Dịch giả : Diệu Liên - Lý Thu Linh
Chương 22
Gặp Mẹ Lần Cuối

Một cuộc chiến tranh nhỏ đang âm ỉ ở chùa Phật giáo Washington.  Ngay khi tôi vừa về đến nhà, một số thành viên trong ban chấp hành tấn công tôi: “Sư đã bỏ rơi chùa,” họ nói.  “Chúng tôi mời Sư đến Mỹ để làm việc cho chúng tôi, nhưng giờ thì Sư bỏ hết thời gian giúp mấy người Việt Nam đó.  Chúng tôi không ưu tiên hơn họ sao?”
“Tôi phụng sự Phật, Pháp và Tăng,” tôi trả lời.  “Là người tu sĩ, tôi phụng sự  tất cả mọi chúng sanh, tôi không thể phân biệt người Sinhala hay người Việt Nam.  Những người tỵ nạn đó đang đau khổ, nên tôi cần giúp đỡhọ.”
Mặc dầu họ không than phiền nữa, tôi biết đó không phải là lần cuối cùng tôi phải nghe về những điều này.
Tôi trở về chùa đầu tháng chín, vừa đúng lúc cho khóa mới tại đại học American.  Tôi được một học bổng toàn phần để bắt đầu việc chuẩn bị cho bằng thạc sĩ về lịch sử tôn giáo -thật là một món quà tuyệt vời!
Sau khi học được vài tháng, tôi nhận được thư em gái, báo tin mẹ của chúng tôi không được khỏe, bà không còn ăn được gì nữa.  Kèm theo bên trong lá thư là một mảnh giấy do mẹ tôi viết.  Chỉ một vài dòng, nhưng ở cuối thư, bà bảo đã phải mất gần một tuần để viết.  Bà đã quá yếu đến nỗi không thể viết một hay hai chữ cùng một lúc.  Cầm được viết cũng đã khó rồi.  Nhưng bà quyết tự viết thư cho tôi.  Có lẽ  bà biết rằng đó là lá thư cuối cùng bà viết cho tôi.  “Mẹ mong có thể được gặp con,” bà viết.
“Anh nên trở về,” em tôi viết trong thư.  “Mẹ có thể không sống lâu hơn nữa.”
Đó là cuối mùa thu năm 1976.  Tôi thông báo cho ban chấp hành của chùa rằng mẹ tôi có thể sẽ mất, và tôi cần về thăm gia đình.  Họ đồng ý mua vé cho tôi đi.
Vào tháng mười hai, tôi lên chiếc Pan Am 747 và hướng thẳng về nhà ở Tích Lan.  (Năm 1972, chính phủ Ceylon chính thức đổi tên quốc gia này trở lại cái tên truyền thống hơn, Tích Lan, có nghĩa là ‘phồn thịnh và đẹp đẽ’ trong tiếng Phạn).  Tôi ngồi ở ghế cạnh cửa sổ, như tôi vẫn thường làm.  Máy bay trước hết đến Honolulu, rồi Guam và  Singapore.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau khi chúng tôi rời Honolulu, tôi nhìn ra cửa sổ, thấy lửa bốc lên từ một trong những bộ máy.  Tôi đã nghĩ đó có thể là do dầu cặn thải ra.
Nhưng không phải thế.
Một vài giây sau, phi hành gia thông báo rằng chúng tôi phải trở lại Hawaii vì một trong những bộ máy bị cháy.  Rồi các tiếp viên hàng không hướng dẫn chúng tôi cách thoát ra khỏi máy bay sau khi đáp xuống.  Cầu thang thoát hiểm được bung ra, vì thế chúng tôi có thể ra khỏi máy bay nhanh chóng.  Rõ ràng là mọi người đều lo lắng rằng một vụ nổ có thể xảy ra.
Họ cho những người có con nhỏ ra trước.  Kế đến là phụ nữ có thai và người già, sau cùng là những hành khách còn lại.  Họ bảo hãy để tất cả hành lý trên máy bay.
Tôi để ý thấy một vài hành khách làm dấu thánh giá trên ngực.  Người khác thì khóc lóc hay cắn móng tay, hay thầm thì với người kế bên.  Tôi nhìn thấy một vài cuốn kinh thánh được mở ra trên đùi.
“Ôi,” tôi nghĩ, “tôi đã làm tất cả những gì có thể trong cuộc đời.  Tôi đã giảng pháp cho nhiều người, và tôi đã được công đức.  Tôi đang trên đường đi gặp mẹ tôi.  Dầu có chết bây giờ, tôi cũng sẽ được một sự tái sinh tốt đẹp.”
Tôi thật sự không cảm thấy sợ hãi.  Tôi nghĩ rằng nếu máy bay có rớt xuống, thì dầu gì tất cả chúng tôi sẽ đều bất tỉnh trước khi chạm mặt đất.  Chết như thế cũng chắng phải ghê gớm gì.
Rồi tự động tôi bắt đầu nghĩ về những lời Phật dạy về sợ hãi.  Sợ hãi, ngài nói, phát sinh từ sự bám víu vào năm uẩn –thân, thọ, tưởng, hành và thức.  Chúng ta bám víu vào những thứ này mà ta coi như là  ‘cái tôi’.  Chúng ta không muốn đánh mất ‘cái ngã’ này, vì thế chúng ta trở nên sợ hãi khi nó bị đe dọa dưới bất cứ hình thức nào.
“Phiền não phát sinh từ ái dục,”  một đoạn trong kinh Pháp Cú đã nói thế.  “Sợ hãi phát sinh từ ái dục.  Sẽ không còn có phiền não hay sợ hãi đối với người không còn ái dục”.
Khi máy bay chúi đầu xuống từ trên không, tôi biết nếu tôi có thể quán tưởng đến Tam Bảo, tôi sẽ được bình an.  Tâm đầy uế nhiễm bị sợ hãi, lo âu, căng thẳng và bức xúc chế ngự.  Nhưng tâm đầy những ý tưởng hướng về Phật, Pháp và Tăng thì tràn đầy thanh tịnh.
Tới Honolulu, máy bay hạ xuống sốc giật mạnh.  Đã có những chiếc xe cứu hỏa đậu sẵn trên đường băng và ngay khi chúng tôi vừa chạm mặt đất, những chiếc xe này bắt đầu thổi khói quanh máy bay.
Mọi người nhảy lên, chạy đến cửa thoát hiểm.  Chúng tôi không biết máy bay sẽ phát hỏa bất cứ phút giây nào.
Ôi thật kỳ cục, dĩ nhiên, với chiếc y phùng lên quanh tôi, nhưng tôi phải nhận rằng nó cũng vui một chút!  Khi xuống đến mặt đất, tôi nhảy ra và chạy thật nhanh.  Đêm đó chúng tôi ở lại khách sạn Hawaii sang trọng, do Pan Am đài thọ.
Ngày hôm sau, tôi tiếp tục đến Singapore.  Khi đáp xuống đó, tôi ngạc nhiên khi gặp một số người từ chùa Phật giáo Tích Lan, một chùa Sinhala.  Họ mời tôi ở lại chùa họ một tháng.  Tôi bảo với họ, tôi đang đi thăm mẹ bịnh, nhưng tôi có thể gửi điện báo cho em tôi để hỏi tình trạng mẹ tôi như thế nào, có thể tôi không cần phải về gấp rút như thế.
Ngày hôm sau, em tôi nhắn tin trở lại.  Cô ấy cho biết mẹ chúng tôi cũng không yếu lắm ngay bâtôi mắt sáng lên.
"Thật chứ?  Sư nói thật chứ?”
“Thật.  Sư không đùa.  Vấn đề duy nhất là, sư không có đủ tiền hay đủ người để hỗ trợ một nơi như thế.”
“Con có thể giúp,” Matt nói ngay.
Sau đó, chúng tôi không nói gì thêm về việc này.  Tôi nghĩ cả hai đều biết rằng đó là một giấc mộng lớn và cần phải có thời gian để đưa đến kết quả.  Chúng tôi cần phải suy tư về nó nhiều hơn một chút.  Nhưng Matt là một người rất năng động, người luôn muốn mọi việc xảy ra ngay bây giờ hơn là sau này.  Anh ta không thể đợi lâu như thế.
Vài tháng sau, một buổi chiều kia, anh lái xe đưa tôi đi đâu đó và anh bỗng nói: "Bhante, ngôi lâm tự viện đó thế nào rồi?  Sư vẫn còn nghĩ đến nó chứ?”
"Dĩ nhiên rồi," tôi trả lời.
"Vậy thì tại sao Sư không tiến hành đi?"
"Vì trước mắt, chúng ta vẫn chưa có những điều kiện tối thiểu.  Chúng ta không có đủ tiền hay nhân sự, mà chúng ta cũng chưa có chỗ nào cả."
"Bhante," Matt nói, giọng đầy nôn nóng, "giờ chính là thời điểm đó.  Cuộc đời quá ngắn ngủi, chúng ta phải bắt tay vào việc ngay."
Một nụ cười ranh mãnh ở khóe môi anh.
"Nếu sư không sẵn sàng để xây trung tâm đó, con phải đi tìm một vị thiền sư khác thôi," anh nói.
Tôi mỉm cười.
“OK.  Hãy bắt đầu.”