Chương 7

Mùa hè đến với những bước chân phượng hồng. Minh Châu đã về Mỹ Tho, trường tôi đã nghỉ học những các học sinh dự kiến đi thi "Tài năng trẻ" vẫn miệt mài tập luyện. Cô Nguyệt Hằng đã chọn cho tôi một bài của Chopin nữa, đó là bài "Fantaisie Impromtue" rất khó, nhưng tôi đã đàn được, tuy chưa đạt lắm nhưng cô cũng hài lòng. Cô bảo từ đây đến ngày thi còn thời gian, đừng nóng vội mà phải bình tĩnh, sự bình tĩnh sẽ làm ta vững vàng mọi chốn mọi nơi. Ba má vẫn găng sau lần hòa giải thứ hai chẳng đi đến đâu. Tôi thấy ba có vẻ buồn, nhưng khi tôi khuyên ba nên nhường má một bước thì ba không chịu, ba bảo con người nếu dẹp bỏ đi lòng tự ái sẽ trở nên hèn hạ. Mỗi ngày tôi dành từ 4 đến 6 giờ để tập đàn, mỗi tuần tôi dành ngày thứ bảy và chủ nhật về thăm má và ông bà ngoại nên cũng bớt cô đơn hơn trước. Dạo này bà ngoại hay bệnh nên má ít đi chơi, hai má con tôi thường có dịp hàn huyên. Má vẫn giữ nguyên lập trường của mình, nghĩa là ba luôn luôn có lỗi. Ba đã bỏ má võ vàng chờ đợi ngày này qua ngày khác để vui chơi ở một nơi nào đó. Ba xem má như một con chim lồng, không thèm để mắt đến dù chiếc lồng kia có bằng vàng ngọc, má cũng phải thoát ra. Má đã tìm thấy những cuộc vui nơi khoảng trời cao rộng bên ngoài và cánh chim đã bay xa không dừng lại được nữa. Má không thể tiếp tục sống chung với ba, con người ích kỷ, vì tiền bạc má đánh rơi nhân cách. Tôi rất đau lòng khi nghe má mạt sát ba nhưng làm sao tôi ngăn lại được cũng như những lúc ở bên ba, tôi đã nghe ba có những nhận xét không đẹp về má. Chỉ tội cho tôi, hình như tôi không còn an tâm để tập đàn nữa nhưng vẫn ráng gắng chỉ vì cô Nguyệt Hằng, cô đã đặt quá nhiều tin tưởng vào tôi.
Chiều nay sau khi tập đàn, tôi lại bắc ghế ra ngồi dưới giàn thiên lý, sao nhớ bạn bè đến quay quắt, nhất là nhỏ Minh Châu, nó hứa sẽ lên thăm tôi mà mãi vẫn không thấy. Còn Tuấn nữa, nhưng chả trách, chắc là anh chàng đang vật lộn suốt ngày đêm với cây violon để chuẩn bị cho một cuộc "kỳ phùng địch thủ". Nghe nói thầy Lộc dạy chuyên môn của Tuấn rất giỏi và cũng dữ vào bậc nhất trong trường, đố bạn nào dám lười biếng xem.
--Thảo Phương!
Tuấn đang đạp xe từ cổng tiến về phía tôi, vừa nghĩ đến, anh chàng đã xuất hiện, sao mà linh thế.
--Tuấn, lâu ghê mới gặp lại.
Tôi kéo ghế mời, Tuấn ngồi xuống, đôi mắt vẫn nhìn tôi là lạ. Tôi ngạc nhiên:
--Có chuyện gì vậy Tuấn?
Tuấn lôi trong túi ra tờ báo Phụ Nữ xếp làm tư, chỉ hàng chữ nơi trang "Hôn nhân - Gia đình": "Những cuộc hòa giải bất thành", tôi loáng thoáng thấy tên viết tắt của ba và má. Tuấn nói rất nhỏ:
--Tụi bạn lớp mình bảo rằng đây nhất định là tên của ba má Phương. Có đúng không vậy Phương?
Tôi nghe cay cay mí mắt:
--Nếu đúng thì sao? Mà không đúng thì sao? Tuấn hỏi làm gì?
Tuấn dí mặt sát mặt tôi:
--Phương có xem Tuấn là một người bạn thân không? Sao Phương lại dấu Tuấn? Phương không cho Tuấn chia sẻ nỗi buồn cùng Phương sao?
Tôi đau đớn ngước lên, nước mắt đã nhạt nhòa, hình ảnh Tuấn lung linh mờ ảo. Giọng Tuấn vỗ về:
--Phương ạ, theo như tác giả bài báo, thì vẫn còn những dấu hiệu hy vọng.
Tôi bỗng thấy ghét người nào đã đem chuyện riêng tư của người ta đăng lên báo, dù đó chỉ là một dẫn chứng nhỏ, nhưng mắc mớ gì nơi họ cơ chứ. Rồi tôi lại đâm tức tụi bạn, đúng là một lũ tò mò, may mà còn đang hè, nếu vào năm học chắc chúng lại đi rêu rao toáng cả lên. Tuấn lại nói:
--Chúng ta nên hy vọng, Tuấn sẽ luôn luôn ở bên Phương.
Chợt tôi thấy thèm tâm sự:
--Tuấn ơi, ba má Phương không còn nghĩ đến nhau nữa, ai cũng đặt tự ái lên quá cao nên hai lần hòa giải đều thất bại. Phương đứng giữa không biết làm sao, ba cũng thương mà má cũng thương, ước mong duy nhất của Phương là được sống cạnh ba má, dù nghèo khổ bao nhiêu Phương cũng chịu nổi.
Tuấn ngập ngừng một lát rồi nói:
--Hay là Tuấn năn nỉ thêm với Phương nha, mai mốt chúng mình cùng về Thủ đức gặp má Phương, Phương nghĩ sao?
Tôi lắc đầu:
--Vô ích thôi - tôi khóc - Phương khổ lắm.
Tuấn run run cầm tay tôi rồi lại luống cuống buông ra, anh chàng lấy trong túi áo ngực chiếc mù soa trắng tinh rụt rè chấm những giọt nước mắt lăn dài trên má tôi. Niềm tủi thân được vỗ về, tôi nín khóc, hai đứa ngồi yên lắng nghe tiếng chim hót trên tàn phượng nhà bên.
--Phương thuộc bài cô Hằng cho chưa?
--Phương đánh chưa nhuyễn lắm, còn Tuấn?
--Thầy Lộc canh me Tuấn quá làm Tuấn muốn điên luôn, tối nào thầy cũng qua nhà Tuấn dợt lại, có nhiều lúc tivi có phim hay cũng không coi được.
--Ủa, thầy Lộc ở gần nhà Tuấn hả?
--Ngay trước mặt, vậy mới xui chớ.
Tôi cười:
--Có thể Tuấn mới đem vinh quang về cho trường mình chứ.
Tuấn trầm ngâm:
--Cũng chả biết Tuấn có đi Hà Nội được không nữa.
--Sao thế?
--Nếu để học sinh tự túc, chắc Tuấn phải ở nhà, ba mẹ Tuấn không đủ sức.
Đến lượt tôi an ủi Tuấn:
--Tuấn cứ lo tập đàn đi, đừng nghĩ ngợi gì hết, chuyện này đang còn trong vòng bàn cãi mà.
Hoàng hôn đã xuống, Tuấn đứng lên:
--Thôi Tuấn về, thỉnh thoảng Phương ghé nhà Tuấn chơi nhé.
Tôi nhìn theo bóng Tuấn xa dần trong màn chiều nhòa nhạt, nghe bâng khuâng một tình cảm lạ lùng
Tôi đến bàn lật tờ báo ra xem chương trình tivi tối nay. Mục "Những bông hoa nhỏ có ghi chương trình hòa tấu của dàn nhạc "Tiếng Hát Quê Hương". Hay quá, thế nào cũng có Minh Châu, "thần tượng" của chị hai, tôi chạy xuống bếp gọi rối rít:
--Chị Hai ơi, mau dọn cơm rồi xem tivi nè, tối nay có Minh Châu bạn của em đấy.
Chị Hai đang cho cải vào nồi canh:
--Vậy hả cô Phương, coi giùm tôi mấy giờ?
Tôi đưa tay nhìn đồng hồ:
--Còn mười lăm phút nữa, nhanh lên nha.
--Cô dọn bàn ra rồi bật tivi lên đi, tôi đem cơm ra ngay.
Ba đi làm chưa về, tôi và chị Hai vừa ăn vừa dán mắt lên màn ảnh. Minh Châu như đang hiện diện trong nhà này, tiết mục nào cũng có nó. Tam tấu, độc tấu, và cả trong dàn nhạc nữa, luôn luôn nó giữ phần sô lô. Nhìn mặt nó tôi thấy ấm cả lòng, chà điệu dữ, áo dài đâu mà thay lia lịa đủ màu đủ sắc thế hả cô nàng? Chị Hai thì cứ mãi suýt soa:
--Chà, cái cô Minh Châu ni giỏi thiệt.
Vừa qua phần thời sự, bỗng có tiếng chuông bấm cửa thiệt gấp. Chị Hai chạy ra, tôi nghe tiếng bác Trân gắt:
--Mở cửa nhanh lên, sao chậm như rùa vậy.
Tiếng chạy rầm rập trên lối sỏi, rồi bác Trân xuất hiện, mặt mày hốc hác:
--Ba cháu đâu rồi?
Tôi đứng dậy:
--Ba cháu chưa về ạ.
Bác Trân bồn chồn đi tới đi lui. Tôi kéo ghế:
--Mời bác ngồi chơi.
Bác khoát tay:
--Cháu cứ ăn cơm đi, để mặc bác.
Bác Trân lại đi ra ngoài cổng lóng ngóng rồi lại đi vào, thời gian như chậm lại, tôi nghe rõ tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo trên tường. Chị Hai rót tách trà bưng ra:
--Mời ông dùng trà.
Bác Trân không thèm nhìn, bác đến bên cửa sổ vén tấm màn ra, rồi buông xuống, hai tay đan vào nhau, bác kéo ghế, vừa ngồi đã đứng bật dậy khi nghe tiếng xe hơi dừng trước cổng.
Chương trình tivi đã đến phần tôi thích nhất: "Tin thế giới qua vệ tinh". Trên màn ảnh xuất hiện cảnh một thành phố thật đẹp, chưa kịp đọc chữ bên dưới, ba đã từ ngoài cửa nhảy vào, chạy đến tivi tắt cái cụp. Tôi tròn mắt, há mồm định phản đối thì ba gắt:
--Con đi lên lầu ngay!
--Ơ, kìa ba...
--Cả con Hai nữa, hai đứa lên lầu. Ba cho phép mới được xuống nghe chưa!
Tiếng động cơ xe hơi vẫn ì ầm bên dưới. Tôi chạy ra bao lơn nhìn xuống, phía dưới nhà vắng tanh, hình như chiếc xe đã vòng ra ngã sau đến bên gian phòng xép chứa hàng. Máy cassette dưới nhà bỗng vang lên bài "Sơn nữ ca" của Trần Hoàn với giọng hát yếu ớt của Thanh Lan: "Một đêm trong rừng vắng, ánh trăng chênh chếch...", tiếng hát mỗi lúc một lớn dần vì ai đó đã vặn volume lên hết cỡ. Cuối cùng, không còn nghe gì nữa ngoài tiếng chiêng trống gõ vào nhau ầm ĩ. Chị Hai ngồi bó gối dưới sàn nhìn tôi, mặt thảng thốt. Tôi đem hộp bánh qui ra, đưa cho chị:
--Ăn bánh đi chị Hai.
Chị Hai đẩy hộp bánh đi:
--Ăn chi vô mà ăn, thiệt, tôi đang sợ trắng máu đây nì.
Tôi trấn an:
--Chị sợ gì lãng nhách vậy, chuyện của ba và bác Trân, mắc mớ gì chị?
Chị Hai nhổm dậy, dí sát miệng vào tai tôi:
--Nì, tôi nói cho cô hay, đồ để trong kho nớ là đồ quốc cấm đó.
--Sao chị biết?
--Thì tui đoán rứa.
Tôi định la chị đừng có nói ẩu vậy thì bỗng nghe tiếng xe rồ máy. Không dám ra bao lơn, tôi đến bên cửa sổ hé màn nhìn xuống, một chiếc xe tải cỡ nhỏ đang từ sau vườn nhà tôi tiến ra, ba và bác Trân đứng hai bên cánh cổng mở rộng, đưa tay làm một dấu hiệu cho người tài xế. Xe đi rồi, bác Trân trở vào nhà, ba đóng cổng cẩn thận rồi vào theo. Tiếng nhạc bên dưới chợt im bặt.
--Con Hai đâu?
Chị Hai giật mình nhảy xuống cầu thang từng hai bậc một. Tôi nghe giọng ba:
--Có gì dọn ra ăn đi, nhanh lên.
Giọng chị Hai ngập ngừng:
--Thưa ông, có bò kho, ông dùng cơm hay bánh mì để con đi mua.
Tiếng bác Trân gắt gỏng:
--Mua, mua cái gì, dọn cơm ra đi.
Rồi bác nói với ba:
--Đang bực mà thấy con nhỏ này, thật muốn điên lên.
Có tiếng lục đục, chắc chị Hai đang sửa soạn chén đũa. Tôi lên giường nằm, càng nghĩ càng rối ren đầu óc. Bao nhiêu sự kiện xảy ra dồn dập, sự thay đổi bất ngờ của bác Trân, từ một con người lịch sự dịu dàng trở thành một kẻ khó hiểu, gắt gỏng vô lý, điều gì đã xảy ra cho bác? Còn ba nữa, tuy ba không mất bình tĩnh bằng bác nhưng trông cũng bối rối lắm, nhìn vào đôi mắt thất thần của ba là tôi hiểu ba đã lo lắng như thế nào rồi. Căn phòng xép sau nhà tôi đã chứa những hàng hóa gì? Có đúng như lời của chị Hai nói không? Sao ba và bác Trân lại chở đi một cách lén lút trong đêm tối vậy? Ngủ không được, tôi lại ngồi dậy lấy cuốn truyện ra xem. Dưới nhà đã trở lại yên lặng, có tiếng bước chân rón rén lên cầu thang, chị Hai xô nhẹ cửa phòng tôi:
--Cô Phương, tôi sợ quá!
--Có chuyện gì nữa đó?
--Ông Trân đi rồi.
Tôi cười:
--Càng khỏe chứ sao? Nãy giờ em nghe ổng la chị quá trời.
Chị Hai lại xuống giọng:
--Nhưng mà... ông.. ông cũng đi luôn.
Tôi giật mình:
--Ủa, ba em cũng đi à?
Chị Hai lại ngồi xuống ghế, kể lể:
--Ăn uống, la hét cho đã rồi đi thẳng cò o ngón, cô Phương nì, đêm nay chỉ có hai đứa mình thôi.
Tôi cố trấn an chị:
--Thì mọi !!!8958_6.htm!!! Đã xem 27901 lần.