Chương 5

Hải vào SAIGON, em ở lại Huế buồn tênh.
Từ hôm Hải sang tìm em, mệ ngoại cứ để ý tới em luôn. Buổi chiều em ra vườn học bài mệ cũng đi theo, mệ lẩn quẩn canh em rồi mệ lại lóng ngóng sang vườn bác Thuấn. May mà Hải đã đi rồi, nếu không em cũng mệt với mệ, nếu không, chắc thế nào Hải cùng sang vườn tìm em, Hải đã nói với em, mà em cũng cảm thấy như vậy, một ngày vắng nhau là hai đứa buồn thiu. Mệ chỉ thăm dò em bằng cử chỉ dòm ngó, chứ mệ chưa nói gì với em, chắc là mệ đang lựa lời để nói, hoặc có thể mệ chưa có dịp giảng luân lý cho em nghe.
Sáng nay giờ Hiệu Đoàn, cô Tịnh Hương bàn đến việc hoàn thành tờ báo Tết cho lớp, cô hối thúc học sinh sáng tác thơ và văn nhanh lên rồi đưa cho Như Mai, cô bé là trưởng ban báo chí của lớp em đó. Cô hỏi Như Mai:
- Như Mai, việc ni cô đã dặn từ tuần trước, rứa có ai nộp bài cho em chưa?
Như Mai giở tập kép mỏng bên trong loe ngoe vài tờ giấy pelure:
- Dạ thưa cô, mới có mấy bài thơ thôi.
Cô Tịnh Hương có vẻ không bằng lòng:
- Em phải cổ động làm răng cho các bạn nộp bài đi chớ.
Như Mai đề nghị:
- Thưa cô! Theo ý em, có nên bắt buộc các trò nộp bài hơn là kêu gọi thiện chí, chẳng hạn nếu như ai không có bài, cô cho zero Hiệu Đoàn.
Cả lớp nhao nhao:
- Không chịu mô, Như Mai làm tàng quá.
Ngọc Minh nguýt dài:
- Lỡ người ta không có khiếu văn chương thì răng.
Hồng Hạnh nói to với Minh Tâm ngồi kế bên cạnh:
- Con Như Mai ỷ nó viết văn làm thơ hay, nên nó mới đề nghị độc đoán rứa, dễ ghét.
Cô Tịnh Hương đập bàn:
- Các em yên lặng, Như Mai nói có lý chứ không phải sai. Các em phải hăng hái hưởng ứng viết bài thì tờ báo lớp mình mới thu gặt được kết quả tốt đẹp chớ. Tôi nghe theo lời đề nghị của Như Mai, gia hạn từ nay đến cuối tuần tới, em nào không có bài nộp sẽ bị trừ một0 điểm Hiệu Đoàn.
Ngọc Minh đứa tay lên phản đối:
- Thưa cô, lỡ tụi em không có khiếu thi văn thì răng, cô xử như rứa oan quá.
Cô Tịnh Hương nghiêm nghị:
- Nếu viết văn làm thơ không được thì các em giở sách báo ra tìm những bài sưu tầm, chuyện vui cười hoặc tranh dí dỏm, không có việc chi khó cả, chỉ tại các em không có thiện chí mà thôi.
Chuông reo ra chơi, em bảo Như Mai:
- Mi ác ghê, mi xúi cô chi mà ác rứa, vài bữa cô trừ điểm Hiệu Đoàn chắc là tao thù mi lắm.
Như Mai nói:
- Thì mi gắng sáng tác đi.
Em chu môi:
- Tao an chỗ sáng tác.
Rồi em nhìn Mai:
- Mai ơi, thôi mi làm dùm tao một bài thơ nghe Mai, tội nghiệp tao mà.
Như Mai nheo mắt:
- Mi làm bộ, tao biết chừ mi làm thơ còn hay hơn tao nữa.
Em véo vai Như Mai:
- Thôi đi mi, đừng có chọc tao, tao cù lần bắt chết mà thơ với văn chi.
Như Mai nói nhỏ vào tai em:
- Thôi cô nương ơi, đừng có dấu tôi nữa, tui khai ra chừ, tui mà khai ra là cô dị lắm.
Em ngạc nhiên nhìn Mai:
- Khai chi? Tao dốt văn chương lắm bộ mi chưa biết răng?
Như Mai cười ý nhị:
- Nhưng mà... một khi đã yêu rồi... thì ai cũng trở thành thi si cả.
Em hơi giật mình, nhưng em nói cứng:
- Mi thiệt a. Úp úp mở mở có trời mà hiểu.
Như Mai kéo em ngồi xuống bật thềm:
- Thiệt có trời hiểu không? Thiệt mi không hiểu không? Không hiểu tao kể cho mà nghe.
Thử để cho Mai nói, xem nó có biết những gì, xung quanh có ai nghe lén đâu mà sợ. Em làm mặt tỉnh bơ:
- Kể đi, kể thử cho tao nghe đi.
Như Mai ghé môi vào tai em nói lớn:
- Ngày xưa hỉ, có hai người nớ hỉ, hẹn nhau ở hồ Tịnh Tâm hỉ, rồi chở nhau về nhà hỉ...
Em hoảng hồn bịt miệng Như Mai:
- Thôi mi ơi, tốp cái miệng lại....
Như Mai vênh mặt:
- Mi đã hiểu chưa?
Em cười cầu hòa:
- Răng mi biết tài rứa Như Mai?
Như Mai không đáp, nó ôm lấy vai em lay lay:
- Chà, Bảo Khuyên tui bữa ni tiến bộ quá ta, Bảo Khuyên của tui bữa ni bay bướm ngoài sức tưởng tượng của tui rồi đó.
Em thẹn quá, em ấp úng:
- Mô có, tao mô có hẹn hò, tao đi hốt hụi cho mệ ngoại, giữa đường gặp Hải mà, chớ có hẹn hò chi mô.
Như Mai vẫn cười:
- Chà, không hẹn, không hẹn mà dẫn nhau lên Tịnh Tâm ngắm sen tàn...
Biết bào chữa Như Mai cũng không tin nên em nói lảng qua chuyện khác:
- Nghe Mai, mi làm dùm tao một bài thơ hỉ.
Như Mai gật đầu:
- Ừ, nhưng mi cũng phải gắng sáng tác cho quen nghe, nếu bí quá tao sẽ "cứu nguy dân tộc" dùm cho. Nì tao bày cho, mi ra ngoài vườn nghe, nhìn sang nhà chị Lộc rồi nhắm mắt lại kêu úm ba la Hải ơi, Hải ơi hú ba hồn bảy vía...là mi làm thơ được liền.
- Ngồi chơi con.
- Dạ.
Em khép nép ngồi xuống phản. Bà Tá đi vào buồng trong mang ra một gói giấy:
- Đây, tiền bà đã góp xong cho mệ đây, con đếm lại coi, tất cả là 60,000.
Em đỡ gói giấy trên tay bà.
- Dạ, để con coi lại.
Bà Tá sai chị giúp việc rót nước mời em nhưng em đứng dậy.
- Dạ thôi, bà cho con về kẻo tối.
Bà Tá lấy nón đưa cho em:
- Ừ, thôi con về. Nì, mang tiền cẩn thận nghe con, bữa ni ăn cướp ăn bóc dữ lắm.
- Dạ.
Em đi bộ lững thững ra đường cái đón xe Cầu Kho.
- Bảo Khuyên.
Có tiếng người gọi em bên kia đường, trong quán cà- phê.
Em nhìn vào ngạc nhiên:
- Ủa, anh Hải.
Hải tươi cười từ trong quán bước ra:
- Anh ngồi đợi Khuyên khi hồi đến chừ.
Em ngơ ngẫn:
- Ơ, răng anh biết Khuyến sắp đỗ qua đây.
Hải dắt Honda đi cạnh em:
- Anh thấy Khuyên từ trên xe buýt bước xuống và đi vào căn nhà có cửa sơn xanh. Nên anh mới lại đây chờ Khuyên.
Em nghiêng vành nón:
- Anh... anh đi theo Khuyên làm chi rứa?
Hải cười vui:
- Chớ Khuyên nghĩ coi, Khuyên đi rồi anh ở nhà làm chi, vô vị quá. Nghe nói Khuyên vô Tịnh Tâm, anh xách xe chạy theo may ra còn gặp Khuyên.
Em hỏi thật vô duyên:
- Anh... anh gặp Khuyên làm chi rứa?
Hải đáp thật nhỏ và êm:
- Khuyên phải hỏi mới hiểu được anh sao?
Em run cả người, mỗi lần nghe Hải nói lên lời tha thiết vậy, em thường bối rối đến lạ kỳ. Tính em vẫn chưa dứt bỏ được thẹn thùng dù em đã quen Hải khá lâu.
- Chúng mình vào Tịnh Tâm chơi một chút đi Khuyên, còn sớm mà.
Em ngần ngừ một chút rồi em bảo Hải:
- Một chút thôi nghe, Khuyên còn phải đi về kẻo mệ Khuyên lo.
Con đường đất nóng ấm nâng niu đôi gót chân vui. Hải dựng xe ngay dưới gốc đa, ngay đầu cầu:
- Mình vô trong kia đảo một chút Khuyên hí.
Em lại dạ, em chối từ không nỗi trước những lời đề nghị của Hải. Lần đầu tiên Hải nâng nhẹ những ngón tay em dìu lên những bậc cấp dẫn lên cầu, chiếc cầu xi măng trắng bắc ngang hồ sen im vắng lác đác những chiếc lá vàng rơi. Bàn tay em run nhẹ, Hải nhìn em:
- Bảo Khuyên.
- Dạ.
- Bảo Khuyên sợ chi?
- Dạ, Khuyên sợ chi mô.
- Răng tay Khuyên run ghê.
Em bối rối rút bàn tay lại.
- Tại anh Hải nắm tay Khuyên... anh...
Hải trầm ngâm nhìn xuống mặt hồ:
- Khuyên ơi.
- Dạ.
- Sen tàn hết rồi Khuyên hí.
- Dạ tại mùa hè hết lâu rồi.
Hải tựa người vào thành cầu, giọng buồn buồn:
- Ngày vui bao giờ cũng qua mau, phải không Khuyên?
Em chẳng biết Hải muốn nói gì, nhưng em vẫn gật đầu, em đến cạnh Hải:
- Răng tự nhiên anh buồn rứa?
Hải quay lại, anh nắm lấy tay em, lần này, chính bàn tay Hải đang run:
- Khuyên, Bảo Khuyên.
Em nhẹ cúi đầu.
Hải nhìn em đăm đăm:
- Khuyên ơi, anh sắp vào lại Saigon rồi, anh có chuyện quan trọng muốn bàn với Khuyên.
Em vẫn để bàn tay trong tay Hải:
- Dạ.
Đôi môi anh run run:
- Khuyên, anh... anh yêu Khuyên... anh muốn đi đến hôn nhân với Khuyên.
Tuy em đã đoán trước những lời Hải vừa nói ra nhưng em vẫn run:
- Anh Hải... Khuyên... Khuyên còn nhỏ quá mà.
Hải nhìn em:
- Điều đó không quan trọng, anh chỉ cần ở Khuyên một sự định ước, rồi bắt anh đợi, anh chờ bao nhiêu năm cũng được hết a.
Hải nói say sưa:
- Hứa với anh đi Khuyên, anh vào Sài Gòn hơn một tháng thôi rồi anh lại về đây ăn Tết. Anh sẽ đưa me anh ra luôn. Me sẽ sang nhà Khuyên thưa chuyện với mệ Ngoại.
Nghe nhắc đến mệ Ngoại, em sực tỉnh cơn mơ:
- Chết, không được mô. Mệ... Mệ Khuyên la chừ.
Hải hơi cao giọng:
- La... có chi mô mà Khuyên sợ mệ la, tụi mình yêu nhau trong sạch mà.
Em bối rối:
- Mệ... Mệ Khuyên chướng lắm, mệ không hiểu như mình nghĩ mô.
Hải buông tay em, anh ngồi lên thành cầu:
- Mệ có chướng thì cũng phải nhớ rằng Khuyên đã lớn, trước sau gì Khuyên cũng phải có chồng chớ.
Em định nói với Hải là mệ không bao giờ muốn em có chồng cả, nhưng chuyện vô lý quá, làm sao Hải tin em được, em lại chẳng có lý do để giải thích, em sợ Hải hiểu lầm em, em sợ Hải nghĩ rằng em không thật lòng yêu Hải. Hải dịu dàng vén những sợi tóc vướng trên trán em:
- Bảo Khuyên, Khuyên hứa với anh chứ?
Em lại ngẩn ngơ:
- Dạ hứa chi anh?
Hải nâng nhẹ má em:
- Khuyên hứa là Khuyên cũng cũng yêu anh như anh yêu Khuyên nghe.
Em chơi vơi:
- Dạ.
- Khuyên hứa là Khuyên sẽ sống bên anh suốt đời nghe.
Em chìm trong hạnh phúc:
- Dạ.
- Khuyên hứa là Khuyên sẽ chờ đợi anh nghe. Ngày anh ra trường mình sẽ làm đám cưới, Khuyên ơi, Khuyên ơi.
Em trôi nổi bồng bềnh:
- Dạ.
Hải nói như trong mơ:
- Khuyên ơi, em dịu dàng như một dòng suối mát.
Em cúi mặt:
- Anh Hải.
Hải say sưa:
- Bảo Khuyên, Khuyên chờ anh được không?
Em ngước nhìn:
- Anh Hải, theo Khuyên nghĩ... khoan nói với mệ Khuyên đã... Khuyên sợ...
Hải cương quyết:
- Anh muốn... chúng mình nên hợp thức hóa tình yêu bằng một lễ hỏi. Anh muốn mệ Khuyên chấp nhận anh, anh muốn...đàng hoàng sang nhà thăm Khuyên, anh muốn...đàng hoàng dìu Khuyên đi dạo trong vườn cau xanh của chúng ta mà không sợ ai dòm ngó.
Em chưa kịp nói, Hải đã tiếp:
- Bảo Khuyên, anh định ri Khuyên xem có được không nghe. Tết ni anh đưa me anh về Huế, sang thăm mệ Khuyên rồi xin một lễ dạm để kết chặt tình thân giữa hai gia đình. Rồi đến hè tới, mình làm đám hỏi, Khuyên chịu không?
Em nghe Hải tính toán đâu đó thật thông suốt, và rất hợp với ý muốn của em, nhưng còn mệ Ngoại, trời ơi, mệ đâu có muốn em lấy chồng. Hải nhìn em chờ đợi:
- Khuyên, Khuyên nghĩ răng? Trả lời anh đi.
Hoàng hôn đã xuống, gió chiều thoảng nhẹ trên mặt hồ gợn sóng lăn tăn rải rác những ngọn lá sen úa nhăn nheo trôi nỗi giữa đám bèo tai chuột nay nở tràn lan. Em giục Hải:
- Thôi về đi anh, trời tối rồi.
Hải vẫn bất động:
- Khuyên chưa trả lời anh mà.
Em sợ về trễ quá mệ la, nên em gật đại:
- Dạ, thấy anh tính rứa cũng được.
Hải rời thành cầu, anh siết chặt tay em:
- Khuyên ơi, anh mừng quá, Khuyên nhớ nghe, Khuyên đừng làm anh mừng hụt nghe.
Em gật đầu. Hải nhìn về chiếc mài cong cổ kính cuối cầu:
- Uổng ghê, trễ rồi không thôi tụi mình vào trong đó ngồi chơi mát lắm.
Em lo trời tối:
- Thôi mau ra cho Khuyên đón xe.
Hải nói với em:
- Giờ chờ chắc xe hết chạy rồi. Để anh đưa Khuyên về.
Em không chịu. Em từ chối. Hải không ép. Anh chậm rãi dắt chiếc Honda đi theo em. Chờ hoài không thấy xe. Trời đã tối hẳn, những ngọn đèn hai bên đường bật sáng làm cho em càng lo ngại thêm. Hải nhìn gói giấy trong tay em:
- Khuyên mua cái chi đó, đưa anh cầm cho.
Em nói với Hải:
- Tiền hốt hụi của mệ đó.
Hải trợn tròn đôi mắt:
- Trời ơi, rứa mà Khuyên dám đi xe buýt một mình với số tiền lớn trong tay à? Thôi không được mô, lần này anh bắt buộc Khuyên phải để anh chở về.
Em ngần ngừ, Hải tiếp:
- Bộ Khuyên không thương anh hả? Khuyên không nghĩ đến sự lo ngại của anh hả?
Sợ Hải buồn, em lắc đầu:
- Mô có. Khuyên... Khuyên sợ...
- Vậy Khuyên để anh chở về nghe.
Em ra điều kiện:
- Nhưng anh phải để Khuyên xa xa nhà a.
- Ừ, được, Khuyên lên ngồi đi, nhớ cầm gói tiền cẩn thận.
Em về đến nhà thấy mệ Ngoại đang đi lui đi tới:
- Cám ơn, tao lo quá, con Khuyên đi mô mà lâu vô hậu. Tao sợ ăn cướp quá, sáu, bảy chục ngàn chớ có ít ỏi chi.
Em bước vào bước vào cười:
- Mệ.
Mệ Ngoại quay ra:
- Trời ơi, mi về đó hả Khuyên, mi đi mô mà đi thẳng đi đại làm tao lo điếng ruột.
Em nói dối:
- Bà Tá đi vắng, cháu phải đợi mệ ơi.
Mệ Ngoại đến ghế ngồi:
- Mi biết không, từ khi chạng vạng tối đến chừ tao đi lui đi tới, tao ngồi đứng không yên. Lần sau, nếu không gặp thì về nghe không, đừng đợi đừng chờ nữa.
Rồi mệ nhìn em:
- Răng, chừ có lấy tiền được không?
Em trao gói giấy cho mệ:
- Dạ có. 60,000 cháu đếm đủ rồi.
Mệ đem gói bạc vào phòng trong:
- Thay áo đi mà ăn cơm. Nói O Cam gắp mâm cá lên ăn hỉ, bữa ni ăn được rồi đó.
Em ngồi ăn cơm suy nghĩ vẩn vơ. Nhìn nét mặt hiền từ của mệ, em băn khoăn tự hỏi tại sao trong đôi mắt phúc hậu kia lại chứa ẩn một sự cương quyết đến khắc khe, trong tấm lòng chất phát thiệt thà đó lại dồn dập bao con sóng dữ? Đã nhiều ngày qua rồi mà mệ vẫn chưa quên được chuyện dì Bảo Châu. Đêm đêm, sau tấm gỗ mong ngăn chia hai buồng, em nghe mệ trở mình thao thức, mệ thở dài rồi mệ ngồi dậy đi ra đi vào có khi mệ còn mở then cửa dẫn ra vườn nữa. Chắc mệ đang suy nghĩ lung lắm. Mệ đã đặt tự ái của mình lên hạnh phúc của con cái, mệ ích kỷ mệ chỉ nghĩ đến bản thân mệ, nên một khi thành kiến khắc khe của mệ bị ai chống đối, mệ tìm mọi cách để làm điêu đứng người ta dù kẻ đó là người ruột thịt của mệ, dù người đó là dì Bảo Châu, và sắp sửa kẻ đó là em nữa.
Mệ Ngoại ăn xong buông đũa đứng dậy:
- Bảo Khuyên, mi đã gửi thư cho nhà báo chưa?
Em giả vờ không hiểu:
- Gửi cái chi mệ?
Mệ nói hơi gắt:
- Trời đất, tao nhắc mi hoài răng mi như điếc rứa? Gửi thư nhà báo đăng từ con Bảo Châu, nghe chưa? Thiệt đúng là dì cháu mi một lòng một dạ.
Em cười, vuốt giận mệ:
- Thôi mệ ơi, đăng chi mà dị rứa? Người ta có con gái muốn gả chồng không được, mệ có con gái mới lấy chồng là điều hãnh diện, đăng báo như rứa người ta tưởng là mệ...
Em nín bặt, suýt chút nữa em bảo mệ điên, mệ mà nghe được thì chắc chắn sẽ đùng đùng nổi giận chẳng khác chi em chế dầu thêm vào lửa.
Nhưng mệ vẫn tức giận:
- Người ta tưởng tao là chi? Mi muốn nói người ta tưởng tao là chi? Thiệt mi càng lớn càng cãi lời tao, mai mốt mi đi theo con Bảo Châu lấy chồng luôn đi, thiệt tao chán tao hết muốn nói rồi.
Thấy mệ vô lý quá, em cố nói cho mệ hiểu trường hợp của dì Châu:
- Mệ nói rứa là mệ quên rồi. Dạo dì Châu còn ở đây mệ cứ ngăn cấm dì hoài thì dì phải tìm lối thoát chứ. Theo cháu nghĩ là dì tự do kết hôn như rứa rồi về tạ lỗi với mệ sau còn hơn là xin phép mệ trước rồi, mệ mà ngăn cấm nữa có khổ dì không.
Mệ vứt cái tăm xuống đất, mệ bịt hai tai lại:
- Thôi tao không thèm nghe mi nói nữa, đồ con nít hỉ mũi chưa sạch mà bày đặt dạy khôn. Ừ, ở đó mà coi, vểnh tai chống mắt lên mà nhìn, mi đừng tưởng có chồng là hạnh phúc.
Mệ ngoại lên cơn chướng, mệ vào phòng nàm trở qua trở lại thở ngắn thở dài. Em đến bàn rót nước uống, lòng thầm lo ngại, Hải ơi, mệ chướng như vậy thì Khuyên làm sao đoán được tương lai tình yêu của chúng mình.
 
oOo
 
Buổi trưa trời se lạnh làm em ngủ gật làm em ngủ thật ngon. Có tiếng. Có tiếng O Cam chẻ củi sau sân và tiếng một vật gì vỡ làm em giật mình thức giấc. Mệ ở nhà trên hỏi vọng xuống:
- Chi rứa Cam? Bể cái chi rồi rứa?
O Cam nói lớn:
- Thưa bà không, thanh củi rớt đụng mấy miếng ngói...
Mệ vẫn gắt:
- Làm ăn cẩn thận một chút, tao thấy mi vụng về quá.
Em ngồi dậy, chải lại mái tóc rồi ra rửa mặt. Em trở vào phòng định lấy thời khóa biểu xem ngày mai có bài gì, chợt em loáng thoáng nghe mệ hỏi bằng một giọng không mấy tử tế:
- Cậu hỏi ai?
Em hoảng hồn khi nghe tiếng Hải đáp nho nhỏ:
- Dạ thưa bà, cháu muốn hỏi thăm cô Bảo Khuyên.
Mệ ngoại lạnh lùng:
- Cậu hỏi thăm nó có chuyện chi không? Cứ nói với tôi rồi tôi nhắn lại cho.
Giọng Hải ngập ngừng:
- Dạ... thưa bà, cháu muốn gặp cô Bảo Khuyên có chút chuyện riêng...
Mệ im lặng ở nhà ngoài cho tim em muốn ngừng đập. Trời ơi, em thầm khẩn Trời Phật xui sao cho mệ đừng nói câu nào làm mất lòng Hải. Hình như không khí khó thở lắm, em nghe Hải hỏi nhỏ:
- Dạ thưa bà, cô Bảo Khuyên đi vắng?
Lời mệ to lên làm em giật mình:
- Vắng mô mà vắng, cậu ngồi đó đi để tôi kêu nó ra.
Rồi mệ gọi em, giọng thật chua:
- Khuyên ơi, có cậu mô muốn hỏi thăm mi, có cậu mô muốn nói chuyện với mi nơi tề.
Em vén màn bước ra, đôi chân run đến sắp quị xuống, em bắt gặp ánh mắt sắt như dao của mệ quét lên người em. Em cầu cho mệ la em một tiếng nhưng mệ vẫn im lặng, cái im lặng quá rợn người.
Hải như không để ý đến cử chỉ khó chịu của mệ, anh nhìn em gọi nhỏ:
- Bảo Khuyên.
Em rụt rè đên ơi.
- Trời ơi, răng anh gan rứa? Răng anh dám qua đây tìm Khuyên? Trời ơi, Khuyên sợ mệ Khuyên quá.
Hải thản nhiên kéo chiếc ghế bên cạnh anh:
- Khuyên ngồi xuống đã.
Em không dám ngồi, em vẫn đứng xa Hải một khoảng:
- Anh ẩu ghê. Bộ anh không nhớ lời Khuyên dặn hả?
Hải nhìn em thật buồn:
- Bất đắt dĩ anh mới qua tìm Khuyên chứ anh có muốn Khuyên bị mệ la mô nờ. Trưa ni anh có đến trường đón Khuyên mà không gặp.
Em nói nhỏ:
- Khi sáng Khuyên nghỉ giờ sau nên về sớm.
Hải giục:
- Khuyên ngồi xuống đây đi. Chừ anh đã lỡ qua tìm Khuyên rồi, mệ Khuyên lỡ thấy anh rồi, Khuyên cứ bình tĩnh lại đi, không có chi mô mà khuyên sợ.
Thấy mặt em còn tái mét, Hải trấn an:
- Khuyên đừng sợ nữa mà, ngồi xuống đây anh nói chuyện ni cho nghe nì.
Em đành ngồi xuống cạnh Hải:
- Anh nói đi.
Hải định nắm bàn tay em, nhưng anh sực nhớ bèn rút tay lại:
- Khuyên, sáng mai anh vào Sàigòn sớm.
Em quay nhìn Hải ngạc nhiên:
- Ủa, răng anh nói còn năm ngày nữa lận.
Hải chạm ngón tay vào một giọt nước trên bàn, viết chữ B.K. thật lớn.
- Trước là anh định đi bằng Air V.N. Nhưng ngày mai có người bạn anh làm phi công vào Saigòn công tác, nó rủ anh cùng đi luôn. Khuyên biết không, vé máy bay dạo ni mắc lắm cho nên anh quyết định đi bằng phương tiện quân sự. Đỡ được chừng mô hay chừng đó. Vả lại anh cũng nôn nóng gặp me để thưa chuyện mình sớm càng hay.
Em thẫn thờ:
- Rứa là... mai anh đi rồi hả?
Lời Hải tha thiết:
- Khuyên ơi, Khuyên có buồn khônây cùng nhau nương tựa sinh sống làm ăn, khi đó mệ sinh thêm dì Bảo Châu. Nhưng ông ngoại ngựa quen iv style='height:10px;'>
- Mi đi mô? Mi phải nói, mi không nói tao cạy răng, tao cạy miệng.
Em nhăn mặt:
- Mệ làm chi dữ rứa?
Mệ ngoại nhảy dựng cả người:
- Ri mà mi còn chưa sợ nữa chớ đừng nói là tao hiền, tao mà dễ dãi mi phóc (nhảy) lên đầu tao mà ngồi chễm chệ rồi.
Em nói nhỏ:
- Mệ nói chi tội cháu rứa.
Mệ ngoại nắm lấy vạt áo em đẩy mạnh:
- Mi đi mô? Mi đừng có đánh trống lảng.
Em hất tay mệ, em òa khóc:
- Cháu đi gặp anh Hải, mệ đừng chia rẽ cháu, mệ đừng ác nữa mệ ơi.
Em chạy ù vào phòng, nhoài mình lên giường, úp mặt vào gối, Hải ơi, sao Khuyên khổ đến thế nầy.
 
oOo
 
Mệ giận em suốt mấy ngày, gương mặt lạnh lùng, đôi mắt nghiêm nghị. Nhưng em cũng bất cần, dù mệ có dữ hay lạnh, dù mệ có thương hay ghét, em vẫn là con bé Bảo Khuyên tháng ngày vò võ cô đơn. Em đã lớn rồi, tình thương yêu bảo bọc của mệ đã đến lúc không còn dữ dội với em nữa, em đang cần một thứ tình cảm khác hơn, thứ tình cảm chỉ nhận bằng mắt, bằng môi cười, bằng lời nói dịu dàng chăm lo săn sóc cho nhau. Đó là Hải, đó là bóng mát của tuổi trăng tròn đang soi bóng hồn em. Dù có cầm tội bất hiếu vong ân, em đành chịu chứ thật lòng mà nói, hiện giờ em đang cần Hải hơn mệ rất nhiều.
Mệ giận rồi cũng hết. Không lẽ trong nhà vỏn vẹn có hai mệ cháu mà cứ hục hặc với nhau mãi. Hơn nữa, mệ cũng biết là Hải đã vào lại SAIGON rồi, không có lý do gì để lo sợ, canh giữ em nữa. Nên mệ làm lành, mệ gọi em mệ giảng "luân lý" mệ vuốt tóc nâng má em nưng niu:
- Cháu giỏi, nghe lời mệ hí.
Em vẫn ngồi im, em vẫn yên lặng lạnh lùng từ ngày không gian nầy vắng Hải. Mệ tưởng em đã thấm nhuần luân lý của mệ, mệ đứng dậy, mệ bảo:
- Mệ thấy con Như Mai mặc cái áo lụa vàng đẹp đó, cháu có ưa mệ cho tiền may.
Mệ định dỗ dành em như lấy lòng một đứa con nít, sao mệ không ra đường mua cho cháu vài cây càrem để cháu mút, cho nỗi khổ đau của cháu rã rời theo những giọt kem tàn dần trên đầu lưỡi. Cháu đã lớn rồi mà, mệ quên rồi sao? Dù mệ có cho cháu một trăm cái áo, dù mệ có mua cho cháu hàng vạn cây kẹo, cháu vẫn không khao khác bằng một lời nói của mệ: "ừ, mệ bằng lòng cho Hải đến với cháu..."
Dù nghĩ như vậy nhưng em vẫn giả đò đón nhận tiền trên tay mệ lên phố mua áo, em đang lấy lòng mệ, em đang nghe lời Hải. Hải đã dặn em trước nên ở ngoan với mệ, đừng bướng bỉnh, đừng làm phật lòng mệ, rồi chờ đến một cơ hội nào đó, khi mệ thật vui, hãy van lơn cầu khẩn mệ, gợi lòng thương của mệ, thế nào mệ cũng dễ dãi hơn là Khuyên cãi lời mệ trốn ra vườn gặp anh. Can đảm lên Khuyên, hè ni anh sẽ trở lại Huế.
Nhưng cơ hội tốt đẹp chưa đến thì mộng vàng của em đã vỡ, đó là ngày về của dì Bảo Châu. Dì xanh xao tiều tụy trong chiếc áo dài màu rêu buồn như mây trời mùa đông, dì gục đầu trên gối mệ ngoại:
- Mạ ơi tha tội cho con.
Mệ sững người. Mệ ngồi im như pho tượng, gương mặt bình thản, không buồn mà cũng không vui. Một lát sau mệ mới nói được:
- Cá không ăn muối cá ươn, con cãi lời mẹ trăm đường con hư.
Dì Bảo Châu khóc nấc lên:
- Mạ ơi tha tội cho con.
Mệ vuốt nhẹ mái tóc rối bù của dì:
- Không tha cũng phải tha, chẳng lẽ mạ lại hất hủi con một lần nữa răng. Chồng con đã tệ bạc như rứa, thôi bỏ về đây sống với mạ, có dưa ăn dưa, có muối ăn muối.
Mệ lại sai O Cam dọn lại căn phòng ngày xưa dì Châu ở. Căn phòng đó từ ngày dì đi đã trở thành căn phòng chứa những đồ phế thải, bụi bậm tràn đầy.
Em bảo dì:
- Dì sang nghĩ tạm phòng cháu ít bữa, phòng ni còn dọn dẹp bơm thuốc, chắc vài ngày nữa mới mở được.
Từ ngày có thêm dì Châu, không khí trong nhà cũng chẳng vui vẻ gì hơn. Em vẫn viết nhật ký đều cho Hải, đợi thư anh trả lời. Em sống một mình trong thế giới riêng tư và tìm niềm vui trong những giờ đến trường, bên thầy bên bạn. Hình như lứa tuổi của mệ, của dì Châu không còn hợp với em nữa. Mệ thì ốm hẳn đi, và càng ngày càng ít hỏi han đến em, đến dì Châu. Thay vào đó, mệ đi chùa nhiều hơn, và ăn chay trường. Em, nhận thấy mệ có vẻ chán đời kinh khủng lắm.
Dì Châu lại càng thảm hại hơn nữa. Em nghe nói dì vừa bị phản bội một cách tàn nhẫn, người chồng dì viết thư nhờ em xin mệ dùm hồi năm ngoái, thật ra đã có vợ con trên Ban Mê Thuột. Anh chàng cán sự y tế đó từ Ban Mê Thuột đổi về SAIGON, làm cùng chỗ với dì Châu. Dì Châu tuy quá tuổi nhưng vẫn còn đẹp nên anh chàng đã si mê và không ngần ngại theo đuổi dì. Dì Châu nhẹ dạ, dễ xiêu lòng nên một đám cưới đơn giản đã cử hành tại SAIGON hợp thức hóa mối tình của hai người. Không ai biết là anh chàng đó đã có vợ có con, cho đến một hôm cách đây gần một tháng, vợ y từ Ban Mê Thuột lặn lội về SAIGON, cùng hai đứa con tay bồng tay dắt, tìm đến nhà dì Châu khóc lóc năn nỉ dì hãy buông tha chồng của bà ta. Dì Châu lặng người, dì Châu nghẹn họng. Nhưng với tâm hồn cao thượng, với lòng dạ thẳng ngay, dì Châu không muốn mang tiếng cướp chồng người nên dì đã lặng lẽ ra đi dù đã mang thai gần hai tháng. Suốt hai tuần lễ dì sống như người mất hồn, nay sang nhà người bạn nầy, mai sang nhà người bạn khác và cuối cùng dì quyết định trở về Huế. Không có tình cảm nào bao la bằng tình mẫu tử, không có nơi nào nồng ấm êm đềm bằng mảnh đất quê hương. Trước mặt dì Châu, mệ ngoại không la mắng, mệ sợ dì quá sầu tủi mà làm những chuyện liều lĩnh thiệt hại đến thân, nhưng khi vắng mặt dì Châu mệ cứ tìm đến em mà nói:
- Đó mi thấy chưa, lòng dạ đàn ôường cũ, ông không chịu nỗi nếp sống an phận mà mệ đã hết lòng buôn tảo bán tần đem đến cho ông, ông đâm ra cờ bạc, rượu chè nghiện ngập và mỗi lần mệ khuyên lơn, là ông hành hạ đánh đập mệ tàn nhẫn. Rồi chỉ vài năm sau thôi, ông ngoại cháu viện cớ rằng, mệ không có con trai, ông đã bỏ nhà đi theo một người đàn bà trẻ đẹp hơn mệ nhiều...và ông đi biệt luôn mặc cho vợ con côi cút bơ vơ. Mệ buồn nhiều nhưng rồi cũng nguôi đi. Năm me cháu được 18 tuổi, cũng đẹp đẽ như cháu bây chừ, me cháu yêu một người họa sĩ, và mệ tuy dạo đó có ghét đàn ông thật, nhưng thấy hai người thương nhau quá mệ chia rẽ không đành. Rồi mệ đứng ra làm đám cưới cho hai người, ba cháu ngày đó mồ côi cha mẹ nên mệ bảo bọc tất cả, kể cả những lễ nghi cần phải có, mệ đều thông qua. Mệ thương con rể, nhưng dần dà mệ thấy rõ tâm địa của ba cháu. Ba cháu còn tệ hơn ông ngoại cháu nữa, nó chỉ lợi dụng me cháu chứ chẳng yêu thương chi cả. Nó lấy me cháu vì định đào mỏ vì nó thấy mệ giàu, lợi tức ngôi vườn nầy dư sức bảo bọc nó suốt đời, cho nên, sau vài tháng đóng kịch yêu thương giả dối, ba cháu đã để rơi cái mặt nạ của nó ra, nó đi nhảy nhót, cờ bạc suốt ngày. Ban đầu, sợ mệ biết mệ buồn nên me cháu còn lén lút đưa tiền, nhưng sau thấy ba cháu tiêu tiền phung phí quá, me cháu ngăn cản và từ đó cuộc sống địa ngục của me cháu bắt đầu. Ba cháu túng tiền nên giở thói vũ phu, đánh đập me cháu tàn nhẫn. Không ai ở đó mà can hoài, mệ bận buôn bán, dì Châu còn nhỏ quá, đôi lúc dì còn bị ba cháu đánh lây nữa. Mệ nói không được, mệ chỉ biết âm thầm khóc khi thấy những vết bầm trên da thịt đứa con gái thân yêu.
Đến khi me cháu mang thai cháu, ba cháu đã bỏ nhà ra đi sau một trận gây gỗ lớn, chung qui cũng chỉ là vụ khao tiền đánh bạc. Mệ nghe nói, ba cháu đã theo một vũ nữ, tuy không đẹp bằng me cháu nhưng cô ta làm tiền làm bạc và sẵn sàng đưa cho ba cháu rất nhiều tiền để nướng vào những sòng bạc to lớn, những trận vui suốt sáng nụ cười thâu đêm.
Tội nghiệp me cháu, me cháu yêu ba cháu thật tình nên sau ngày ba cháu đi, me cháu gầy guộc hẳn. Mệ khuyên mãi, mệ dỗ hoài me cháu mới gượng vui để sống chờ ngày cháu ra đời. Nhưng vì trúng tâm bệnh đã đục khoét lần mòn thân sát me cháu, cho đến năm cháu lên 4 thì me cháu đã mòn hơi kiệt sức, me cháu khóc rất nhiều với mệ để gửi gắm cháu trước lúc lâm chung. Me cháu chết đi để lại cho mệ một mối hận ngàn đời, mệ căm thù tất cả bọn đàn ông con trai từ đó, mệ thề với lòng nhất định sẽ không chấp nhận bất cứ người con trai nào đến với dì Châu, với cháu sau nầy. Nhưng dì Châu đã cãi lời mệ, rồi nó sẽ khổ Khuyên nờ.
Mệ ngưng nói, mệ nâng ly trà ra nhấp một chút rồi mệ rút khăn trong túi ra lau nước mắt:
- Đừng Khuyên ơi, có chồng khổ lắm cháu ơi.
Em nói một cách yếu ớt:
- Nhưng anh Hải... anh Hải thương cháu thiệt mà mệ.
Mệ ngoại vuốt tóc em:
- Cháu nói y hệt như me cháu ngày xưa.
Em bối rối:
- Nhưng anh Hải... anh Hải đàng hoàng lắm mà mệ.
Mệ vuốt tóc em:
- Cháu còn dại lắm. Đừng nên xét đoán lòng người ở bề ngoài. Hồi đó ba cháu cũng đẹp, cũng sáng sủa như cậu Hải rứa.
Em cúi đầu, em chả biết nói sao. Mệ gằn mạnh từng tiếng:
- Cháu nên luôn luôn tâm niệm là, một trăm phần trăm đàn ông con trai bất cứ ở thời địa mô cũng đểu giả như nhau, cũng cá mè một lứa hết.
Em cố cãi:
- Nhưng răng cháu thấy nhiều cặp vợ chồng sống hạnh phúc thương yêu nhau suốt đời mà mệ.
Mệ ngoại gạt đi:
- Cháu chỉ thấy bên ngoài thôi mà, không có mô cháu ơi, trong những cuộc hôn nhân, người vợ sẽ là người bất hạnh.
Rồi mệ vuốt tóc em:
- Đừng cháu, đừng dại dột nữa, hãy mở mắt cho sáng, hai cái gương đau khổ trước mắt, của mệ và của me cháu, cháu không thấy răng?
Em úp mặt vào đôi tay:
- Nhưng cháu không tin anh Hải sẽ xử tệ với cháu, anh Hải thương cháu lắm mà.
Mệ ngoại vẫn thản nhiên:
- Cháu nói y như me cháu, ngày xưa, me cháu đặt hết lòng tin nơi ba cháu nhưng rồi ba cháu cũng tàn nhẫn dứt áo ra đi.
Em khóc rấm rứt. Em không biết phải nói sao để lay chuyển lòng mệ. Đàn ông có thể phần lớn dối giả quỷ quyệt, nhưng chắc chắn trong số đó không có Hải của Bảo Khuyên. Hải ơi, Khuyên tin anh, Khuyên tin anh...
Mệ lại vỗ về em:
- Nín đi cháu, Bảo Khuyên, đừng thèm nghĩ ngợi đến ai nữa, nên nghĩ đến bản thân mình là hơn. Không ai thương mình bằng mình cả.
Rồi mệ kết luận:
- Tu là cõi phúc, tình là dây oan.
Em trố mắt nhìn mệ ngoại, không lẽ mệ muốn em đi tu thật sao, xa Hải là em chết, là đời em hết mà thôi, Hải ơi.
Em cố gắng lắm mới hỏi được mệ:
- Mệ ơi, con Mai có nói với mệ là Tết ni anh Hải đưa me của anh ấy ra thăm mệ không?
Đôi mắt của mệ đang dịu dàng bỗng long lên:
- Tao nghe hết rồi, tao biết hết rồi, mi nhớ nói chừng mô con Mai nói chừng nấy, nhưng tao bịt lỗ tai gài con mắt, tao không biết chi hết, tao đui tao điếc rồi.
Em cầm tay mệ lay nhẹ:
- Mệ ơi, tội cháu mà, mệ bằng lòng tiếp me của anh Hải nghe mệ.
Mệ nhìn em như quái vật:
- Trời ơi, bộ chuyện của tao mới kể cho mi nghe như nước đổ lá môn răng Bảo Khuyên?
Em khổ sở:
- Mệ ơi...cháu tin anh Hải không tệ như rứa mô.
Mệ đứng bật dậy thật mạnh:
- Tao hết hơi hết sức với mi rồi Khuyên ơi, thiệt đúng là con cháu bất hiếu bấ:10px;'>
- Anh Hải.
- Bảo Khuyên, răng lâu rứa? Anh lo ghê, anh sợ mệ không cho Khuyên ra.
- Anh Hải.
Em chỉ nói được có bấy nhiêu thôi rồi đứng bên khóm tre cao dua gió xạc xào.
Hải bước đến gần em:
- Bảo Khuyên, mình sắp xa nhau rồi. Nghĩ đến một ngày không thấy Khuyên là anh buồn muốn chết đi được.
Em nghe cay cay khóe mi:
- Anh Hải, xa anh... Khuyên cũng buồn lắm.
Hải dựng đàn dưới gốc tre, anh vuốt tóc em:
- Thôi nén buồn đi Khuyên, Tết ni mình lại gặp nhau. Hè ni mình lại gặp nhau.
Rồi Hải nhắc:
- Khuyên ơi, hè này mình làm lễ đính hôn nghe Khuyên.
Em gật đầu như một cái máy, em không còn nhớ đến mệ ngoại nữa dù đó là một chướng ngại vật khó mà dẹp bỏ được.
Hải cầm tay em:
- Khuyên, Khuyên hứa với anh đi.
Em lại gật:
- Khuyên hứa mà.
- Đừng quên anh nghe Khuyên.
- Dạ.
- Tết ni anh đưa me anh qua nghe. Rồi Hải cười ánh mắt long lanh. Chắc me sẽ thích Khuyên lắm, Khuyên đơn sơ như một dòng suối, Khuyên dịu dàng như con chim vành khuyên. Khuyên sẽ là một nàng dâu hiền, một người vợ thảo- ngưng một lát, Hải gọi khẽ- Khuyên, con chim khuyên bé nhỏ của Hải.
Em cười nhìn Hải:
- Anh nói sai rồi. Khuyên không phải là con chim mô. Mệ Khuyên nói Bảo Khuyên là chiếc vòng quí, ngày xưa me Khuyên có chiếc vòng, bảo quí ghê lắm, nhưng vì chiến tranh nên bị thất lạc đâu mất, cho nên me Khuyên mới đặt tên Khuyên là Bảo Khuyên để nhớ đến vòng đó luôn.
Hải gật gù:
- Anh biết chớ. Anh biết Bảo Khuyên là chiếc vòng quí. Nhưng Khuyên biết không, ngày còn nhỏ, anh mê đi bẫy chim về nuôi lắm, anh thích nhất là chim vành khuyên vì nó hót thật hay. Nên bây giờ anh muốn...Khuyên là chiếc vòng quí của me nhưng là con chim vành khuyên yêu dấu của anh nghe. Khuyên chịu không?
Gió từ mặt sông thoảng về nhè nhẹ. Gió xua tan mây mù cho ánh trăng vằng vặc trên cao.
- Khuyên ơi, Khuyên hát cho anh nghe một bài đi.
Bình thường em chỉ hát một mình, em hay mắc cỡ lắm, nhưng hiện tại dưới ánh trăng mờ, bên người yêu dấu, hồn em chơi vơi theo tiếng đàn đệm êm đềm, em cất cao lời ca: "Đêm say qua tiếng đàn đôi chim uyên đến giường, chim bảo Xuân đã về trong giấc mộng. Em yêu cầu hát buồn, lả lướt trong màu trắng, yêu đời thanh vắng đón đưa em tôi chăng...".
Không gian vắng im, em nghe hơi thở Hải thật nhẹ, em nghe tim mình đập cũng nhẹ nhàng như sương khói mông mênh. Chắc trời đã khuya, em nhìn vào nhà, khung cửa sổ xa xa vẫn còn ánh đèn, chắc O Cam đang ngồi đợi em vào ăn cơm. Hải như thông cảm nỗi bồn chồn của em, anh nói nhỏ:
- Thôi Khuyên vào nghỉ đi, kẻo mệ la.
Em lưu luyến:
- Mai anh đi rồi à?
Hải bóp nhẹ tay em:
- Ừ, mai anh đi sớm, Khuyên ở lại Huế đợi anh hỉ. Mai anh đi sớm lắm, chắc là không kịp nhìn Khuyên đạp xe đi học một lần nữa mô.
Em nói như sắp khóc:
- Khuyên chúc anh đi đường bình an.
Hải đẩy nhẹ vai em:
- Cám ơn Khuyên. Mai anh về SAIGON với hình ảnh dịu dàng của Khuyên đầy ắp trong trái tim. Đến nơi anh sẽ viết thư liền cho Khuyên. Khuyên nhớ trả lời thư anh với nghe.
- Dạ.
Em không dám nhìn đôi mắt lôi cuốn của Hải, em sợ em sẽ khóc nấc lên trong vòng tay của Hải mất.
Em đẩy nhẹ cửa bước vào, O Cam ngồi tiu nghĩu trên ghế:
- Trời ơi, cô đi mô mà lâu quá sức, cơm canh nguội hết rồi.
Em kéo ghế ngồi trước bàn ăn, tay giở lồng bàn lên:
- Thôi O đi ngủ đi, tui ăn xong tui dẹp rồi tui rửa chén cho.
O Cam đứng lên:
- Tui cũng buồn ngủ lắm rồi. Cô cứ ăn xong rồi đậy lồng bàn lại mai tui dọn, để cô rửa chén bà la tui chừ.
Em nuốt hạt cơm như nuốt đắng cay, em húp muỗng canh như húp dòng nước mắt, sáng mai Hải đi rồi để lại em bơ vơ, đến những ngày dài mong, nhớ, để em mỏi mòn sầu nảo như chinh phụ chờ chồng lên núi vọng phu. Hải ơi, mệ già rồi mệ chướng, Khuyên sợ mệ không chấp nhận cho chúng mình sống gần nhau quá. Mệ mang một mối thù hận đối với người khác phái, mệ vơ đũa cả nắm, mệ nói với em đàn ông con trai người nào cũng gian manh đểu cáng, mệ nói rồi mệ ngưng, mệ chả cho em biết nguyên do, mệ bảo em còn nhỏ quá, con nít hỉ mũi chưa sạch mà muốn biết chuyện người lớn làm chi. Thật em còn nhỏ không Hải, em còn nhỏ sao em đã biết yêu anh, sao em đã cảm nhận được sự cô đơn khi cuộc đời con gái thiếu một ánh nhìn, một lời hỏi han trìu mến? Em lớn rồi Hải ơi, nhưng chẳng biết em có đủ lớn để chống lại thành kiến khắt khe của mệ không? Hãy giúp em thêm can đảm Hải ơi.
 

Xem Tiếp: Chương 5

Truyện Vườn Cau Nước Dâng Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 (chương kết)
Truyện Cùng Tác Giả CHÂN DUNG HẠNH PHÚC Cung Đàn Tuổi Thơ Đầu Bến Mây Đưa MÂY TRÊN ĐỈNH NÚI Mùa Hè Êm Ả Mưa Trên Phím Ngà TIẾNG DƯƠNG CẦM Vùng Biển Lặng Vườn Cau Nước Dâng