Dịch giả : Thích Tâm Quang
Chương 5
PHẦN II - NHIỆT TÌNH VÀ TÌNH THƯƠNG CỦA CON NGƯỜI

KIỂU MẪU MỚI CHO SỰ THÂN THIỆN
CÔ ĐƠN VÀ QUAN HỆ
Tôi vào phòng khách của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại khách sạn, và Ngài ra hiệu cho tôi ngồi. Trà được rót ra, Ngài tuột đôi giầy Rockport mầu bơ và ngồi thoải mái trên một chiếc ghế lớn. 
"Sao?" Ngài hỏi tôi với môt giọng thường lệ thay đổi ngữ điệu có ý là Ngài đã sẵn sàng cho bất cứ điều gì. Ngài mỉm cười và giữ im lặng. Chờ đợi.
Mấy phút trước đây, trong khi ngồi tại hành lang khách sạn, chờ đến giờ gặp gỡ, tôi lơ đãng nhặt một tờ báo địa phương bỏ lại nơi đây; tờ báo đã được lật tới mục "Việc Riêng". Tôi liếc qua mục quảng cáo dầy đặc hết trang này đến trang khác tìm người, hết sức mong có liên hệ tới một người nào khác Vẫn hãy còn nghĩ tới những quảng cáo ấy lúc ngồi xuống bắt đầu cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đột nhiên quyết định bỏ qua một bên những câu hỏi đã được chuẩn bị, và hỏi Ngài: "Có bao giờ Ngài cảm thấy cô đơn không?" 
"Không" Ngài trả lời đơn giản. Tôi đã không chuẩn bị trước cho câu trả lời này. Tôi cho rằng câu trả lời của Ngài phải là những dòng sau: "Đương nhiên", mọi người ai cũng có lúc có lúc cảm thấy lẻ loi.." Rồi tôi dự định hỏi Ngài làm sao Ngài đối phó với cô đơn. Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi lại gặp một người không bao giờ cảm thấy cô đơn. 
"Không" tôi hỏi Ngài lần nữa, ngờ vực.
"Không" 
"Ngài cho điều đó là cái gì?
Ngài nghĩ một chút."Tôi nghĩ rằng một nhân tố mà tôi nhìn vào bất cứ ai là từ một khía cạnh tích cực; tôi cố gắng tìm kiếm những khía cạnh tích cực của họ. Thái độ này tạo ngay một cảm giác đồng cảm, một loại liên hệ.
"Một phần là vì lẽ về phần tôi ít có sự e sợ, ít sợ hãi hơn, và nếu tôi hành động theo một cách thức nào đó, có thể mất đi sự kính trọng hay nghĩ rằng tôi là người xa lạ Cho nên vì thường là không có loại e sợ và sợ hãi đó, thì sẽ có loại cởi mở. Tôi nghĩ đó là nhân tố chính." 
Phấn đấu để lãnh hội phạm vi và khó khăn trong việc áp dụng một thái độ như vậy, tôi hỏi "Nhưng làm sao Ngài có thể cho rằng người ta có khả năng để cảm thấy thoải mái với người khác, lại không có sự sợ hãi và e sợ bị người ta không thích hay phán xét. Phải chăng có phương pháp đặc biệt để một người trung bình có thể sử dụng để phát triển thái độ ấy?"
"Niềm tin căn bản của tôi là trước tiên bạn cần hiểu sự ích lợi của từ bi."Ngài nói với một giọng quả quyết."Đó là nhân tố chính. Một khi bạn chấp nhận sự thật là từ bi không phải là một thứ ngấy ngô con nít hay tình cảm, một khi mà bạn hiểu từ bi là cái thực sự đáng giá, hiểu giá trị sâu xa của nó, thì bạn phát triển ngay sự lôi cuốn hướng về nó, thiện ý để trau dồi nó. 
"Và một khi bạn kích thích tư tưởng từ bi trong tâm, một khi tư tưởng đó trở thành tích cực, thì thái độ của bạn đối với người khác tự động thay đổi. Nếu bạn gần gũi người khác với tư tưởng từ bi, sự sợ hãi tự động giảm thiểu và bạn sẽ cởi mở với người khác. Cởi mở tạo một bầu không khí tích cực và thân hữu. Bằng thái độ ấy, bạn tiến tới mối quan hệ mà chính bạn là người đầu tiên tạo ra khả năng nhận sự cảm tình hay sự đáp ứng tích cực của người khác. Và với thái độ ấy, cho dù người ta không thân thiện với bạn hoặc bạn không được đáp ứng bạn một cách tích cực, thì ít nhất bạn cũng đã gần gũi người với cảm giác cởi mở làm cho bạn linh hoạt và tự do thay đổi cách tiếp xúc cần thiết. Loại cởi mở ấy ít nhất cho bạn khả năng có cuộc đối thoại đầy ý nghĩa với họ. Nhưng không có thái độ từ bi, nếu bạn cảm thấy như mặc cảm, tức tối hay lãnh đạm, thì dù người bạn thân nhất đến với bạn, bạn vẫn cảm thấy không thoải mái. 
"Tôi nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, người ta có khuynh hướng mong người khác đáp họ một cách tích cực trước, hơn là tự mình chủ động tạo ra khả năng đó. Tôi cảm thấy thế là sai, nó dẫn đến khó khăn và sẽ trở thành rào cản làm tăng thêm cảm giác lẻ loi và cô đơn. Vậy, nếu bạn muốn khắc phục cảm giác lẻ loi và cô đơn ấy, tôi nghĩ rằng thái độ tiềm ẩn của bạn có thể tạo ra sự khác biệt to lớn. Gần gũi người khác với tư tưởng từ bi trong tâm là phương cách tốt nhất để làm điều này. 
Sự kinh ngạc của tôi về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Ngài chẳng bao giờ cô đơn hoàn toàn tương xứng với niềm tin của tôi vào sự lan tràn của cảnh cô đơn trong xã hội của chúng ta. Niềm tin này không chỉ sanh ra từ cảm giác chung về sự cô đơn của riêng tôi hay sợi chỉ xuyên suốt sự cô đơn hình như là chủ đề quan trọng nhưng ít được chú ý trong toàn bộ cơ cấu hành nghề y khoa tâm thần của tôi.
Trong 20 năm qua, các nhà tâm lý học đã bắt đầu nghiên cứu về sự cô đơn trong cách thức khoa học, thực hiện nhiều khảo sát và nghiên cứu về đề tài này. Một trong những khám phá nổi bật về những nghiên cứu này là hầu như tất cả mọi người đều cho biết họ đã kinh nghiệm qua sự cô đơn, hiện thời hoặc trong quá khứ. Trong một cuộc thăm dò rộng rãi, một phần tư những người trưởng thành tại Hoa Kỳ cho biết họ cảm thấy hết sức cô đơn ít nhất một lần trong hai tuần. Mặc dù, chúng tôi thường nghĩ rằng cô đơn kéo dài là mối ưu phiền đặc biệt lan rộng nơi người già, lẻ loi trong các khu nhà trống trải hay ở khu sau của viện dưỡng lão, nhưng công cuộc nghiên cứu cho thấy những thiếu niên và thanh niên cũng cho biết họ cũng cô đơn như người già. 
Vì mức độ cô đơn lan tràn, những người điều tra nghiên cứu bắt đầu xem xét những thay đổi phức tạp góp phần gây ra cô đơn. Chẳng hạn, họ đã tìm ra những người cô đơn thường có những vấn đề mặc cảm, gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, ít chịu lắng nghe, và thiếu khéo léo trong việc giao tế xã hội như chọn lựa cách cư xử thông tục (biết khi nào gật đầu, đáp lại thích hợp, hay giữ im lặng). Sự nghiên cứu này đề xuất một chiến lược khắc phục cô đơn là tác động vào cải tiến kỹ năng giao tế xã hội. Tuy nhiên chiến lược của Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như là tránh tác động vào kỹ năng giao tế xã hội hay cách ứng xử đến từ bên ngoài, ủng hộ phương pháp đi thẳng vào tâm - nhận thức giá trị của từ bi và trau dồi nó. 
Bất chấp sự ngạc nhiên lúc ban đầu của tôi, khi tôi nghe thấy Ngài nói bằng sự quả quyết như vậy, tôi tin tưởng chắc chắn rằng Ngài không bao giờ cô đơn. Có những bằng chứng hậu thuẫn cho lời tuyên bố của Ngài. Tôi thường chứng kiến tác động của Ngài với người lạ, bao giờ cũng tích cực không thay đổi. Bây giờ thì rõ ràng là những tác động qua lại không phải là ngẫu nhiên hay chỉ là kết quả của một cá tính thân thiện tự nhiên. Tôi cảm thấy Ngài đã bỏ ra nhiều thời gian suy tư về tầm quan trọng của từ bi, thận trọng trau dồi nó, dùng nó để làm phong phú và mềm dẻo vấn đề trong kinh nghiệm hàng ngày, làm đất trở nên phì nhiêu và sẵn sàng tiếp nhận những tương tác tích cực với người khác - một phương pháp thực tế có thể được sử dụng bởi bất cứ ai đau khổ vì cô đơn.
DỰA VÀO NGƯỜI KHÁC SO VỚI TỰ LỰC 
Trong tất cả chúng sanh, có hạt giống toàn thiện. Tuy nhiên, từ bi cần kích hoạt, hạt giống ấy vốn có trong tim và óc chúng ta..."Bằng điều đó Đức Đạt Lai Lạt Ma giới thiệu đề tài từ bi trước một cuộc họp yên lặng. Thuyết giảng trước một cử tọa ngàn rưởi người gồm phần lớn những học sinh mộ Đạo Phật, Ngài bắt đầu thảo luận học thuyết Phật Giáo về Lãnh Vực Công Đức.
Trong ý nghĩa Phật Giáo, Công Đức được mô tả như một dấu ấn tích cực về tâm của con người, hay "sự tiệm tiến tinh thần" xuất hiện do những hành động tích cực. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải nghĩa Phước Điền Công Đức là nguồn, hay nền tảng mà từ đó người ta có thể tích lũy công đức. Theo lý thuyết Phật Giáo, chính kho công đức của một người quyết định hoàn cảnh tốt đẹp cho những tái sanh của một người đí trong tương lai. Ngài giải thích bằng học thuyết Phật Giáo về Công Đức định rõ hai Phước Điền Công Đức: Phước Điền Công Đức của các vị Phật, và Phước Điền Công Đức của chúng sanh. Một phương pháp tích lũy công đức liên quan đến việc tạo ra sự kính trọng, đức tin, và lòng tin vào Chư Phật, những bậc Giác Ngộ. Những phương pháp khác liên quan đến việc tu tập như lòng tốt, rộng lượng, khoan dung, và vân vân.. và có ý thức kiềm chế các hành động tiêu cực như sát sinh, trộm cắp, và nói dối. Tạo dựng phương pháp thứ hai này đòi hỏi sự tác động qua lại với người khác, hơn là tác động qua lại với Chư Phật. Trên ccơ sở đó Đức Dạt Lai Lạt Ma chỉ ra rằng người khác sẽ là sự giúp đỡ chúng ta rất nhiều để tích lũy công đức. 
Những người khác là Phước Điền công đức mô tả của Đức Đạt Lai Lạt Ma có một đặc tính đẹp, trữ tình đối với điều đó, hình như chính nó làm phong phú thêm hình ảnh. Lập luận trong sáng của Ngài và sự quả quyết đằng sau những lời nói của Ngài hợp lại thành sức mạnh đặc biệt và ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện của Ngài chiều đó. Khi tôi nhìn quanh phòng, tôi thấy nhiều cử tọa xúc động rõ rệt. Chính tôi không say mê bằng. Do các cuộc đàm thoại trước đây, tôi đã ở giai đoạn hiểu biết sơ đẳng về tầm quan trọng sâu xa của từ bi, tuy vẫn còn bị ảnh hưởng nặng bởi những năm dài trong tiến trình khoa học duy lý, làm cho tôi coi bất cứ cuộc nói chuyện gì về lòng tốt hay từ bi chỉ là chút đa cảm vì ý thích của mình. Nghe Ngài nói, tâm trí tôi bắt đầu nghĩ lan man. Tôi bắt đầu ngấm ngầm nhìn quanh phòng, tìm các bộ mặt nổi tiếng, đáng chú ý, hay quen thuộc. Một bữa cơm quá no trước cuộc nói chuyện, tôi bắt đầu buồn ngủ. Tôi vật vờ lúc tỉnh lúc không. Có lúc trong buổi nói chuyện, tâm trí tôi nghe thấy Ngài nói"... hôm nọ, tôi đã nói về những nhân tố cần thiết để có một cuộc đời hạnh phúc và sung sướng. Những nhân tố như sức khỏe, của cải vật chất, bạn bè vân vân... Nếu bạn điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn sẽ thấy tất cả những thứ đó lệ thuộc vào người khác. Muốn giữ sức khỏe, bạn đưa vào thuốc men do người khác làm, và chăm sóc sức khỏe do người khác lo liệu. Nếu bạn xem xét tất cả những tiện nghi bạn sử dụng để hưởng thụ cuộc sống bạn sẽ thấy hầu như không có đồ vật nào không liên hệ đến người khác. Nếu bạn suy nghĩ cẩn thận, bạn sẽ thấy tất cả những hàng hóa ấy có được là do cố gắng của nhiều người hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhiều người đã tham gia đến để làm những thứ đó thành tựu. Không cần phải nói khi chúng ta đề cập về bạn tốt, là một nhân tố cần thiết khác cho cuộc đời hạnh phúc, chúng ta đang nói đến sự tác động qua lại với những chúng sanh khác, những con người. khác. 
"Cho nên bạn có thể thấy rằng tất cả những nhân tố đó gắn chặt với những nỗ lực và hợp tác của những người khác. Những người khác là không thể thiếu. Cho nên, dù thực tế là tiến trình giao tiếp với người khác có thể có gian khổ, cãi cọ, và khó chịu, chúng ta vẫn phải cố duy trì một thái độ thân thiện và niềm nở để có lối sống có đủ tác động qua lại với người khác đặng vui hưởng một cuộc đời hạnh phúc." 
Khi Ngài nói, tôi cảm thấy một sự phản kháng theo bản năng. Mặc dầu tôi thường trân trọng và vui sướng với bạn bè và gia đình, nhưng tôi vẫn coi mình là một người độc lập. Tự lực Thật ra là hãnh diện về đức tính ấy. Ngấm ngầm, tôi có khuynh hướng coi thường những người phụ thuộc quá mức - một dấu hiệu yếu kém. 
Tuy vậy, chiều này khi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng, đã xảy ra một việc. Vì 'Tùy Thuộc Vào Người Khác" không phải là đề tài mà tôi ưa thích, tâm trí tôi lại bắt đầu lan man, tôi thấy tôi quên không cắt bỏ sợi chỉ lòng thòng trên tay áo sơ mi của tôi. Chú ý vào một lúc, tôi nghe thấy Ngài nói nhiều người đã tham gia vào việc làm ra tất cả những của cải của chúng ta. Khi nghe Ngài nói, tôi bắt đầu xem xét có nhiều người tham gia làm cái áo sơ mi của tôi. Tôi bắt đầu tưởng tượng đến người nông dân trồng bông. Kế tiếp người bán máy cầy cho người nông dân cầy ruộng. Rồi vì việc đó hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn người tham gia làm máy cày, gồm có người khai quặng để chế tạo các bộ phận bằng kim loại của xe máy cày và tất cả những người thiết kế máy cày. Rồi đương nhiên, người làm bông, người dệt, người cắt, người nhuộm, người may. Những người vận chuyển và tài xế xe tải giao áo đến tiệm, và người bán hàng bán cho tôi. Tôi chợt hiểu, hầu như mọi khía cạnh trong đời tôi xảy ra đều là do nỗ lực của nhiều người. Sự tự lực quý giá cùa tôi hoàn toàn là một ảo tưởng, một ý nghĩ kỳ quặc. Khi sự nhận thức này bừng sáng trong tôi, tôi bị chinh phục bởi ý nghĩa sâu xa của sự liên kết và tùy thuộc lẫn nhau trong tất cả chúng sinh. Tôi cảm thấy dịu đi. Một điều gì đó; tôi không biết. Điều ấy làm tôi muốn khóc.
SỰ RIÊNG TƯ 
Chúng ta cho rằng cần phải vì người khác là nghịch lý. Cùng lúc văn hóa của chúng ta bị hút vào sự tận dương tính độc lập cao độ, chúng ta cũng mong mỏi sự riêng tư và mối liên hệ với người yêu đặc biệt nào đó. Chúng ta tập trung tất cả năng lực vào việc tìm kiếm một người với hy vọng có thể chữa cho ta khỏi cô đơn tuy vẫn chống đỡ cho ảo tưởng là chúng ta vẫn độc lập. Tuy mối liên hệ này rất khó để đạt được thấm chí chỉ một người, nhưng tôi thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma có khả năng và giữ được sự thân mật với thật nhiều người mà Ngài có thể. Thực tế mục đích của Ngài là liên kết với mọi người. 
Gặp Ngài trong một phòng khách sạn tại Arizona vào một buổi xế chiều, tôi bắt đầu "Trong buổi nói chuyện truớc công chúng chiều qua, Ngài nói đến tầm quan trọng của những người khác, mô tả họ là Phước Điền Công Đức. Nhưng khi quan sát sự quan hệ với người khác, thực sự là có rất nhiều cách khác nhau dính dáng với nhau, nhiều loại quan hệ khác nhau..." 
"Rất đúng " Ngài nói.
"Chẳng hạn có một loại quan hệ hết sức được chuộng ở Phương Tây", tôi nhận xét " Đó là quan hệ có đặc điểm là mức riêng tư sâu giữa hai người, một người đặc biệt để chia sẻ cảm nghĩ thầm kín nhất, nỗi sợ hãi và vân vân...Người ta cảm thấy, nếu không có loại quan hệ ấy, họ sẽ thấy một điều gì thiếu thốn trong cuộc đời của họ. Thực ra, phép chữa bệnh bằng tâm lý thường tìm cách giúp đỡ người ta biết cách phát triển loại quan hệ riêng tư này."
"Vâng, tôi tin là loại riêng tư này có thể được nhìn nhận là tích cực". Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý." Tôi nghĩ rằng người bị tước đoạt loại riêng tư ấy có thể dẫn đến những vấn đề". 
"Tôi chỉ băn khoăn là..." Tôi tiếp tục " khi Ngài lớn lên tại Tây Tạng, Ngài không những được coi như một ông vua mà còn được coi như một vị thánh. Tôi cho rằng dân chúng kinh sợ Ngài, có lẽ thấm chí là một chút bồn chồn lo lắng hay sợ hãi đứng trước mặt Ngài. Điều đó không tạo ra sự cách biệt cảm xúc nào đó với người khác chứ, cảm giác bị lẻ loi? Ngoài ra Ngài cũng bị xa gia đình, được nuôi dưỡng như một nhà sư từ nhỏ, và là một nhà sư chưa bao giờ lấy vợ và vân vân... tất cả những sự việc ấy có góp phần vào cảm giác cách biệt với người khác không? Có bao giờ Ngài cảm thấy mất cơ hội phát triển mức độ riêng tư cá nhân sâu hơn đối với người khác, hay với một người đặc biệt nào đó, như vợ chồng? 
Không chút ngập ngừng, Ngài trả lời:"Không. Không bao giờ tôi cảm thấy thiếu riêng tư. Đương nhiên, cha tôi mất đã nhiều năm qua, nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi với mẹ tôi, các vị thầy của tôi, các gia sư của tôi, và nhiều người khác. Và với nhiều trong số những người ấy, tôi có thể chia sẽ cảm nghĩ sâu xa nhất, sợ hãi và lo lắng. Khi tôi ở Tây Tạng, vào những dịp lễ lớn trong nước hay công cộng, có một số thủ tục, một số nghi thức, nghi lễ ngoại giao được cử hành nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Có những lần, thí dụ, tôi thường xuống bếp và trở nên hết sức gần gũi với những người làm bếp và chúng tôi có thể đùa giỡn hay to nhỏ chuyện tầm phào, hay chia sẻ những sự việc, và như vậy rất thoải mái không có chút nghi thức nào hay cách biệt. 
Cho nên, khi tôi ở Tây Tạng hay từ khi tôi trở thành người tị nạn, tôi không bao giờ cảm thấy thiếu người mà tôi có thể chia sẻ mọi sự. Tôi nghĩ rằng nhiều việc liên quan đến bản tính của tôi.Với tôi chia sẻ sự việc với người khác rất dễ dàng, tôi không giữ bí mật tốt lắm đâu? Ngài cười" Đương nhiên đôi khi nó có thể là một điều tiêu cực. Thí dụ, có thể là một số thảo luận nào đó trong Kashag (Nội Các của Chính Phủ Lưu Vong Tây Tạng). Về những việc mật, tôi đem thảo luận ngay những việc ấy với người khác. Nhưng trên mức độ cá nhân, cởi mở và chia sẻ mọi sự sẽ rất lợi ích. Vì có bản tính như vậy, tôi có thể kết bạn một cách dễ dàng hơn, không phải là vấn đề biết người và có sự trao đổi bề ngoài mà thực sự là chia sẻ những vấn đề sâu kín nhất và đau khổ sâu xa của tôi. Và cũng như vấy khi tôi nghe được tin vui, tôi cũng chia sẻ ngay với người khác. Cho nên tôi cảm nhận thấy sự riêng tư và mối liên hệ với bạn bè. Đương nhiên, đôi khi đối với tôi thiết lập mối liên hệ với người khác thật dễ dàng vì thường thường họ rất sung sướng chia sẻ những khổ đau và niềm vui của họ với Vị Lạt Ma, 'Đức Tối Thượng Đạt Lai Lạt Ma'. Ngài lại cười, làm sáng tỏ tước vị của Ngài." Dù sao, tôi cũng cảm nhận thấy mối liên hệ, sự chia sẻ với nhiều người. Chẳng hạn, trong quá khứ, nếu tôi cảm thấy thất vọng hay không hài lòng với đường lối chính trị của Chính Phủ Tây Tạng, hay tôi quan ngại về một số vấn đề, cả đến sự đe dọa xâm lăng của Trung Quốc, thì tôi trở về phòng và chia sẻ những việc ấy với người quét phòng. Theo một điểm nào đó, có lẽ dường như đúng là ngớ ngẩn trước con mắt của một số người khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đứng đầu Chính Phủ Tây Tạng, đang đương đầu với những vấn đề quốc tế và quốc gia mà lại chia sẻ những chuyện này với một người quét nhà." Ngài lại cười nữa."Nhưng về mặt cá nhân tôi cảm thấy rất hữu ích vì lẽ những người khác tham dự và chúng ta cùng đương đầu với khó khăn hay đau khổ."
MỞ RỘNG VIỆC XÁC ĐỊNH VỀ SỰ RIÊNG TƯ 
Hầu hết tất cả những nhà nghiên cứu trong lãnh vực quan hệ con người đều đồng ý riêng tư là trung tâm của cuộc sống. Nhà tâm lý học người Anh có nhiều ảnh hưởng tên John Bowlby viết:"Sự gắn bó riêng tư với những người khác là trung tâm mà cuộc sống của một con người xoay quanh nó... Từ sự gắn bó riêng tư này người ta giành được sức mạnh và niềm vui cuộc sống, qua những gì người đó đóng góp, người đó mang lại sức mạnh và niềm vui cho người khác. Đó là những vấn đề mà khoa học hiện đại và trí tuệ truyền thống nhất trí."
Rõ ràng là sự riêng tư thúc đẩy cả hạnh phúc thể chất lẫn tâm lý. Nhìn vào lợi ích sức khỏe trong sự quan hệ riêng tư, những nhà nghiên cứu y học thấy người có tình bạn thân, người mà họ tìm đến để được xác quyết, đồng cảm, và thương yêu rất có khả năng vượt những thách thức về sức khỏe như đau tim, những ca giải phẫu nghiêm trọng, và ít bị những chúng bệnh như ung thư hay bị lấy về hô hấp. Thí dụ trong một công cuộc nghiên cứu trên một ngàn bệnh nhân đau tim tại Trung Tấm Y Khoa Đại Học Duke thấy rằng những người không có chồng hoặc vợ hay bạn tâm tình thân tín có khả năng tử vong gấp ba lần trong vòng năm năm khi chẩn đoán bị đau tim so với những người có vợ chồng hay bạn thân. Một cuộc nghiên cứu khác hàng ngàn người cư dân tại Quận Alameda, California, trong suốt thời kỳ chín năm cho thấy những người có hậu thuẫn xã hội và quan hệ riêng tư có tỷ lệ tử vong chung thấp hơn và tỷ lệ bệnh ung thư cũng thấp hơn. Một cuộc nghiên cứu hàng trăm người cao niên tại Đại Học Y Khoa tại Nebraska cho thấy những người có sự quan hệ riêng tư có chức năng miễn dịch tốt hơn và mức độ cholesterol thấp hơn. Trong khoảng thời gian mấy năm vừa qua, đã có nửa tá những cuộc điều tra nghiên cứu rộng rãi của một số các nhà nghiên cứu khác nhau nhắm vào sự tương quan giữa sự riêng tư và sức khỏe. Sau khi phỏng vấn hàng ngàn người, tất cả những người điều tra nghiên cứu đều đi đến một kết luận chung: Quan hệ mật thiết thực tế làm tăng thêm sức khỏe. 
Sự riêng tư cũng quan trọng như việc duy trì tình trạng cảm xúc lành mạnh. Nhà phân tích tâm lý và triết học xã hội Erich Fomm cho rằng sự sợ hãi căn bản nhất của loài người là sự đe dọa bị tách khỏi những người khác. ông tin rằng kinh nghiệm về tính riêng biệt, lần đầu vấp phải trong thời kỳ thơ ấu, là nguồn gốc của tất cả những lo ấu trong đời sống con người. John Bowlby đồng ý, khi viện dẫn nhiều bằng chứng và nghiên cứu thực nghiệm hậu thuẫn cho khái niệm xa cách người chăm sóc - thường là mẹ hay cha- trong nửa cuối năm đầu tiên của cuộc đời, không thể tránh khỏi tạo ra sợ hãi và buồn bã nơi đứa trẻ. ông cảm thấy chia lìa và sự mất mát giữa cá nhân với cá nhân nằm ở chính nguồn gốc kinh nghiệm của con người về sợ hãi, buồn bã, và phiền muộn. 
Vậy thì căn cứ vào tầm quan trọng sống còn của sự riêng tư, làm sao chúng ta bố trí để đạt được sự riêng tư trong đời sống hàng ngày? Theo cách giải quyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma phác họa ở Chương trước, dường như hợp lý là bắt đầu bằng học tập - hiểu được sư riêng tư là gì, tìm một định nghĩa và kiểu mẫu về sự riêng tư có thể thực hành được Tuy nhiên chờ khoa học trả lời, xem ra có vẻ là chỗ sự đồng ý kết thúc mặc dù có sự đồng ý chung giữa những người nghiên cứu về tầm quan trọng của sự riêng tư. Có lẽ nét nổi bật nhất, trong khi điểm lại các nghiên cứu về sự riêng tư là tình trạng định nghĩa và lý thuyết về sự riêng tư chính xác là thế nào rất khác xa nhau. 
Ở phía quan điểm cụ thể nhất là tác giả Desmond Morris, ông viết về sự riêng tư từ một cái nhìn của một nhà động vật học được đào tạo về hoạt động động vật. Trong cuốn sách của ông, Hoạt Động Riêng Tư, Morris định nghĩa sự riêng tư: "Muốn được riêng tư có nghĩa là gần gũi... Theo tôi, hành động trong sự riêng tư xảy ra khi hai cá nhân đi vào tiếp xúc thân thể".
Sau khi định nghĩa sự riêng tư bằng sự tiếp xúc hoàn toàn thể chất, ông tiếp tục khảo sát vô số phương cách mà con người tiếp xúc thể chất với nhau, từ cái vỗ lưng mộc mạc đến cái ôm khiêu dâm. ông thấy sự đụng chạm là phương tiện để chúng ta an ủi lẫn nhau và được an ủi qua những cái ôm chặt hay vỗ tay, khi chúng ta không dùng được những cách đó, có những phuơng cách gián tiếp về sự tiếp xúc thể chất như cắt sửa móng tay. ông cũng lý luận rằng những sự tiếp xúc thể chất với những vật thể chung quanh ta từ điếu thuốc lá tới đồ trang sức, tới cái giường có đệm nước, hoạt động thay thế cho sự riêng tư. 
Hầu hết những người điều tra nghiên cứu không định nghĩa cụ thể về sự riêng tư, nhưng đống ý sự riêng tư không chỉ là sự gần gũi vật chất. Nhìn vào gốc từ riêng tư, từ tiếng La Tinh intima có nghĩa là "bên trong" hay ở "tận trong cùng", hầu như họ thường tán thành một định nghĩa rộng hơn, như một định nghĩa của Tiến Sĩ Dan MacAdams, tác giả của một số sách về đề tài riêng tư: Sự ham thích riêng tư là ham thích chia sẻ cái thầm kín nhất của mình với một người khác". 
Nhung định nghĩa về sự riêng tư không dừng ở đó. Ở phía quan điểm đối lập với Desmond Morris là các nhà chuyên gia như nhóm tinh thần cha/con, các bác sĩ Thomas Patrick Malone và Patrick Thomas Malone. Trong cuốn sách của họ, Nghệ Thuật về Sự Riêng Tư, họ định nghĩa sự riêng tư là "kinh nghiệm về tính liên hệ". Sự am hiểu về riêng tư của họ bắt đầu với việc khảo sát kỹ lưỡng về "tính liên hệ" của chúng ta với người khác, tuy nhiên, họ không giới hạn quan niệm riêng tư vào quan hệ con người. Định nghĩa của họ quá rộng, thực ra, nó gồm cả sự quan hệ của ta với các vật vô tri - cấy cối, tinh tú, và cả không gian. 
Những khái niệm về trạng thái riêng tư lý tưởng nhất cũng khác nhau khắp trên thế giới và lịch sử. Khái niệm lãng mạn về"Người Đặc Biệt" mà chúng ta có mối quan hệ riêng tư say đắm là sản phẩm của thời gian và văn hóa của chúng ta. Nhưng mẫu riêng tư này không được mọi người chấp nhận trong tất cả những nền văn hóa. Chẳng hạn, người Nhật dường như dựa nhiều vào tình bằng hữu để có được sự riêng tư, trong khi người Mỹ tìm nó trong quan hệ lãng mạn với bạn trai, bạn gái, hay người hôn phối. Nhận thấy vấn đề này, một số các nhà nghiên cứu cho rằng người Á Đông là những người ít khi nhắm vào cảm nghĩ cá nhân thí dụ như say mê và quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh thực tiễn của sự gắn bó xã hội, hình như ít bị tổn thương trước sự vỡ mộng dẫn đến sự tan rã mối quan hệ. 
Thêm vào những khác nhau giữa những nền văn hóa, khái niệm về sự riêng tư cũng thay đổi một cách đột ngột theo thời gian. Trước đây tại thuộc địa Mỹ, mức độ về sự riêng tư vật chất và quan hệ gần gũi thường lớn hơn bây giờ, khi gia đình và kể cả những người lạ cùng chia sẻ một khoảng không gian nhỏ, ngủ cùng trong một căn phòng, dùng một phòng chung, để tắm, ăn và ngủ. Tuy nhiên mức giao tiếp thông thường giữa vợ chồng đúng là có nghi thức chuẩn mực như ngày nay - không khác biệt nhiều so với cách làm quen biết hay cách láng giềng nói chuyện với nhau. Chỉ ở thế kỷ sau đó, tình yêu và hôn nhân trở nên lãng mạn cao độ và sự tự bộc lộ chuyện riêng tư được cho là chất liệu cho bất cứ sự liên kết tình yêu nào. 
Những khái niệm được coi là cách ứng xử riêng tư và thân mật cũng thay đổi theo thời gian. Ở thế kỷ thứ 16 tại Đức chẳng hạn, một cặp chồng mới được yêu cầu qua đêm tân hôn trên một cái giường do những người làm chứng khiêng, những người sẽ công nhận giá trị của hôn nhân. 
Cách bày tỏ cảm xúc cũng đã thay đổi. Vào thời Trung Cổ, bày tỏ công khai rộng rãi cảm nghĩ với cường độ mạnh mẽ và trực tiếp - niềm vui, giận dữ, sợ hãi, lòng mộ đạo, thậm chí vui thú hành hạ và giết kẻ địch được coi là bình thường. Bày tỏ sự thái quá tiếng cười cuồng loạn, khóc lóc thảm thiết và cuồng bạo hơn được chấp nhận trong xã hội chúng ta. Nhưng sự bày tỏ cảm xúc và cảm nghĩ tầm thường trong xã hội ấy đã không chấp nhận khái niệm xúc cảm riêng tư, nếu phơi bày tất cả những cảm xúc một cách công khai và bừa bãi, thì không còn có cảm nghĩ riêng tư nào còn lại để biểu lộ cho một số ít người đặc biệt. 
Rõ ràng những khái niệm mà ta đương nhiên cho là sự riêng tư không phải là phổ thông. Chúng thay đổi theo thời gian và thường được hình thành do hoàn cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa. Rất dễ bị nhầm lẫn bởi hàng loạt định nghĩa khác nhau về sự riêng ở Phương Tây đương đại - biểu hiện từ kiểu cắt tóc đến mối quan hệ của ta với những vầng trăng của Sao Hải Vương (Neptune). Vậy nên, vấn đề này để chúng ta ở vị trí nào trong khi tìm hiểu thế nào là sự riêng tư? Tôi nghĩ sự hàm ý rất rõ ràng. 
Con người có nhiều vẻ khác nhau lạ kỳ giữa trong đời sống, những sự thay đổi vô hạn về cách con người trải nghiệm cảm giác gần gũi thân mật. Chỉ riêng hiểu biết này đã cho chúng ta cơ hội lớn. Có nghĩa là vào chính lúc này chúng ta đã có luôn nguồn vui to lớn về sự riêng tư. Sự riêng tư hoàn toàn ở quanh ta. 
Ngày nay quá nhiều người bị đè nặng bởi cảm thấy thiếu điều gì đó trong đời sống, quá đau khổ vì thiếu riêng tư. Điều này đặc biệt đúng khi trải qua những thời kỳ không thể tránh được trong cuộc sống mà chúng ta lại không để tâm đến mối quan hệ lãng mạn nào, hay khi sự đam mê tàn đi trong quan hệ. Có một khái niệm phổ biến trong văn hóa chúng ta là sự riêng tư sâu sắc đạt được hiệu quả nhất trong bối cảnh có mối quan hệ lãng mạn say đắm - Người Đặc Biệt nào đó mà chúng ta nâng cao hơn tất cả những người khác. Điều này có thể là một quan điểm giới hạn sâu xa, tách chúng ta khỏi những suối nguồn riêng tư tiềm tàng và là nguyên nhân của nhiều thống khổ và bất hạnh phúc khi Người Đặc Biệt đó không ở đây. Nhưng trong phạm vi khả năng của chúng ta có những phuong tiện để tránh điều này, chỉ cần chúng ta phải có can đảm mở rộng khái niệm riêng tư gồm cả tất cả những hình thái khác chung quanh chúng ta trên cơ sở hàng ngày. Bằng cách mở rộng định nghĩa về sự riêng tư, chúng ta tự bộc lộ để khám phá những cách thức mới và đủ vừa ý về sự quan hệ với người khác. Điều này mang chúng ta trở lại cuộc thảo luận đầu tiên về sự cô đơn với Đức Đạt Lai Lạt Ma, bật ra cuộc thảo luận bởi việc ngẫu nhiên đọc kỹ "Mục Việc Riêng" trên tờ báo địa phương, làm cho tôi băn khoăn. Vào đúng lúc những người ấy viết lời quảng cáo, vật lộn tìm ra đúng chữ để đưa lãng mạn vào đời sống và chấm dứt cô đon; bao nhiêu người trong số những người ấy đã được bạn bè, gia đình hay người quen xung quanh - những quan hệ được vun đắp thành quan hệ riêng tư đủ sâu sắc và đích thực? Nhiều, tôi đoán chừng. Nếu điều mà ta tìm cầu trong đời sống là hạnh phúc, và sự riêng tư là thành tố quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc hơn thì rõ ràng là nó làm cho đời sống có ý nghĩa trên cơ sở kiểu riêng tư bao gồm càng nhiều hình thái liên kết với người khác càng tốt. Kiểu riêng tư của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ trên trên thiện chí bộc lộ mình với nhiều người khác, với gia đình, bè bạn và cả đến những người lạ, hình thành sự gắn bó chân thật và sâu xa căn cứ vào bản chất thông thường của con người.