CHƯƠNG 7

     hủ quán ăn nhanh tên Phi.
Ban đầu, ngày gã mới ở Đức, dân chợ thành phố ngoắc cho gã thêm một hỗn danh, gọi là Phi Bẩn.
Thực ra tên đầy đủ ghi trong hộ chiếu là Nguyễn Văn Phi.
Khi mới sang Đức, gã hoàn toàn bình thường như trăm ngàn người khác, không có những trạng thái bệnh lí, kể cả tiền sử. Điều đó được ghi rõ trong tập hồ sơ của cơ quan y tế thành phố lập ra, nhằm theo dõi, chăm sóc những người tới sống lâu dài trên nước Đức.
ở Việt Nam, Phi là giáo viên dạy nghề tại một trường ven ngoại thành Hà Nội. Phi sang Đức ở dạng ăn theo vợ. Không phải diện Xuất khẩu lao động, rồi được ở lại như Thị – vợ gã.
Thị là dân Công nhân xuất khẩu – Thợ khách của nhà máy bóng đèn Đông Đức. Thị không đẹp lộng lẫy, nhưng là typ có ma lực với đàn ông. Nghĩa là vẻ ngoài không phô phang rực rỡ, nhưng Thị trắng, phổng phao. Làn da Thị mịn mát, ai lỡ chạm tay vào như thể sờ vào miếng thạch. Thị có khuôn mặt ưa nhìn, má phấn, mắt cười, đôi mắt có đuôi. Khi cười mắt, môi, miệng… đưa nhịp lúng liếng. Ma mị lắm! Nhất là khi Thị ở phía trên, tóc bồng bềnh xõa xuống, mắt trở lên đen them, bí hiểm, sóng sánh như đêm tối… Trời sinh ra thế! Thị làm ai đã dính vào, tất dứt không ra.
Năm đầu sang Đức, mới nửa tháng, Thị gá với một tay chuyên có mối đánh hàng lụa, sống tận Chemnitz. Gã này có tên cha mẹ đặt cho, nhưng bạn hàng, cánh bán lẻ ở các đội, cứ réo đại lên là thằng Tơ lụa. Biệt danh gọi lâu ngày thành quen, gã cũng chẳng thèm phản ứng với bàn hàng khi họ đưa về cho gã hàng thắng dăm ngàn Ostmark.
Thứ Bẩy, Chủ nhật nào Tơ Lụa cũng từ cái vùng núi lạnh giá ấy lọ mọ tới.
Gã xấu giai, mặt như lưỡi cày lại cao lênh khênh, nên cáI gì trên người cũng dài. Đôi tay vượn cắp theo súc lụa, là thứ hàng được giá khi ở nhà. Lụa Đức tốt, trơn, bền màu. Đám đàn bà con gái ở Việt Nam bấy giờ, ai ai cũng thèm muốn có một mảnh lụa Đức hai mét, để may quần ta đen.
Buồn thay, Trời cũng chỉ dành một thời gian nhất định cho Tơ Lụa hái ra tiền. Việc khuất tất như cái kim trọng bọc lâu ngày cũng có bữa lòi ra! Cửa hàng trưởng người Đức ăn của đút, chuyên buôn lụa cho gã, bị cảnh sát kinh tế Đông Đức tóm.
Mối lụa đứt, Thị cười cười, nói với đám gái sồn sồn hay đàm tiếu về đàn ông: “Dương vật thằng ấy dài như con khăng, khó chịu tới chế”.
Hai tuần sau, Thị để mặc Tơ Lụa ngồi rình ở cổng nhà máy, đầu Wohn hết thứ Bẩy này tới thứ Bảy khác. Một tháng dòng, gã Tơ Lụa mới hồi tình, dứt được ra. Cũng đau đớn lắm! Sau trận chửi thề cuối cùng, dài tới hơn hai giờ, đứng ở ngoài cửa phòng đã khóa chặt của Thị, gã lồng lộn, hăm dọa, đấm vào cửa phòng Thị ầm ầm và bảo, sẽ băm Thị ra làm đôi… Hăm dọa chán mà chẳng làm được gì, vì Thị đã cố thủ trong phòng, Tơ Lụa ngửa mặt thở dài, thôi lồng lộn, dù lòng còn đầy căm hờn, mặt dư đầy sát khí, vẫn phải ấm ức, hậm hực lên tàu xuôi về Chemnitz đúng giữa đêm tuyết gió thổi ào ào, trắng xóa.
Tơ Luạ bặt tin từ đó!
Vài tuần sau, Thị hớn hở lôi về một thằng đàn ông làm phiên dịch ở Berlin. Thằng gá thứ hai này, nghe Thị kể, là thứ giai nom hào hoa, phong nhã. “Nhưng mặt lạnh như bom. Kiêu lắm! Chẳng thèm nhìn ai bao giờ”.
Thằng này thường đến với Thị vào lúc nhập nhoạng tối. Thoắt một cái, gã lẩn mất hút vào sau cánh cửa nhà Thị rồi tới sớm, mặt trời chưa lên, đã lên ô tô vỏ giấy nện, hiệu Trabi, lặn vèo ngay về Berlin. Vậy nên ít ai tỏ mặt, tường tên. “Nhưng nó chẳng được như đứa đầu!”- Thị ca cẩm. – “Nom tốt mã, to con mà bấy! Sộp lắm! Ra gì đâu, cắn vào, tanh như trái lê non đầu hè! Nửa đường cày đã đứt gánh”.
Nói vậy, nhưng bọn họ vẫn dan díu với nhau nửa năm, vì tay này có đường dây hàng cao cấp với VIP. Hàng tuần khuân về cho Thị vài hộp băng Sony, rượu Napoléon, thuốc 555… bán quanh trong đội Thị và ra mấy đội lân cận.
Bức tường đổ! Tay phiên dịch nước mắt lưng tròng chia tay Thị về nước. “Trái lê non đầu mùa” vừa quay gót lên xe về Berlin, Thị cười nhạo, quay mặt vào tường, liếm môi, đếm sấp USD thơm mùi mực. Tiền gã kia vừa đổi hộ Thị ở trung tâm West, nơi có Nhà thờ cụt.
Nửa tháng một mình, Thị thường chép miệng, đôi khi than vãn thở dài.
Tháng sau, Thị lại cười như Fach khi đã móc lên, một tay kém Thị gần chục tuổi, ở chợ thuốc ga Karhshorst, thuộc Đông Berlin, nơi người Việt, đủ thành phần trong các đội Thợ khách sắp hồi hương, nhốn nháo đêm đêm đón tầu hàng từ đám dân Poland tràn sang, mang theo đủ loại hàng rẻ tiền lậu thuế, trong lúc Đông Đức hỗn quân hỗn quan, phía Tây còn đang ngỡ ngàng, chưa đủ sức tiếp quản thị trường bán lẻ rộng lớn, đầy khe hở, bỏ ngỏ bấy nay, vì ở thời điểm những âm mưu chính trị quan trọng hơn cả việc kinh doanh.
Hắn tên Y
Y sang Đức ba năm mà cổ vẫn đen cháy. Khỏe và trẻ! Đấy là ưu điểm của kẻ thứ ba. Đàn ông chung phòng, sau một tối bảo, thằng này cả hơi, nặng mùi đéo chịu được! Người tong trải nhận xét, đàn bà thích gã, vì đông cũng như hè, Y luôn sực ra toàn mùi đực. Thứ này khỏe như trâu và dai như chão!
Ai cũng biết chuyện Thị với gã đực non này. Ngày họ chị chị, em em, nhưng đêm cấm có they ló mặt khỏi phòng. Từ ngoài, có điếc lòi điếc nổ vẫn nghe rõ trong phòng vọng ra rõ mười mươi tiếng giường đệm vặn răng rắc như sắp gẫy. Tầng dưới lại they: cứ ình ịch như ai đó giã giò. Chả cần áp tai vào cửa cũng nghe thấy tiếng rên rỉ, rút rít; khi như ai oán, lúc vang cực lạc; tựa hồ trong nhà có nhốt đôi linh miêu đang cơn động tình. Nhưng thế mà chả biết mèo nào cắn mỉu nào! Một tháng qua đi giai tơ tên Y mặt mày bạc phếch, còn gái già tên Thị lại hồng hào, phởn ra trông thấy, sắc diện rõ nồng nàn, sóng sánh như con gái tuổi xuân thì ngồi bên lửa.
Vốn liếng hòm hòm thì nạn cướp phách nổi lên. Thị tính, buôn thuốc lãi suất rất cao, nhưng trước nạn cướp phách người Việt, cứ rình rập đám bán thuốc lá lậu đồng hương ở khắp nơi, thì thực vô vàn nguy hiểm. Không khéo cốc mò cò xơi! Vả lại, khi có nguồn thuốc quân đội Nga cũng chớm cạn. Thị quyết định ăn non, bỏ hẳn buôn thuốc lá lậu, xoay sang đi học nghề xào mì ở một Imbiss. Học xong nghề, Thị rời Y, chạy sang phía Tây, tìm địa điểm mở một quán ăn nhanh.
Có loại người như Thị, tuy chẳng học hành nửa ngày về nghề buôn bán, nhưng lại khéo học lỏm bắt chước. Thị theo dõi quán Imbiss của một đồng hương Việt Nam hai tuần, rồi chọn chỗ, thuê ngay một địa điểm rất gần đó, diện tích rộng hơn, đầu tư tiền dựng quán, cho khách ăn trưa có bàn ghế, không phải sơi đứng, lại trong nhà ấm. Ngay khi bắt đầu khai trương, ngày mở hàng, Thị giảm giá mì xào. Mỗi đĩa mì xào của Thị bán cho thực khách chỉ bằng nửa giá của quán bên cạnh, nên quán ăn của Thị lập tức mau chóng hút khách, chiếm gom hết đám khách ăn trưa của người đồng hương quán bên. Sau hai, ba tháng mất khách ruột, trở lên vắng teo, quán kế bên không trụ nổi khi chi phí tiền thuê nhà quá cao. Thói đời tham rẻ mà. Thực khách tham đĩa mì to vật vã, khói thơm ngậy bốc lên nghi ngút, toả lan trong nhà ấm. Chỗ ăn lại có bàn ghế và lời chào ngọt hơn cả mía lùi, thế là người ta cứ ùn ùn từ quán cũ bỏ đi hết sang quán mới mở của Thị. Quán đối thủ của Thị tuyên bố đóng cửa.
Nghe tin quán bên sập tiệm, Thị xoa đôi bàn tay mũm mĩm, cười, ráo hoảnh nói lạnh tanh: “Thương trường là chiến trường!” Nói xong Thị phẩy tay. Động tác Thị y như mỗi khi thẩy xiên áo cũ vứt tọt vào góc nhà, hay như dạo bứt được nhân tình đã hết đát sử dụng… Ngày quán kẻ đồng hương yểu mệnh dọn đi, Thị sai người sang, nói là người nơi khác tới, mặc cả dóng riết, mua lại hết dụng cụ xoong, chảo, nồi và dụng cụ làm bếp của quán cũ. Giá mua rẻ như cho. “Ném vào kho, có ngày lại dựng thêm quán mới!”. Thị cười khẩy nói với đám nhân viên khênh đồ mua lại từ trên chiếc xe chạy vòng qua một phố, rồi về quán Thị theo lối cửa sau.
Ban đầu, cậu em của Thị quyết không đi. Theo Y, nguồn thuốc lá của nga cạn thì tìm nguồn khác. Sống ở Berlin ba bốn tháng, nghe đâu Y cũng cặp với một cô bé trẻ, khá xinh xẻo, xong Y vẫn không quên được “người đàn bà năm bờ oăn”, đầy đủ kinh nghiệm đã dẫn Y vào tình trạng cực khoái một cách thoả mãn nhất. Nhớ nhau, đêm đêm Y và Thị điện thoại buôn dưa lê. Cả hai, cố áp sát tai vào máy, tay không quên đụng đậy thọc xuống dưới. Hai đứa cách nhau hơn bốn trăm cây, đều trong trạng thái người đong đưa như lắc chảo.
Đàn bà có hạng siêu, chỉ cần giọng nói thủ thỉ, dầu xa nhau thăm thẳm, cũng vẫn đủ tài làm thằng đàn ông đã biết mùi cái, cương cứng mọi cơ bắp.
Sự làm ăn của Thị phát đạt, Thị mở thêm quán mới, song thiếu người tin cậy quản lí. Thị rủ cậu em bỏ Đông Đức sang ở hẳn với Thị. Biết khó bỏ được Thị, Y gạt phắt cô gái tuy trẻ, nhưng làm tình lại “ngay như gỗ”, bơ vơ ở lại Berlin, sang phắt với Thị. Hai năm trôi qua, Y để râu, một chòm dài như râu ngô “cho chững chạc khi đi bên nhau làm ăn”. Đấy là kết quả sau lần Thị khuyên Y về chuyện râu ria. Quả thực, soi gương Y cũng tự thấy Y chững chạc, tự tin hơn nhờ cái chùm râu dê phơ phất.
Nửa năm nữa, việc bán mì xào may mắn phát đạt, Thị như nhặt được bạc. Bọn họ mở quán ăn thứ ba, gần 200 chỗ ngồi.
Thực ra, Thị cũng chả thèm nhớ chồng ở quê. “Mỗi năm gửi về cho hắn vặt vẹo với lương tháng giáo viên ba cọc ba đồng, đôi ngàn là hắn sướng run lên rồi!” Thị nghĩ vậy. Nhưng thằng chồng tên Phi, dầu có xủng xoảng tiền bạc ở nhà, vẫn nhớ cái chất ăm ắp vô vàn đàn bà của vợ. Có tiền của Thị gửi về, Phi lẳng lặng bay sang Nga, rồi lần sang Tiệp.
Từ Tiệp, Phi nhắn sang. Thị nhận tin, hơi bất ngờ, nhưng tặc lưỡi, thuyết phục “thằng em” vài câu. Thằng em ban đầu cũng khủng khoẳng với quyết định của Thị, Thị bèn cấm vận hai ba tuần. Thật không chịu nổi, nhất là khi Thị xuất chiêu, mỗi khi biết hắn thèm mình, Thị mơn man, bỡn cợt thằng cu, cho tới khi giai tơ lên cơn, điên cuồng thèm khát, Thị bảo mệt, lăn ra ngủ, mặc xác dương vật hắn trương ra hết cỡ và bụng trên cồn lên, đau tức như muốn vỡ. Trằn trọc, khó chịu, bức bối muốn điên… Dăm lần như vậy, già nửa tháng sau, hắn Y – thằng em “chào thua”, miễn cưỡng nhào sang Tiệp đón hộ chồng cho Thị. Bọn giúp việc nhìn theo Y buồn bã ra đi, bố láo ca bài hát xuyên tạc:
– …Ngày mai anh sang Tiệp, ngày mai anh đón chàng. Để lại chị yêu dấu và tiệm ăn thành phố… bao năm cùng nhân ngãi giờ phải đi, nhìn thằng cu nó chào…
Việc đón chồng, Thị tính giản đơn. Công việc làm ăn mở quán mì xào đang tiền vào như nước, cũng cần người quản lí cho một quán nữa. Phái Y sang Tiệp đón chồng, Thị được thêm tiếng: “Làm ăn phát đạt mà vẫn không quên tình nghĩa vợ chồng”.
Có chồng sang nhưng không được như điều Thị mong muốn. Mất toi nửa năm thuê người kèm cặp dạy chồng ê a tiếng Đức. Công việc quản lí cũng không đơn giản, Phi tỏ ra chậm chạp, không như Thị muốn, nên Phi như cái gai, nhất là trước quan hệ già nhân ngãi non vợ chồng, kín kín hở hở giữa Thị và Y. Cái điều dan díu ấy có thể giải quyết được, thiếu lí do để “chị em chúng tôi đi… bàn việc này!” Vợ chồng ở trong nước thường chín bỏ làm mười. Mọi sự, về tâm hồn, thói quen, sở thích,v.v… có khác nhau chút ít, cũng phải một điều nhịn chín điều lành, tự cho là bình thường. Khi xa nhau lâu, tiếp cận với cả một xã hội khác nhau, gần như hoàn toàn, tự thấy khi gặp lại, mỗi người đã chạy theo một hướng, hoặc kẻ đứng yên người tiến tới; mọi điều, xưa chỉ coi là khác biệt tí chút, có thể chịu đựng, bây giờ, khi đã ra xứ người tự dưng vênh váo, xa nhau vời vợi, khó có thể chấp nhận! Mỗi ngày xa là thêm một khoảng cách biệt! Không hợp nhau, ra nước người quên câu một điều nhịn…, vạch vòi kể cả lời ăn tiếng nói, cử chỉ điệu bộ.
Phi biết thân biết phận. Gã im re, vì tự biết mình phụ thuộc vào vợ, rõ như một với một là hai. Ba nhăm tuổi mới sang Đức, nên không có khả năng thích ứng nhanh với xã hội mới. Gã mà rời Thị là chết đầu nước. Vả lại, gã tự biết mình là loại chẳng sớm thích nghi, không thể một sớm một chiều phá rào, độc lập.
Cái mâu thuẫn giữa Thị và chồng có cái dung hoà được, có cái không thể. Ví như việc gã không thể nào từ bỏ thói quen ăn cơm và nhớ rau muống cồn cào. Việc ấy thì chấp nhận được, vì rau muống có đắt cũng không đáng bao nhiêu với một gia đình có ba cái quán. Nhưng Thị khó chịu ra mặt với nhiều thói quen khác của Phi. Quả là khó chịu! Gã đứng giữa cái quán nói oang oang như đang cãi nhau, hoặc bạ đâu cũng khạc nhổ bừa. Lại còn cái thói, khi ăn uống cứ tỉnh queo ném xương thịt cá đầy lên gạt tàn thuốc. “Tởm quá, khách hàng nó trông thấy nó bỏ chạy sạch!” Đã có lần Thị quát lên và buông đũa đứng dậy!
Dăm thói xấu ấy, nói mãi, có cái Phi cũng bơn bớt dần, có cái sửa hẳn được, nhưng thói quen hay ngoáy mũi thì thực là cố tật. Theo Phi, việc nhỏ thế mà cứ nói mãi, điếc cả đít! Đường phố ở nhà lắm bụi, muôn đời nay làm gì có lắm mùi-soa hay giấy lau mũi như bên tây, nên muốn vệ sinh, mũi sạch sẽ, phải đào và ngoáy. Thị bảo, sang đây bụi bậm gì mà lắm rỉ mũi thế. Gã đáp cùn: “Quen rồi, ngứa lắm! Mà cô mặc mẹ tôi, mũi tôi chứ mũi cô à?“
“Nhưng tây nó ghê! Nó tởm tới bỏ quán mà đi, anh biết không? “Thị quắc mắt gắt lại.
Để chữa cho chồng thói quen tệ hại ấy, Thị viết một khẩu hiệu rất to ở ngay phòng ngủ: “Tôi không ngoáy mũi”. Dẫu ức lắm, song sợ thực khách bỏ quán đi thật, nên Phi cũng nhịn. Nhưng tay đã quen ngoáy và đào cũng khó bỏ. Thành ra cứ mỗi lần đưa tay lên mũi định ngoáy, nhớ khuôn mặt hầm hầm của vợ, có bỏ tay xuống cũng dở, gã đành vờ vuốt mũi. Lâu ngày mũi gã hình như dài ra, cánh mũi teo đi. Điệu bộ nực cười ấy, ai cũng nhận ra. Vậy nên, cứ khi gã đưa tay lên, đám làm thuê, bưng bàn, rửa bát, lại cười bảo nhỏ: “Ông Phi sắp vuốt mũi này!” Đám người hay tếu táo đặt ngay biệt danh Phi Bẩn vì cái tật ngoáy mũi với dăm chuyện nói trên của gã.
Chuyện trai trên gái dưới cũng không che được mãi. Vả lại, Phi có mù thì thiên hạ cũng vành mắt ra cho thấy. Đằng này Phi không mù. Những đêm ăn nằm với nhau, khác hẳn thái độ hăm hở, đôi khi chủ động làm tình như hồi trong nước, nay Thị cứ cứng ngắc như khúc gỗ, mặc thây gã xoay ngang, đưa dọc. Lại nghe xì xèo của đám làm thuê, Phi ức sùi bọt mép mà chả dám ho he. “Vớ vẩn! Li dị bây giờ, xôi hỏng bỏng không! Giấy tờ còn lởm khởm, khéo không lại bị mã hồi về nước!” Phi nghĩ thầm vậy, đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng cái giống đàn ông, vốn sinh ra ở cái xứ đàn ông dù có hèn vẫn cứ muốn là chủ gia đình, rơi vào tình huống nói trên, ngậm bồ hòn mãi sao được.
Nỗi nhục đêm đêm hành hạ Phi. Nhất là khi đám nhân viên nhãi ranh cũng chẳng bao giờ coi Phi ra cái thá gì, khi chúng biết tỏng bà chủ coi chồng thua kém cả con chó đực giữ nhà giống Đức nòi Schaeferhund một nấc.
Phi ức lắm, nhưng suy cho cùng, vẫn phải biết thân biết phận! Gã lao vào học tiếng Đức cần mẫn hơn và âm thầm nghiến răng, chịu khó quan sát kĩ từng thao tác lắc chảo, xào mì, ướp thịt, pha chế nước chấm,v.v… Nghĩa là toàn công việc, đại loại là những kĩ năng, mẹo luật, để qua đó có thể làm chủ, điều khiển một cái bếp, nơi quyết định sự thành bại của một tiệm ăn, khi gã muốn độc lập.
Hai năm trôi qua, khi lắc chảo đã dẻo, pha chế hương liệu và gia vị nấu cho ra một bát súp vừa miệng người Đức, và cốt yếu nữa là tiếng Đức cũng vừa đủ dùng, vừa hòm hòm để chào mời khách, Phi gợi ý Thị, liệu có thể mua cho gã một cái quán nhỏ để tự lập. Ngay lúc ấy, Thị nhướn lông mày tỉa tót công phu, ra điều ngạc nhiên lắm. Lại hẹn, để Thị ngâm cứu hai ba tuần chẳng muộn. Song thực ra tương kế tựu kế, việc Phi xin Thị mở cho một tiệm riêng tự lập thật gãi đúng chỗ ngứa của Thị từ lâu. Hôm sau Thị bí mất sai cậu em Y tìm chỗ mở quán mới, lại dặn Y: “Thuê chỗ nào cho nó xa hẳn ra!” Dăm tuần sau, Y thuê được một nơi làm quán đúng là để cho Phi biệt xứ. Y dựng phắt cho Phi cái quán ấy, cách Y và Thị hơn trăm cây số để khuất mặt cách lòng hẳn ra cho tiện nhiều bề. Từ đấy Phi biền biệt như một đại sứ ở thành phố này. Thi thoảng lắm, theo lệnh Thị, cậu em Y mới mò tới. Cũng không bao giờ hắn ở lại quá hai tiếng. Nhận giấy tờ làm thuế của tiệm Phi xong là Y lên BMV phắn về ngay với Thị.
Chiếc xe BMV 500.E đời mới, bóng, đen nhây nhẫy run lên nổ máy, êm tới mức, có đứng bên cạnh cũng không nghe thấy tiếng động cơ, dù nó là loại máy phân khối lớn trên ngàn mã lực. Mỗi bận nhìn ống xả nhẹ đùn một làn khói xanh mỏng, rồi vút đi, Phi căm hờn dõi theo. Tay gã nắm lại, nuốt nước miếng đánh ực. Ngày lại ngày, sự căm hờn không có lối thoát, kết thành khối u uẩn. Bụng gã như có khối đá tảng trăm cạnh sắc nhọn, thi thoảng lại trỗi lên, nhồi xuống. Không ít lần, sau khi Y lướt ô-tô khuất hẳn, gã lẩm bẩm thề độc có ngày rửa hận.
Nhưng so với Thi, gã mưu thấp lại thân cô thế cô, có hờn căm ngùn ngụt cũng chả đụng được tới chân lông của Thị. Gã cũng tự biết chưa đủ sức: dí một cái là thằng chó Y kia bị di dưới chân như di một con dòi. ở cái xứ xở này có cáu nhau, không kiềm chế, cho nhau một cái tát, cũng có thể bị ăn vạ mà ra toà, đền tiền nhau sặc gạch. Không có tiền thì cứ vào tù như bỡn. Mỗi ngày ở tù thế cho năm chục Euro, trừ dần vào số tiền không có để nộp phạt. Nghĩ mãi Phi cũng chưa có cách trả hờn. Sự trả thù suy nhất gã làm được là hàng tháng gã khai man, ăn cắp tiền bán hàng mà không tẹo nào phải ăn năn hối hận. Phi khoái lắm cái việc làm ấy, vì sự trả thù đó rất hiệu quả, mỗi lần lại xén cho gã được thêm dăm trăm bỏ lọ.
Xa vợ, thèm đàn bà, Phi mò tới gái điếm. Vài lần như vậy rồi gã thôi. “Gái điếm tây làm tình như cái máy. Tình cảm mẹ gì! Hôn một nhát cũng phải trả thêm chục D,mark!” Gã từng không nề hà tâm sự thẳng như thế với vài người đồng hương khi họ chợt rẽ qua quán. Điều đó đúng là gã nói thật, trắng phớ cái lòng gã. Bởi sau những giờ thoả mãn tạm thời sự khao khát “ẩn ức” tình dục, thì nhu cầu khao khát tình cảm, chứ không chỉ đơn thuần là dục tính, càng làm gã đau đớn thêm. Gã vừa tiếc tiền vừa thèm khát một gia đình, một người vợ hiền đúng nghĩa. Nhớ đau đơn về những ngày chung sống hạnh phúc tràn trề với một người đàn bà là Thị, như lúc họ còn yêu nhau, trong thời đoạn trước, sau ngày cưới, khi còn ở Việt Nam.
Những câu chuyện như vậy, ngu tới đâu còn hiểu ra, nữa là Phi cũng thông minh chan, nên khi gã biết tỏng sự thật vợ mình dan díu, lại chẳng thể nói cùng ai, chia bớt cái bẽ bàng, tức tối vãn hàng nagỳ đầy đoạ, gã luôn cảm giác nặng trĩu trong lòng. Điều ấy tựa như người đang đeo trên lưng một khối đá. Có lẽ bởi thế, Phi có lúc tự nhiên đang nằm trên giường, bỗng bật nhỏm dậy, đấm thùm thụp vào bộ ngực vạm vỡ của mình. Việc ấy, y như cảnh trong phim giả tưởng, con Kinh-Kong tự đấm ngực thùm thụp. Một bận, nhân tình của vợ gã, thằng Y, tới kiểm tra quán. Nó đi quanh quán ngó nghiêng, vạch vòi vệ sinh, hạch sách đủ chuyện! Từ cái chảo dầu chưa kịp đánh, tới máy hút mùi sao không chịu lau mà lại phải thuê, thùng rác mới mua đã vỡ… y như nó, thằng oắt con ấy, mới là chủ, còn Phi chỉ là đầy tớ. Phi tức tái mặt. Y đi rồi, Phi ức quá đấm thùm thụp mấy cái liền vào ngực. Chẳng may bữa đó lại có thằng ở trại vừa đi bán thuốc lậu ghé qua ăn tạm đĩa mì, câu chuyện làm quà, kháo toáng lên, lại bịa tạc thêm rừng, sớm nào nó cũng qua quán, ngó lên ban-công, bao giờ cũng nhìn thấy Phi trong nửa sáng nửa tối, tự đấm thùm thụp vào ngực như luyện võ. Có đứa phong phanh việc gia đình riêng của phi, chuyện có vợ như không, chuyện tay nhân tình của vợ đã làm Phi ôm hận, dủm dỉm nói: “Nó tự tẩn nó đấy mà. ức quá, cóc làm gì được người ta thì tự tẩn mình”. Hôm sau có kẻ ngứa mồm bảo, Phi Bẩn không hay bằng Phi Tẩn. Từ đó Phi có thêm hỗn danh Phi Tẩn.
Phi là như thế! Bắt đầu là Phi Bẩn, sau là Phi Tẩn. Sau này thêm biệt danh Phi Ngẫn xuất hiện, cũng không biết từ ai, cứ thế mặc nhiên trôi nổi trong đám người tị nạn.