Phụ Lục
Nhà văn và nhà phê bình, nhà báo nói về Tiểu thuyết Quyên

     uyên"
một khúc du ca bi thương về những kiếp sống ngộ nhận hoặc bị lưu đầy xứ sở
Nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư Phó trưởng ban Ban biên tập NXB Hội Nhà văn
Tôi đã được gặp cô Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ từ cách đây hơn chục năm, khi anh gửi cho tôi nhân một dịp về nước. Khi đó, cuộc giáp mặt mới chỉ là một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, gói trong một không gian hẹp và một thời gian ngắn chật chội nén dung lượng cho vừa một truyện ngắn nhỏ. Nhưng cuộc gặp gỡ với Quyên buổi đầu đó, đã để lại trong tâm hồn tôi một ẩn tượng sâu sác khó phai mờ.
Chúng tôi, tôi và nhà văn Lê Minh Khuê đã quyết định đưa Quyên vào tập truyện ngắn hay trong năm 2001 của Nhà xuất bản Hội nhà văn. Và tôi đã ngỏ ý với nhà văn Nguyễn Văn Thọ rằng: Với tôi, anh là nhà văn Việt Nam có tầm cỡ ở hải ngoại, lại được sở hữu cả một kho tàng vốn sống vô cùng đặc biệt, cực kì phong phú về cuộc sống lưu vong của những người Việt ở nước ngoài, trong cả một quãng thời gian dài mấy chục năm, phải trải nghiệm, lăn lộn trong nó, mà chúng tôi, những nhà văn trong nước khó mơ có lấy được một phần nhỏ của anh. Đọc “Quyên", tôi thấy có nội lực rất thâm hậu, đủ sức cùng tác giả vào một chuyến phiêu du lớn, có tầm vóc hoành tráng và sâu sác; hy vọng sẽ để lại được một ấn tượng đáng kể cho nền văn học Việt Nam hiện tại.
Sau đó Nguyễn Văn Thọ lại ra đi. Thời gian trôi qua, năm này sang năm khác. Tôi những tưởng rằng anh rất bận và đã cho qua cô Quyên đáng thương. Nhưng...
Vào tháng 12.2008, tôi đã được nâng “Quyên" trên tay trong hơn 400 trang bản thảo cực kì cấn thận của Nguyễn Văn Thọ. Một cô Quyên đã thực như hiện hữu.
Quyên là một cô gái Hà Nội có học thức, có nhan sắc trời cho và phẩm cách cao quý, hội tụ mọi đức tính tốt đẹp của một phụ nữ Hà thành (công, dung, ngôn, hạnh). Chỉ vì ngộ nhận về một cuộc sống giàu sang hơn nơi xứ người mà cô đã theo chồng rời bỏ Tổ quốc, dấn thân vào một cuộc vượt biên, để rồi bị rơi vào một cơn lốc xoáy bi thảm của một kiếp sống lưu vong: bị cưỡng hiếp đến có chửa; bị chồng đánh đập vì có hoang thai; phải tự sát vì không nơi nương thân khi bụng mang dạ chửa; bị bỏ rơi trong lúc sinh nở; phải trốn chạy khỏi bệnh viện vì chấn thương tâm lí; phải đi làm thuê kiếm sống trong khi vừa đẻ; bị đánh ghen và dính vào án mạng vì tình... biết bao nhiêu bến thuyền Quyên đã rơi xuống trong số 12 bến đa đoan trong kiếp sống đàn bà?
Tác giả quá am hiểu về thân phận của người Việt trong kiếp sống lưu vong, lại quá cảm thông với thân phận làm phụ nữ, nên đã lột tả được hết những tâm tư, tình cảm luyến tiếc quê hương cùng nỗi nhục nhã, tủi hổ về tinh thần cũng như những đau đớn về thể xác mà không một cuộc sống no đủ về vật chất nào có thể bù đắp được cho những con người có phẩm giá đã chót xa lìa quê hương, rời bỏ Tổ quốc, vì một sự cám dỗ của một cuộc sống sang giàu, mà cả họ và bao nhiêu người trong nước vẫn đang ngộ nhận.
Tác giả Nguyễn Văn Thọ đã nâng được số phận bi kịch của nhân vật Kumar lên thành bi kịch của thời đại và cũng là bi kịch của nhân loại toàn cầu trong xu thế hoà nhập. Kumar - một mảnh nhỏ trong mảng dân cư đặc biệt của thế giới loài người hiện tại - dân lưu vong - những con người bơ vơ mất gốc rễ khi tự và bị tước đoạt quyền công dân ngay trên đất mình đang sinh sống.
Tác giả xoáy được vào nỗi đau của một Quyên phẩm giá để nâng lên thân phận của một tổ quốc, một đất nước, một dân tộc vốn được cả thế giới kính trọng trong lịch sử anh dũng và hào hùng đang phải vật vã đau đớn đối mặt, lớn lên và trưởng thành trong thời đại loạn lạc, hoang mang về lí tưởng, mất phẩm giá, mất ổn định của cả thế giới...
Tác giả viết với một bầu nhiệt huyết sôi sục, tràn trề cảm xúc, có nghề và có tính tư tưởng cao. “Quyên” là một cuốn tiểu thuyết hay, có sức cuốn hút và có thể coi là một cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn chất hiện thực đời sống chân thực, đày đủ nhất từ xưa tới nay viết về đề tài cộng đồng người Việt ở Đông Âu.
Hà Nội, 23-3-2009

*

Sống và yêu ở xứ người
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngữ văn Nguyễn Thiện
Đó là một khía cạnh chủ đề đậm nét từ tiểu thuyết dày hơn 400 trang của Nguyễn Văn Thọ vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành quý II năm nay. Trong cuộc đời cầm bút đã hơn 30 năm của ông - một cây bút thành danh, tên tuổi trở nên quen thuộc với bạn đọc trong nước và ngoài nước với những tác phẩm truyện ngắn và kí, trong đó ông đã từng 2 lần đoạt giải thưởng về truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 2002) và Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2004) - thì đây là làn đàu tiên ông thử tài trên tiểu thuyết. Và ông đã thành công vượt trội, khiến ta phải sung sướng, bàng hoàng.
Quyên - cuốn tiểu thuyết đầu tay được Nguyễn Văn Thọ lấy tên nữ nhân vật trung tâm làm nhan đề sách - kể lại chín năm trời đằng đẵng phiêu dạt của một phụ nữ lao động Việt Nam xinh đẹp, người Hà Nội gốc, ở xứ người xa lắc. Vì cùng đường sinh kế, tuổi 24 thanh tân bừng nở một nhan sắc quyến rũ, Quyên cùng chồng - Dũng - phải rời bỏ quê hương, trôi dạt sang Đông Âu bươn trải làm ăn kiếm tiền độ thân và dành dụm gửi về cho người thân ở quê nhà. Qua nhân vật Quyên, cùng với mấy chàng trai đã gắn bó với nàng trên những chặng đường vô định, hun hút và chìm nổi: Dũng, Hùng, Phi rồi Kumar, tác giả Nguyễn Văn Thọ bằng dụng công nghệ thuật đã dựng lên bức tranh bi thảm mà sống động, xót xa về thân phận của những người Việt xa xứ vào những năm cuối của thế kỉ XX. Họ phải xoay sở làm đủ mọi nghề độ nhật - buôn lậu qua biên giới, “đánh quả” các mặt hàng trốn thuế kiếm lời, thức khuya dậy sớm trong tuyết lạnh buốt giá, không nề hà làm thuê những công việc đơn giản, dịch vụ, hao tổn nhiều sức lực mà tiền công chẳng bõ bèn gì. Rồi chăm chỉ nhặt nhạnh, tùng tiệm chi tiêu, khi khá hơn, có dấn vốn dắt lưng, làm ông chủ nhỏ các tiệm ăn, bán sách báo, hoa tươi... Một phần nhỏ người Việt tuy lúc đầu bị người cầm quyền sở tại làm khó dễ, nhưng may mắn hơn, sau cùng họ cũng lo liệu kiếm được các giấy tờ tuỳ thân để cư trú hợp pháp dài hạn. Còn phần lớn rơi vào diện “công dân loại Ba”, sống chui lủi bất hợp pháp hoặc lay lắt trong các trại tị nạn, chẳng khác những tù nhân bị giam lỏng, bị quản thúc. Đó, một cuộc sống khốn khó, hầu như đánh mất mình, bởi người ta bị tước đoạt hầu hết những quyền công dân cơ bản, bị làm ngơ trước những đòi hỏi chính đáng thuộc nhân quyền.
Nhưng trong cuộc sống không ra sống đó, tình bạn, tình yêu vẫn nảy nở, tồn tại hoặc tàn lụi, thui chột trong mối gắn kết giữa các người lao động, những kẻ làm thuê xa xứ, tị nạn. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Văn Thọ có dành nhiều trang miêu tả đặc sắc, đầy ấn tượng nhục thể về nhu cầu và sự tương giao sinh lí tự nhiên của con người, xét trên phương diện giới tính; hấp lực mạnh mẽ, trào dâng và đắm đuối của niềm hoan lạc trong dam mê thân xác giữa những người khác giới sống chung dưới một mái nhà. Có thể nói, ở đây, tác giả đã mạnh dạn bước vào lĩnh vực của sex với những ẩn ức, sự bừng thức của bản năng tình dục tràn trụi, giữa giống đực và giống cái, nơi những con người Việt lâm vào cô đơn, khủng khoảng, bế tác mọi bề.
Song vượt lên sự chi phối nghiệt ngã của bản năng gốc sex, tác giả hé mở một quan niệm nhân bản về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi đích thực. Trong cuộc tìm kiếm không tránh khỏi những ngộ nhận hoặc làm lạc từ cuộc đời các cặp nhân vật đối ngẫu, tiểu thuyết đã góp phần khẳng định: một tình yêu lâu bền, nâng cao con người lên để nó xứng đáng với nhân phẩm của nó, phải rất đời, không xa lạ với những gì thuộc về con người, nhưng cần đặt trên cơ sở hoà hợp, dâng hiến trọn vẹn về tâm hồn, tình cảm, thể xác, sự cao đẹp về nhân sinh quan. Khi yêu say đắm và cao thượng, người ta đủ sức để vượt qua những rào cản của dư luận xảo ngôn, dèm pha thất thiệt, vu khoát; của văn hoá, phong tục dị biệt khắt khe của các dân tộc; của sự khác biệt quốc tịch, tôn giáo... Quyên - người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, đôn hậu, đầm thắm, rắn rỏi mà yếu đuối - trong bất hạnh và sa sảy, từ những chỗ xa lạ với Kumar - chàng trai da màu xứ Sri Lanca, dàn dàn từng bước một, dò dẫm và chủ động hoặc do ngẫu nhiên tiền định, đã thân thiết nương tựa và gắn bó bền chặt với chàng trai mới của mình trong tổ ấm gia đình. Cái đáng quý ở họ là sự đồng cảm tâm huyết, cùng chia sẻ vui buồn và sự quan tâm mà không tính toán, không quản cả tính mạng bản thân để giúp người mình yêu thương vượt qua những mặc cảm thân phận, những tình huống hiểm nghèo, tính mạng ngàn cân treo trên sợi tóc.
Tiểu thuyết như một con tàu, lúc đàu nhẩn nha rong ruổi, nhưng về cuối đã tăng tốc lao nhanh về đích, ở những trang cuối, với kết thúc có hậu như truyền thống tự sự lâu đời của người Việt, tác giả đã để cho Quyên - người phụ nữ lăn lóc “qua tay” bao gã đàn ông, ba chìm bảy nổi ôm mối tình hận, nuôi đứa con không phải là giọt máu của người chồng có hôn thú - như nàng Kiều thời hiện đại chín năm lưu lạc quê người, rốt cuộc đã tìm thấy hạnh phúc mới, thực sự làm một cuộc thoát xác, đổi đời. Qua bao gian lao thử thách, nàng đã lớn lên, rực rỡ một nhân cách phụ nữ Việt Nam đương đại.
Nàng mở lòng bao dung đối với gã trai từng hành xử bạo dâm đối với mình ngày nào, tha thứ cho Hùng - một tay xuất thân trong hàng anh chị liều lĩnh, khi biết rằng cuối đời y thực lòng sám hối về tội lỗi y đã gây ra. Nàng cảm động và truyền sang cho con gái nhỏ, tiếp nhận tình cha con sâu nặng, đắng đót mà Hùng gửi lại phút y lâm chung.
Qua tiểu thuyết, người đọc đồng cảm với cuộc tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc đầy nhọc nhằn của các nhân vật như dẫm chân trần trên những con đường đau khổ nhiều chông gai. Họ phải nếm trải bao điều căy đáng, tủi nhục, chịu đựng những thử thách ghê người, nhiều khi quá sức một con người bình thường, rồi phải trả cái giá thật đát cho những hành động nông nổi, thậm chí ngu tối của mình. Dũng, người chồng tâm đầu ý họp một thời, nay vĩnh viễn để mất người vợ xinh đẹp, từng là niềm kiêu hãnh, niềm hoan lạc bất tận của mình, bởi anh ta đã không vượt qua được thói ghen tuông vị kỉ tàm thường. Và Dũng, dưới ngòi bút của tác giả đã trở thành người mất tích, biến vào cõi vô tăm tích, ngụ ý anh ta tự thải loại mình ra khỏi cộng đồng người Việt xa xứ, cho dù anh ta vốn là một trí thức được đào tạo bài bản. Còn những nhân vật khác được tác giả chú mục, theo đuổi ngòi bút đến tận cùng, ông cho thấy, sau những va vấp, sa sảy và làm lạc, cái đáng quý là cuối cùng họ đã tỉnh ngộ, nhìn lại mình, trăn trở nghĩ suy để đoạt tuyệt quá khứ, ứng xử như là một con người tử tế, có lương tri, tự trọng, nhưng vị tha hướng thiện.
Tiểu thuyết Quyên là một lời kêu gọi cháy bỏng: hãy sống thật tử tế, đàng hoàng với tư cách và nhân phẩm con người Việt Nam; hãy yêu chân thật, hết mình, trân trọng và tự hào về nhau, gán bó bền chặt mãi mãi không để xa lìa! Con người ta sống và yêu không chỉ cho mình, cho bạn tình, mà cũng cần vì những người khác nữa, vị tha. Chỉ có như vậy, người ta mới tìm thấy trọn vẹn niềm vui sướng và sự thanh thản, sự hữu ích cho đồng loại, cho dân tộc. Tiểu thuyết Quyên đã ám ảnh người đọc bởi tư tưởng thẩm mỹ hiền minh này.
Về nghệ thuật, tiểu thuyết được viết với một bút pháp linh hoạt, uyển chuyển, chắc tay và điêu luyện. Cốt truyện li kì, điểm xuyết chất hình sự và phim hành động, với những cuộc tình tay ba, những cuộc rượt đuổi tìm kiếm mà do những tình huống ngẫu nhiên đã làm những người yêu nhau bị lạc mất nhau. Người đọc hồi hộp theo dõi diễn biến câu chuyện (mỗi chương có thể đứng tách riêng ra thành một truyện ngắn độc lập), có lúc như thát tim lại, khi nhân vật bị dồn đến bước tuyệt lộ, thì (Chúa ơi! Lạy Phật!) một cơ may lại mở ra, như một phép lạ thần kỳ. Hú hồn và thoát hiểm, mọi sự lại ổn thoả!
Nguyễn Văn Thọ đã thật khéo léo khi sắp xếp các tình tiết diễn biến trên đường đời các nhân vật, thoáng nhìn có vẻ như theo ý đồ định sẵn của tiểu thuyết luận đề, nhưng ngẫm sâu xa sẽ thấy những điều đó tuy là “ngẫu sự” của đời sống con người, nhưng lại chứa đựng logic tất yếu của cuộc sống, một khả năng có thể có, khả năng của cái tất nhiên, như Aristote đã nói từ mấy nghìn năm trước. Ta yên lòng với sự dẫn dắt của tác giả, nhấm nháp cùng nhân vật những suy tư về nhân tình thế thái, về tập tính tốt/xấu của người Việt xa xứ khi quần tụ trên đất người, về lẽ đời khi con Tạo xoay vần điêu đứng...
Nguyễn Văn Thọ là một trong số ít những cây bút luôn để tâm săn sóc câu chữ để văn phong được tự nhiên mà trau chuốt; ngôn ngữ nhân vật có sắc thái và giọng điệu riêng phù hợp với nguồn gốc xuất thân và sự nếm trải.
Tiểu thuyết là sự chiêm nghiệm, trầm tư và phản tỉnh của tác giả về sự đa đoan, phồn tạp của đời sống, về thói đời đen bạc, về thật/ giả, tốt/ xấu khó lường của lòng người, về những tập tính cố hữu của xã hội, của giới, của một dân tộc, và cái riêng có vẻ khó hiểu, xa lạ, kì quặc của từng người bên cạnh cái chung thuộc về nhân tính phổ quát.
Chúng tôi vui mừng nhận thấy ở tuổi 60 lão thực, Nguyễn Văn Thọ đã có những trang tuyệt bút, tinh tế khi ông đào sâu vào những ấn ức, tiềm thức tế vi, tâm linh nhạy cảm, những diễn biến bất ngờ trong đáy sâu tâm hồn cùng thế giới nội tâm của mỗi kiểu loại nhân vật. ông đã thành công, bởi với bút pháp ấy, con người được soi rọi sâu hơn vào tận cùng những ngõ ngách, tầng vỉa thầm kín thuộc bản thể của nó.
Đã lâu lắm rồi, có thể nói, tiếp nối Thân phận tìnhyêu của Bảo Ninh, sau ngót 20 năm, lần này chúng ta may mắn lại có Quyên, tiểu thuyết của ngòi bút tự sự tài hoa Nguyễn Văn Thọ. Cả hai tác giả, với vốn sống dồi dào được nghiền ngẫm, tích tụ và thăng hoa (có lẽ bao hàm không ít những yếu tố tự thuật gan ruột), với bản lĩnh nghệ thuật kể chuyện thực thi những tìm tòi và cách tân, các ông đã cám được những cái mốc quan trọng, đánh dấu thành tựu đột khởi của tiểu thuyết đương đại Việt Nam trên những giai đoạn không thể quên được của đời sống quân sự cũng như dân sự của cộng đồng người Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài, trong chiến tranh cũng như thời hậu chiến.
Tam Đảo, 7/4/2009

*

Chúng mình có Quyên
Tiến sĩ Nguyễn Thế Việt
Quyên ơi. Từ lâu, chúng mình - những thân phận tha hương được ai đó đặt chung một cái tên: NGƯỜI Việt ĐÔNG Âu vẫn chờ một ngày nào đó, ngày chúng mình có Quyên. Chúng mình không chờ một kiệt tác, một trường thiên tiểu thuyết bất hủ viết về mình. Điều đó xem ra không tưởng và cũng không cần thiết. Chúng mình chờ một người bạn đường khiêm tốn như chúng mình, ở đó, như tấm gương nhỏ, mỗi chúng mình soi vào đều thấy một phần những sỗ phận nham nhở của nhau. Cái nham nhở, đúng thế, của những mảnh đời không bị cưỡng bức di tản, mà là tự nguyện phiêu dạt với trăm ngàn nỗi đắng cay.
Quyên được mở màn bằng nghịch cảnh: gã đưa người hiếp dâm em trên đường em và chồng tìm cách vượt biên sang Đức tìm thiên đường hạnh phúc.
Những trang viết gãy gọn, ngắn vừa đủ để chính xác.
ở đây cái giãy giụa tuyệt vọng của phản xạ tự vệ của cô gái trẻ mới tròn 24 tuổi được mô tả như cuốn phim quay chậm. So với phim nó chỉ thiếu mỗi dàn nhạc đệm để làm tăng thêm nỗi cô đơn của con người trước người - thú. Có thể là tiếng sói tru rợn buồn tan cùng gió lùa hun hút trong rừng hoang. Nếu thành phim, xin đạo diễn đừng quên. Cái khốn nạn của tạo hoá là dù bị cưỡng dâm, bản năng ham muốn của con người vẫn bị đánh thức. Quyên tơi tả trong vô vàn cảm xúc trái ngược nhau.
Và em, em yếu đuối tội nghiệp, vừa cam chịu, vừa căm thù, bất lực, lại vừa sợ hãi chính mình khi khó cưỡng lại những cám dỗ xác thịt. Những vết sẹo tự mình cấu vào mình để đừng bật ra tiếng rên, sự che giấu bản năng trước sự cưỡng đoạt con người bằng bạo lực càng làm Quyên hấp dẫn. Những trang tả tỉ mỉ này của tác giả không hề hướng tới gặm nhấm Sex.
Và chưa hết, đã phôi thai quy luật tình cảm không ai muốn đón nhận nó, là dẫu kẻ thù của nhau, khi nhốt chung một chuồng với bao chung đụng xác thịt hàng ngày, những sợi dây ràng buộc tình cảm vô hình sẽ hình thành như trò đùa trớ trêu của tạo hóa. Bi hài Quyên bắt đầu như một định mệnh không tránh khỏi.
Chúng mình đã đón nhận Quyên như một nỗi cảm thông của số phận. Vì mỗi chúng mình có một chút của Quyên. Cô bé tên T cũng bị hiếp dâm lúc vượt biên năm tròn 17 tuổi. Quyên biết không, cái lũ đồi bại đó lần lượt thay phiên nhau trên mỗi chặng đường. Thông báo trước cho nhau chuẩn bị đón miếng mồi ngon. Cho đến khi T sang được đến Đức với một thân xác tả tơi, một tâm hồn rách nát hoảng loạn và một cái bầu vừa chớm phôi thai vô chủ. Chị L đang trên đường sang với chồng, nhan sắc trội hơn chút đỉnh so với vài ba thiếu nữ cùng đoàn cũng không thoát khỏi bàn tay của thằng Hoàn. Cái nhục của tình thế vì yếu mà cam chịu, cộng với cảm giác cô đơn trước đám đông đã làm rã rời niềm tin vốn ít ỏi vào con người của chúng mình. Vâng, cái đám đông cam chịu trước bọn đưa người đã cúi đầu im lặng trước tội ác. Quyên đau nỗi đau bị cưỡng hiếp trong cô đơn. Chúng mình đau nỗi đau bị cưỡng hiếp tập thể ngay trước mắt đồng loại, những kẻ đồng hành. Quyên được gã buôn người si mê và yêu đương cuồng nhiệt còn chúng mình bị hành xác trong một trò chơi ghê tởm và bỉ ổi. Sự so sánh không có nghĩa làm chúng mình "ganh" với những thăng trầm trong đoạn đời tha hương của Quyên. Chúng mình hiểu Quyên như một thân phận dù tan xác pháo vẫn không đoạn tuyệt nổi niềm tin vào tính hướng thiện của con người.
Rốt cuộc Quyên được chính Hùng giải thoát. Một chút lương tri hay phẩm cách trí thức còn sót lại trong con người gã buôn người bất đắc dĩ ấy? ở hắn, cái khát khao rửa hận tình quá khứ, khát khao được làm bố và khát khao yêu và được yêu cùng trỗi dậy. Cho đến khi biết mình bất lực, dù tuyệt vọng, hắn biết chọn một cử chỉ nghĩa hiệp - Hắn và đệ tử đã đích thân hộ tống Quyên vào nước Đức để tìm chồng. Kết cục không may mắn trong màn đuổi rượt ngoạn mục với cảnh sát Đức đã cướp đi một phần cơ thể lành lặn của hắn. Tình huống này biến hắn thành một con người khác trong Quyên: một kẻ thù và một kẻ ban ơn. Một thứ tình cảm không thể đặt tên giữa Hùng và Quyên dù được chôn trong câm lặng thì vẫn hiện hữu như mạch gắn ngầm giữa hai số phận cho đến hồi kết của tác phẩm.
Này Quyên, có bao giờ Quyên lường trước được tình huống mình phải đối mặt với chồng trong nghịch cảnh trớ trêu như thế? Chúng mình chỉ tiếc là tình yêu của Dũng không đủ lớn để bù đắp cho những mất mát lớn lao của em. Chúng mình được biết, trong nhiều trường hợp không may mắn giống Quyên, người yêu của họ không chọn cách ứng xử của Dũng. Vâng, mình có thể kể đến hoàn cảnh éo le của ThưThươg, chồng sang trước, vợ sang sau và cũng mang cái bụng chửa từ Balan không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp này Ban, chồng Thương chứng tỏ một cách đáng khâm phục bản lĩnh đàn ông của mình. Không ai là người ngoài nhận ra cái rạn nứt tình cảm lứa đôi của họ.
Vậy thì việc gì em phải chết hở Quyên, chỉ vì tuyệt vọng trước một người chồng tầm thường như Dũng?
Cái kết của Quyên sẽ nhạt phèo nếu không có vị cứu tinh của đời cô: Kumar.
Trong các bước lưu lạc của Quyên có 3 nhân vật có tác động mạnh mẽ lên thân phận, tính cách và tình cảm của cô: đó là Hùng, như đã được tập trung mô tả từ những chương đầu, Kumar và Phi. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhân vật người kể chuyện không được xác định, hoặc hóa thân vào nhân vật. Tác giả của cuốn sách chọn lối kể chuyện trung tính, không nhập vai. Tác giả là người có khả năng thấu suốt mọi nơi, mọi lúc; có thể nhảy từ nhân vật này qua nhân vật khác cùng một kiểu quan sát. Nhân vật Kurma được mô tả như một biểu tượng của con người thánh thiện, có chiều sâu nội tâm giấu trong cái vẻ ngoài vụng về chất phác. Chàng được khắc hoạ tính cách từ vốn sống gián tiếp: huyền thoại và phong tục con người xứ Srilanca. Con người có vẻ ngoài đáng sợ, với màu da đen ấy lại là con người nội tâm sâu, hiền lành và tốt bụng đến khó tin. Với nhân vật này, dường như tác giả chỉ sử dụng kinh nghiệm và thói quen ứng xử mang tính huyền bí để khắc họa, nhiều hơn là vốn sống tự thân. Để lý giải tính cách nhất quán của nhân vật chính từ chỗ sợ hãi trốn chạy, đến thân tình, và sau cùng là yêu hết mình người da đen có nguồn gốc văn hóa xa lạ này, tác giả cuốn sách đã cố gắng đặt Quyên vào những tình huống éo le bất khả kháng, để rồi ban đầu thì phải chấp nhận hoàn cảnh, sau thì thích nghi dần, đến đỉnh cao là hoà hợp được, yêu thương được con người này.
Vì cố tập trung để hợp lý hoá sự phát triển tính cách nhân vật chính, tác giả buộc phải thoả hiệp với hàng loạt tình huống ngẫu nhiên.
Sự xuất hiện của Phi và các nhân vật phụ trợ khác có tác dụng chuẩn bị hoặc dọn đường cho những bước ngoặt tình cảm trong con người Quyên. Cuộc chạy trốn Kumar trong trạng thái bất an của Quyên đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng những trang mô tả bệnh lý tâm thần hoang tưởng của người mẹ tuyệt vọng niềm tin vào con người. Quyên gặp Phi trong trạng thái tâm thần hoảng loạn, với đứa bé còn đỏ hỏn trên tay. Nhân vật Phi vốn không xa lạ với bạn đọc trong chương trước đã cưu mang mẹ con Quyên. Những tình huống kịch tính được tác giả đẩy đi khá nhanh. Phi yêu Quyên một chiều. Quyên đã hơn một làn khéo léo từ chối chăn gối với Phi chỉ vì cô không yêu Phi. Nhưng rồi sau những cân nhắc suy tính rối bời Quyên trả ơn sự cưu mang đó bằng một cuộc chung đụng xác thịt khi đã quyết định chia tay Phi. Mụ vợ Phi và gã bồ tên Y đã xuất hiện đúng lúc. Kịch tính ở đây được tác giả sử dụng triệt để để thúc đẩy tình huống tâm lý phát triển. Cuộc xung đột đẫm máu trong nhà Phi một làn nữa đẩy mẹ con Quyên đến cùng đường. Rồi cùng thời điểm đó, yếu tố ngẫu nhiên như huyền thoại đã cứu mẹ con cô: Kumar, vị cứu tinh của đời cô môt lần nữa xuất hiên.
Này Quyên, có khi nào em nhận ra tác giả cuốn sách này, bố đẻ tinh thần của em cứ lởn vởn bên em như một ông Bụt với nhiều phép nhiệm màu không? Vâng, ông Bụt ấy không giải thoát nổi em khỏi bị cưỡng dâm, ông ấy không gắn hàn được hạnh phúc của vợ chồng em đã bị cuộc đời nhiễu nhương cướp đi. ông ấy cũng bất lực như em khi chạm vào những đề tài tâm lý xã hội phức tạp, tỷ như mối quan hệ giữa Sex và tình yêu, giữa bản năng và những giá trị tinh thần, giữa ứng xử văn hóa và trần tục thô lỗ. Làm sao khác được khi con người vẫn phải sống với ma quỷ giữa cõi đời, chịu hoà tan vào bùn mà không ngớt cô đơn hướng thiện như một bông Sen? Sự xuất hiện của ông ấy đôi khi như một đạo diễn dàn cảnh: can thiệp vào các yếu tố ngẫu nhiên để không bỏ rơi em vào ngõ cụt tuyệt vọng. Sự có mặt của các yếu tố bất ngờ được giấu dưới cái vỏ bọc may mắn. Ví như chàng Kumar, cứ luôn lởn vởn đâu đó bên cạnh cuộc đời em để mà giơ bàn tay cứu tinh độ thể ra giải thoát em khỏi những tình huống bế tắc. Sự xuất hiện của ông ấy đôi khi ở cấp độ trừu tượng hơn: luôn cô gắng giải trình một cách công phu những hành vi có vẻ ngoài bản năng của em và tính hướng thiện. Điều đó cắt nghĩa vì sao con người em dù được nhìn dưới góc độ nạn nhân của hoàn cảnh (bị hiếp dâm) hay cả khi em chủ động trao gửi thân xác cho người khác (chủ động Sex với Phi) đều được người đời cảm thông và độ lượng tha thứ. Ngoại trừ một vài nhân vật phụ được xây dựng như để dẫn dắt tình huống cốt truyện, hầu hết các nhân vật có quan hệ với em đều được nuôi dưỡng bởi khát vọng hướng thiện, ở đây điều ác không gắn khư khư trọn đời với nhân vật kiểu phản diện một chiều. Và một hướng ngược lại, nếu không biết nuôi dưỡng tâm hồn, con người thiện cũng có thể nhúng tay vào tội ác.
Dẫu thế nào đi nữa thì những số phận kém may mắn nhất trong cuộc đời vẫn biết quần tụ với nhau mà đấu tranh để sinh tồn. Vì miếng cơm manh áo, họ buộc phải khởi nghiệp bằng những nghề bất lương (như Hùng, như Huệ...) rốt cuộc co cụm lại với nhau, cùng vẫy gọi nhau làm người. Đối mặt với cái chết tức thì hay cái chết được báo trước vì bệnh hiểm nghèo, ý nghĩa nhân bản của con người, của kiếp người vẫn thắng bản năng. Quyên thấy đấy, cái chết sinh học của Hùng và cái chết dần được báo trước của Huệ đâu làm em yếm thế trước cuộc đời này phải không em? Trước khi về với cát bụi, với con số không tròn trĩnh của đời người, con người thường vụt sáng chói tâm hồn như một khát khao tự nhận thức lần cuối. Người đang sống ít khi nhận biết đầy đủ cái ý nghĩa lớn lao ấy, của phút lâm chung, của kiếp người........
Tháng 7-2009

*

Nhập đồng “Quyên”
Đỗ Ngọc Yên
Tiểu thuyết “Quyên’' của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, ngay sau khi xuất bản (2009) đã được dư luận chú ý, đánh giá cao, nhất là đối với cộng đồng người Việt ở các nước Đông Âu, cũng như các văn hữu trong nước. Nhưng “Quyên” cũng đặt ra nhiều vấn đề gây tranh cãi. Nhằm góp thêm một cái nhìn cá nhân với tư cách là người đã từng có những năm tháng sống ở CHDC Đức (cũ), nhân dịp “Quyên” tái bản lần thứ hai, với một thiện ý duy nhất là nới rộng thêm đường dư luận về cuốn sách.
I. Hãy để Quyên dẫn chúng ta đi.
Tôi đọc “Quyên” của anh Thọ nhiều lần và cũng đọc hàng chục bài viết về cuốn sách này, trong đó có cả phần lời bạt “Đọc “Quyên” ở ngoài nước Đức” của anh Đỗ Quyên và các bài viết, trả lời phóng vẩn của chính tác giả. Tôi chưa yên tâm. Mặc dù những bài viết và phàn trả lời phỏng vẩn đều đúng và đều hay, nhưng dường như vẫn còn thiếu một điều gì đó.
Nhằm Tết “Xá tội vong nhân”, ngày Rằm tháng Bảy, tôi động bút ghi lại hành trình bị Quyên dẫn độ. Giả như tôi bất tài, không nói được điều gì thỏa lòng bạn đọc, thì âu đây cũng là một nén mọn tâm nhang thắp lên cầu mong những linh hồn tội nghiệp như Quyên nơi chín suối được bình an vô sự.
Bình thường, nếu gặp duyên, thuận số thì một người như Quyên có thể tọa lạc chốn Niết Bàn, không còn gì để bàn. Một cô gái Hà thành xinh đẹp, học Đại học Văn khoa Tổng họp với một ông chồng tên Dũng là tiến sĩ khoa học. Oách! Rất oách nữa là khác. Nhiều người mơ chẳng được. Vậy mà, không chỉ có Quyên và Dũng mà còn cả Hùng, Phi, Minh,... một lũ người có học hành hẳn hoi và cả vô học nữa, bỗng chốc rời quê hương xứ sở kéo nhau ra đi như đàn kiến đàn mối, sang tận trời Âu chỉ để kiếm dăm ba đồng lẻ nơi đất khách quê người bợ đỡ cho cái “ông anh ruột” qua ngày. Nếu may mắn, dư dả tí chút, gửi về quê giúp gia đình. Quả là giấc mơ của những anh Chí Phèo thời hiện đại. Tuyệt vời. Trong cái dòng người tưởng như vô tận đó trên lộ trình đi tìm miền đất hứa, còn có cả Nguyễn Văn Thọ và Đỗ Ngọc Yên.
Chín năm hay chín kiếp đối với Quyên cũng là một. Người như Quyên không thể không lội qua chín kiếp trầm luân, chìm nổi để mà thành người. Nhưng, Quyên đã chỉ thành người ở phần hồn, khi cô gặp được Kumar và rồi thương thảo với mẹ mang lọ tro của “thằng khốn nạn” đã hiếp cô những ngày bị mắc kẹt nơi biên giới giữa Nga và Đức, có tên Hùng, cũng là một kỹ sư Lâm nghiệp, về chôn nơi góc vườn nhà mình. Còn phần xác, đi hết chín kiếp, Quyên bị băm vầm đến nát vụn. Cô cần phải qua tay nhiều thằng đàn ông như thế để tự phản tư ra một điều rằng, đã là người, nhất là bọn đàn ông không có thằng đếch nào tử tế cả, chẳng qua chúng nó chưa có cơ để đều cáng thôi. Dũng, chồng Quyên bày ra cái trò vượt biên từ Nga sang Đức, để rồi đẩy Quyên vào cảnh bị Hùng cưỡng hiếp giữa rừng biên. Như vậy, Dũng cũng khốn nạn không kém Hùng là bao, chỉ khác nhau hành vi khốn nạn mà thôi. Kết cục cuộc hôn phối nhơ nhớp giữa Hùng và Quyên, mà cả hai đều ít ra cảm thấy bớt khổ hơn theo quan niệm của họ, là sự hiện hữu của Thanh Vân, một sinh linh vô tội.
Sau này, khi gặp lại Dũng, Quyên cứ đinh ninh tâm niệm rằng, hắn ít nhất cũng nhận ra cái sự “vì sao nên nỗi”. Nhưng “cuộc đời chó má” này đâu có như cô nghĩ, hay huyễn hoặc ra. Dũng kiên quyết từ chối vợ chỉ vì giọt máu trong bụng Quyên không phải là của hắn. Trong trường hợp này Thúy Kiều, dù sống cách chúng ta hàng thế kỷ, trong vòng vây của lễ giáo phong kiến ngặt nghèo hơn nhiều so với Quyên sống ở miền đất được mệnh danh là văn minh và dân chủ hơn, sau mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã sớm nhận ra sự đểu cáng của đàn ông, nên tỏ ra rất biết điều và thận trọng hơn khi gặp lại Kim Trọng, mặc dù lúc ấy trong bụng Kiều không hề có bất kỳ giọt máu nào của người khác, một vật chứng hiện hữu khởi sự cho mọi mối bất hòa trong quan hệ vợ chồng. Kim Trọng càng dang tay đón, thì Kiều càng phải lùi rất xa, không dám tới gần. Quyên không làm được điều đó nên cô đành phải nói lời chia tay vĩnh viễn với Dũng để rồi bước tiếp đến với những người đàn ông khác như Phi và Kumar.
Có thể nói về bản chất, ngay từ xuất phát điểm, người Việt Nam ta đều hèn mọn như nhau, có chăng chỉ khác ở hình thức biểu hiện của những cái hèn ấy, hoặc là do những nguyên nhân khách quan nào đó mà người khác chưa kịp nhận ra cái hèn của chúng ta. Cái hèn của người Việt Nam, nếu đứng ngoài biên giới nhìn thấy rất rõ. Đấy là một lợi thế và là mấu chốt tạo nên sự thành công của “Quyên”.
Sau giải phóng khoảng 10 năm, tức là vào cuối thập niên 80, hàng triệu người Việt Nam ngớ ra rằng, có hoà bình độc lập rồi, nhưng không có gì cho vào mồm cũng chết. Vậy là một cuộc đào tẩu mới được thiết lập và mang tên bằng mỹ từ “xuất khấu lao động” sang các nước Đông Âu, nơi đã đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc chiến chống Mỹ cách đấy chưa lâu, với hy vọng rằng họ sẽ cưu mang cho hàng triệu cái dạ dày rỗng tuếch được đem đến từ một xứ sở anh hùng. Trong cuộc đào tẩu ấy, tôi và anh Thọ là người trong cuộc, nên không lạ gì cái cảnh biến mỗi thằng người nhỏ bé nhất thế giới như chúng tôi bỗng chốc thành những hình nộm to kếch xù di động qua cửa hải quan, chỉ vì phải mặc hai, ba, hoặc bốn, năm bộ quần áo to nhỏ khác nhau vào người, để trốn thuế, mang sang Âu bán kiếm mấy đồng chênh lệch giá. Tôi và anh Thọ đều là lính pháo binh cả. Với tư cách pháo thủ, chúng tôi là những người anh hùng của một binh chủng anh hùng, một dân tộc anh hùng. Nhưng khi theo đoàn người đào tấu, chúng tôi vô tình là những tội đồ, vì dù chẳng ý thức, những người như chúng tôi đã mang theo cả cái đói nghèo, nhơ nhớp, cái hèn mọn của người Việt Nam gieo giác lên xứ sở của người khác, Đông Âu, những mong hoàn thành nốt sứ mệnh mà anh Chí làng Vũ Đại đã khoác lên vai cho hậu thế gần nửa thế kỷ nay, khi bằng bất cứ giá nào chúng tôi phải biến tiền thành hàng hoá mà gửi về làng.
Sau những tháng ngày trên chiến trường, sự khốc liệt của cuộc chiến đã vắt hết sinh lực của chúng tôi, nên dường như tất cả đã kiệt sức. Không thể có, nói đúng hơn là không biết và không thể làm ra bất cứ thứ gì để ăn. Phương cách tồn tại duy nhất thời bấy giờ đối với những người như chúng tôi là chỉ còn biết mang biển hiệu anh hùng sang Đông Âu ăn vạ. Từ một cuộc đào tẩu vĩ đại chuyển thành một cuộc ăn vạ khổng lồ. Trớ trêu thay là không ít người trong cuộc lúc ấy, kể cả có học và vô học như đám Dũng, Quyên, Hùng, Phi, Minh,... và cả chúng tôi nữa đều nuôi giấc mộng vàng đổi đời từ mấy cái bàn là, nồi áp suất, moay so, xe đạp, phụ tùng máy móc nhỏ, đường, sữa,... của nước sở tại gửi về cho gia đình, người thân ở Việt Nam.
II. Bán mình cho quỉ hay là tự trở thành quỉ
Thế là một cuộc chiến giữa quân ta và quân mình, ta và bạn ta, con đực và con cái, giữa thằng người và lũ súc sinh bắt đầu.
Kể ra cũng vui đáo để. Nhưng có lẽ ít ai là người trong cuộc hiểu ra một điều hết sức đơn giản là trong cuộc chiến ấy, chẳng có thắng, chẳng có thua về mặt thế trận và binh lực, mà chỉ có sự tha hóa về nhân cách. Không tha hóa sao được. Chúng ta hãy nhìn vào Hùng, một kỹ sư lâm nghiệp với vài chầu bia cho bọn tổ chức rồi nhót sang Nga, không phải để “xuất khẩu lao động’ mà để đi “mục sở thị” cô vợ yêu dấu đang bán mình cho kẻ khác ở nơi cuối trời xa. Sang đến nơi, Hùng tận mắt nhìn thấy cảnh con đực và con cái đang làm tình với nhau. Bất lực. Thế là hắn, anh kỹ sư lâm nghiệp quyết định làm một cuộc đào tấu cá nhân bất đắc dĩ, xuyên qua lớp ken dày đặc của luật pháp và cảnh sát Đông Âu, xuyên thủng bầy kiến bầy mối “xuất khẩu lao động’, hắn tự biến mình trở thành một người rừng Tazzan, hay đúng hơn là một con thú hoang giữa miền biên cương quanh năm suốt tháng chỉ có tuyết và tuyết. Hắn quyết định trả thù. Trả thù ai và phương cách trả thù thế nào, hắn đâu có biết. Chỉ biết là trả thù. Người vợ yêu quí mà hắn đã ngu lâu đem đổi lấy mấy cái bàn là, moay so gì gì đấy ở mãi tận bên Liên Xô hay là gã đàn ông lạ hoắc đang làm cho vợ hán bớt đi cơn khát tình dục nơi xứ người hoặc là đồng loại, hắn cũng không biết nữa.
Quyên chỉ là con mồi béo bở mà số phận và cuộc đời đã đem dâng hiến cho hắn. Trong cơn khát trả thù và cả khát tình nữa, hắn không hiếp Quyên mới là chuyện lạ. Quyên có yêu hay không, hắn không càn biết. Khát thì uống, đói thì ăn. Đấy là bản năng sinh tồn của loài thú. Gần ba năm chui lủi nơi biên tái, bản tính CON của hắn lộ nguyên hình. Hùng chỉ thật sự khác con thú ở chỗ cuối cùng hán còn biết nghĩ là đưa Quyên đến một chỗ có điều kiện hơn để sinh nở. Trong cuộc mưu sinh cay đắng và nghiệt ngã này, Hùng còn giữ lại được tính NGƯỜI, dù chỉ là một chút thôi, đã là một cuộc cách mạng thật sự vĩ đại. Bởi lẽ những người như hắn, trong hoàn cảnh ấy thì tồn tại chủ yếu bằng tính CON, còn tính NGƯỜI, là một cái gì đó hết sức phù phiếm và xa xỉ.
Với Quyên thì khác, cô như sinh ra để mà xinh đẹp và được học hành tử tế. Âu đấy không biết có phải là điềm báo trước cho hành trình tìm lại ý nghĩa đích thực và bản chất cuộc đời của Quyên? Cái nghiệt ngã của qui luật muôn đời mà tiên sinh họ Nguyễn đã nói từ hơn thế kỷ, nay như một triết lý nhân sinh: “tài mệnh tương đỗ” và ở đoạn kết của Truyện Kiều, thi sĩ đã buông mấy cấy câu như là sự tổng kết qui luật ấy:... “Bắt phong trần phải phong trần! Cho thanh cao mới được phần thanh cao! Có đâu thiên vị người nào/ Chữ tài chứ mệnh dồi dào cả hai/ Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần/ Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa/ Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài...”. Vâng, đúng là như vậy, thưa Tiên sinh họ Nguyễn! Nhưng công bằng mà nói, nếu một người như Quyên sinh ra chỉ để cho thói đố kỵ, lòng ganh ghét nhỏ nhen của một gã đàn ông như Dũng chiếm hữu vĩnh viễn thì tạo hóa thật sự bất công và thần Phật chác là ngủ quên trên các trang kinh kệ, nên chẳng có thời gian đoái hoài đến phận chúng sinh.
Thế là, dù vô tính hay cố ý Quyên trở thành một “Thượng tọa thích đủ thứ’ một cách bất đắc dĩ: Sắc đẹp, tài trí, tình dục, tự do, giàu có, con cái, gia đình, nhân phẩm, bầu bạn. Chín nhịp cầu treo lơ lửng ở cõi hư vô như là chín kiếp tiền định bắt những người như Quyên phải bước qua trước khi thành chính quả. Có lẽ số Quyên sinh ra để tục lụy hóa triết lý luân hồi, nhân quả của đạo Phật. Bởi lẽ, ngay cả khi Quyên đã vượt qua chín suối trong cái bể trầm luân cuộc đời và có đủ những thứ mà cô cần, biết đâu, còn những cái khác Quyên cần mà chưa hiện hữu. Thật cũng chẳng khác là bao số phận của những “thợ khách” ở thị trường lao động bát nháo Đông Âu trước đây và toàn thế giới hôm nay, khi cái dạ dày hữu hạn căng tròn rồi thì họ sẽ cần gì, dù chỉ là một khoảnh khắc ít ỏi của chú trâu no cỏ, lim rim mắt ngắm trời thu.
Quả Phật dạy chẳng có sai: người ta khổ vì lục tặc. Nếu ai cũng biết dừng lại ở một giới hạn nào đó và ở một vài “tặc” thôi thì đất trời này đâu đến nỗi đảo điên như thế này. Trớ trêu là, nếu những người như cô gái Hà thành tên Quyên kia, chỉ thích vài thứ thôi thì đám người mê văn chương kia lấy đây ra “Quyên” để đọc và chắc là anh Thọ cũng không đến nỗi phải mất hơn hai năm ăn không ngon, ngủ không yên chỉ vì một người đàn bà “thích đủ thứ” Quyên.
III. Cái lý của người đọc
Có lẽ không ít bạn đọc băn khoăn, tại sao một người như Quyên lại có thể sống chung một cách yên bình và hạnh phúc, dù có nhỏ nhoi đến mấy với một anh chàng người Sri Lanca lạ hoắc có tên là Kumar. Điều ấy hoàn toàn có lý. Nhưng xin thưa, nếu những nhân vật như Quyên, Dũng, Phi, Minh,... đều có nguồn cơn từ một nguyên mẫu nào đó nên tính xác thực của những chi tiết mô tả về họ không quá khó để kiểm chứng, thì Kumar dù có hay không có một nguyên mẫu, sự xuất hiện của anh ta, chứ không phải một người Việt hay người Đức nào khác, là một nhân vật được tác giả cố ý tạo dựng trong hệ thống nhân vật tiểu thuyết đầy ấn ý. Đối với những tác phẩm thuộc loại hư cấu như tiểu thuyết hoàn toàn được phép. Kumar mang sứ mệnh của một người “bảo trợ tinh thăn”, nhằm giải mã bí mật cơ bản nhất của câu chuyện Quyên. Sự xuất hiện của anh ta là một thủ pháp nghệ thuật thật sự cao tay của tác giả nhầm nhấn mạnh, tô đậm và bổ sung thêm để hoàn thiện tính cách của nhân vật chính Quyên. Nếu phía bên kia gồm một lũ súc sinh được sinh ra như là để cắn xé xác thịt, vặt đến cái lông cuối cùng trên cơ thể một cô gái xinh đẹp, Hà Nội gốc, học hành hẳn hoi, nhưng hãy còn ngây thơ và trong sáng đến mức thánh thiện như Quyên, thì Kumar như được sinh ra để làm một “đăng cứu thể’ những mong giữ lại phần hồn của cô gái Hà thành này.
Những đám “thợ khách”, mà một bộ phận không nhỏ, thuộc hạng phàm phu tục tử, chỉ oai phong lẫm liệt trong lúc thắng trận, hay khi khua chiêng gõ trống để đào tẩu, như là một sự chạy chốn khỏi những cuộc biểu tình kéo dài của những cái dạ dày rỗng tuếch. Họ đã biến cuộc đào tẩu vĩ đại đó thành ngày hội của cả dân tộc, trong nước và ở khắp lục địa Đông Âu thời bấy giờ, kéo dài trong nhiều năm. Hẳn ai từng có những ngày sống trong không khí ấy hoặc là người trực tiếp tham gia vào “Lễ hội đào tẩu” ấy thì mới thấy, hội thi đấu bò tót ở Tây Ban Nha còn thua kém vài bậc. Đám “thợ khách” kia, khi đem bất cứ cái gì và bằng mọi giá để đánh đổi lấy vài đồng tiền lẻ và chút hàng hóa gửi về quê nuôi vợ con, người thân, thì làm sao biết đâu là giá trị đích thực của con người, cuộc đời, đâu là văn hóa gốc, đâu là văn hóa ngoại lai, ngoài những thứ có thể tọng vào cổ họng, qua cửa mồm rộng toang hoác hay là những thùng hàng second hand gửi về Việt Nam cho gia đình. Nên thế họ mới cần và phải chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau như vừa đi trẩy hội, vừa đi ăn cướp theo kiểu bầy thú hoang khi phát hiện thấy con mồi ở tận cuối trời Âu. Càng chen lấn, dẫm đạp lên nhau bao nhiêu thì tính người ở họ càng mất đi bấy nhiêu. Cuộc vật lộn sinh tồn, bản năng vô cùng ồn ã, hỗn loạn mang tính bầy đàn rõ rệt nhất trong lịch sử một dân tộc, mà lúc nào cũng đấm ngực thình thịch khoe với thiên hạ là mình có đầy bản sác văn hóa, ở đây được đấy tới tận cùng bằng cách nhe hết nanh vuốt ra để hăm dọa đối phương. Đây là một cuộc chiến thực sự, nhưng không có vũ khí nóng, không có chỉ huy, không có biên chế quân số, không có chiến lược, mà chỉ có chiến thuật và chiến dịch, không có mục tiêu cao cả nào ngoài việc nhắm đến những cái dạ dày cả ở trong và ngoài nước. Họ đào tẩu bằng cái cách rũ bỏ tất cả những nét tốt đẹp, tinh túy nhất của văn hoá gốc, cái vốn chỉ được sinh ra và phát triển bên trong hàng rào tre thôn dã, để mang theo độc cái dạ dày, mà khi ở trong nước họ chỉ còn một cách duy nhất là hàng ngày đem mình ra nhắm với chính mình. Cứ như thế, những con người này, thừa tinh thần bầy đàn, phường nhóm và băng đảng, nhưng lại hoàn toàn thiếu váng sự cố kết cộng đồng, chưa bao giờ có mảy may một chút căn cơ nào gọi là văn hóa của một dân tộc, vốn là cái mà khi gặp hoạn nạn, lâm cảnh khó khăn, thiên tai hay giặc giã, người ta cần co cụm lại, bấu víu lấy nó, biến thành một khối đại đoàn kết tạo nên sức mạnh lớn lao trong cuộc chiến chống lại các loại kẻ thù. Và hơn thế, bằng nó và qua nó, con người cảm thấy càn phải sống gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, cần nhau hơn. Cái căn cơ văn hóa ấy là hồn cốt của mỗi người, của cả cộng đồng và dân tộc, nếu có thể nói như vậy. Nhưng dường như nó lại chỉ sinh ra và tồn tại khi những người “thợ khách” còn đang lấp ló bên trong lũy tre làng với bao tập tục, thói quen tốt xấu đan xen lẫn lộn, làm cho con người càn phải níu kéo nhau lại trước họa thiên tai, giặc giã, bệnh tật hay thú giữ. Cái căn cơ văn hóa ấy bị “tuột xích” nằm lại sau lưng, khi đám “thợ khách” xé rào, vượt qua lũy tre đến những những miền trời Âu xa ngái là điều khó có thể tránh khỏi.
IV. “Lễ hội đào tẩu” độc đáo nhất của văn hóa Việt
Nói là lễ hội độc đáo nhất của văn hóa Việt, vì trong lễ hội này, đám “thợ khách” Việt ở các nước Đông Âu cách đây vài chục năm không những đã không trình diễn những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, mà ta thường thấy ở các lễ hội trong nước, lại còn trình diễn những màn “ăn thịt” lẫn nhau của người Việt, hay là những pha trỗi dậy đến điên cuồng nhầm thỏa mãn bản năng tình dục của người Việt khi họ ở bên kia biên giới. Lễ hội ấy, những người ở trong nước chưa bao giờ được chứng kiến. Cũng vì lẽ đó, “Lễ hội đào tẩu” trở nên độc đáo nhất của văn hóa Việt.
Không rõ ngành văn hóa nước ta đã ghi tên, xếp hạng “Lễ hội đào tẩu” vào danh sách các “lễ hội đặc sắc” nhất của Việt Nam cần được bảo vệ khẩn cấp chưa? Nếu chưa, có nguy cơ làm mất đi một “đạc sản văn hóa Việt” như chơi. Mai ngày, các lớp con cháu sẽ hỏi tại sao có một “lễ hội độc đáo” vào loại bậc nhất quốc gia, khu vực và thế giới như vậy, mà cha ông chúng không tìm cách bảo tồn và phát huy giá trị. Nếu không làm được thì nhờ các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là người Đông Âu đến tư vấn cho UNESCO để họ tìm cách bảo tồn và gìn giữ hộ. Tôi tin rằng đám “thợ khách” Đông Âu cách đây vài chục năm, hôm nay họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để thuê chuyên gia giúp ngành văn hóa nước nhà làm việc ấy. Tuyệt. Đây là một ý tưởng hoàn toàn mới lạ. Những cái dạ dày của đám “thợ khách” giờ đây đã căng tròn, hệt như đàn trâu no cỏ thích nằm lim rim mát ngắm trời thu hòa bình.
Tôi đã từng chứng kiến đám “thợ khách” dồn sức, cụm đàu, gồng mình lên để đập vỡ đầu bọn người Thổ, lũ đầu trọc người Đức gọi là Néo Fascism (bọn Phát xít mới) trong các phiên chợ bán hàng tạp hóa, đặc biệt là các điểm đổi tiền từ East Maxk sang West Maxk và từ West Maxk sang Dollars trung tâm Berlin, thủ đô Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), vào cái thời tranh tối tranh sáng những năm cuối 80 đầu 90 thế kỷ trước, chỉ vì một vài xu lợi nhuận. Nhiều người mới sang Đông Âu du lịch hay đi công tác, học tập gì đó đã hết lời khen ngợi hành vi dũng cảm của “quân ta”, “người Việt”, dám chống trả lại bọn nước ngoài. Nhưng họ đã nhầm toàn phàn, vì đây không phải là cuộc kháng chiến chống Pháp hay chống Mỹ cứu nước trước đây mà tự hào. Làm gì có cái gọi là “quân ta”, hay “người Việt” nào ở đây. Chẳng qua đấy là cuộc hỗn chiến sinh tồn giữa đám “thợ khách” da vàng mang quốc tịch Việt Nam và người Thổ hay sự đố kỵ sắc tộc giữa bọn da vàng ăn xin với lũ Néo Fascism bản xứ mà thôi. Đây cũng chính là sự dồn tới sát chân tường cuộc sống, phó mặc cho bản năng phá hủy toàn bộ văn hoá gốc Việt, mà ở cuốn tiểu thuyết “Quyên”, trong các chương I và II, đã dựng lên một cách cô đặc, khéo léo, thông qua nhân vật Hùng đầy dục tính và Quyên như là một đối trọng cố gắng chống lại bản năng, dục tính đó.
Nhưng đến lượt giữa các đám “thợ khách” người Việt với nhau thì sao? Trong cuộc vật lộn mưu sinh này cũng khốc liệt không kém, thậm chí còn đầu rơi, máu chảy đầm đìa nữa là khác. Vậy nên, có những trường hợp chỉ vì vài đồng xu lẻ mà giữa những người Việt phải thanh toán nhau bằng cách đổi mạng, thì đâu còn là sự anh hùng của “quân ta” hay của “người Việt” nữa, mà đích thị đây chỉ là sự hỗn binh của những cái dạ dày mang thương hiệu MADE IN VIETNAM, mà thôi.
V. “Đấng cứu thế” có tên Kumar
Sở dĩ tôi phải nói rõ ngọn nguồn lạch sông như vậy để quí độc giả hiểu vì sao cùng với một lũ “thợ khách” người Việt, lại vẫn cần phải có một kẻ lạ hoắc Kumar người Sri Lanca ở bên Quyên cho đến khi cô mang được lọ tro của “thằng khốn nạn” Hùng về Việt Nam, mà anh ta vẫn còn phải đi tìm hai mẹ con cô. Có lẽ, nếu không có anh chàng lạ hoắc Kumar, thì chắc gì hai mẹ con Quyên đã sống nổi đến ngày mang được lọ tro của bố Thanh Vân về bà ngoại. Sống giữa bầy dã thú như vậy, nếu không có một người có tâm đến từ cái nôi sản sinh ra đạo Phật như Kumar, thì Quyên sẽ không còn là Quyên nữa, mà sớm muộn, dù muốn hay không cô cũng hoặc là phải biến mình thành con thú cái nếu muốn tồn tại, hoặc chỉ là một miếng mồi béo bở cho lũ thú đực rình rập và săn đón sau khi những cái dạ dày của chúng tạm thời yên tâm rồi đi tìm lạc thú từ hơi hướng của con cái. Đấy là quy luật muôn đời của con người và điều này rất dễ nhận thấy đám “thợ khách” người Việt tại Đông Âu hơn hai mươi năm về trước, khi họ đã từ bỏ gia đình, họ hàng, người thân di trú đến một nơi xa lạ. Nếu con người sống ngoài vòng cương tỏa của đức tin tôn giáo, đạo đức và văn hóa gốc thì nó chỉ là một con thú hoang không hơn, không kém.
Trong đám hỗn mang kia, Kumar tỏ ra là người nhất và nhờ có anh ta mà Quyên trở lại vẻ đẹp nguyên thuỷ, đã không bị biến thành một con thú cái. Điều làm ta đáng suy ngẫm không phải là sự cục cằn, thô lỗ trong những cuộc tranh cướp con mồi của loài thú, hay sự thỏa mãn bản năng tình dục của lũ thú mang khuôn mặt người kia, mà chính là sự cảm hóa từ tẩm lòng vị tha, từ đức tin giáo hóa theo tinh thần của đạo Phật ở Kumar đối với hai mẹ con Quyên. Dù không tồn tại như một lực lượng vật chất, nhưng những tình cảm mà Kumar dành cho mẹ con Quyên thực sự là một nguồn suối mát vô tận tưới lên hai tâm hồn trong sáng và tội nghiệp ấy. Dường như chỉ có Kumar mới cảm nhận được điều ấy, vì anh ta mang trong mình dòng máu Phật: sự giác ngộ thực sự đòi hỏi của Phật tính. Mọi việc làm của anh ta dành cho mẹ con Quyên dường như chỉ để cảm hóa và cứu vớt những linh hồn tội lỗi mà bằng vô thức Đức Phật đã ký thác vào bản thể của anh ta từ lúc nào không hay biết. Tác giả thật có lí khi cho Kumar xuất hiện và thực hiện các hành vi của mình. Sự sáng tạo ra hình tượng Kumar để cài vào hệ thống nhân vật là những “thợ khách’' Việt, sẽ có một ý nghĩa hết sức sâu sắc, nếu chúng ta truy nguyên nguồn gốc Phật giáo. Tôn giáo này được khởi xuất từ các nước Nam á như India, Sri Lanka hay Bangladesh,... Cũng từ đó, độc giả có quyền suy ngẫm về sự giác ngộ thực sự theo tinh thần Phật giáo của chúng sinh. Có thể nói một cách chác chắn rằng, bất cứ ai, dòng họ hay cộng đồng, dân tộc nào tự đánh mất bản thể văn hóa gốc của mình thì sớm muộn cũng sẽ bị tan rã, bị tha hóa, hoặc bị các dục vọng hèn mọn khác của thế giới vật chất và bản năng thú vật lôi kéo đi một cách vô thức. Điều này hoàn toàn xác tín khi chúng ta soi vào đám “thợ khách” trong tiểu thuyết “Quyên” của Nguyễn Văn Thọ. Đám “thợ khách” ở đây không muốn hay không thể mang theo văn hóa gốc Việt ra với thế giới, thì ngoài những cái dạ dày teo tóp và bản năng tính dục, họ còn có gì để mang theo nữa đâu. F. Engel rất có lý khi trong tác phẩm nổi tiếng: “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước”, ông cho rằng: Một dân tộc có thể chưa mạnh về kinh tế, nhưng nếu đánh mất bản sắc văn hóa thì dân tộc sẽ chẳng còn gì nữa.
Đến lượt mình, Quyên trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Kumar, bởi lẽ trong Quyên thấp thoáng đâu đó vẫn còn có một chút dù rất nhỏ nhoi và ít ỏi căn cơ văn hóa Việt. Minh chứng là “thằng khốn nạn” Hùng, người đã từng hiếp cô như một con thú hoang trong cơn nguy biến nhất của cuộc đời Quyên, thế nhưng vẫn được cô mang lọ tro đựng xác hắn về chôn cất cẩn thận nơi góc vườn nhà mẹ đẻ. Đấy là biểu hiện tinh thần “hỉ xả”, thái độ tha thứ của Đức Phật. Giả định như nếu không có Quyên trên đời này và Kumar không gặp được mẹ con cô ấy, thì biết đâu Kumar cũng không có cơ may để đem đức từ bi hỉ xả của Phật ra cứu rỗi những cuộc đời bất hạnh, tủi nhục như mẹ con Quyên. Dường như từ tiền định những cuộc đời như Kumar và Quyên phải gặp và gắn bó với nhau để cuộc đời này còn có gì đó khiến người ta đáng tin, đáng yêu và đáng sống hơn. Đấy là một trong sự sáng tạo hệ thống nhân vật thành công nhất của “Quyên” không còn chối cãi vào đâu được. Đấy còn là thông điệp mà nhà văn Nguyễn Văn Thọ muốn gửi đến công chúng văn chương của mình.
27/S/2010 Đ.N.Y

*

Tác phẩm "Quyên"
Việt Văn
(LĐCT) - Chọn đúng ngày Cá tháng Tư (1.4) để trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay "Quyên" (NXB Hội nhà Văn, 2009, 444tr), nhà văn Nguyễn Văn Thọ không hề đùa vui mà muốn bộc bạch con người mình, bút lực mình.
Bởi dù đã có tiếng vang ở một số truyện ngắn, thì việc dấn thân và thử thách ở thể loại tiểu thuyết có thể coi là sự dũng cảm, bởi lẽ không ít nhà văn nổi tiếng viết truyện ngắn đã phải trả giá khi muốn "nâng hạng cân"này!
"Quyên" - không sa vào trường họp "truyện ngắn nối dài" như một số người vội lo cho Nguyễn Văn Thọ. Mà nó được triển khai khéo, mạch đi rất nhuyễn, các chương đoạn đều móc nối nhịp nhàng. Tiết tấu truyện nhanh và cuốn hút dù kết cấu, bố cục tiểu thuyết theo lối truyền thống. Những câu văn giàu hình ảnh, mang tính tượng hình, lúc khá dữ dội, quyết liệt, khi cần cũng biết chau chuốt, lãng mạn.
Vì thế "Quyên" rất đậm chất cinema. Nhà văn thích tả cảnh qua tâm trạng nhân vật, và thực tế gần như đã giúp ông đấy sự kịch tính lên cao hơn (nói "gần như" vì có đoạn ông đưa cảnh vào không càn thiết lắm!)
Vượt lên trên tất cả là số phận của nhân vật chính Quyên, mà có người gán cho là thân phận người đàn bà Việt xa xứ. Tôi không nghĩ thế. Thật ra Quyên cũng chẳng đại diện nào cho người đàn bà Việt xa xứ nào cả mà cô như một vẻ đẹp thiên thần. Một vẻ đẹp trọn vẹn cả về hình thể lẫn tâm hồn, biết lắng nghe, biết rộng lòng, và đặc biệt là chung thuỷ, không nói dối.
Quyên là một nhân vật có sự phát triển rất rõ về tính cách sau những cơn "bão tuyết", không cam chịu số phận. Sau lần tự tử được Kumar cứu sống, cô sinh con và sức mạnh kỳ diệu của một người mẹ đã giúp cô lựa chọn một thái độ sống đầy dũng cảm. Từ chối tình yêu của Phi, và sẵn sàng "cho một lần yêu" như trả ơn, dám bước qua thói rụt rè xấu hổ cố hữu của văn hoá á Đông tỏ tình với Kumar, rồi sau bay đi Hung để cho con nhìn mặt cha đẻ làn cuối...
Quyên là một người đàn bà mà tác giả đã dồn yêu thương và cả những mơ ước của chính mình.
Trong số những nhân vật chính, làm nên những sự kiện bước ngoặt trong đời Quyên, nhân vật Hùng - một tay giang hồ chuyên đưa người vượt biên và buôn thuốc lậu - được chú ý xây dựng từ đầu và rất mạnh về tính cách. Tuy nhiên về cuối lại bị mờ nhạt đi và hình ảnh của anh thông qua lời kể của những người khác - không phải là cách hay nhất.
Một nhân vật mà tôi đặc biệt có thiện cảm là Phi với các hỗn danh Phi "bẩn", Phi "tẩn" và Phi "nhà thơ" sau rốt. Con người này mang những sự hèn yếu của một dạng đàn ông, tốt mà nhu nhược, sau dù có khá lên nhiều thì vẫn là bản thể đó, không thể làm nên việc lớn.
Cùng với những Minh, Huệ, Thị, Y... họ đã dựng lên được không khí của 'Tầng Việt" sống ở Đức, với đầy ăm ắp những ái, ố, hỷ, nộ - kết quả vốn sống đậm đặc của những năm tháng mưu sinh bên xứ người của chính tác giả.
Đó là nỗi đau của chính người trong cuộc phũ phàng nhận ra, mỗi người tha hương đều phải trả giá để đổi lấy những đồng ngoại tệ mạnh "kẻ thì cho đi hạnh phúc vốn mong manh, nhận lấy những điều còn chắp vá, mong manh hơn; kẻ thì trả giá vì sự thiếu hiểu biết, hổng về trăm ngàn kỹ năng sống cần có như xứ lạ, tỷ như sự hiểu biết về luật pháp, văn hoá, khí hậu...".
Cuộc sống như những trận bão tuyết trắng xoá cuốn người ta lao vào vòng xoáy của mưu sinh để rồi bao vết thương thể xác và tinh thần, người ta mới cần những phút giây tĩnh lặng để nhìn lại bản lai diện mục của mình, để rộng lòng và bao dung hơn với những người xung quanh khác. Xét đến cùng đó cũng là một cách sống "thiền" biết tận hưởng trọn vẹn giây phút hiện có.
Là tiểu thuyết đầu tay, nên tác giả đôi khi còn thể hiện sự nóng vội của mình khi "nói thay" nhân vật ở một số trường họp rõ nét, ở một số câu văn "bực dọc" không đáng có, cũng như nói về những suy ngẫm, triết lý cuộc đời không phải lúc nào cũng thú vị.
Nhưng chất nhân văn của tác phẩm là rõ, tình yêu của nhân vật - cũng là tác giả - với cuộc sống là mãnh liệt. Khát khao hàn gắn mọi vết thương, mơ về một hạnh phúc bình yên là có thật. Vì thế "Quyên" đáng đọc!

*

Những tiết lộ quanh Quyên:
Con người sống và chết Vô tăm tích của Nguyễn văn thọ
Tới năm nay, tôi đã sống ở Đức tròn 22 năm. Hai hai năm phiêu bạt, tôi gặp bao phận người phiêu dạt. Họ như lau sậy, như loài chim di lênh đênh, ngụp lặn giữa đại dương miếng cơm manh áo và, chính họ đã trao cho tôi cuốn tiểu thuyết Quyên.
Khoảng đầu thập kỉ 90, cạnh thành phố tôi ở, có đám tang một cô gái Việt. Đám tang leo pheo dăm bẩy người Việt, hai ba người Đức. Một đám tang không nước mắt, không người thân. Xác được đốt ra tro bụi. Tôi biết cô gái ấy từ thời Đông Đức. Nguyên là công nhân trong đội V.N ở nhà máy ô tô IFA. Cô gái gầy, mỏng như lá lúa. Nhiều cô gái Việt xinh đẹp, ở lại Đức sau khi bức tường đổ, rất dễ có bạn trai Việt. Riêng cô, vì gầy quá chả ai yêu chăng? Buôn bán ở Đức cần có bạn, có hội có thuyền. Một thân một mình, không kham nổi việc buôn bán quần áo rong, bán thuốc lá cũng ít khách. Trước khi nhà máy tan, trời cho cô cơ may. Có anh bạn Đức cùng tổ sản xuất thương yêu cô và họ cưới nhau. Rồi nhà máy ô tô tan. Người chồng thất nghiệp, một năm vô công rỗi nghề, sinh ra nát rượu. Lúc say quá, hắn đánh cô, có bữa tím cả mặt mày. Bỏ chồng, cô quay về khu tập thể với cộng đồng, song vẫn vò võ một mình. Khi có việc sang bên đó, tôi thấy cô đã gầy lại gầy hơn, mỏng lại mảnh hơn. Đi lại cứ phơ phất, y như cái bóng chập chờn vô hồn. Nhập nhoạng đêm mới thấy cô lướt ra bếp tập thể, nấu gì rất nhanh rồi lại biến mất sau tẩm cửa phòng. Đùng một đêm, cô thắt cổ. Ba bốn ngày sau, đồng hương mới phát hiện ra, xác đã bén mùi. Kiểm tiền cô gửi nhà băng, còn dư hơn 5000 D.m. Vậy cô không thiếu tiền. Hỏi ra, cô chẳng còn người thân ở Việt Nam. ở Đức lại cô độc giữa đồng bào của mình, không chồng, không con, bè bạn và không công việc. Tro cô cho vào hũ sành không rõ sẽ gửi vào nhà thờ hay vùi ở nghĩa trang thành phố. Nếu ở nhà thờ còn đỡ chứ ở nghĩa trang sau 30 năm sẽ vô tăm tích. Đấy là luật cải táng nếu thân chủ không mua đất táng vô hạn. Ai lo và ai có tiền làm việc ấy? Tổ chức dân sinh xã hội của Đức thường chỉ cho tiền mua đất táng giới hạn, nếu hội đoàn VN tại nơi cô ở có đơn trình.
Những quan hệ của người Việt ở Đức và ứng xử của họ trong đời sống đâu đâu cũng như một cái làng Việt bê sang Đức. Kể cả khi còn là đội lao động thời D.D.R. tới khi nước Đức thống nhất, thì cộng đồng VN vẫn sống khép kín với bao nhiêu lề thói khác lạ, làm người Đức khó chịu và nội bộ nặng tinh thần cục bộ, địa phương, nhóm băng, mạnh ai nấy sống, thiếu cái xuyên xuốt tính dân tộc. Những điều ấy làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tội phạm của chính người Việt gây ra với nhau, sự tàn nhẫn bể máu cũng gia tăng khi làn sóng người Việt từ khối Đông Âu òa sang Đức kiếm sống. Một trong nền tảng văn hóa gốc của người Việt là gia đình cũng đổ vỡ. Tôi thường tự hỏi vì sao tới 90 phần trăm gia đình VN tan nát trong cuộc di dân này. Kể cả một số anh chị em sau dăm năm làm ăn Cộng hòa liên bang Đức, có tiền của, đón vợ, chồng con cái sang, cũng vẫn dẫn tới cơm chả lành, canh chả ngọt.
Năm ấy, tôi có đứa cháu họ gần, từ Nga vượt biên sang Đức. Cháu kể cho tôi bao nhiêu chuyện, khi nó vì mưu sống cũng từng làm kẻ đưa đường. Trong các chuyện của cháu, có một câu chuyện rất tàn nhẫn, thương tâm, kể về trường họp một anh chồng muốn bảo vệ vợ, bị đám thú người giết băm xác làm mấy mảnh. Bọn tội phạm đã giết chồng, hiếp vợ để dung dọa cả đám người đồng bào chúng. Cuộc đời của một số người Việt, do hoàn cảnh bị đẩy tới tận chân tường, sống giữa rừng, không có luật pháp, chỉ có luật rừng, đã phát huy hết sức mạnh bản năng để tồn tại. Và điều ấy, đẩy họ tới nhiều tội ác với chính đồng bào mình. Một con người sinh ra bất luận là tộc chủng nào, nhu cầu bản năng là càn ăn, mặc và tình dục; sau đó là các sở cầu khác thuộc sự tiến hóa, như tìm hiểu khách quan, quan hệ cộng đồng, thụ hưởng văn hóa, hay sáng tạo ở các lĩnh vực, nhằm trao đổi giữa cộng đồng, làm giầu hơn cuộc sống của chính họ và cộng đồng. Điều thứ hai này xác lập mặt Người, không chỉ phụ thuộc vào tư chất mà phụ thuộc vào môi trường hoàn cảnh tiến bộ mức nào của xã hội. Cuối cùng khi đã đạt được gì đó, con người ta luôn có xu hướng xác lập vị trí của họ xã hội- xác lập Cái Tôi. Thực ra đây chỉ là quay lại cái xuất phát ban đầu, câu hỏi ban đầu của con người khi còn là đứa trẻ vô thức, đã bắt đầu hỏi cha mẹ: Con sinh ra ở đâu? (sinh ra như thế nào?) Những sự xác lập như: Tôi sinh ra đâu, nguồn gốc và vị trí thế nào cộng đồng, là cái chung nhất của Con Người, dù gốc gác tộc chủng khác nhau. Như vậy, cuộc đời của cô gái kia, bị đẩy tới cô độc, cuộc sống khi mất hết ý nghĩa, lí thú sẽ dẫn tới tự tử - một cái chết Vô tăm tích. Đám người đưa đường vượt biên rừng, từ chối hành lang tiến hóa, từ chối cả việc xác lập Cái tôi trong xã hội, hoàn toàn chỉ quay về bản năng, thì tội ác đến không cùng và cũng là một thứ sông mà vô tăm tích.
Đầu thập kỉ 90, tại Teltow, nơi tôi ở có Trại tị nạn. Gọi là Tị nạn chính trị song thực chất hầu hết người Việt tới Đức đều do miếng cơm manh áo. Một cô gái Việt trong trại hay ra chỗ tôi bán hàng để trò chuyện. Cô tên Oanh, người Hà Nội gốc. Gia đình thuộc dòng họ có nghề may Comle rất nổi tiếng ở Hà Nội. Sau, vợ tôi thân, hỏi chồng đâu? Cô chỉ lau nước mắt. Thì ra, vợ chồng cô sang xuất khấu lao động ở Nga; rồi nước Nga Xô Viết tan rã, hỗn loạn, cô theo chồng chạy sang Đức. Là một người rất tần tảo, Oanh lao động, bán thêm mì, linh tinh mục ở Hop bên Nga, nên khi chạy sang Đức dắt theo ít lưng vốn. Luật Tị nạn không cho phép vợ chồng Oanh kinh doanh. Muốn làm giầu nhanh, chồng lao vào cờ bạc. Vậy là gia đình sứt mẻ, khi sa xót cho những đồng bạc chắt chiu từ Nga, Oanh phản ứng, cô bị chồng bạc đãi, đánh đập. Một người Sri Lanka thấy thế bất bình, can dự vào việc gia đình Oanh, che chắn cho “Trong một lần Cô gái Việt bé gầy bị đánh đập tàn nhẫn“ Vài tháng sau, Oanh dẫn anh bạn Sri Lanka ấy ra gặp tôi. Anh tên là Kumar. Kumar đen bóng. Tôi trêu: Mày ra đường nên thắp đèn, kẻo ô tô đâm phải. Kumar chỉ cười, hay cười, khoe răng đều trắng tinh. Tôi im lặng tới xấu hổ, khi nghe Kumar kể, em không thể hiểu được, sao người ta ở trại lại thờ ơ về việc này! cả các bạn Việt cùng quê với em Oanh.
Tôi đã viết truyện ngắn khá nhiều, nói về nhiều cảnh huống trớ trêu và vài nhân vật có tính điển hình trong đời sống tha hương của người Việt ở Đức, song toàn bộ vẫn chưa mang tải hết nhiều ứ đầy qua trải nhiệm về đời sống và văn hóa. Tôi suy nghĩ, dằn vặt. Bởi không chỉ là chuyện người ta, mà ngay chính tại gia đình thương yêu của tôi cũng rạn vỡ rồi tan nát. Dường như ở truyện và kí, sự vụn rời của thể ngắn chưa tạo một cái nhìn bao quát, một cái nhìn sâu sắc về con người và văn hóa Việt khi bứt ra khỏi cội rễ là tổ quốc, trong cuộc di dân không chỉ ở Đức. Khi trải nghiệm về văn hóa châu Âu và thế giới, đem ra so đọ với nhau, tôi thấy bật ra rất nhiều câu hỏi và tự đục nát Thế giới quan của mình. Những điều ấy liên tục chồng lên nhau suốt mấy chục năm. Và nó, phải chuyển tải bằng tiểu thuyết, chứ không phải là truyện ngắn hay tùy bút và bút kí. Mười năm, nhân vật Quyên cứ chờn vờn, lúc tỏ lúc mờ.
Mấy năm sau, Oanh và Kumar thân thiết rồi họ yêu nhau. Tôi và Kumar thân nhau. Anh rất giống người Việt, tóc đen, khuôn mặt Á châu, và tình cảm. Khác ở chỗ, da anh đen xẫm, tôi da vàng. Đôi khi Kumar nói tiếng vài câu Việt khá sõi. Khi ấy, tôi cứ nghĩ, anh là người Việt. Kumar thuộc một dòng họ lớn bên Sri Lanka. Lại sinh ra vùng đất mà đó đạo Phật có dòng minh triết với triết lí tự giác ngộ rất sâu sắc, bên cạnh các tôn giáo đa thần khác. Sự diễn giải của Kumar về đời sống rất giản dị, qua hành xử hàng ngày, về suy nghĩ, lòng nhân ái, vị tha, toát ra cái Tinh than cơ bản nhất của đạo Phật. Nó giải thích vì sao anh bênh Oanh, lại vì sao anh có thể yêu tới vô cùng và hy sinh rất nhiều cho Oanh, một cô gái nhiều bệnh tật, khi Kumar cường tráng đầy sinh lực. Và, nếu xét về khía cạnh tình yêu phải có tình dục, họ vênh nhau dễ dẫn tới thất bại. Thế mà suốt hơn 20 năm nay, kể cả lúc dông bão nhất, như túng thiếu, như bị cướp vào nhà lấy hết tiền bạc, như khi Oanh ốm kiệt quệ cả sinh lực, Kumar vẫn bên cô, yêu Oanh tới mức tôi chưa thấy một người Việt nào Đức khi yêu, có thể dám hy sinh như thế.
Năm ấy, nhân ngày sinh nhật tôi, Kumar đem tới một tượng đồng thẫm đen tạc đức Phật, nhỏ, cao chừng 13 phân. Gần như tượng Phật Tổ bên ta hay Trung Hoa song motip ở đế và tay hơi khác. Tôi thắp hương lạy Đức Phật, đặt trên bàn thờ ông bà ông vải, và kì diệu sao, tôi tìm ra chìa khóa cho tiểu thuyết Quyên của tôi. Vậy mà Quyên không thể nào khai bút được trên xứ Đức.
Đầu năm 2004, tôi về Việt Nam một mình với những nỗi buồn đóng băng trong lòng. Tôi có cảm giác rất cô độc, khi mọi người quanh tôi tất bật đón Tết. cảm giác của một người cha mẹ mất cả, bạn bè thì ai cũng dùng chút ít thời gian xum họp hoặc trả nghĩa các quan hệ mà thường ngày khó trả. cảm giác của một người không có gia đình, thiếu vợ con xum vầy, đi bên những cặp vợ chồng hối hả mua sắm chuẩn bị Tết giữa 36 phố phường thân quen của chính tôi, nơi đã từng sống chết vì nó trong chiến cuộc. Trước khi có gia đình lần thứ Hai, tôi có mua một mảnh đất tại Ngọc Hà. Sau khi có cháu Toản với đời vợ lần hai, tôi đã lấy hết số tiền dự trữ ở nhà em ruột, đầu tư toàn bộ vào khu nhà vườn rộng gần 250 mét vuông. Hơn ba kí lô vàng ròng đổ vào đó! Tôi rất kì vọng, đấy là nơi tôi và vợ cùng con gái út về đấy ở. Có thể mãi mãi, hay là nơi nghỉ của vợ con mỗi khi về thăm nước, ước mơ vậy, tôi nhờ một người bạn trẻ, kiến trúc sư tài ba Tô Kiên ở Đức thiết kế. Con gái cả của tôi cũng lăn vào kiến trúc khu vườn và tổng thể vườn nhà tạo thành nơi ở rất lí tưởng giữa Hà Nội ồn ào. Nhưng tới 2004, gia đình đổ vỡ tới phương không thể cứu vãn nổi. Quay lại ngôi nhà ấy, giữa Mồng Một Tết, sau bữa trưa nhà anh ruột. Tại đó, giữa lòng Hà Nội, trong ngôi nhà tràn ngập hy vọng không thành, tôi đóng cửa suốt 7 ngày, không tiếp xúc bất kì ai, không ra khỏi cửa, mở máy viết như điên cuồng những chương đầu của Tiểu thuyết Quyên.
Quyên đã khởi thủy ra đời từ những nguồn gốc sâu xa và trực diện như thế đó.
Sau đó lại sang Đức. Lại chìm đám với đời sống của người lao động. Đầm mình không hoang tưởng. Trên cái nền hiện thực trải nghiệm, có cả tôi và không phải tôi. Trên cái phông văn hóa cá nhân, qua trải nghiệm văn hóa Việt và văn hóa thế giới, tôi xoát xét lại bao nhiêu điều và viết rất khó khăn 17 chương tiểu thuyết đàu tay này. Những chương cuối cùng tôi lại phải quay lại Hà Nội cho có quãng cách tỉnh táo mà viết.
Từ những thân phận có thật, thu lượm khắp nơi đặt vào Quyên. Họ, từng nhân vật, vừa có khuôn mặt riêng, lại mang khuôn mặt chung, phần nào đại diện cho một kiểu sống, một kiểu hành xử, dạng thức tồn tại điển hình tại Đức vào từng trạng huống tiểu thuyết. Đó là những Hùng đưa đường, Dũng quán imbiss. Huệ trôi dạt ở Hung mắc bệnh Sida. Đó là mụ Thị và nhân tình của Thị cũng có tên phúng dụ, mà mỗi cái tên gợi cho ra một hạng người, hay một hành vi mang tập tính điển hình của thân phận, kiếp người v.v... Toàn bộ hệ thống nhân vật ấy chạy xung quanh nhân vật chính là Quyên. Chính vì vậy, rất nhiều bạn đọc Đức và ngoài Đức tìm đọc Quyên và ủng hộ nó, khi họ tìm thấy bóng dáng của chính họ, kỉ niệm của chính họ ở một giai đoạn cụ thể mà tiểu thuyết lấy nó làm khoảng thời gian khai thác. Sau khi tiểu thuyết ra đời, tôi đi bán sách tại Đức và vài nước Đông Âu. Nhầm để có thu nhập sống, vừa chính là lắng nghe ý kiến của những người trong cuộc nhìn nhận Quyên ra sao? Qua các cuộc tiếp xúc ấy, cả những chia sẻ từ Email bốn phương gửi về, tác giả Quyên không chỉ nhận được hạnh phúc mà còn hiểu ra thêm một điều, phàm những người trải nghiệm, nhất là trải nghiệm lao động chân tay, họ dám đối diện thẳng tưng với sự thật, dù sự thật ấy có chua chát và bị phê phán.
Cho tới nay, ba năm trôi qua sau khi tiểu thuyết Quyên ra mắt. Nó được tái bản bốn lần, song được nối bản khá nhiều lần. Cuối năm 2010 là 5000 bản. Riêng tôi mang đi Đức cũng ngót nghét 1000, chưa kể các trung tâm bán buôn lớn ở Đức đều bán Quyên. Quyên có mặt khắp thế giới, nơi nào có người Việt lang bạt đau khổ và hạnh phúc. Đấy là một sự thật làm tác giả biết ơn những con người lao khổ vốn như loài chim di ngụp lặn ở đại dương mênh mông. Hôm nay, Quyên vẫn bán ở phố sách Nguyễn Xí trong nội địa, nó như món nợ được ít nhiều thanh toán...Tôi hy vọng và tin, sau này Quyên lên xinema với cố gắng của các nhà làm phim BHD, sẽ một lần nữa được bạn đọc quan tâm và thẩm định nó. Đây là hạnh phúc lớn của người cầm bút.
Điều cuối tôi muốn kể cho bạn đọc về xuất xứ tên tiểu thuyết.
Quyên là tên một loài chim, cũng là tên một loài hoa rất cao quý của văn hóa cổ Việt được các cụ chơi hoa trọng thị. Hoa Đỗ Quyên chủ đạo trắng tinh khiết và đậm, dữ dội màu huyết dụ. Đỗ Quyên trồng trong các chậu hoa ngày Tết của các gia đình sành chơi Hà Nội. Cội nguồn mọc khá nhiều trên sườn và đỉnh ngọn Phansiphan, một đỉnh núi cao nhất ở Đông Dương. Loài chim Quyên còn có tên thuần Việt là chim cuốc. Trong văn học dân gian có chuyện cổ tích về loài chim này khá đau lòng. Lại trong văn cổ có viết: Con chim quyên bay về phương Nam ngoảnh về phương Bắc kêu cuốc cuốc. Nước nước non non cái tình chi?
Nhiều gia đình ở Hà Nội đặt tên con tên Quyên, một cái trên trung tính. Tôi thường quan niệm, văn hóa Hà Nội vừa là văn hóa vùng miền, nhưng lại là tập trung tinh túy của nhiều vùng đất Việt mà tụ lại. Nhiều người tài giỏi ở các địa phương về Thăng Long tạo nên những vùng văn hóa Hà Nội. Như Nguyễn Siêu với quy tập quần thể Hồ Gươm, quàn thể văn hóa vùng Tây hồ vừa là sản phẩm nghề tại đó, vừa là sự chung đúc từ các thợ giỏi ở thành Nam hay Kinh Bác v.v... Sự hữu hình và vô hình qua thời gian với con người bản địa Hà Nội, tạo ra một không gian văn hóa Hà Nội là riêng song bản chất là tinh hóa Văn hóa Việt.
Vậy tên Quyên thuần Việt, khi mang nội dung ở hai việc chính trên, ẩn dụ Tàng thư văn học Việt và Văn hóa cũng Con người hiện đại hôm nay. Như thế tiểu thuyết tên không còn chỉ là tên nhân vật chính. Tôi muốn nó mang theo một nội dung nữa như nói trên, cũng là sự hàm chứa lời nhắn của tác giả: Dù có đi đâu về đâu, khắp hành tinh này, làm vương tước gì, nghèo nàn hay giầu có, bên một sở càu hạnh phúc, muốn tới nó, lại giao thoa được với văn hóa thế giới làm Người tử tế, không phải xót xa ân hận hoặc mặc cảm thân phận, không Vô Tăm Tích thì tuyệt đối không được đánh mất lõi cốt tốt đẹp mang tâm hồn Việt. Cao qúy như Đỗ Quyên và da diết như chim Quyên...
Đông 2011

Xem Tiếp: ----