Dịch giả : Cao Ngân Hà & Bạch Liên
Chương 19
TỰ CHỦ TRONG LÚC HÀNH ÐỘNG

Khi tư tưởng của con đúng đắn rồi, thì con sẽ hành động dễ dàng.
A. B.  Câu châm ngôn này nhấn mạnh sự kiện mà tất cả sinh viên Huyền Bí Học đều biết rõ: tư tưởng quan trọng hơn hành  động; ý tưởng này hoàn toàn đối nghịch với ý kiến thông thường. Nhưng đó là sự thật, vì tư tưởng luôn luôn phát sinh trước hành động. Có thể có những trường hợp gọi là hành động tự nhiên bộc phát, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là muốn khám phá được tư tưởng  chủ động, chúng ta phải lui về quá khứ, có lẽ cũng trở lại một kiếp trước.
Khi sức mạnh của tư tưởng về một vấn đề nào đó tích tụ trong Thể Trí và gặp cơ hội để biểu hiện tư tưởng đặc biệt ấy, thì chắc chắn nó phát sinh ra sự hành động. Mọi tư tưởng hướng về một mục đích nhất định đều tiêu biểu một lực thúc đẩy gia tăng cho đến lúc năng lực súc tích khiến cho bạn hành động theo chiều hướng ấy. Người Ấn Ðộ có lý, khi họ chia sự hành động hay là nghiệp ra làm ba phần: tư tưởng, ham muốn và hành động. Ðúng là Chân lý vậy. Trong kiếp sống nào cũng có thể xảy ra sự hành động không dự tính trước mà liên quan đến kiếp vừa qua, ấy là một hành vi bộc khởi. Trong trường hợp này, sự  suy nghĩ hoàn tất, sự hành động là phần cuối cùng nối tiếp theo, vì nó đã ở trong chiều hướng nhất định nên thúc đẩy một cách tự nhiên. Do đó, có thể xảy ra sự kiện này: bạn đã đem hết năng lực chọn lọc trong loại tư tưởng nào đó và dùng trọn năng lực kiểm soát  nó, nhưng vừa gặp cơ hội đưa đến thì  tư tưởng của bạn sẽ biểu hiện ra bằng hành động. Tư  tưởng đó có thể ẩn tàng rất lâu nếu  nó không  gặp cơ hội phát lộ, nhưng khi hoàn cảnh thuận tiện, thì sự hành động sẽ thực hiện ngay.
Ðó là điều rất quan trọng để hiểu biết sự hoạt động của tư tưởng. Bạn hãy canh chừng tư tưởng của bạn và hướng dẫn nó vào chiều hướng tốt đẹp, vì bạn không thể biết được lúc nào nó phát hiện ra bằng hành động. Ðó là một trong những lý do tại sao những bậc Ðại Giáo Chủ của nhân loại lại nhấn  mạnh về sự quan trọng của tư  tưởng. Trong quyển sách này, nó còn được nhắc nhở lại cho sinh viên. Có lẽ rất hữu ích mà nhắc lại ở đây rằng Manas, chính là sự hoạt động. Chơn  Thần  có ba trạng thái là ý chí, minh triết và hoạt động; nhập vào Atma, Bouddhi và Manas [65]. Ở đây chúng ta được biết là tư  tưởng nhập vào sự hành động.
C. W. L.  Dĩ nhiên là tư tưởng đi trước sự hành động. Như  người ta thường nói, có nhiều trường hợp chúng ta làm mà không kịp suy nghĩ. Tuy nhiên hành động của chúng ta vẫn phát sinh từ một tư tưởng trước. Chúng ta có thói quen suy nghĩ về vài vấn đề nào đó, hoặc về những chiều hướng nào  đó, nên tự nhiên chúng ta hành động theo những thói quen hay là những chiều hướng đó. Một người hành động rồi tự giải thích: "Tôi không thể không làm việc ấy. Tôi không suy nghĩ trước". Nhưng thực ra y đem thực hiện một tư tưởng mà y đã suy nghĩ, có lẽ trong những kiếp trước. Mặc dù thường một người trong kiếp này không có Thể Trí giống như Thể Trí ở kiếp trước, nhưng y vẫn có một Phân Tử Trường Tồn của Cái Trí, nghĩa là một cái nhân tiêu biểu cho Cái Trí thu nhỏ lại và Phân Tử Trường Tồn đem theo nó những cảm giác thuộc về loại tư tưởng thường lệ của con người từ kiếp này sang kiếp kia.
Người ta thường lưu ý rằng một người chỉ có thể mang theo từ kiếp này sang kiếp kia những tính tốt trong nhân thể của nó mà thôi. Quả thật đúng như thế. Nhân thể được tạo bằng chất khí của ba cảnh cao hơn hết của cõi Thượng Giới là cảnh thứ nhất, cảnh  thứ nhì, và cảnh thứ ba. Và chất khí ở mức độ ấy [66] không thể ứng đối với sự  rung động  của một tính thấp thỏi hoặc xấu xa nào. Vậy một người chỉ có thể đồng hóa với sự tốt lành  mà thôi. Ðó là điều may mắn lớn lao cho chúng ta, vì nếu không được như thế, chúng ta sẽ đồng hóa với nhiều yếu tố xấu xa; thay vì sự  trợ giúp, chúng ta làm chậm trễ sự tiến  hóa của chúng ta. Nhưng con người mang theo những hột nguyên tử trường tồn khác nhau - cõi Thượng  Giới [67], cõi Trung Giới, Hồng Trần  - cho nên những rung động của chúng sẽ trở lại với những thể mới của con người trong kiếp sau, dưới hình thức những tánh cố hữu, bẩm sinh. Như thế con người mang theo khả năng các đức tánh hơn là những  đức tánh  thực sự. Bà Blavatsky gọi chúng bằng một trong những danh từ khác là: "thiếu vật chất". Theo ý bà thì đó là những mãnh lực sẽ hoạt động, khi chúng gặp được vật chất thích hợp, nhưng chúng ở trong trạng thái bất động, cho đến khi nào chất này bao bọc Chơn Nhơn một lần nữa. Khi một người hành động "không kịp suy nghĩ", tức là y hành động do sự thúc đẩy của những tư tưởng cũ đó. Ðây là một trong những lý do khiến chúng ta phải coi chừng tư tưởng của mình một cách cẩn thận. Không thể biết tới lúc nào tư tưởng biến thành sự hành động. Một người nuôi mãi một tư tưởng xấu, nghĩ rằng không bao giờ y để nó thành ra sự hành động, thì rất có thể một ngày kia y sẽ thấy tư tưởng ấy biến thành sự hành động, không để cho y có ngày giờ biết được điều đó.
Áp dụng sự hiểu biết này để giúp đỡ trẻ con thật hữu ích vô cùng. Khi Chơn Nhơn lấy những thể mới, cha mẹ và các thân bằng có thể giúp y rất nhiều bằng cách khuyến khích những đức tánh tốt khi chúng bộc lộ lần lần và không để cho các tánh xấu có cơ hội phát hiện [68]. Sự giúp đỡ hữu hiệu hơn hết của ta đối với trẻ con là làm cho những tính tốt trở nên linh động và thành thói quen trước khi tánh xấu có thì giờ biểu lộ. Sớm muộn gì tánh xấu cũng biểu hiện ra, chắc chắn là do ảnh hưởng của ngoại giới làm cho nó sống lại. Nếu tánh tốt đã tiến triển mạnh, thì tánh xấu rất khó mà gây một ấn tượng nào. Bây ginh kiểm của họ thì đôi khi họ đáp lại rằng: "Tôi không thể làm gì được, đó là bản tính của tôi". Nhiều người dùng lời cáo lỗi này để né tránh. Nếu bạn viện lẽ như thế, thì bạn  sẽ không thật đúng đắn, nhưng bạn phải thật đúng đắn. Bạn không thể đùa giỡn với những vấn đề nghiêm trọng đó. Dẫu mục đích mà  bạn chọn lựa thế nào chăng nữa, sớm hay muộn bạn sẽ đạt được nó.
Nếu bạn nói: "Tôi không thể làm được điều gì" thì chắc chắn  bạn không làm được, bởi vì tư tưởng này làm tê liệt bạn. Ðó là một lỗi lầm rất tai hại, nó ngăn cản mọi sự tiến bộ và làm cho bạn đứng  yên lại một chỗ trong nhiều tháng hay nhiều năm. Như thế chẳng khác nào một người tự cột chân mình vào một sợi dây rồi nói:"Tôi không đi được". Dĩ nhiên, đúng như thế, vì y đã ra sức  tự trói mình y.  Hãy tháo dây ra, nếu y không muốn ngồi một chỗ, rồi y sẽ sử dụng được đôi chân khá dễ dàng. Bạn có thể làm được. Bạn hãy từ bỏ tư tưởng lầm lạc mà bạn đã để nó làm cho bạn tê liệt. Bạn hãy nghĩ  trong trí là bạn có thể hành động và bạn có thể hành động hữu hiệu, rồi sự tiến bộ nhanh chóng của bạn sẽ làm cho bạn ngạc nhiên. Nếu bạn không đồng ý như thế, chỉ vì bạn không đúng đắn, hoặc ít ra không được đúng đắn như ý Ðức Thầy muốn. Bạn chỉ giả vờ là người đúng đắn. Tôi không nói rằng bạn không cố gắng, nhưng sự cố gắng đó không có gì đáng kể.
Bạn sẽ hiểu ý tôi khi áp dụng mấy sự nhận xét trên đây vào những vấn đề thuộc về đời sống xã hội, vào nghề nghiệp để nuôi vợ con. Bạn biết rất rõ rằng trong vấn đề này nếu có một chướng ngại nào chận đường bạn, thì bạn nhất định vượt qua nó tức khắc và bạn sẽ dùng hết sức mình vào việc đó. Bạn sẽ không ngồi xuống và nói: "Tôi không thể làm gì được". Bạn hãy lấy một ít sự đúng đắn để áp dụng vào vấn đề này, bạn sẽ đúng đắn trong tất cả những việc ít  quan  trọng. Một công việc, nếu có vẻ nghiêm trọng là tại người ta làm công việc đó không thật sốt sắng.
Rất vô ích mà cầu xin Ðức Thầy trợ giúp bạn, nếu bạn không cố gắng thoát ra khỏi sự khó khăn. Như thế giống như việc bạn  cầm cái tách mà bạn lấy tay đậy kỹ lại rồi cầu xin nước. Khi nước rót xuống nó chảy trên bàn tay của bạn, rồi tràn ra chung quanh  cái tách, bạn không hứng được miếng nước nào cả. Bao giờ một người cố gắng làm hết sức y, tức là y hành động theo cách thức Huyền Bí Học vậy. Có lẽ kết quả của sự cố gắng không biểu hiện ngay trong ngoại giới, nhưng y đang súc tích năng lực, cuối cùng nó sẽ qui định  sự thành công.
Ðiều gì bạn  phải làm vốn đã được hoàn thành rồi và còn có thể thực hiện lại nữa, khi nào bạn tự cho rằng bạn bất tài, thì bạn thật sự bất lực. Trái lại, nếu bạn tự nói rằng: "Những việc này phải  làm, tôi sẽ làm", rồi bạn sẽ thực hiện được. Hãy quyết định như thế. Tư tưởng của bạn sẽ thành một vị thần hộ mạng luôn luôn ở bên cạnh bạn để bảo đảm sự thành công. Trái lại, như  người Công Giáo đã nói: Ở kề bên  bạn có một con quỷ do tư tưởng của bạn đã sinh  ra nó.  Sinh ra những con quỷ như thế thật vô ích. Tốt hơn nên sinh ra một vị Thiên Thần, một hình tư tưởng lớn: "Tôi làm được và tôi muốn làm".
C. W. L.  Quả thật là con người có thể hoàn thành tất cả những gì mà y muốn, nhưng không thể nói rằng y sẽ thành công  tức khắc. Ðó chính là điều mà đôi khi người ta lầm lạc. Tôi biết điều này rất rõ, vì tôi nhận được nhiều bức thư gởi đến cho tôi do  những người lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, nghiêm trọng, thí dụ thành ra nô lệ của rượu chè hay là những chất ma túy khác, những ám ảnh khác. Thường thường họ nói với tôi rằng: "Tôi không còn nghị lực nữa. Nó đã mất rồi. Tôi không thắng nổi những khó khăn của tôi. Phải làm sao bây giờ"? Phải gặp những trường hợp như thế mới biết được những nỗi khủng khiếp của những sự mê sa ấy ảnh hưởng đến con người như thế nào, chúng nó tiêu diệt ý chí con người và không cho con người làm được việc chi cả.
Trong những trường hợp đó đôi khi người ta nghĩ đến sự hủy mình. Ðó là định kiến rất tai hại. Một người dù bị cụt tay cụt chân, tàn phế suốt đời, y cũng phải lợi dụng những dịp may có thể còn lại, phải thu góp toàn lực và tiếp tục dũng cảm phấn đấu. Sự tự  tử  sẽ đem đương sự trở  lại tình  trạng mà y muốn trốn tránh, chưa kể Quả Xấu do hành động ấy gây ra. Kẻ thất vọng phải tự nói rằng ý chí của mình vẫn tồn tại, nó là ý chí của Ðức Thượng Ðế biểu hiện trong mỗi người. Song nó cần phải được khai thông, phát triển, điều đó có thể thực hiện dần dần. Sự tâïn tụy của một người bà con hay một người bạn thân thật giàu tình thương và nhẫn nại trong một trường hợp như thế có thể hành động như một ân huệ thật sự.
Người ấy đã làm gì để rơi vào tình trạng như thế? Có lẽ trọn trong kiếp này, hay có lẽ trong một hai kiếp trước, y đã tự ý nhượng bộ tinh chất dục vọng, chiều theo sự cảm dỗ của bản tánh thấp hèn và bằng lòng làm nô lệ cho nó. Trước nhất, có thể chống  chọi lại, nhưng khi thế lực xấu không gặp sự  kháng cự nào cả, sức mạnh của nó gia tăng đến đỗi y không thể nào ngăn chận nó lại được tức khắc. Tuy nhiên y có thể bắt đầu làm việc đó. Chúng ta hãy lấy một thí dụ một người kia đẩy một toa xe lửa. Trong một  nhà ga ở tỉnh, nơi người ta có đủ thì giờ, bạn có thể thấy một người phu đẩy một toa xe lửa từ đường rầy này sang đường rầy khác. Bạn thấy y làm như thế nào? Ðồ vật cồng kềnh và nặng đến hàng tấn, y đẩy liên tục, nhưng ban đầu nó không nhúc nhích. Nhưng kìa, nó đã bắt đầu chuyển động. Y cứ đẩy luôn và sự chuyển động tăng dần. Bây giờ người ta lại tìm cách dừng xe lại, nhưng không thể làm cho nó dừng ngay được. Nếu  y không tránh, thì nó đụng y té nhào và cán nát y. Y tiếp tục cố sức chống lại nó, và thuận theo chiều của nó, cuối cùng y làm cho nó dừng lại được. Y đã tiêu hao một số năng lực nào đó mà y không thể lấy lại được, nhưng y có thể trung hòa nó bằng một năng lực tương đương.
Người nào tự nộp mình cho tinh chất
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • ác, chữ viết của y sẽ xấu tệ hơn chứ không phải đẹp hơn. Y sẽ mất tất cả lợi thế của sự kinh nghiệm lâu ngày theo phương pháp cũ và muốn đền bù lại sự mất mát đó thì cần phải có nhiều thì giờ và công phu. Dĩ nhiên, nếu chính y muốn thay đổi cách viết, vì tin chắc rằng lối viết khác hay hơn và y nhờ đến sự giúp đỡ của bạn, thì trường hợp này lại khác. Y có quyền làm theo ý muốn của y và sức mạnh của ý chí y sẽ nâng  đỡ sự hành động của y.
    Quả thật là một người có nghị lực có thể tạm thời chế phục một người khác dễ dàng. Lịch sử cho chúng ta thấy nhiều tấm gương của những vĩ nhân, trong lúc còn sinh tiền họ đã áp chế những người ở bên cạnh họ, nhưng  khi họ chết rồi thì công nghiệp của họ cũng tiêu tan. Họ quên rằng họ phải qua con đường tử vong, họ phải thấy trước cái trống không để lại sau cái chết của họ. Nghiệp quả xấu do sự lầm lỗi của họ tạo ra thấy rõ trong sự hư hoại công nghiệp của họ sau khi họ từ trần. Ðiều này chứng tỏ tức  khắc rằng những người đó không biết chi về những điều kiện để hành động cho có hiệu quả, họ cũng không hiểu rằng người sáng tạo và người lãnh đạo phải tập hợp những người được chọn lọc kỹ  lưỡng, rồi cho họ hoàn toàn tự do để hoàn thành công việc, theo đường lối riêng của họ. Không nên cố gắng tự mình chăm lo từng  chi tiết. Hơn nữa điều này cũng không thể thực hiện được. Cõi đời do những sự dị biệt vô số kể tạo nên, nhưng trong đó ẩn tàng một đơn vị duy nhất. Trên thế gian những loại thấp thỏi không biết định luật, nên bị bắt buộc phải tuân theo. Nhưng con người được tự do một cách tương đối - tự do trong giới hạn rộng lớn của những định luật bên ngoài mà y không thể vượt qua - nhưng trong giới  hạn ấy y có thể làm những gì y muốn. Làm việc theo đường lối riêng của y, đó là điều kiện của sự tiến hóa của y, và theo chỗ y tỏ ra có khả năng sử dụng sự tự do ấy một cách khôn ngoan. Như vậy, dần dần, từng bước một, chúng ta sẽ đạt đến tự do hoàn toàn. Trên nấc thang thứ nhất của thang tiến hóa, thú vật hoàn toàn tuân theo Luật Trời mà vô ý thức, trên nấc cao tột, Ðức Thầy hoàn toàn tuân theo Luật Trời mà có ý thức. Tất cả chúng ta ở hoặc cao, hoặc thấp trong khoảng giữa hai thái cực này.
    Chúng ta nên nhớ rằng can thiệp vào việc của người thuộc về Hạ Trí và sự không xen vào việc của kẻ khác chẳng xa lạ gì với  đức tánh cần thiết đã kể ra trước đây, ấy là sự tự chủ trong khi tư tưởng. Can thiệp bằng tư tưởng vốn mạnh mẽ lắm. Chúng ta hãy  lấy một  thí dụ trong trường hợp sau đây. Một người trong chúng ta đang gặp khó khăn đặc biệt mà y cố gắng vượt qua. Sự khó khăn đó có thể phát sinh từ vài nhược điểm về tánh tình, hoặc do lối suy tư hay hành động không tốt đẹp, vì những thói quen cũ kỹ thúc đẩy y ; bằng mọi cách, y cố gắng hết sức để sửa mình. Rồi một người nào đó xuất hiện và nghi ngờ sự yếu đuối hoặc nỗi khó khăn  đặc  biệt mà y chịu  đau khổ. Người ấy nghi ngờ rồi tiếp tục đi theo con đường của y, chớ y không dè y đã làm một điều rất tai hại.
    Người thứ hai này không hiểu rằng y đã đẩy nhẹ người anh em của mình, làm cho anh này có thể hành động theo chiều hướng xấu. Có thể hai thế lực này, thói quen  và sự nỗ lực chống chỏi lại,  đang rung chuyển trên đòn cân, rồi sự nghi ngờ làm nghiêng cán  cân qua một bên. Ðó là lý do tại sao sự ngờ vực lại đều đáng trách. Nó luôn luôn đáng trách: nếu chẳng may ngờ vực có lý do xác  đáng, thì  nó chỉ gây ra hậu quả là thúc đẩy kẻ bị ngờ vực đi theo chiều  hướng xấu. Nếu  sự  nghi ngờ không đúng, thì một lần khác, nó có thể khiến cho kẻ bị nghi ngờ dễ bước vào con đường tội lỗi. Trong bất cứ trường hợp nào, ngờ vực tức là gởi đến  ai đó một tư tưởng xấu xa, cho nên dù cách này hay cách khác, đó là điều sai quấy. Chúng ta phải luôn luôn có quan niệm tốt đối với mọi người, dù chúng ta có xét đoán họ tốt hơn sự thực đi nữa; chúng ta vẫn gởi đến cho họ, một tư tưởng nó chỉ hành động cho họ được tốt đẹp mà thôi.
    Cũng cần  nhớ đến những sự kiện quan trọng này: Một khối tư tưởng xấu, sớm muộn gì cũng bị thế lực hắc ám điều khiển để chống lại bất cứ là ai đang tiến nhanh trên Ðường Ðạo. Vì một khối tư tưởng xấu tấn công bạn có khuynh hướng thúc đẩy bạn  làm quấy, cho nên bạn phải hiểu ảnh  hưởng độc hại của sự nghi ngờ và phải canh  chừng cẩn thận tư tưởng và hành vi của bạn. Khi nghĩ  đến điều gì xảy ra cho bạn, bạn hãy nhận thức suông sự kiện, không nảy sinh giận hờn hay uất ức. Và mỗi khi đứng trước sự bộc  phát lớn lao của lòng thù hận, bạn nên nhớ đến câu Thánh Kinh Cựu Ước này: "Hãy thắc lưng Cái Trí lại", và trong lúc ấy chỉ vận dụng thêm một số năng lực thặng dư đối chọi lại, hầu trung hòa tư tưởng xấu. Bạn hãy làm như thế, rồi những khối tư tưởng xấu hướng đến bạn, sẽ không hại bạn được. Trái lại, bạn sẽ lợi dụng  được chúng, vì chúng sẽ giúp bạn khám phá ra những nhược điểm của bạn. Rồi chúng sẽ đưa những nhược điểm ấy ra ánh sáng. Nếu không vậy, thì những nhược điểm kia sẽ có thể ẩn nấp trong lòng bạn. Và sự cương quyết đương đầu với sự đột kích của các tánh xấu làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn và với một ngày kia chúng vừa đụng tới bạn thì chúng sẽ tan vỡ ra từng mảnh, không làm gì bạn được.
    Vậy bạn phải làm công việc của mình một cách hoàn hảo và  đừng lo đến công việc kẻ khác, nếu họ không cần đến sự giúp đỡ của bạn. Bạn hãy làm công việc của bạn với tất cả khả năng bạn đang có, nhưng khi bạn có thể thực hiện như thế được, thì bạn cũng hãy để cho kẻ khác lo công việc của họ.
    C. W. L.  Sự xen vào công việc của kẻ khác do những ý niệm sai lầm về tôn giáo sinh ra. Thiên Chúa Giáo chính thống đã  lạm quyền can thiệp vào công việc của kẻ khác, thay vì biết rằng bổn phận của mỗi người là phải nhờ Liuồn không thể tả. Ý định đầu tiên là giảm đến mức tối thiểu công việc làm ngày chúa nhật để biến ngày ấy thành ngày hiến dâng cho sự  lợi ích tinh thần. Tuy nhiên, vấn đề phụng sự Thiêng liêng đã đi vào hậu cảnh, người ta thường t ghê rợn để họ thú tội, hầu cứu rỗi linh hồn họ. Theo chỗ hiểu biết của tôi, tôi không bao giờ cho  rằng có thể làm cho một người khác tin tưởng như thế được. Nhưng nếu người ta làm cho xác thân y nói rằng: trên một điểm nào đó có  đức tin, thì người ta không hiểu tại sao lời khai đó, dù sai sự thật, lại có thể cứu rỗi được linh hồn? Nếu những kẻ tra khảo ấy thực sự tin điều đó ( Tôi tự hỏi con người có bao giờ thành thật tin sự dối trá kinh khủng  như thế không?), thì họ có thể biện chính cho tất cả những sự ghê tởm mà họ đã làm, vì dù họ có hành hạ tra tấn thể xác trong vài giờ hay vài ngày đi nữa thì cũng không có gì đáng kể, so với việc họ giải thoát vĩnh viễn cho linh hồn khỏi những nỗi đau khủng khiếp. Trong những trường hợp đó, việc hành hạ kẻ đồng loại của họ trở  thành một hành động đáng khen. Chúng ta khó tin rằng có người lý luận như thế, tuy nhiên, hình như có nhiều người đã làm việc ấy rồi, dù chúng tôi không đề cập đến những người đã dùng thế lực của Giáo hội trong những mục tiêu chính trị.
    Bởi vì con ướm thử làm một việc cao thượng thì không nên vì lẽ đó mà quên bổn phận thường ngày của con, vì bao giờ chúng nó chưa xong, thì con không rảnh rang để làm việc khác. Ðối với đời chớ nên đảm nhận bổn phận mới nào cả, nhưng  những việc mà con đảm đương, con phải hoàn thành chúng. Thầy muốn nói đến bổn phận nhất định và hợp lý mà chính con đã biết chứ không phải những bổn phận tưởng tượng do kẻ khác cố gắng bắt buộc con phải thực hành. Nếu con muốn một ngày kia có thể được Chơn Sư thâu nhận làm đệ tử, thì  con  phải làm việc thường ngày giỏi hơn kẻ khác chớ không phải tệ hơn; vì  điều đó cũng phải nhân danh Ngài mà làm.
    A. B.  Ðôi khi chúng ta nhận thấy, khi bước vào con đường Huyền Bí Học rồi, người ta bắt đầu làm việc thường ngày chẳng những không giỏi hơn, mà lại con tệ hơn trước. Ðó là điều sai lầm nghiêm trọng. Sự nhiệt thành lớn lao bừng dậy do sự học hỏi những điều mới lạ, sự cố gắng để đạt đến một đời sống cao thượng cho chúng ta thấy một sự  nguy hiểm và đồng thời một sự lợi ích: nguy hiểm ở chỗ xem thường những bổn phận thường  ngày tại thế gian. Ý tưởng này chứa đựng một phần  chân lý và sự nguy hiểm, ở ngay trong đó. Sự nguy hiểm của những điều sai lầm vốn  do bởi chúng có chân lý làm căn bản. Chính là một chút chân lý chứa đựng trong một sự sai lầm làm cho sự sai lầm trở nên mạnh mẽ, chứ không phải tại cái vỏ dầy đặc của sự sai lầm bao phủ chân lý.
    Sự hoàn thành tốt đẹp những bổn phận của chúng ta dưới thế gian chứng tỏ rằng thần lực tuôn xuống từ những cõi cao được tiếp nhận theo chiều hướng thuận tiện: "Pháp  Môn  Du Già, chính là sự hành động điêu luyện, khéo léo [70]". Nếu một người được huấn luyện trên cõi cao, thì sự hành động của y dưới những cõi thấp sẽ được tốt đẹp. Trong trường hợp trái ngược lại, thì chúng không được như thế. Nhưng điều này còn hay hơn là không hề lo lắng đến những việc cao siêu. Trong trường hợp sau, những hành vi phi lý có thể tạm thời gây ra nhiều tai hại, nhưng tai hại đó không trường tồn vì động lực sinh ra chúng vẫn tốt đẹp.
    Người đệ tử  phải cố gắng làm bổn phận của mình dưới thế  giỏi hơn  mấy  kẻ khác. Thường lắm khi vị đệ tử hành động một cách không sáng suốt, Ðức Thầy có thể can thiệp để lập lại sự thăng bằng đã bị chênh lệch. Ðó là lý do tại sao Ðức Thầy để thí sinh trải qua một thời kỳ nhập môn. Nếu thời kỳ nhập môn này thường kéo dài ra lâu, thì đôi khi cũng vì lý do như thế. Thường thường người ta phải để một  thời gian  khá  lâu mới làm cho lòng nhiệt thành và sự hoạt động của mình  trở nên thăng bằng, do một  sự điều  hòa và một tiên kiến hợp lý.
    Vị đệ tử có ích lợi cho kẻ đồng loại của mình chăng? Ðó là sự thử thách đầu  tiên của y. Người chí nguyện không nên cho công việc huyền bí của mình quan trọng hơn phần việc ngoài đời [71]. Nếu là người Thông  Thiên Học, mà y xao lãng công việc của Chi Bộ và công việc của y đối với Hội để lo phần  tiến hóa riêng của y trên phương diện Huyền Bí, thì y lầm vậy. Lấy một thí dụ khác,  nếu y hy sinh việc đời để lo học hỏi, y cũng sái quấy nặng nề. Học vấn là điều tốt, nhưng nó phải lệ thuộc sự hữu ích. Phải học hỏi để trở nên hữu dụng, và không nên từ bỏ sự hữu dụng chỉ vì ham học hỏi. Mỗi khi xảy ra sự xung đột giữa bổn phận ngoài đời với sự học hỏi, thì sự học hỏi phải nhượng bộ.
    Trong tất cả những vấn đề này, chúng ta đừng quên rằng con đường Huyền Bí Học chật hẹp như lưỡi dao cạo. Không có chi  ngăn cản chúng ta hy sinh hầu hết thì giờ của mình trong lúc thức đây để giúp kẻ khác những việc nhỏ nhặt, nhưng trong mấy trường  hợp đó, có thể có nhiều việc không được chọn lọc, và một phần lớn vẫn không được thực hành kỹ lưỡng. Chúng ta bị bắt buộc phải dành thì giờ để ngủ nghê và ăn uống, hầu lấy lại năng lực cần thiết cho sự làm việc trong thời gian còn lại. Chúng ta cũng  phải để vài giờ để tham thiền, học hỏi, xem xét công việc phải làm và cách thức hoàn thành nó. Khía cạnh này của vấn đề đã được Ðức Thầy giải thích trong phần Phân Biện. Mỗi phần của giáo lý, Ngài đều đưa vị đệ tử lại con đường trung dung. Nếu y phóng đại thái quá lời khuyên nào đó, thì y không thể tránh khỏi việc vấp ngã một lần nữa. Người ta nói rằng một chiếc tàu chạy hay, không chạy theo đường thẳng mà chạy vát một ngàn lần, khi thì bên hữu, khi thì bên tả. Ðời sống người đệ tử cũng giống như thế. Vị thuyền trưởng đứng trên cầu của chiếc tàu là Ðức Thầy. Ngài chỉ cho đệ tử  những ngôi sao có thể hướng dẫn y và giúp đỡ y theo gần đúng con đường thẳng. Nhiều người chỉ theo đuổi một ý niệm tốt đẹp duy  nhất và cố chấp cho đến đỗi không còn thấy cái nào khác ngoài cái đó.
    Ðức Thầy dạy đệ tử của Ngài đừng đảm trách nhiệm vụ mới.  Người nào tận tụy với công việc của Ðức Thầy thì nên biết điều quan trọng là y phải luôn luôn sẵn sàng phụng sự Ngài bằng mọi cách và bất cứ nơi nào. Kinh nghiệm cá nhân tôi có thể cho bạn một thí dụ đáng lưu ý về việc đó. Khi tôi còn trẻ, mấy đứa con tôi bị bắt buộc phải xa rời tôi, trái với ý muốn của tôi, tôi chống đối sự chia ly đó bằng mọi phương tiện pháp lý, nhưng tôi đã thất kiện. Pháp luật đã cắt đứt sợi dây liên hệ và lấy hết bổn phận bảo vệ con cái của tôi là người làm mẹ. Con gái tôi liền trở về với tôi khi nó được tự do. Trong mười năm tôi không gặp con tôi, và cũng không viết thư cho nó, nhưng nó đã trở về ngay với tôi, ảnh hưởng của tôi đối với nó không suy giảm. Bây giờ tôi ở chung với Bà Blavatsky và bà đã cảnh cáo tôi như sau: "Em coi chừng, đừng nối lại sợi dây mà luật nhân quả đã cắt đứt". Nếu lúc đó tôi trở lại đời sống cũ của tôi, sau khi đã tuyên thệ với Chơn Sư, thì tôi đã hành động sai quấy.  Hơn  nữa, vấn  đề không phải là xao lãng, không lo lắng con gái tôi. Nó đến ở với chúng tôi cho đến khi nó xuất giá, nhưng nó phải chiếm địa vị thứ  nhì chớ không phải địa vị thứ nhất.
    Còn bạn, chỉ một mình bạn mà thôi, bạn có trách nhiệm đối với những nhiệm vụ  mà bạn phải hoàn thành. Bạn có trách nhiệm  đối với Ðức Thầy và chỉ đối với Ngài mà thôi. Nếu có người muốn ép buộc bạn phải làm điều gì mà họ tưởng rằng đó là bổn phận  của bạn và nếu bạn xét ra là không đúng, thì bạn hãy bày tỏ sự bất đồng ý kiến của mình một cách dịu dàng êm ái và cương quyết. Bạn phải quyết định. Sự lựa chọn của bạn có thể đúng hoặc sai và nếu bạn lầm lạc, bạn  phải chịu  đau khổ, nhưng quyền quyết định phải thuộc về bạn. Không ai được can thiệp vào trách nhiệm của  một người đối với bản thân y và đối với Sư  Phụ y. Bạn có trách nhiệm đối với Ðức Thầy của bạn. Vì tình thương của Ngài mà bạn phải làm công việc thường ngày của bạn giỏi hơn  những kẻ khác.
    C. W. L.  Các tôn giáo xưa đều biết nguyên tắc này: Nhà  Huyền Bí Học phải làm cho giỏi công việc tầm thường. Câu chuyện thiếu thời của Thái Tử  Tất Ðạt Ða - Ngài sau này thành Phật - đã nêu gương sáng cho chúng ta: Ngài lo lắng học hỏi tham thiền, nhưng khi phải sử dụng tài năng và phô trương vũ thuật để chiến thắng trong việc cầu hôn, thì Ngài tỏ ra xuất sắc trong mấy môn này cũng như trong những sự hoạt động cao thượng. Quyển Thánh Ca Bhagavad Gita nói rằng:"Pháp môn Du Già là sự hành động điêu luyện, khéo léo. Khéo léo đó là hoàn thành công việc một cách cẩn thận, lịch thiệp và lễ độ. Vậy những vị đệ tử Chơn Sư  phải tập giữ cho đời sống của mình được thăng bằng, phải biết lúc nào nên hoặc không nên gác qua một bên những công việc thấp thỏi.
    Người tự hiến mình, và đã hiến thì giờ và sinh lực của y để phụng sự Ðức Thầy, thì y không nên đảm nhận thêm một công  việc nào khác ngoài công việc riêng  của y. Y không được để cho kẻ khác buộc y phải làm những nhiệm vụ mà y không thừa nhận. Chẳng hạn tôi tưởng rằng đôi khi người ta mong chờ sự hiện diện của hội viên Thông Thiên Học trong những buổi nhóm họp ngoài đời. Người hội viên Thông Thiên Học có thể nói rằng: "Tôi sẵn sàng hy sinh cho tình bằng hữu thì giờ của tôi trong những giới hạn hợp lý". Nhưng y hoàn toàn hữu lý, khi dành hết thì giờ của mình  để làm việc cho Hội.
    Lời giáo huấn về những bổn phận này có liên hệ đặc biệt đến đời sống của Alcyone tại Adyar, trong khi em được Ðức Thầy dạy dỗ. Chẳng hạn, một hôm người ta bảo em dành trọn một ngày để dự một cuộc hành lễ của một người bà con xa với em. Em trình trường hợp ấy lên Ðức Thầy, Ngài trả lời: "Ðược, con  có thể đến đó trong giờ nào đó và chỉ một giờ thôi, để cho những người trong gia đình khỏi tức giận, nhưng trong khi hành  lễ con  hãy cẩn thận, tuyệt đối đừng lập lại một lời nào mà con không biết, đừng lập lại một cách máy móc những lời của vị tăng sĩ, và con chớ để người ta làm thay con điều gì mà chính con có thể làm được - đó là những điều liên hệ đến những cuộc hành lễ và những sự ban ân huệ".

    Sự tế lễ chỉ cần thiết khi nào con người chưa đạt được sự hiểu biết, chưa có kiến thức chân thật và còn nhờ nó tạo ra những cảm xúc tốt lành, một tinh thần an tĩnh và những sự phấn khởi thanh cao. Ðại đa số người đời chưa tiến hóa, họ cần được sự giúp đỡ  bằng mọi phương tiện. Vậy không một vị Hiền Triết nào lên án sự tế lễ, dù nó không cần thiết đối với họ. Quyển Thánh Ca Bhagavad Gita là phúc âm của tu sĩ  Sannyasi, mà chúng  ta thấy trong đó mấy lời này: "Bậc hiền nhân không nên làm rối trí kẻ vô minh còn quyến luyến sự hành động nhưng nếu họ hành động trong sự hòa hợp với Ta, thì họ phải làm cho mọi sự hành động đều được vui  thích, hấp  dẫn" [77]. Trẻ con mới tập đi phải nương tựa vào  tất cả những gì khá vững chắc như ghế, chân bàn hay là vách tường, để đứng lên được. Vậy sự tế lễ cũng giống như chỗ nương tựa để giúp người còn yếu đuối đứng một mình. Sự tế lễ càng trở nên tinh vi hơn, đẹp đẽ hơn và có tính cách tượng trưng hơn đặng cân xứng với sự tiến hóa dần dần của con người. Sau cùng, con người tiến đến giai đoạn mà sự tế lễ không còn hữu ích nữa; rồi y bỏ rơi nó luôn. Muốn đừng tế lễ thì có hai điều, hoặc cao hơn chúng, hoặc thấp hơn chúng.
    Trách nhiệm chọn lúc  từ bỏ sự  tế lễ không thể quyết định với người nào cả; mỗi người phải quyết định  lấy. Không  ai chịu trách nhiệm chỉ định lúc nào một người kia phải trở thành một đạo sĩ  Du  Già (Yogui). Ðối với sự tế lễ cũng thế chúng ta không được chỉ trích một người quyết định từ bỏ sự tế lễ hoặc còn thích theo đuổi công việc đó. Ðôi khi, biết rằng sự tế lễ không cần thiết đối với mình nữa,  nhưng một người kia vẫn tiếp tục hành lễ, chỉ vì địa vị y trong Giáo Hội. Chỉ có y mới chịu trách nhiệm về sự  lựa chọn của y. Vậy chúng ta không nên  khiển trách những người hành lễ, cũng  như  những người không tham dự.
    Sự tế lễ vừa nguy hiểm, vừa trợ giúp. Ấn Ðộ Giáo cổ đại  nghiêm cấm đọc vài thứ thần chú trước đám đông người; chẳng  phải không cho họ hưởng một lợi lộc nào, mà để tránh sự tai hại  cho một số người do vài cách rung động của thần chú tạo ra. Ðó là  lý do tại sao Ðức Bàn Cổ lập ra luật chỉ cho những người Bà La Môn trí thức và có đạo hạnh mới được mời dự lễ Shraddha thôi.  Một người kia sẵn có một quyền năng nào đó, nhưng  không rõ lúc nào nên dùng và lúc nào nên giữ, nếu y tham gia một cuộc tế lễ, y sẽ truyền thần lực vào những câu thần chú có thể làm hại những người tham dự. Vậy nên cẩn thận, nếu quyền năng này bắt đầu biểu hiện, thì phải tránh xa họ đi. Chẳng hạn như khi tôi dự lễ Shraddha ở Gaya, tôi nhận thấy nếu tôi thêm thần lực của tôi vào thì có thể làm hại các tăng sĩ, vì họ đọc nhiều câu thần chú vô cùng  mạnh mẽ. Còn riêng phần họ, họ không tạo được ảnh hưởng nào cả vì thiếu sự hiểu biết và sống không có qui củ lắm. Bà Blavatsky khuyên các sinh viên huyền bí học chớ nên dự vào đám đông, trừ khi nào họ có thiện cảm hoàn toàn với quần chúng, không phải vì  đám đông ảnh hưởng đến hào quang của họ, mà vì thần lực của họ có thể làm hại đám đông hơn là làm lợi. Trong những trường hợp đó, một người hiểu biết có thể xét đoán rằng tốt hơn mình nên xa lánh vài thứ lễ bái, còn người không hiểu cách đọc thần chú để cho thần lực hoạt động; thần lực này có thật trong lời nói, thì có thể dự lễ mà không làm hại chút nào những người tham dự dù họ là hạng người nào.
    Bây giờ con đã sáng mắt, vài tín ngưỡng và vài cách tế lễ  của con trước kia có thể dường như phi lý. Có lẽ chúng nó phi lý thật. Tuy nhiên, dù con không thể tham dự vào việc cúng lễ nữa, con cũng phải kính trọng chúng, vì tình thương đối với những linh hồn từ thiện còn cho những việc ấy là quan trọng. Những sự tế lễ này có chỗ hữu dụng và lợi ích của chúng. Chúng giống như những hàng đôi đã giúp con hồi con còn bé viết cho ngay hàng và đều đặn, cho tới khi nào con viết tốt hơn và dễ dàng hơn mà không nhờ đến chúng nữa. Hồi trước có một lúc con cần dùng chúng, nhưng bây giờ, thời kỳ ấy đã qua rồi.
    A. B.  Khi chúng ta càng lớn  tuổi và càng hiểu biết, vẫn có  vài chuyện mà trước kia chúng ta tin tưởng, thì bây giờ lẽ tự nhiên chúng có vẻ hư  ảo  và cũng phi lý nữa. Tuy nhiên chúng ta còn có thể nhìn chúng một cách nhân từ và có thiện cảm, như chúng ta nhìn một em bé gái vui đùa với bó giẻ rách mà em cho là con búp bê. Về một phương diện nào đó, hành vi ấy khá khôi hài, nhưng  nó mang đến cho em một sự lợi ích lớn lao, vì nó làm nẩy nở mẫu tính của em. Em bé gái không  nhìn thấy giẻ rách, mà lại thấy một đứa trẻ. Trong khi nâng niu, săn sóc đứa con tưởng tượng của em, em tập phát triển tình âu yếm và sự che chở của một bà mẹ, sự săn sóc những kẻ yếu đuối, thế cô. Vậy khi chúng ta mỉm cười với em bé này tức là chúng ta đã cười một cách rất âu yếm, và rất dịu dàng. Ðối với những tín ngưỡng, những cuộc tế lễ của chúng ta lúc trước cũng thế, chúng có một vị trí trong đời sống của chúng ta và chúng ta có sự lợi ích riêng của chúng.
    Một bộ lạc dã man cử hành sự tế lễ dường như hoàn toàn phi lý đối với  chúng ta - như Ấn Ðộ người ta thường thấy một miếng giẻ treo trên một nhánh cây trong một làng thay thế cho vật cúng tế - chúng ta đừng khinh khi cách biểu lộ lòng sùng  tín  chất phác của người dã man hay người dân làng đó. Dưới con mắt họ, những đồ tế lễ hèn mọn này cũng quan trọng như những đồ vật cung hiến quí giá nhất của chúng ta. Kỳ thật, cũng là đồng một tinh thần.
    Những lễ vật bên ngoài đều không cần thiết. Chỉ có một thứ đáng được thu nhận là lễ vật của tâm hồn. Và sau khi lễ vật tâm hồn đi đôi với lễ vật hèn mọn nhất, thì sự hiến dâng này đáng thu nhận. Do đó quyển Thánh Ca Gita nói rằng: "Bất cứ là cái gì  người ta cúng dường cho ta với lòng sùng tín như một lá cây, một cái bông, một trái cây hay một chén thuốc, ta cũng thâu nhận như lễ vật của một người tôi hiến dâng với tình thương" [78].
    Thật là khắc nghiệt và thiếu tình Huynh Ðệ khi mà làm cho những người cúng dường này ngã lòng, thí dụ như giựt miếng giẻ trên cây liệng đi mà đôi khi người ta đã làm. Thái độ này chứng tỏ rằng chúng ta không có tinh thần thuần nhất.
    C. W. L.  Phải luôn luôn tỏ ra dịu dàng và tử tế với tuổi thơ, tuổi thơ của cá nhân cũng như tuổi thơ của loài người trong thời kỳ hiện tại. Bà Chánh Hội Trưởng của chúng ta có nói đến một em bé gái chăm nom một bó giẻ và nó cho rằng nó cầm trong tay một  con búp bê. Dĩ nhiên, đây chính là một sự dị đoan, nhưng đồng thời không ai nghĩ đến việc nổi giận hay la rầy đứa trẻ. Tại cõi trần,  quả thật là một bó giẻ, nhưng  trong  trí tưởng tượng của trẻ con có thể là một sinh vật, có đủ các thứ tánh tình. Chúng ta không thể làm xáo trộn tư tưởng trong trí của trẻ con mà không làm hại đến sự mở mang những  tình cảm tốt đẹp của nó đang phát khởi.
    Bà cũng nhắc đến tập quán của người dân Ấn Ðộ, đôi khi cột một miếng giẻ vào một cái cây để hiến dâng cho Thượng Ðế. Mục kích việc ấy, nhà truyền giáo Thiên Chúa bậc trung sẽ vô cùng phẩn nộ và thái độ ấy chỉ chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của họ, vì  vật tế lễ được hiến dâng với tất cả lòng chân thành. Xét một cách tương đối, linh hồn còn non nớt và trẻ trung hành động theo một ý hướng tốt lành. Vậy chúng ta hãy xem việc làm đó như  con búp bê bằng giẻ rách đúng với ý nghĩa của nó. Người dân làng rải một chút nước thay vì rải rượu hoặc dâng một cái hoa - quả thật  đó là một vật hiến dâng hèn mọn - nhưng tại sao khinh rẻ nó? Chính Ðấng Christ đã nói: Kẻ nào nhân danh Ngài mà cho một ly nước lạnh thì cũng sẽ nhận được sự ban thưởng của nó. Cũng nên nhớ rằng một dân tộc nào dù sơ khai nhất, cũng không được xem tượng cốt hoặc hình thể là sự thật, mà tất cả đều có ít nhiều cảm giác về Ðấng Thiêng Liêng do chúng biểu hiện.
    Ngày kia, một vị Ðại Huấn Sư có viết như sau: "Hồi tôi còn trẻ con, tôi nói như đứa trẻ con, tôi suy nghĩ như đứa trẻ con,  nhưng khi tôi thành người lớn, tôi bỏ hết các thói trẻ con"[79]. Tuy nhiên, kẻ nào quên thời thơ ấu của mình và mất thiện cảm với trẻ con thì không thể dạy dỗ chúng và giúp đỡ chúng được. Vậy con hãy xem mọi người với lòng nhân từ, dịu dàng và khoan dung, và xem ai nấy như nhau, dù họ là người Phật Giáo, người Ấn Giáo, người Hỏa Thần Giáo (Djainistes) hoặc người Do Thái, người Công  Giáo hay là người Hồi Giáo cũng vậy.
    A. B.  Bạn sẽ thấy ở đây một định nghĩa chính xác về nhà  Huyền Bí Học ấy là người không quên tuổi ấu thơ  của mình. Khi  đã trưởng thành, y nhớ những kinh nghiệm đã thực hành và như vậy y có thể giúp đỡ mọi người. Muốn phát triển năng lực thiện cảm đối với mọi người và sẵn sàng giúp tất cả, thì việc làm tốt nhất là hãy biến đổi tư tưởng đạo đức của bạn thành những ngôn  từ của một tôn giáo công truyền nào đó rồi cho tư tưởng của bạn nhập vào trong những dụng ngữ đặc biệt của nó. Tất cả chúng ta đều có một ngôn ngữ để dùng riêng cho mình, cho đến khi nào chúng ta có một ngôn ngữ chung, mà mọi người đều hiểu. Các sinh viên nên học một ngôn ngữ hay một tiếng nói khác với tiếng nói của mình. Những ai thụ hưởng nền  giáo dục của Thiên Chúa Giáo  có thể tập nói hoặc suy tư theo danh từ Ấn Giáo. Rồi họ tập xét đoán nhiều vấn đề theo quan điểm Ấn, và họ sẽ ngạc nhiên mà thấy biết bao sự sai biệt với ý tưởng của họ trước kia. Cũng thế, người Ấn Giáo cũng có thể tập nói và suy tư theo những danh từ mà người Công Giáo đã dùng.
    Ðức Ramakrishna Paramahamsa là Ðạo Sư của ông Swami Vivekananda, đã luyện mình theo qui luật ấy. Ông liên  tiếp chọn  nhiều  tôn giáo rồi tuân theo phương pháp và sự thực hành theo mỗi tôn giáo trong một thời gian. Chẳng hạn khi chọn Thiên Chúa  Giáo, ông cầu nguyện như một người Công Giáo, suy tư theo danh từ Công giáo, ăn  mặc theo người Công Giáo. Theo lối đó, ông đã đi từ tôn giáo này sang tôn giáo khác để tập hòa đồng với mỗi tôn giáo và lợi dụng tất cả phương tiện tưởng tượng bên ngoài hầu dễ bề cố gắng. Khi ông chuyên tâm tìm hiểu về phương diện mẫu tính trong thiên nhiên mà ở Tây phương tượng trưng bởi Ðức Mẹ Ðồng Trinh, ở Ấn Giáo tượng trưng bởi Thánh Mẫu Shaktis, thì  ông xem mình như người phụ nữ, ông mặc y phục phụ nữ và suy tư  như một người phụ nữ. Chắc chắn sự luyện tập này đem đến cho ông một kết quả tốt đẹp, vì không còn một sự dị biệt bề ngoài nào của một tôn  giáo còn  có thể  ảnh hưởng đến ông được nữa.
    Ðó là phương pháp thật khác biệt với phương pháp của người  ta thường dùng! Tuy nhiên phương tiện duy nhất mà người đệ tử phải thực hành là tập hòa đồng với tất cả những người chung quanh chúng ta. Trước hết Ðức Ramakrishna là một vị Bhakta, tức là một nhà sùng tín nhiệt thành và ông tập tôn sùng như thế là nhờ tình cảm.
    Vậy thì trong một  thời  gian  nào  đó, người chí nguyện phải tự nói rằng tôi là người Ấn Giáo, tôi là người Phật Giáo, hay là người phụ nữ hoặc là cái gì không phải là y. Thật hiếm có những người đàn ông luôn luôn ướm thử suy nghĩ hoặc cảm xúc như người đàn bà, và thấy những sự vật như người đàn bà đã thấy! Tôi cũng tưởng rằng rất hiếm có những người đàn bàthật sự ướm thử để thấy những sự vật theo quan điểm của những người đàn ông. Nhưng sự khuyết điểm thấy rõ ràng hơn ở phái nam; là người đàn ông luôn luôn tự thấy mình là "người đàn ông". Tôi thấy hình như giữa người Thông Thiên Học, việc không phân biệt nam hay nữ vì tình  Huynh  Ðệ. đôi khi cũng bị lảng quên.
    Vậy bạn phải tập hiểu biết những sự vật sẽ hiện ra cho bạn như thế nào nếu bạn nhìn thấy chúng trong một bầu không khí đặc biệt và không quen thuộc đối với bạn. Bạn nên bỏ thói quen chỉ nhìn sự vật theo quan điểm riêng của bạn. Ðó là điều trái nghịch  với khoa Huyền Bí Học. Bạn làm điều đó thì bạn sẽ bị đời trách móc. Sự vô tư và lòng thiện cảm của bạn sẽ bị xem như sự lạnh  nhạt. Vả lại điều đó không có là gì  quan trọng. Tại Tây phương tôi bị tố cáo là "quá Ấn Ðộ", và tại Ðông phương, tôi bị tố cáo là "quá Công Giáo" vì bên Tây phương tôi nói theo ngôn ngữ Tây phương, mà dân Ấn Ðộ lại không thích, còn bên Ðông Phương tôi dùng những từ ngữ Ðông phương, mà người Tây Phương không ưa. Người ta phiền hà tôi, luôn luôn tôi lập lại rằng: "Tôi nói với mọi người bằng một thứ tiếng mà họ hiểu được".
    Những lời phàn nàn và trách móc này vốn do người ta đứng ở vị trí thấp chớ không phải ở vị trí cao nhất để phán đoán. Tập nói nhiều ngôn ngữ đạo đức là một trong những bài học cho ai có bổn phận mang thông điệp đến nhiều xứ. Chân lý này không phải là điều mới mẻ. Sự trách móc về cách thức thuyết giáo trên đây cũng không phải là mới lạ. Thánh Paul (Phao Lồ) bị trách móc nhiều vì Ngài làm vừa lòng tất cả mọi người. Ngài có viết như vầy: "Dù tôi được tự  do đối với mọi người, tôi tình nguyện làm tôi tớ cho tất cả, như thế tôi mới có thể được lòng của một số đông hơn. Ðối với người Do Thái, tôi như người Do Thái, như thế tôi được lòng người Do Thái. Ðối với người tuân theo luật  pháp, tôi vẫn tuân theo luật pháp (dù chính tôi không còn ở dưới luật pháp nữa) như thế tôi thu phục được họ. Ðối với những người không tuân luật pháp, tôi không tuân theo luật pháp (mặc dù tôi không hề bỏ luật của Ðức Chúa Trời, bởi vì tôi đang tuân theo luật của Ðấng Christ), như thế tôi được lòng họ. Ðối với người yếu đuối, tôi trở thành yếu đuối, như thế tôi có thể cứu vớt được vài người bằng mọi phương  tiện" [80].
    Trước kia, Thánh Paul là người hẹp hòi nhất, bây giờ Ngài trở thành người rộng lượng nhất. Sau khi, thuộc về một trong những phái nghiêm khắc nhất của người Do Thái,  Ngài trở thành vị sứ đồ của những  người Ngoại Giáo - một sự thay đổi phi thường.
    Nhà Huyền bí học không thuộc về một tôn giáo nào, hoặc thuộc về tất cả tôn giáo, tùy ý bạn - không riêng biệt thuộc về Ðạo nào, mà thuộc về tất cả. Ít ra điều đó là đức khoan dung. Nếu phải  tránh sự tranh luận là điều tốt, ấy là tại người ta có thể tạm thời thành ra hẹp lượng, thiếu khoan dung; nếu muốn thành công; thì trong khi tranh luận để đánh đổ một tư  tưởng hẹp hòi, thật  khó giữ  được một thái độ hoàn toàn vô tư. Hãy luôn luôn phát biểu chân lý theo quan điểm Nhất Thể, chứ đừng theo quan điểm dị biệt, chỉ như thế, bạn mới có khả năng giúp đỡ mọi người một cách như nhau. Và chỉ như vậy mới có thể thấy những yếu tố tốt đẹp trong mỗi người và trong toàn thể, đồng thời bạn sẽ dẹp bỏ những điểm bất toàn qua một bên hay là biết thấy xa hơn nữa.
    C. W. L.  Mục đích của người Thông Thiên Học là tình  Huynh Ðệ, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nam nữ  hay màu  da. Phương thức tuyệt hảo để đạt được sự hòa hợp đó trong đời sống  của chúng  ta là chia sớt tình cảm, tư  tưởng của những dân  tộc  khác cũng như của phái giống [81] khác. Người đàn ông quên rằng y đã sinh ra nhiều lần dưới hình dáng phụ nữ. Người đàn bà cũng quên rằng mình đã đầu thai nhiều kiếp trong thân xác nam nhi. Người đàn ông cố gắng dùng tư tưởng đặt mình vào địa vị của người đàn bà để hiểu cách nhìn đời của họ; còn phái nữ  cũng  nên  cố gắng tìm hiểu quan niệm đời sống của phái nam, mặc dù điều đó không phải là chuyện dễ làm; nhưng ấy là một cách luyện tập tuyệt hảo. Hai phương diện đó khác nhau một cách lạ kỳ ở nhiều trường hợp. Một người nào có thể  tập hòa đồng tâm thức của kẻ khác phái tức  là y đã tiến  một bước đến tình huynh đệ, điều này vượt lên trên ý niệm của phái tính. Sau cố gắng tìm hiểu của người chị, người mẹ hay vợ mình, người đàn ông có thể mở rộng sự thực tập ấy đến những người thuộc về tôn giáo và những chủng tộc khác với y. Ðó là trong những sự tập luyện hữu ích nhất, vì người ta không  thể hiểu  quan điểm của kẻ khác và có thiện cảm với y, mà không mở rộng quan điểm riêng của mình như thế.
    Về đức khoan dung, kinh điển Talmud có thuật lại câu chuyện lý thú như sau đây: Có một người hành khách đến tìm ông Abraham, trong khi theo phong tục của sa mạc, y được thết đãi ăn uống. Ông bảo y hãy ca tụng Ðức Chúa Trời trước khi dùng bữa, nhưng  người khách lạ ấy đã từ chối và nói rằng y không hề biết chi về Ðức Chúa Trời cả. Ông Abraham nổi giận, đứng dậy, đuổi y ra khỏi trại và không cho y cái gì cả. Lúc ấy Ðức Chúa Trời đi qua -  trong thời ấy Ngài thường đi như thế - và Ngài hỏi: "Tại sao con  đuổi y"? Abraham bực tức trả lời: "Bạch Chúa, y không chịu biết danh hiệu Chúa. Y là một người ngoại giáo xấu xa nhất". Ðức Chúa Trời đáp: "Phải, nhưng Ta đã chịu đựng nó sáu mươi năm rồi. Chắc chắn  con có thể  chịu đựng được nó trong một giờ chớ"?
    Trong chúng ta, có vài người Thông Thiên Học còn bị ràng buộc với hình thức bên ngoài của tôn giáo. Tuy nhiên, tôi tưởng  chúng ta có thể tự nói rằng chúng ta không riêng biệt thuộc về tôn giáo nào mà thuộc về  tất cả. Chẳng hạn, chính tôi là người Thiên Chúa Giáo và là Giám Mục, nhưng tôi cũng là một  Phật Tử, vì tôi đã phát nguyện và lãnh những nhiệm vụ do đó tôi thừa nhận Ðức  Phật là vị hướng đạo của tôi. Như thế tôi không bị bắt buộc phải từ bỏ tôn giáo nào khác. Về phương diện này, Ðạo Phật có thể là  một tôn giáo khoan hồng hơn hết. Nó không đòi hỏi bạn phải tin tưởng điều gì, mà chỉ đòi hỏi bạn có quả quyết theo giáo lý của Ðức Thế Tôn và có sống với nó càng nhiều càng tốt hay không.  Một người Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo hay là người của một tôn giáo nào khác có thể nói: "Giáo lý này tốt, tôi muốn tuân theo", thế rồi y trở thành một Phật Tử mà không từ bỏ tôn giáo trước của y. Thông Thiên Học là một chân lý mà tất cả các tôn giáo đều dựa vào đó. Nếu chúng ta học khoa tôn giáo đối chiếu, chẳng phải chỉ để nhận thấy chân lý Thông Thiên Học trong tất cả các tôn giáo, mà còn  để hiểu  Chân lý tự biểu  lộ ra nhiều cách thế khác nhau, và do đó chúng ta đạt được khả năng giúp đỡ bằng cách sử dụng tất cả.
    Bà Chánh Hội Trưởng của chúng ta đã chỉ cho chúng ta thấy nguyên tắc  này: Ðối với dân Ấn Ðộ, bà nói chuyện như thể người Ấn. Ðể viện chứng cho lời nói của mình, bà kể ra những bản Thánh Kinh và dùng vài danh từ Phạn ngữ mà người dân Ấn quí trọng cũng  như người Thiên Chúa Giáo La Mã quí trọng tiếng La Tinh vinh diệu. Khi nói với các hàng Phật Tử, bà trình bày giáo lý đúng với ý tưởng của họ. Bà còn dẫn chứng Phật ngôn và dùng những danh từ Phật giáo. Bên Tây Phương bạn nghe Bà nói chuyện với người Thiên Chúa Giáo bằng ngôn ngữ của họ. Bà không sửa đổi chút nào về tín ngưỡng của Bà hay là tôn  giáo riêng của Bà, Bà chỉ nói bằng ngôn ngữ của họ.Thật ra bà đã hiểu biết  tất cả những tôn giáo  này. Khi chúng ta biết chân lý ẩn tàng trong  mỗi tôn giáo, dù trí thức và tài hùng biện của chúng ta chưa thể sánh kịp với Bà nhưng đa số trong chúng ta nhờ học chút ít trong sách khải luận của bất cứ tôn giáo nào đó, cũng có thể hiểu rõ tôn giáo ấy và trình bày chân lý bằng những danh từ đó, để giải thích ý nghĩa của nhiều điểm còn mờ tối cho những kẻ khác. Ðại tá Olcott đã làm như thế rất nhiều lần trước sự hiện diện của tôi. Ông  không thuộc về mẫu người hiếu học hay nhà uyên bác, thông thái, mà ông là một diễn giả bậc nhất, ông thành công trong khi nói trước các thính giả gồm cả người Ấn Giáo, Hỏa Giáo và Phật Giáo. Những người hiểu biết nhiều về các tôn giáo này đều công nhận rằng ông đã rọi một thứ ánh sáng mới mẻ vào tôn giáo của họ. Ðiều này chứng tỏ tại sao Thông Thiên Học là chìa khóa mở được cửa của các tôn giáo.
    Trong những cuộc Ðại Hội Nghị của Hội chúng ta cử hành tại Adyar, sự kiện này cũng nhận thấy dưới một hình thức khác: Có  những người thuộc nhiều tôn giáo và chủng tộc khác nhau nhóm họp ở đây. Và những ai dự  Ðại Hội đều không khỏi cảm động sâu xa, khi nhận thấy nơi đây không những biểu hiện đức khoan dung mà còn bộc lộ một tình huynh đệ thân ái nữa.
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Thongthienhoc
    Được bạn: NHDT đưa lên
    vào ngày: 7 tháng 3 năm 2007

    --!!tach_noi_dung!!--
    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--