỉ của những nhân viên y tế. ở Pháp, người ta cứ có khuynh hướng đổ hết mọi vấn đề sức khỏe cho bệnh viện (báo Les Echos, 22/08/2003)
Cuối tháng giêng, văn phòng ANPE gọi Liên lên. Thế nào tìm thấy việc gì chưa? Liên lắc đầu. Tìm được việc như cũ không đơn giản đâu. Liên gật đầu. Học thêm cua gì nhé. Liên không lắc cũng không gật. Cô thư kí bật máy vi tính, xem lại hồ sơ, gọi điện thoại bàn bạc, cuối cùng quyết định gửi Liên đi học một lớp đặc biệt, chỉ dành cho những người đã tốt nghiệp đại học. Cô thư kí bảo cũng nhờ nhận xét tích cực của thày giáo vi tính, trong báo cáo gửi lên ANPE có kèm cả bức thư Liên gửi các vị chủ nhà, như thế là vừa học vừa hành, một phẩm chất đáng được đề cao. Lớp học đặc biệt ở một nơi cũng đặc biệt. Liên đến địa chỉ ghi trên giấy giới thiệu, qua mấy bốt thường trực, mấy cửa quay, mấy thang máy, mấy hành lang dài, bỗng đâm sầm vào một bao cao su vĩ đại chưa từng thấy. Liên hoảng hốt lùi lại thì nhận ra trước mặt là một áp-phích chống sida. Một ông đầu hói, áo vét kẻ ca-rô, cà vạt chấm đỏ, đang chơi trò chơi điện tử ngẩng lên bảo: ấn tượng quá hả? Liên bỏ ra ngoài mở sơ đồ, hoá ra là phòng phụ trách vi tính, nằm cách phòng giáo viên của Liên hai hành lang. Cảm giác gặp ông ta ở đâu rồi. Đi loanh quanh một lúc cũng đến nơi. Vẫn sớm mười phút. Liên ngồi đợi bên ngoài, mở ca-ta-lô ra xem cho đỡ hồi hộp. Đọc đến trang cuối cũng láng máng hiểu văn phòng ANPE phải trả cho lớp học đặc biệt này một khoản tiền tương đương với sáu tháng lương của Liên. Để đào tạo Liên thành một cán bộ hành chính sơ cấp. Với bốn lựa chọn chuyên môn: hoặc nhân viên phòng tổ chức, hoặc trợ lý giám đốc, hoặc thư kí ban điều hành, hoặc cộng tác viên bộ phận đối ngoại. Mỗi lựa chọn chiếm một trang ca-ta-lô, trang nào cũng kèm ảnh màu, một nữ một nam quần áo thẳng tắp, tay cầm bút bi, tay cầm chuột vi tính. Liên hoảng sợ. Năm ngày thôi mà thay đổi hẳn cuộc đời. Toàn thân lạnh toát. Biết thế này từ chối cho xong. Nguyên việc mặc quần áo thẳng tắp cũng là một thử thách. Liên hầu như không biết sử dụng bàn là. Hồi ở nhà, nếu có phải là quần cho bố và anh trai, bao giờ Liên cũng làm thành hai ly. Có lần làm xém một gấu. Bố lắc đầu. Anh trai lắc đầu. Về sau, không ai dám nhờ. Anh trai Liên khi còn là sinh viên năm thứ tư đại học Kinh tế-Kế Hoạch, sau này đổi thành Kinh Tế Quốc Dân, theo bạn bè đi xin quẻ đền Trần thị xã Hưng Yên, rồi mang sang cho ông Thanh Hùng ở phố bên cạnh giải hộ. Xếp hành một buổi sáng mới tới lượt. Ông Thanh Hùng là diễn viên đoàn kịch thị xã, mũ phớt, kính trắng, áo gi lê len, nghe nói thạo cả Pháp văn. Ông Thanh Hùng xem đi xem lại lá quẻ rồi vỗ vai bảo một câu thân mật: có em gái thì giữ cho chặt nhé, thần nữ cứu tinh đấy. Anh trai Liên nghe xong không hỏi gì thêm. Trên đường về nhà, bạn bè vặn gì cũng không nói. Mặt mũi nghiêm trang như vừa tìm được kho báu. Anh trai Liên tốt nghiệp loại trung bình. Ra trường nhờ bác thằng bạn thân xin cho một chân kế toán ở Công ty xuất nhập khẩu Máy, trực thuộc bộ Ngoại Thương. Đi làm mấy tháng thì đăng kí học thêm tiếng Bun. Mọi người ai cũng cười. Tiếng Nga, tiếng Đức đang là mốt. Anh trai Liên bỏ ngoài tai. Hết khóa học, đi thi bằng ngoại ngữ ở đại sứ quán Bun. Phòng thi có hai thí sinh. Cô giáo người Bun tóc vàng, mắt xanh, đẹp như thiên thần, chẳng buồn đọc câu hỏi, cho luôn điểm cao nhất, bảo lên đường may mắn nhé. Một tháng sau, anh trai Liên nhậm chức bí thư thứ hai Thương Vụ, thí sinh kia nhậm chức trưởng phòng quản lý lưu học sinh. Cùng ngồi một chuyến máy bay Hà Nội - Xô-phi-a. Hai người về sau rất thân nhau. Cả hai cùng tuổi tí. Quan lộ thênh thang. Vài năm lên một bậc. Anh trai Liên giữ kín bí mật về lá quẻ đền Trần. Mỗi lần nhận được giấy bổ nhiệm của bộ lại vỗ vai Liên thủ thỉ: khổ thân cô em hy sinh cho ông anh, ông anh sẽ trả ơn đầy đủ, cái đó sẽ tính. Liên đang học cấp một, cấp hai, chẳng bao giờ hiểu điều anh muốn nói. Hơn mười năm trôi qua, cũng chẳng hiểu thêm mấy. Một bà mặc váy đỏ đi qua gật đầu chào rồi mở cửa vào phòng. Liên vội đứng dậy vào theo, liếc đồng hồ, đã quá hai mươi phút. Phòng vuông vắn, đèn sáng trưng. Một tờ giấy màu vàng để giữa bàn làm việc, trên lèn cái thước kẻ. Bà váy đỏ cầm lên đọc rồi bảo: giáo viên bận, có cuộc họp đột xuất. Liên chẳng hiểu gì. Bà váy đỏ lại bảo: giáo viên là cán bộ quan trọng, hay bận lắm. Liên vẫn chẳng hiểu gì. Bà váy đỏ chỉ tay vào tờ giấy màu vàng: giáo viên đề nghị ngày mai, giờ này. Liên im lặng. Bà váy đỏ bỏ ra ngoài. Liên đi theo. Ra đến thang máy mới quay đầu lại chào thì bà váy đỏ đã ở đầu kia hành lang, guốc cao gót mà đi thoăn thoắt. Sáng hôm sau, Liên quay lại, vẫn từn không tôi cóc cần biết, tôi chỉ cần việc làm. Bà tóc quăn mũi nở phồng: tôi cũng cần việc làm, ai chán nước Pháp thì cứ việc ra nước ngoài, để chỗ cho người nước ngoài vào Pháp. Vừa nói vừa xỉa tay vào mặt Liên. Liên gườm gườm nhìn lại. Pát phải chạy vào lôi đi. Ông đeo kính kêu: giời ơi sao lại khổ thế này. Một cậu tóc quăn, da ngăm, đứng giữa bục giáo viên nói với cả lớp, giọng đĩnh đạc: nếu còn tiếp tục, tôi sẽ gọi SOS chống phân biệt chủng tộc. Tình hình trở nên căng thẳng, thằng mắt xanh và ông cao lớn xông vào đánh nhau, thày giáo không can nổi phải chạy ra gọi bảo vệ. Từ lúc ấy đến cuối giờ, chẳng ai gõ được chữ nào, chỉ bàn chuyện Hiến Pháp Châu Âu. Hăng đến nỗi quên cả ăn trưa. Hết giờ giải lao mới có người bỏ bánh mì ra gặm. Rồi vừa gặm vừa tiếp tục tranh luận, bánh mì quăng dưới đất, xúc xích, cà chua, dưa chuột rơi cả ra ngoài. Thầy giáo đi ăn về thấy lớp chia làm hai phe, một phe bỏ phiếu thuận, một phe bỏ phiếu chống. Hai phe chia nhau cái phòng, nhìn nhau hằn học, lấy một dãy ghế nhựa xanh lá cây làm biên giới. áo khoác, khăn, mũ, túi ni-lông, vỏ Coca Cola, giấy gói bánh mì, khăn chùi miệng, bút bi, giấy nháp tan tác khắp nơi. Thầy giáo bỏ ra ngoài hành lang hút thuốc, chốc chốc lại quay vào hỏi: mọi việc tốt cả chứ, thực chất để xem có vụ đụng độ nào không. Đến năm giờ chiều, chuông reo, thầy giáo xách cặp ra cửa, cũng không thu bài kiểm tra và giao bài tập về nhà, danh sách lớp để kí cũng chẳng thấy đâu, không hiểu đã lên gặp thư kí lấy chưa. Hai phe gườm gườm đứng lên. Đứng đầu là thằng mắt xanh và ông to cao. Hai cái nhìn gặp nhau toé lửa. Liên bỏ về trước. Pát nháy mắt, đứng lại xem. Trâng trâng nhìn hai phe, móng tay búng tanh tách, đùi nhún nhảy. Mỗi mình Liên ngoài hành lang. Cửa sổ gió thổi vù vù. Không hiểu ai mở mà quên đóng. Bên ngoài cây cối trơ trọi. Tháng mười một lại sắp trôi qua. Đứng đợi thang máy, Liên nghe tiếng bàn ghế loảng xoảng. Tối hôm ấy, Pát gọi điện kể trận chiến khá to. Ban giám hiệu phải đến tận nơi. Gọi cả xe cấp cứu. Buổi học hôm sau trên bảng ghi một câu bằng phấn đỏ: nghiêm cấm tranh cãi mọi đề tài ngoài vi tính. Thằng mắt xanh và ông cao lớn băng đầu, mỗi người một xó cuối phòng. Giờ giải lao, đại diện ANPE đến gặp cả lớp. Học viên nào tiếp tục gây mất trật tự trong lớp sẽ bị đình chỉ trợ cấp thất nghiệp. Cả bọn im lặng. Thầy giáo đi ăn về cũng phải ngạc nhiên. Những khuôn mặt vô cảm hơn cả buổi đầu tiên. Hôm sau nữa cũng vậy. Rồi ngày nào cũng thế. Ba chục chiếc ghế nhựa xanh lá cây. Ba dãy máy vi tính xộc xệch. Sàn nhà lùng bùng. Đèn nê ông. Bánh mì kẹp. Coca Cola. Tiếng ngáy như bễ. Đơn từ tưởng tượng. Cơn buồn ngủ bất thần và vô tận. Noel tấn công từng ngày. Hàng hạ giá. Quà khuyến mại. ANPE tặng mỗi học viên một cái séc mười lăm euro, kèm theo thiếp cây thông lấp lánh đèn xanh đỏ, bên trong in mấy chữ Chúc Mừng Năm Mới. Không nhắc gì đến Noel. Có lẽ vì vấn đề tôn giáo. ANPE cũng tế nhị ra trò. Cả lớp sung sướng, mở phong bì lấy séc, còn thiếp thì vứt xuống sàn. Cuối giờ, mấy chục cây thông lấp lánh đèn xanh đỏ trộn lẫn giấy gói bánh mì và vỏ hộp Coca. Hiến Pháp Châu Âu bị bỏ rơi từ lâu. Chẳng ai còn nhắc đến trận chiến hôm nào.

Truyện Paris 11 tháng 8 Giới thiệu tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 g ấy bốt thường trực, cửa quay, thang máy, hành lang dài. Khủng khiếp nhất là không hiểu bằng cách nào lại đâm sầm vào bao cao-su vĩ đại. Ông đầu hói, bỏ dở trò chơi điện tử ngẩng lên: ấn tượng quá hả? cứ như chưa nhìn thấy Liên bao giờ. Liên chợt nghĩ tới thầy giáo vi tính, đầu hói, áo vét ca-rô đen trắng, cà vạt chấm đỏ. Hèn nào tưởng đã gặp ở đâu. Dân vi tính nhiều cái trùng lập. Liên tưởng tượng thầy giáo vi tính đang chơi trò xếp gạch, gạch rơi chít chít, sau lưng là áp phích quảng cáo xi-líp dây.
Vừa đi vừa cười cũng đến được phòng giáo viên. Cửa mở hết cỡ. Đèn sáng trưng. Giáo viên ngồi giữa phòng. Sơ mi tím than cổ bẻ. Mặt nghiêm trang. Thấy Liên bước vào, đưa mắt nhìn đồng hồ. Nguyên tắc đầu tiên là đúng giờ. Giọng cũng nghiêm trang khủng khiếp. Liên ngồi xuống ghế đối diện, mắt nhìn vào quả bóng thủy tinh để trên bàn, nhìn một lúc thấy cung điện Versailles chơi vơi trong tuyết, nhìn một lúc nữa thấy bức tượng vua Louis XIV bé đúng bằng cái đầu tăm, bộ tóc dả phập phồng. Phòng sáng trưng, có vẻ còn sáng hơn cả hôm qua. Im lặng tuyệt đối. Tiếng cốc cốc lúc nhanh lúc chậm theo một điệu nhạc vừa hiện đại vừa cổ điển. Giáo viên hình như quên hẳn Liên, mắt nhìn màn hình, tay bấm bàn phím như chơi piano, trước mặt là một cuốn sách vừa to vừa dày. Liên e hèm. Giáo viên không phản ứng, không hiểu có nghe thấy không. Thỉnh thoảng mở sách, tìm một trang nào đó, lẩm bẩm mấy từ vô nghĩa, rồi lại gõ máy tính. Liên ngó lên tường. Một khung mạ vàng treo ảnh giáo viên với gia đình. ảnh cưới cô dâu chú rể hớn hở. ảnh tuần trăng mật du thuyền trên biển. ảnh cả nhà hai vợ chồng, hai đứa con một trai một gái, đồng phục trượt tuyết áo đỏ, quần tím than, trên đầu mặt trời rực rỡ. Cạnh khung mạ vàng là mấy bức tranh trẻ con, toàn người máy và máy bay, khói nhằng nhịt. Một bức bố cục có vẻ chắc nhất, có lẽ do cô giáo gà hộ, vẽ lẵng hoa nhiều màu, bên dưới là một bài thơ được in sẵn, chữ to và đậm
Hôm nay là ngày lễ gì?
Ngày lễ của bà?
Ngày lễ của bố?
Ngày lễ của ông?
Không,
Hôm nay là ngày lễ của mẹ
Mẹ ơi,
Con không biết chúc mẹ điều gì,
Sách thì dày
Từ điển cũng dày
Mà con thì một chữ cũng không biết
Nếu mẹ muốn
Thì đây là những bông hoa con vẽ cho mẹ
Còn nói thành lời
Thì con chịu đấy
Một chữ con cũng không biết.
Hôm nay là ngày lễ gì?
Ngày lễ của bà?
Ngày lễ của bố?
Ngày lễ của ông?
Hôm nay là ngày lễ gì?
Liên đọc thêm hai lần nữa. Vẫn chỉ nhớ mỗi câu: Hôm nay là ngày lễ gì. Thời gian tưởng như không dừng. May mà có tiếng còi hú. Giáo viên ngẩng đầu bảo: ăn ngon nhé. Nói xong tắt máy vi tính, đứng lên. Hóa ra bên dưới áo sơ mi màu tím than là váy màu tím than, guốc cao gót cũng màu tím than. Giáo viên hẳn tự hào về cơ thể lắm nên áo và váy bó sát người không đủ còn thắt thêm hai vòng dây da. Tóc cắt cao. Mắt đeo kính. Móng tay tỉa gọn. Mặt dài. Mũi dài. Gò má cao. Môi dầy. Không hiểu đẹp hay xấu. Cũng không thể đoán tuổi. Chỉ cảm giác là nghiêm trang và năng động. Liên xuống đường, lang thang mãi cũng kiếm được một vườn hoa nhỏ, hai phụ nữ bụng to đang trông năm đứa trẻ con nghịch cát. Liên ngồi xuống một cái ghế trống, gặm bánh mì, gặm xong lại bỏ một hộp bích qui ra ăn. Vườn hoa mùa đông chẳng có bông hoa nào, cây cối xơ xác, bầu trời xám xịt, đài phun nước im lìm. Năm đứa trẻ thôi nghịch cát, lại gần nhìn Liên chằm chằm. Liên rút bích qui ra cho mỗi đứa một chiếc. Hai phụ nữ bụng to khệnh khạng đứng lên, mồm kêu suỵt sụyt, rồi đồng thanh: về nhà ăn cơm đi. Cả bọn xếp thành một hàng. Đi qua một gốc cây, năm đứa trẻ chạy ra vứt bích qui vào sọt rác công cộng. Liên ăn hết gói bánh, tìm chai Coca Cola. Uống một ngụm to, đỡ khát hẳn. Bụng căng phồng. Liên tự hỏi do đâu mỗi khi sợ lại phải nhét một cái gì đấy vào mồm. Có phải để chèn nỗi sợ vào dạ dày. Nhưng vì sao vào dạ dày mà không vào tim hay phổi hay dạ con là một chỗ chắc chắn khá rộng? Bản năng của con người là ham sống sợ chết nên không chọn cả tim lẫn phổi để chèn nỗi sợ, còn dạ con thì đàn ông không có. Cuối cùng dạ dày là thùng nước gạo, chứa đồ ăn đồ uống, còn chứa thêm cả nỗi sợ. Mỗi ngày con người có thể cho vào bụng cơm nếp, rau xào, thịt kho, bánh mì, mì ống, gà rô ti, xà lách trộn dầu, Coca Cola, cá sạc đin sốt cà chua, sô-cô-la và các loại bánh... nhiều nhất là ba cân. Con số cũng đáng kể nhưng chúng không được giữ trong bụng lâu hơn một ngày mà bị thải ra ngoài liên tục bằng con đường tiểu tiện và đại tiện (theo thống kê, toa-lét là chỗ được sử dụng nhiều nhất trong nhà). Trong khi đó, nỗi sợ tuy không thể tính thành cân, nhưng phong phú không kém, đã nhập vào rồi thì khó bỏ đi, có thể đến từ vô vàn lý do, hoặc không xuất phát từ một nguyên nhân nào cả. Người Việt Nam đẻ ra là tự động biết sợ ma, sợ mơ thấy lửa, sợ gò má cao, sợ nốt ruồi ở tuyến lệ, sợ ăn thịt chó đầu tháng, sợ ăn thịt vịt đầu năm, sợ hương không uốn, sợ pháo không nổ, sợ năm hạn, sợ tuổi xung, sợ sao Thái Bạch, vân vân và vân vân. Người Pháp không sợ vu vơ như vậy. Người Pháp gọi đó là mê tín dị đoan. Nhưng người Pháp học cấp một đã sử dụng trôi chảy các thuật ngữ: thất nghiệp, trợ cấp xã hội, lương tối thiểu, tiền thuê nhà, tiền trả góp, tiền bảo hiểm ô tô, hợp đồng làm việc ngắn hạn, dài hạn, thời gian thử thách, thuế thu nhập, thuế thổ trạch, thuế ngự cư, thuế vô tuyến truyền hình, thuế giá trị gia tăng... Người nước ngoài ở Pháp còn sử dụng trôi chảy thêm một số thuật ngữ khác: thẻ cư trú tạm thời, thẻ cư trú vĩnh viễn, thẻ lao động, hồ sơ tị nạn, hồ sơ quốc tịch, hồ sơ đoàn tụ gia đình, hồ sơ xin trợ cấp...Liên thở dài, từ ngày sang đây nhai luôn mồm. Xong lại nghĩ nhưng lúc này đây sợ cái gì mới được. Không lẽ sợ hai phụ nữ bụng to. Hai phụ nữ bụng to không mắng mỏ, không chê trách, không gây gổ, không dọa báo lên công an, không đòi tát cho một cái, không bắt bồi thường, không lập biên bản rồi nhờ người qua đường làm chứng. Nghĩ mãi chẳng hiểu sợ gì. Mà vẫn thấy sợ. Vu vơ không kém Hà Nội. Kết quả là gói bích qui và chai Coca Cola vật vã trong bụng. Năm đứa trẻ vẫn dắt tay nhau thành một hàng dọc. Hai phụ nữ bụng to đi hai đầu. Cả bọn lặc lè, mãi mới ra tới cổng, rồi từ cổng mãi mới ra tới ngã tư. Đường hai chiều. Ô-tô phải dừng lại, bấm còi tin tin. Liên vẫn loay hoay với nỗi sợ vu vơ thì thấy giáo viên và bà váy đỏ tiến lại. Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Tay bà váy đỏ chém vào không khí. Tay giáo viên chém vào không khí. Bên ngoài sơ mi tím than là một áo khoác cũng màu tím than. Cả cây tím than nhìn từ xa vẫn không hết nghiêm trang và năng động. Liên tự hỏi có nên trốn vào gốc cây bên cạnh thì cả hai đã đi qua. Giầy cao gót mà bước nhanh ghê. Phăm, phăm, phăm. Cứ như không có gì dưới đất. Những phụ nữ quan trọng như thế chắc không bao giờ bị vấp ngã. Không nhìn xuống đất cũng không bị vấp ngã. Những phụ nữ kém quan trọng thì không đi guốc cao gót cũng vấp ngã. Bà gác cổng khu nhà Liên ở chẳng hạn, hay vấp ngã đến nỗi bạc cả mũi giầy. Bà đưa thư cũng vài lần vấp ngã, từ cổng đến hộp đựng thư có mấy bước chân mà cũng vấp ngã, không hiểu thế nào. Hai cô nhân viên siêu thị Franprix tuần trước bê sọt rau xà lách va phải chiếc xe đẩy, cả người cả hàng đổ kềnh đổ càng. Các cụ già thì thường xuyên vẫp ngã, nhất là trong buồng tắm, móng tay dài cào rách da Liên. Con bé Cuba có vẻ rắn rỏi thế mà cũng vấp ngã, nó bảo nhà cửa ở đây kinh thật, toàn kính là kính, lại lau trong veo, nhiều khi tưởng không có gì cứ thế lao đi, may mà kính năm ly chứ không đền sạt nghiệp. Bà hàng xóm của Liên thì sau đợt vấp ngã một mạch từ tầng bảy xuống tầng năm còn ngã thêm một lần nữa, cũng vì dẫm nhầm vỏ chuối, nhưng đến tầng sáu thì dừng lại, cái chổi vẫn leo xuống đến tầng trệt. Liên nghe thấy nhưng không chạy xuống đỡ, cũng không bấm điện thoại gọi xe cấp cứu. Bà ta biết nên hôm chống chổi về nhà, nhìn thấy Liên thì quay mặt đi. Nhờ thế mà Liên đỡ phải nghe một bài ca khác về những con chuột sạch sẽ ở tầng sáu. Một buổi chiều mùa thu mốc meo đã lâu, một trong những con chuột đó từng xông thẳng vào phòng Liên, không gõ cửa trước, để bảo rằng la-va-bô của Liên đang làm phòng ngủ của nó ngập trong trận hồng thủy. Liên bị kéo xềnh xệch xuống hiện trường để có dịp chứng kiến bức tường cao bốn mét rưỡi, gắn hoa văn mạ vàng, bị rộp lỗ chỗ như mắc bệnh phỏng dạ. Con chuột sạch đẹp vò đầu bứt tai chưa đầy một ngày mà bức tường biến dạng, nó chầu trực hai chục năm mới được hưởng gia tài, lại phải đóng mấy trăm nghìn euro tiền thuế mới được vào ở. Nó bảo: nhìn chùm nho kìa, thợ nề nào làm lại được bây giờ. Sau đó Liên phải kí vào bản tường trình gửi lên văn phòng bảo hiểm nhà cửa, trong đó ghi bức tường phòng ngủ thiệt hại nặng nề, nặng nề nhất là ba quả nho hoa văn mạ vàng bị rụng khỏi cành. Văn phòng bảo hiểm ngày hôm sau đã gửi đến một thợ nề. Bức tường được trát và sơn lại hoàn toàn, có phần còn phẳng và đẹp hơn xưa. Nhưng ba quả nho mạ vàng thì thợ nề bó tay, loay hoay mấy ngày mà chúng cứ nhất định biến thành ba quả táo. Con chuột sạch đẹp lại vò đầu bứt tai, đòi văn phòng bảo hiểm gửi thợ nề khác. Văn phòng bảo hiểm không chịu, bảo thợ nề tay nghề bậc bảy không chuyển được táo thành nho thì đành thôi. Nghe nói bây giờ con chuột sạch đẹp vẫn đang theo kiện, luật sư mấy lần mang máy ảnh số đến chụp ba quả táo. Liên vẫn một mình một vườn hoa. Mùa đông, chẳng ai ra vườn hoa ngồi ăn trưa. Giáo viên và bà áo đỏ chắc vẫn đang tranh luận trong quán ăn, hai cái dao chém vào không khí. Còi hú lần nữa. Liên nhìn đồng hồ rồi đứng lên. Lúc đi qua cổng công viên mới thấy bảng nội qui:
1. Cấm mang chó vào dạo,
2. Cấm bẻ hoa, vặt lá cây,
3. Cấm nằm ngủ trên ghế,
4. Cấm tắm ở đài phun nước,
5. Cấm ăn, uống và xả rác ra vườn.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Sympatiquela & HuyTran
Nguồn: Sympatiquela & HuyTran
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 3 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--