Chương 3

Con gà chọi của quan cai ngục gáy dồn báo hiệu bình minh. Có lẽ con gà xoàng nhất trong lũ gà ở đây, bởi vì nó gáy muộn nhất. Tiếng gáy lại quê mùa, như tiếng ho sù sụ của một ông già, chẳng có khí thế gì hết. Nhưng nghe nói nó lại là con gà chọi hay... Thời nhà Trần, cái thú chơi gà chọi được mọi người ưa chuộng. Tại Thăng Long, từ nhà quan đến nhà dân, không mấy nhà không nuôi gà chọi. Gặp ngày lễ tết, ngoài chợ, ngoài chùa, dưới gốc đa đầu làng, đâu đâu cũng có đám chọi gà. Gặp buổi thanh bình, con gà chọi hay, có nhà giầu mua tới vài chục quan tiền. Sử Văn Hoa chợt thở dài: “Rõ thật lẩm cẩm! Sao lại nghĩ tới gà chọi. Mình có thời giờ đâu, mà cũng có tiền đâu, để nghĩ tới việc chơi gà,” Bỗng nghĩ miên man, bỗng nhớ tới người vợ già cô đơn ở cái làng heo hút phía nam kinh thành.
Ngày xưa, hồi trẻ, ông nghèo lắm. Cha mẹ mất sớm, một nhà sư ở vùng Hải Đông đem ông về nuôi. Thấy ông thông minh, Thiền sư Vân Tiên dạy ông học. Dạy đủ tao giáo, Nho, Phật, Lão. Sắp đến kỳ vua mở khoa thi, Sư Vân Tiên bảo:
- Số của con còn nhiều duyên nợ trần gian. Con phải đi thi để gánh hết duyên nghiệp của mình. Đạo là con thuyền lớn để mọi người cùng đi. Tăng và tục cũng chẳng khác gì nhau. Con nên nhớ câu: ở đâu có tâm tức là có đạo.
Văn Hoa lạy tạ thiền sư, khăn gói lên đường ra Thăng Long. Gần đến khoa thi, anh học trò nghèo Văn Hoa phải đến nghe giảng tại trường học của một bậc đại nho mở bên bờ sông Tô Lịch, phường Giang Khẩu.
Hàng ngày, Văn Hoa vẫn thường gặp một cô hàng bán rượu đến cửa trường bán cho các thày khoá. Thấy một anh học trò nghèo, quần áo rách, mặt mũi sáng sửa, không bao giờ mua rượu, cô lấy làm lạ, bèn lân la hỏi chuyện. Anh trả lời:
- Quê tôi miền Hải Đông, tiền bạc chẳng dư dật, lấy đâu ra để tiêu xài chè rượu. Vả lại, tôi ở chùa từ nhỏ... Nhà chùa có ngũ giới, trong đó cấm rượu là một...
- Thày ra Thăng Long có nơi nào ở trọ?
- Tôi trọ ở chùa Tiên.
Ngôi chùa này ở nam kinh đô, nằm cạnh Thái Hồ, trước có hoà thượng người Chiêm Thành trụ trì. Các sư thày cũng người Chiêm có nghề đục đá. Họ đục hình những con voi, con hươu, con trâu... đặt hai hàng từ cổng chùa đi vào và trong vườn chùa. Tượng hình khéo léo tinh xảo, tạo nên một nét riêng, không giống mọi ngôi chùa khác: Hoà thượng bị giết khi Chế Bồng Nga ra đốt phá Thăng Lon,. các sư thày sợ hãi nên cũng bỏ đi hết cả. Ngôi chùa Chiêm Thành biến thành ngôi chùa hoang, làm nơi trú ngụ cho những kẻ phiêu bạt vô gia cư và những thày khoá ở tỉnh xa về Thăng Long trọ học. Cô hàng rượu đến thăm, thấy cảnh đổ nát của ngôi chùa, và cảnh cơm niêu nước lọ của Văn Hoa nên động lòng thương, vẫn thường qua lại giúp đỡ.
Văn Hoa thi đỗ. Nhiều nhà tai mắt ở Thăng Long gọi đến gả con cho nhưng Văn Hoa không nhận. Ông đến làng Mơ hỏi cô bán rượu làm vợ. Nhà vợ nghèo, ông làm quan cũng thanh bạch, nên khi làm nhà viết sử danh tiếng, được vua đặt cho họ Sử, ông cũng chẳng biết hưởng thụ ăn chơi gì. Cũng bởi vậy nên ông mới thở dài khi nghe tiếng gà và nghĩ đến thú chơi gà chọi. Nói đúng sự thực, từ khi làm quan ông cũng có hưởng thụ một chút: đó là thú uống rượu. Ông đã phá một trong ngũ giới. Đặc biệt, ông chỉ uống rượu làng Mơ, do chính tay vợ nấu.
Hồi mới bị bắt, Sử Văn Hoa trằn trọc mấy ngày đêm không ngủ, suốt ngày đêm ngồi lặng im, mắt thao láo nhìn chòng chọc vào không trung, cứ như thể đôi mắt mở to ấy không hề biết chớp. Ngục quan vốn là người quen, liền mang một bình rượu Kẻ Mơ đến, rồi lén đem vào cho ông.
- Này, tiên sinh uống đi cho nó hạ cái uất xuống.
- Không uống?
- Rượu Kẻ Mơ đấy.
- Hả?
- Vợ ông mang đến đấy.
- Thế hả?
- Uống đi? Kẻo phụ lòng bà ấy.
- Ừ, thì uống...
Sử Văn Hoa bưng vò rượu lên uống ừng ực như tu nước lã. Đôi mắt ông vẫn chòng chọc như mất hồn. Lúc đó ngục quan mới tỉ tê.
- Ông có biết con gà chọi của tói không?
- Sao lại gà chọi hở?
- Trông nó như con gà gỗ ấy!
- Sao lại gà gỗ hử... à.. à... Nó đá hay hả...
- Lúc tôi mới mua về, nó hăng lắm. Nghe thấy tiếng gà lạ, là nó giương cổ gáy đáp lại. Tôi nghĩ nó vẫn còn hăng lắm, chưa đá được. Một tháng sau, trông thấy bóng gà lạ, nó vẫn còn sục sặc lồng lộn. Tôi lại nghĩ: nó vẫn còn hăng, Chưa được! Ba tháng sau, nó như con gà gỗ, nghe gà lạ, trông thấy gà lạ, nó cứ dửng dưng như không. Lúc đó tôi mới bảo: Được rồi đây... Từ đó con chọi của tôi đá rất hay, nổi tiếng khắp kinh thành...
Nghe ngục quan nói, đôi mắt Sử Văn Hoa như dần dần hồi tỉnh. Nét mặt bừng bừng nhìn vào không trung của ông dãn ra. Ông lặng lẽ ngồi rất lâu, rồi bỗng giật mình. Ông quay lại, lấy hai cái chén rót rượu và đưa cho ngục quan một chén.
- Kẻ tù tội này đã cả đời đèn sách mà không đạt đạo được như bác. Nhờ bác đem lời vàng ngọc của Nam Hoa Kinh ra chỉ dẫn, tôi mới giật mình tỉnh ngộ. Xin bác nhận cho một lạy này để tỏ lòng cảm tạ của tôi.
Sử Văn Hoa cúi xuống vái. Ngục quan đỡ dậy:
- Bác là người chép sử cả một thời. Điều ấy mấy ai làm được. Mong bác bình tĩnh giữ gìn. Chẳng nên để chuyện không may làm rối trí...
Cũng từ hôm đó, Sử thay đổi hẳn. Ông đã bình tĩnh trở lại. Và ở ngay trong ngục thất, ông đêm ngày suy ngẫm về cuốn sách mà cả đời ông ao ước viết. Lúc này đây, ông viết nó trong óc, viết nó trong tưởng tượng. Ông dàn ý, ông tính toán phần dài phần ngắn, ông xem xét lại cch Minh Đạo, Nghệ Hoàng là người tri âm tri kỷ nhất của ta. Cũng chính vì vậy - Quý Ly thở dài - nên ta cứ dùng dằng... không nỡ...
Đưa cho Quý Ly đọc xong lá thư, Nghệ Hoàng bảo:
- ý nghĩ của Bình Chương khác người, táo bạo...
- Phàm cái gì mới lạ, người ta hay chống lại. Đó là lẽ thường tình. Xuân Lôi học rộng, có khí tiết, nhưng chưa thuần. Thái sư chỉ cần quở trách nhẹ nhàng là đủ. Quý Ly thấy phải, không trị tội nặng, chỉ biếm chuyển Đoàn Xuân Lôi ra châu gần. Lôi làm trợ giáo Quốc Tử Giám nên được cử đi trông coi việc học của Châu Vạn Ninh vùng Vân Đồn.
Quan thái sư rất quan tâm tới việc học. Ông thấy các lộ, phủ, châu việc học chưa vào nền nếp, ông bèn đặt ra chức học quan, đề bạt một loạt những nhà khoa bảng, đưa về các địa phương trông coi việc học hành của dân. Ông chú ý đến những người đỗ đạt có tài nhưng chưa được cất nhắc đúng mức. Vừa qua Trần Mộng Dữ, con rể ông và là con trai quan tư đồ Trần Nguyên Đán về Côn Sơn thăm gia đình. Ông viết riêng một lá thư gửi cho Nguyễn Ứng Long, anh rể của Dữ. Ứng Long lấy Trần Thị Thái con gái quan tư đồ Nguyên Đán. Ứng Long cũng đỗ Thái học sinh cùng khoa với Đoàn Xuân Lôi.
Vì Ứng Long là dân thường lại lấy con gái hoàng tộc, Nghệ Hoàng cho rằng như vậy là bất kính, nên bỏ đi không dùng. Nay, Nghệ Hoàng đã băng, thái sư thấy đã đến lúc nên chuẩn bị dùng Nguyễn Ứng Long.
Nhận được thư của thái sư, Ứng Long viết một lá thư hồi đáp:
- Kẻ hàn sĩ quê mùa này nhận được lá thư của ngài gửi lời lẽ vỗ về an ủi, lòng dạ chợt vô cùng cảm kích, biết ơn.
Tiểu nhân may mắn được đọc cuốn Minh Đạo của ngài, thấy từng dòng, từng chữ đều là những lời tâm huyết, mong cho nước mạnh dân giầu, mong cho cõi trời Nam ta sáng ngời văn hiến... Kẻ hàn sĩ xem Kinh Dịch thấy sau quẻ Tỉnh (giếng) đến quẻ Cách (thay đổi). Giếng để lâu ngày nước tù đọng, thiếu phần trong sạch. Nay phải thau nước cũ, để dòng mạch mới chảy vào... Trong thư, đại nhân có khuyên tiểu nhân nên dùng tình đồng khoa để khuyên nhủ giúp những người còn mê lầm (ám chỉ đến Đoàn Xuân Lôi).
Trộm nghĩ: lời thoán từ quẻ Cách có nói: “Cách, dĩ nhật nãi phu...”. Việc đổi thay, phải lâu ngày con nuôi mới hiểu được... Vậy nên, việc thay cũ đổi mới, ngược với thói quen cũ, con người, dù có được học hành, cũng dễ thủ cựu, cho là đa sư. Những kẻ như vậy chỉ là lẽ thường tình... chắc rằng chẳng chóng thì chày sẽ thay đổi... Xin đại nhân hãy rủ lòng kiên nhẫn... Việc đổi đời, làm thay sông đổi núi, công việc nhiều và nặng tựa thái sơn cần phải có nhiều người tài trí đồng lòng ra tay gánh vác.
Nay, đại nhân lấy việc nuôi dưỡng, khuyến khích kẻ hiền tài làm trọng... tiểu nhân trộm nghĩ tấm lòng âu lo ấy, tấm lòng đau đáu vì non sông ấy chắc chắn sẽ được thiên hạ ủng hộ, hưởng ứng...
Chỉ cúi xin đại nhân nghĩ tới câu: “Cổ lai thức tự đa ưu hoạn”. Từ xưa đến nay, kẻ sĩ bao giở cũng nhiều suy nghĩ lo lắng. Chúng tôi đi đâu, về đâu? Đó là câu hỏi của kẻ sĩ trong thời đại loạn. Cúi mong đại nhân thấu đến một câu nhân tình, mở rộng lượng bao dung chờ đợi. Được như vậy, loài ngựa ký ngựa kỳ hẳn không phải là thiếu. Kẻ sĩ như vậy cũng được nhờ, mà đất nước cũng có điều kiện bước vào thịnh hội...
Lá thư ấy, tối qua, thái sư vừa mới nhận được. Làm ông suy nghĩ mãi. Đến lúc này, trong giờ phút mất ngủ, ông lại liên miên nghĩ tới nó. Làm sao để thu phục được kẻ sĩ, một chiến lược lớn đã làm ông mất bao tâm huyết. Tại sao ông đã cố gắng hết sức chiều chuộng họ mà họ cứ mãi xa rời ông. Tại sao Hán Cao Tổ đã đái cả vào mũ của kẻ sĩ mà cuối cùng kẻ sĩ vẫn theo ông? Tại sao Trần Thủ Độ đã tuyệt diệt hoàng tộc nhà Lý, hành động tàn ác hơn cả loài cầm thú, mà cuối cùng nhà Trần cũng được trăm họ đồng lòng ủng hộ, ba lần phá tan được giặc Nguyên hung ác? Đó là câu hỏi lớn mà ông nhất quyết phải tìm cho ra.
Hồ Quý Ly cứ chong mắt ra, nghĩ mãi, nghĩ mãi... Chợt một tiếng gà gáy làm ông giật mình. Trong hoàng thành nuôi rất nhiều gà chọi. Đó là tiếng con đầu đàn vang lên lẫm liệt, uy nghi. Tiếng gà oai hùng ấy vang lên ba lần rồi ngừng bặt. Sau đó, đủ trăm giọng gáy nối tiếp theo... Giọng sang, giọng hèn, giọng vang vang, giọng cụt lủn, giọng dõng dạc, giọng nhỏ nhoi... thậm chí cả tiếng ọ ẹ của những chú trống choai...
Thái sư Quý Ly bỗng ước ao mình cũng có được những tiếng gáy đồng ca đủ màu sắc như vậy...

- Con đã thấy trong người khỏe hẳn chưa?
Ông cúi xuống, ôm đứa cháu ngoại vào lòng, rồi bế nó lên đùi, ngồi vào chiếc ghế bành đặt giữa đại đường. Ông ôm cháu, nhưng chợt cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó. Ông nghĩ mãi không ra. Chợt ông nhìn vào đôi mắt buồn bã của thằng bé, và ông rùng mình hiểu ngay. Thiếu vắng cái gì ư? Có lẽ đó là tiếng bi bô của thằng bé, có lẽ đó là hơi ấm da thịt, của đôi cánh tay mũm mĩm mà chú bé vẫn quàng vào cổ ông mỗi khi ông đến. Ông cảm thấy mất mát. Phải rồi, từ nay ông sẽ bị mất sự đầm ấm của đứa trẻ vẫn ban phát cho tuổi già, và thay thế vào đó là sự lạnh lẽo hờn giận của đôi mắt ngây thơ... Nhưng biết làm sao được! Số phận của các bậc vua chúa là thế ư?
Quan thái sư muốn an ủi con gái và cháu ngoại, nhưng ông thấy lúng túng; vả lại, lời nói lúc này là thừa. Ông chỉ còn biết dùng những tia mắt xót thương để nhìn Thánh Ngẫu, mong con gái hiểu được phần nào lòng mình. Ông trao cho hoàng hậu chiếc hộp ngà trong đó đựng những thỏi nhung hươu, thỏi cao hổ cốt:
- Đây là quà biếu của sứ thần Chiêm Thành. Họ bảo nấu từ xương con hổ đen đang sung sức, và nhung loài hươu trắng đang tuổi dậy thì. Con bảo cung nữ hàng ngày nấu cháo với cả hai thứ cao, cho chóng lại sức.
Trên đường về cung Hoạ Lư, Quý Ly thấy trong lòng dâng lên một nỗi buồn khó nguôi ngoai.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Mỏ Hà Nội - Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 3 tháng 4 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Hồ Quý Ly Mẫu Thượng Ngàn Trư Cuồng