Dịch giả: Thảo Trân
Chương - 9

Một trăm đứa bé ngồi trên quảng trường dưới cái nắng như thiêu như đốt của buổi sáng sớm. Carlo Maldini đứng bên chúng, Nunzia đứng bên trái ông, cô nhìn kỹ ba khuôn mặt của Vincenzo, Angela và Franco.
Ông Maldini hỏi Vincenzo:
Cháu là chỉ huy hả?
Cháu chẳng chỉ huy ai hết, tại bọn chúng đi theo cháu.
Thế có nghĩa là bọn chúng đang chờ cháu ra lệnh đấy.
Ông Maldini đi ngang qua mặt Nunzia và đứng thẳng trước mặt Vincenzo:
Tại sao các bạn lại đi theo cháu?
Tại vì bọn chúng tuân phục cháu, nhưng lợi thế của cháu chỉ đến thế ấy mà thôi. Nhưng bây giờ bọn trẻ ấy muốn cháu suy nghĩ giùm cho bọn chúng nữa kia.
Angela thông báo:
Chúng cháu đã có kế hoạch đối phó với bọn Đức nếu chúng trở lại đây.
Ông Maldini hỏi:
Kế hoạch đó có bàn đến chuyện súng ống không? Hay là thấy bọn Đức đến bọn bay sẽ dàn hàng ngang đứng ngó chúng chằm chằm chờ chúng bỏ đi?
Chúng cháu có sao và vài khẩu súng ngắn.
Vincenzo đáp lời. Ông Maldini thôi không nhìn Vincenzo nữa, mắt ông đăm đăm hướng ra bờ vịnh với làn nước trong xanh lấp lánh dưới ánh mặt trời. Ông bảo:
Hãy nghĩ lại đi. Nghĩ lại những ngày đầu khi bọn Đức đến thành phố Naples này. Điều đầu tiên bọn chúng làm là gì nào?
Franco đáp;
Chúng cướp súng của cha ông chúng cháu.
Đúng như thế.
Ông Maldini xác nhận. Ông nhìn qua vai Franco, khoảng hai mươi đứa trẻ đứng vây quanh họ.
Và bọn Đức ấy mang súng đi đâu?
Vincenzo nhìn mặt nước long lanh dưới chân cầu tàu mà không rời mắt. Ông Maldini thì thầm:
Cháu đúng rồi đấy. Bọn Đức ném súng xuống vịnh này.
Vincenzo hỏi:
Vịnh này sâu bao nhiêu?
Trung bình khoảng 160 mét, chỗ sâu nhất khoảng hơn 200 mét.
Liệu súng còn sử dụng được không?
Một khi các cháu lau khô, chùi sạch, tra dầu mỡ, súng sẽ sử dụng tốt như mới. Có thể hơi rỉ sét một chút nhưng không đến nỗi quá tệ đâu.
Làm thế nào tụi cháy lấy súng lên được chứ? Lấy được một khẩu súng lên thì người rảnh rỗi nhất cũng mất cả ngày trời, sau đó là một ngày nữa lau súng, tra dầu mỡ. Trong khi đó bọn Đức đã có thể quay trở lại trung tâm thành phố trước khi ta kịp nổ phát súng đầu tiên.
Ông Maldini nghiến răng lại nói:
Không chịu suy nghĩ gì cả. Vậy mà con gái ta bảo chúng bay rất thích học lịch sử đấy. Đáng lẽ các cháu phải học lại lịch sử của vùng này trước đã.
Vincenzo nhìn thẳng vào mắt ông rồi nhìn vào dãy thuyền đánh cá đang xếp hàng dài thả neo bên cầu cảng. Những mái chèo rải đầy trên nền cát trắng, phơi mình dưới ánh nắng chói chang. Nó thốt lên:
Dùng thuyền!
Ông Maldini mỉm cười nói:
Đúng rồi, dùng thuyền. Sử dụng nghề truyền thống của cha ông chúng ta. Nhưng thay vì vớt cá lên thì chúng ta sẽ vớt súng lên.
Franco hỏi:
Ông sẽ ở đây giúp chúng cháu chứ ạ?
Ta không còn hứng thú gì với chuyện đánh đấm nữa.
Chị sẽ giúp các em – Nunzia nói, cặp mắt nghiêm nghị - Và cha chị cũng thế.
Uống rượu ngoài này, bên bờ biển lộng gió, đối với ông còn thú vị hơn chui nhủi trong toà nhà kia. Ông Maldini trợn tròn mắt nhìn con gái một lúc lâu rồi ông quay sang nhìn Vincenzo và nói:
Đánh đấm với bọn Đức còn dễ hơn là làm trái ý đàn bà ở xứ Naples này.

Truyện Trẻ em đường phố Mở đầu Chương - 1 Chương - 2 Chương - 3 Chương - 4 !!!8920_1.htm!!! Đã xem 41701 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Thảo Trân
Mở đầu
Nguyên tác tiếng Anh: Street boys

--!!tach_noi_dung!!--
 
 
Chiếc xe tăng của Đức dừng lại ngay trước một căn nhà nhỏ xây bằng đá. Nó nghiền nát khu vườn trồng rau xanh tươi thành bình địa. Viên sĩ quan người Đức trông còn trẻ, và hung hăng, đầy hiếu chiến đứng bên xe tăng, tay cầm một cây đèn pin, tay kia kẹp một điếu thuốc đang cháy đỏ. Hắn đưa loa lên miệng, cặp mắt xanh như mắt mèo nhìn những khuôn mặt xung quanh đầy lo âu của cả già lẫn trẻ. Hắn ra lệnh:
Các người phải dời đi ngay, không được mang theo áo quần hoặc thực phẩm. Nơi này không còn là lãnh địa của các người nữa. Thành phố các người đã bị chiếm đóng. Đây là cái giá phải trả cho sự phản bội của chính các người đấy.
Hắn liếc xéo một bà già đang đứng cuối hàng.
Bà vội vã chạy ngược lại căn nhà, tay bà ôm một bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh cao khoảng một thước. Bà già mặc đồ đen, chiếc khăn quàng màu đen do chính tay bà đan ôm lấy đôi vai bà, mái tóc bạc trắng bồng bềnh sáng lấp lánh. Chiến tranh đã lấy đi hết những gì trước đây là của bà: một người chồng mà bà yêu thương, những đứa con trai và những đứa con gái chỉ biết tôn thờ mẹ. Những đứa cháu nội, cháu ngoại bà thường ẵm trên tay. Tất cả những gì bà còn chỉ là một bức tượng, một vật gia bảo đã truyền trong dòng họ của bà hơn ba thế hệ nay. Bà Gianna Mazella, năm nay bảy mươi tám tuổi, thà chết còn hơn để bức tượng về tay kẻ khác. Thế là bà ôm bức tượng, đầu chúi về phía trước, đôi môi gắn chặt vào bức tượng bằng đá hoa cương, bà thầm cầu nguyện.
Viên sĩ quan Đức quay sang tên lính bộ binh đứng ngay cạnh hắn. Tay sĩ quan này gật đầu và người lính kia quỳ xuống nâng khẩu súng trường lên ngang vai, một mắt nheo lại. Hắn nhìn qua ống ngắm tìm kiếm cụ già kia. Viên sĩ quan hỏi:
Có ngắm thấy bà ta không?
Tên lính trả lời mà không động đậy:
Thưa ngài, có ạ. Tôi có thể bắn sượt qua cánh tay hoặc bắp chân của bà ấy. Thế cũng đủ để bà ấy dừng lại.
Viên sĩ quan gắt gỏng:
Chúng ta đến đây không phải để lãng phí súng đạn hoặc không phải để ngăn chận tù nhân vượt ngục đâu. Người Đức chúng ta có mặt trên đất này là để giết hết bọn chúng.
 
 
Người lính nhắm nghiền mắt trong giây lát, hắn nói nhỏ vẻ sợ hãi:
Thưa ngài, vậy tôi sẽ bắn trúng đầu.
Viên sĩ quan bảo hắn:
Vậy còn chờ gì nữa?
Tên lính bóp cò súng, vai hắn giật nhẹ. Lúc này hai mắt hắn mở to nhìn bà cụ kia ngã sóng soài, mặt úp xuống đất. Bức tượng Đức Mẹ cách cánh tay với của bà chừng vài chục centimet.
Viên sĩ quan nói:
Bắn giỏi lắm. Có lẽ bây giờ bọn người Ý kia đã hiểu rằng chúng sẽ như thế nào nếu chúng dám không tuân lệnh của người Đức chúng ta.
 
°
Vào cuối hè 1943, Naples đã là thành phố trong vùng địch tạm chiếm.
Đã có thời nước Ý tham gia vào phe Trục. Tuy nhiên quốc gia này là quốc gia yếu thế nhất trong bộ ba Ý, Đức và Nhật. Đức và Nhật vô cùng mạnh, mỗi quốc gia này đang tìm cách xâm chiếm những xứ sở rộng lớn. Vào thời kỳ này, vị lãnh đạo đã một thời được cả nước Ý yêu mến là Benito Mussolini đã bị hất cẳng. Ông ta tuyệt vọng và quay sang cầu cứu những bạn của mình là Adolf Hitler. Hành động này đã khiến toàn bộ dân tộc Ý sa vào tình trạng hoang mang. Chính động thái của Mussolini đã tước hết hy vọng của họ vào một nền hoà bình thật sự.
Mười năm đầu tiên của đế chế II Duce, từ năm 1922 – 1937, Ý là một quốc gia thịnh vượng. Đường phố được mở mang, các nhà máy chạy hết tốc lực sản xuất ra của cải phục vụ cho xã hội. Đã có thời tội phạm hoành hành ở quốc gia này, tới thời điểm đó hầu như không còn nữa. Người Ý suốt nhiều thập kỷ bị coi là dân tộc kém năng động của Châu Âu. Nhưng trong mười lăm năm ấy họ đã tìm lại sức mạnh hoàn toàn tươi mới. Những người dân Ý đã từng tự hào kể trong những bức thư dài gởi cho họ hàng của họ đang sinh sống và làm ăn ở Mỹ như sau: “Chúng ta bây giờ là một nước Mỹ của Châu Âu rồi. Chúng ta không còn phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình ra đi tìm sự giàu sang nữa”.
Dân Ý, đặc biệt là những người sống trong những tỉnh thuộc miền Nam của Ý, những nơi phải chịu cảnh nghèo khổ hơn những miền khác, họ biết ơn Mussolini, tin tưởng ông ta tuyệt đối.
Ông ta đã từng nói: “Thà sống một ngày mà dũng mãnh như một con sư tử còn hơn sống ngàn năm mà hèn nhát như một chú cừu non”. Ngay cả một đứa trẻ lên mới cắp sách đến trường cũng có thể nhắc lại câu nói ấy của Mussolini. Ông hứa với dân chúng của mình là sẽ mang đến cho họ sự giàu có và vinh quang, những thứ mà kể từ khi đế quốc La Mã cổ đại sụp đổ cho tới nay người dân Ý chưa từng được hưởng. Và thế là cả dân tộc Ý ủng hộ ông ta, đáp lời kêu gọi của ông ta đi xâm chiếm bất cứ quốc gia nào.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, đặt một dấu chấm hết cho những giấc mơ quyền lực. Thế chiến thế giới lần thứ hai bắt buộc dân tộc Ý phải tỉnh giấc mộng lành để chứng kiến một cơn ác mộng đang xảy ra trên quê hương mình.
Cả một hệ thống hạ tầng mới xây dựng đã biến thành tro bụi dưới những trận không kích của quân Đồng minh. Một trăm mười ngàn lính Ý dã bị vùi thây nơi tầng đất đã bị đóng băng vĩnh cửu thuộc chiến trường Liên xô. Họ đã chết trong những cuộc chiến phi nghĩa theo lệnh của Mussolini giúp đỡ Hitler khi tay độc tài này điên cuồng dấn sâu vào cuộc chiến tranh khủng khiếp. Một con số tương đương những xác người Ý cũng đã phải nằm rải rác đâu đó khắp miền quê nước Ý và tại miền Bắc Phi. Tất cả bọn họ đều là nạn nhân của cơn đói khát quyền lực của vị thống lĩnh đang muốn nhăm nhe giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống Đức quốc, với mưu đồ cai trị thế giới.
Vào mùa xuân năm 1943, nước Ý bị tấn công từ hai phía. Quân đội Anh và Mỹ chiếm giữ những vùng đất đai thuộc miền Nam nước Ý. Sicily, Salerno và Paestum liên tiếp thất thủ, dễ dàng và nhanh chóng. Cũng thời gian đó mối quan hệ hữu hảo với người Đức không còn được như xưa. Những mối bất hoà giữa hai quốc gia Đức và Ý đã khiến cho Đức quốc xã nổi cơn thịnh nộ. Hoàn toàn bất ngờ, không lực và những lữ đoàn xe tăng của Hitler ào ạt tấn công vào miền duyên hải nước Ý. Chưa bao giờ thành phố Naples phải hứng chịu những đòn sấm sét như vậy.
Bộ tư lệnh tối cao của Đức quốc xã thấy rằng Naples nằm ở vị trí chiến lược. Nó là thành trì của quân đồng minh trên nước Ý. Chúng biết chuyện người Mỹ và Anh chiếm cứ pháo đài ấy và thế là một kế hoạch của Đức quốc xã được thực hiện. Để đảm bảo rằng nhà cửa tại nơi đây phải bị đốt sạch, hệ thống đường giây điện thoại của thành phố phải bị giật đổ. Những đường phố của Naples phải bị đánh bom cày xới và phá huỷ hoàn toàn…Bước một, họ sẽ dồn dân ra khỏi thành phố, biến nơi đây thành vườn không nhà trống. Bước hai, Đức quốc xã sẽ tổ chức những đợt không kích phá huỷ tất cả để kẻ thù không còn tận dụng được gì tại thành phố này. Bước cuối cùng là biến bến cảng của thành phố xinh đẹp và trù phú một thời này thành bình địa. tất cả sẽ chỉ còn là cát bụi. Một tổng tư lệnh người Đức đã tức tối gầm lên: “Nếu như Hitler không làm chủ được thành phố này thì cũng không để nó rơi vào tay bất cứ ai”.
Bất cứ người dân Naples nào kháng cự lại lệnh tản cư đều sẽ phải tan thây, theo lệnh của viên sĩ quan chỉ huy được giao nhiệm vụ quản lý tại khu vực đó. Một vài thành viên của quân kháng chiến Ý tạm lánh vào khu vực đồi núi bao quanh thành phố Naples chờ lệnh mới. Những người dân của Naples không biết rồi đây tương lai của họ sẽ ra sao. Nhưng cũng không ai ngu ngốc đến độ tin vào kế hoạch của bọn Đức. Chúng hứa sẽ đưa họ ra khỏi Naples đến một khu vực an toàn. Họ biết thừa bọn Đức sẽ đưa họ đến các trại tập trung, đó là những nơi giết người hàng loạt. Đó là lý do tại sao người dân tìm mọi cách che giấu không cho con cái họ xuất hiện trước cặp mắt cú vọ của lính Đức quốc xã. Đám con trai chiếm đa số con em những người dân còn cầm cự trong thành phố. Điều đó chứng tỏ rằng người dân Ý tin tưởng vào đám con trai họ sẽ tự xoay sở được, có thể tự tìm kiếm thức ăn nơi miền kháng chiến thuộc miền Nam nước Ý. Thật là một suy nghĩ sai lầm, không hề tính đến những khó khăn và ác liệt xảy ra hàng ngày hàng giờ trong một thành phố tạm chiếm.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Tumbleweed
Nguồn: Nhà xuất bản phụ nữ
Tumbleweed
Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 7 tháng 3 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--